Ôn tập Hóa học Lớp 8 - Tiết 43 đến 46

- GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

- GV: Có thể thu khí bằng mấy cách? Đó là những cách nào?

- GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? Vì sao?

- GV: Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước ? Vì sao?

- GV: Hãy viết phương trình điều chế khí oxi?

 

docx8 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Hóa học Lớp 8 - Tiết 43 đến 46, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG TỰ HỌC Ở NHÀ CHO HỌC SINH
MÔN HÓA 8
TUẦN 22
Tiết 43. Bài 27. ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng (HS ghi bài phần này)
Hoạt động 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (15’)
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực thực hành; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
- GV: Có thể thu khí bằng mấy cách? Đó là những cách nào? 
- GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? Vì sao?
- GV: Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước ? Vì sao?
- GV: Hãy viết phương trình điều chế khí oxi?
- HS: Nghe giảng
- HS: Thu khí oxi bằng 2 cách là đẩy không khí và đẩy nước
- HS: Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí 
-HS: Đẩy nước vì oxi là chất khí tan được trong nước.
- HS: Viết PTHH
2KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO K2MnO4 + MnO2 + O2
I. ĐIỀU CHẾ OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM: 
- Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3 
2KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Hoạt động 2. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp (2’)
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK 
- HS: tự đọc SGK
II. SẢN XUẤT KHÍ OXI TRONG CÔNG NGHIỆP:
(SGK) 
Hoạt động 3. Phản ứng phân huỷ (8’)
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- GV: Treo bảng phụ về các phản ứng. Cho HS nhận xét và điền vào bảng
- GV: Nhận xét và kết luận những phản ứng trên gọi là phản ứng phân huỷ
- GV: Em hãy rút ra định nghĩa phản ứng phân huỷ là gì? 
- HS: Làm BT. 
- HS: Nghe giảng 
- HS: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới. 
III. PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ: 
Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
2KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2
CaCO 3 CaO + CO 2
4. Củng cố (10’): Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
 Cân bằng các phương trình phản ứng sau và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào?
 1. FeCl2 + Cl2 FeCl3 
 2. KNO3 KNO2 + O2. 
 3. CH4 + O2 CO2 + H2O
 4. CuO + H2 Cu + H2O 
 5. Fe(OH)3Fe2O3 + H2O
Tiết 44. Bài 28. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(T1)
* Giới thiệu bài: (1) Không khí là một bộ phận không thể thiếu đối với cuộc sống? Bằng cách nào để xác định thành phần của không khí? 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng (HS ghi bài phần này)
Hoạt động 1. Tìm hiểu thí nghiệm xác định thành phần của không khí(11’).
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực thực hành; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-GV: Giới thiệu thí nghiệm xác định thành phần của không khí.
-GV hỏi:
1. Đã có những biến đổi nào xảy ra trong thí nghiệm trên?
2. Trong khi cháy mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào?
3. Tại sao nước lại dâng lên trong ống?
4. Nước dâng lên đến vạch thứ 2 chứng tỏ điều gì?
5. Khí còn lại là khí gì?
-GV: Hãy rút ra kết luận về thành phần của không khí?
-HS: Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm.
-HS: Suy nghĩ và trả lời:
1. Photpho đỏ tác dụng với oxi trong không khí.
4P + 5O2 2P2O5
2. Mực nước trong cốc thuỷ tinh dâng lên đến vạch số 2
3. Vì áp suất trong ống giảm xuống, mực nước dâng lên. 
4. Oxi đã phản ứng 1/5 thể tích của không khí trong ống.
5. Đó là khí nitơ. Tỉ lệ khí còn lại 4 phần.
-HS: Dựa vào kết quả thí nghiệm và trả lời.
I. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ:
1. Thí nghiệm :
- Không khí là hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 thể tích (chính xác hơn là khí oxi chiếm khoảng 21% về thể tích không khí) phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
Hoạt động 2. Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác?(10’)
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-GV: Cho các nhóm thảo luận trong 5’ và trả lời câu hỏi sau 
1. Theo em trong không khí còn có còn có những chất gì? Cho ví dụ chứng minh ? 
2. Vậy ngoài oxi,nitơ không khí còn chứa những chất gì khác?
-HS: Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
1. Khí CO2 và hơi nước
2. Trong không khí ngoài O2 và N2 còn có hơi nước và khí CO2, ngoài ra còn một số khí khác như Neontỉ lệ những chất khí này khoảng 1% trong không khí
2. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác:
 - Trong không khí ngoài O2 và N2 còn có hơi nước và khí CO2, ngoài ra còn một số khí hiếm như Neontỉ lệ những chất khí này khoảng 1% trong không khí
Hoạt động 3. Bảo vệ không khí trong lành chống ô nhiễm(8’).
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-GV hỏi: 
1. Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào?
2. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm?
-HS: Suy nghĩ, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi của GV.
1. Ảnh hưởng sức khoẻ, nước bẩn
2. Xử lí nước thải các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông.
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh.
3. Bảo vệ không khí trong lành, chống ô nhiễm: (SGK)
4. Củng cố(6’): Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
 HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
BÀI TẬP
1.Cân bằng các PTHH sau. Chỉ ra phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy
 a) P + O2 g P2O5
 b) Al + CuSO4 g Al2(SO4)3 + Cu
 c) KClO3 g KCl + O2
 d) Na2O + H2O g NaOH 
 e) Al + Cl2 g AlCl3 
 f) Fe(OH)3 g Fe2O3 + H2O 
2. Phân loại và gọi tên các oxit sau:
	P2O5, ZnO, Fe2O3, SO3
3. Cho kẽm (Zn) tác dụng với 21,9g axit clohidric (HCl) taọ ra kẽm clorua (ZnCl2) và khí hidro (H2)
a) Viết PTHH 
b) Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng
c) Tính thể tích khí H2 tạo thành (đktc)
d) Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành (bằng 2 cách)
Tuần 23
Tiết 45. Bài 28. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(TT)
* Giới thiệu bài Hàng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những đám cháy. Vậy, sự cháy là gì? Sự oxi hoá là gì? Điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy ra sao? 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng (HS ghi bài phần này)
Hoạt động 1: Sự cháy và sự oxi hoá chậm(15’).
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-GV: Giới thiệu một số phản ứng là sự cháy.
-GV: Hãy lấy 1 ví dụ về sự cháy, 1 ví dụ về sự oxi hoá chậm. 
-GV hỏi: 
1. Sự cháy là gì?
2. Sự oxi hoá chậm là gì?
-GV: Giới thiệu về sự tự bốc cháy và cách phòng tránh hiện tượng tự bốc cháy.
-HS: Chú ý lắng nghe.
-HS: Lấy ví dụ:
+ Gaz cháy.
+ sắt trong không khí sẽ bị gỉ.
-HS: 
1. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
2. Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ. 
II . SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HOÁ CHẬM:
1. Sự cháy: 
- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
VD: gaz cháy
2. Sự o xi hóa chậm:
- Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
VD: sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ
Hoạt động 2. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt đám cháy(13’).
Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
-GV: Ta để cồn, gỗ, than trong không khí chúng không tự bốc cháy được. Vậy muốn cháy được phải có điều kiện gì?
-GV hỏi: Đối với bếp than nếu đóng cửa lò thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
-GV: Vậy điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì?
-GV hỏi: Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp nào?
-GV hỏi: Trong thực tế để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào?
-HS: Muốn gỗ, than, cháy được phải đốt các vật đó.
-HS: Nếu đóng cửa lò than sẽ cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi.
-HS: Trả lời: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. Phải có đủ oxi cho sự cháy 
-HS trả lời: Hạ nhiệt độ của chất cần cháy xuống dưới nhiệt độ cháy; Cách li chất cháy với oxi. 
-HS: Trong thực tế để dập tắt đám cháy người ta thường phun nước, phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn vật cháy với không khí, hoặc trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa đối với những đám cháy nhỏ.
3. Điều kiện phát sinh sự cháy và các biện pháp để đập tắt sự cháy: 
a. Các điều kiện phát sinh sự cháy 
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. 
- Phải có đủ oxi cho sự cháy 
b. Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cần cháy xuống dưới nhiệt độ cháy 
- Cách li chất cháy với oxi 
4. Củng cố (8’): Định hướng năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực tính toán; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
Tiết 46. LUYỆN TẬP 
1.Cân bằng các PTHH sau. Chỉ ra phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy
Na2O + H2O 4 NaOH 
 Fe(OH)3 4 Fe2O3 + H2O
KClO3 4 KCl + O2
Al + H2SO4 4 Al2(SO4)3 + H2
 Al + Cl2 à AlCl3
P2O5 + H2O à H3PO4
2. Cho m(g) nhôm (Al) tác dụng với 19,6g axit sunfuric (H2SO4). Sau phản ứng thu được nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và khí hiđrô (H2)
a) Viết phương trình hóa học xảy ra
b) Tính m.
c) Tính thể tích khí H2
3. Phân loại và gọi tên các oxit sau:
	N2O5, CuO, Al2O3, SO3

File đính kèm:

  • docxon_tap_hoa_hoc_lop_8_tiet_43_den_46.docx
Bài giảng liên quan