Ôn tập Hóa học Lớp 8 - Tiết 47 đến 50

Bài tập 2: Bài 6 sgk tr 101

Cho biết các phản ứng sau thuộc loại phản ứng phân huỷ hay pản ứng hoá hợp?

Bài tập 3: Bài 4 tr 101? gọi 1 HS trả lời tại chổ

Bài tập 4: Bài 5 tr 101? cho HS thảo luận và trả lời?

Bài tập 5: Bài 3 tr 101

GV: cho HS vận dụng làm bài tập 3 sgk

- Thế nào là oxít axít? nêu cách gọi tên?

- Thế nào là oxít bazơ? nêu cách gọi tên?

 

docx7 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Hóa học Lớp 8 - Tiết 47 đến 50, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG TỰ HỌC Ở NHÀ CHO HỌC SINH
MÔN HÓA 8
TUẦN 24 (17/2 à22/2)
Tiết 47.Bài 29. BÀI LUYỆN TẬP 5
* Giới thiệu bài mới:(1') Nhằm giúp các em ôn tập, hệ thống lại các kiến thức một cách chính xác và đầy đủ nhất, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiết ôn tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(12’).
-GV: Gọi 1 HS nhắc lại
1. Tính chất hoá học của oxi? 
2. Các nhóm hoàn thành bảng sau 
Điều chế oxi
Trong PTN 
Nguyên liệu
pp sản xuất 
PTHH
Cách thu 
3. Em hãy nêu những ứng dụng quan trọng của oxi ?
4. Định nghĩa oxít và phân loại oxít ?
5. Em hãy nêu thành phần của không khí theo thể tích ?
6. Thế nào là sự oxi hoá ? cho ví dụ 
HS: Trả lời: nhắc lại tính chất hoá học của oxi
2. Điều chế oxi. 
Điều chế oxi
Trong PTN
Nguyên liệu
pp sản xuất 
PTHH
Cách thu 
KMnO4,KClO3
Đun nóng 
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
Đẩy nước và kk 
3. Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất ?
4. Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác. Có 2 loại oxit là o xit bazơ và oxit axit
5. Không khí là hỗn hợp của nhiều chất . Thành phần theo thể tích của không khí là: 78%nitơ; 21%oxi; 1% các khí khác (CO2, hơi nước , khí hiếm  )
6. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hoá
Hoạt động 2. Bài tập (30’).
Bài tập 1: Viết PT phản ứng biểu diễn sự cháy rong oxi của các đơn chát: Cacbon, phốt pho, hiđrô, nhôm?
Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? 
Bài tập 2: Bài 6 sgk tr 101
Cho biết các phản ứng sau thuộc loại phản ứng phân huỷ hay pản ứng hoá hợp?
Bài tập 3: Bài 4 tr 101? gọi 1 HS trả lời tại chổ 
Bài tập 4: Bài 5 tr 101? cho HS thảo luận và trả lời?
Bài tập 5: Bài 3 tr 101
GV: cho HS vận dụng làm bài tập 3 sgk
- Thế nào là oxít axít? nêu cách gọi tên? 
- Thế nào là oxít bazơ? nêu cách gọi tên? 
Bài tập 6: Bài 7 tr 101
 - Nhắc lại khái niệm và vân dụng làm bài tập?
- HS làm trên bảng 
Baøi taäp 1: 
a. C + O2 CO2 
b. 4P + 5O22 P2O5
c. 2H2+ O22H2O 
d. 4Al +3O2 2Al2O3 
Bài tập 2: bài 6 tr 101
Phản ứnùg phân huỷ: a, c, d
Phản ứng hoá hợp: b
Bài tập 3: Bài 4 tr 101 câu D
Bài tập 4: Bài 5 tr 101 
Câu B,C,
Bài tập 5: Bài 3 tr 101
Oxít axít:
 SO2; P2O5; CO2
 lưu huỳnh đi oxít đi photpho penta oxít ; cacbon đi oxít 
Oxít bazơ: Na2O MgO Fe2O3
 natri oxít magiê oxít sắt (III) oxít 
Bài tập 6: Bài 7 tr 101
 Câu a và câu b
Tiết 48. LUYỆN TẬP 
Cân bằng các PTHH sau. Chỉ ra phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy
 a) Al + Cl2 g AlCl3
 b) K2O + H2O g KOH
 c) Al + CuCl2 g AlCl3 + Cu 
 	 d) K + O2 g K2O
	 e) Al(OH)3 g Al2O3 + H2O 
	 f) KMnO4 g K2MnO4 + MnO2 + O2
2. Cho 0,48g Magie (Mg) tác dụng với axit clohidric (HCl) taọ ra Magie clorua (MgCl2) và khí hidro(H2)
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng HCl tham gia phản ứng
c) Tính thể tích khí H2 tạo thành (đktc)
d) Tính khối lượng MgCl2 tạo thành (bằng 2 cách)
TUẦN 25 (24/2 à28/2)
Tiết 49,50.Bài 31. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO 
KHHH: H NTK: 1
CTHH: H2 PTK: 2
* Giới thiệu bài: (1') Em có biết nhiên liệu được sử dụng trong những chiếc tàu vũ trụ là gì không? Đó là hiđro. Vậy, hiđro có tính chất như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lí(15’).
-GV: Em hãy cho biết kí hiệu, CTHH của hidro, NTK, PTK của hidro?
-GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí hidro và nhận xét về trạng thái, màu sắc, mùi vị của H2?
-GV: Em hãy tính tỉ khối của hidro so với không khí?
-GV: Lấy ví dụ chứng minh khí H2 nhẹ hơn không khí và là khí nhẹ nhất trong các khí.
-GV: 1 lít nước ở 150C hoà tan 20 ml khí H2. Hãy nhận xét về tính tan của H2 trong nước.
-GV: Yêu cầu HS kết luận về tính chất vật lí của hidro?
-HS: KHHH: H; NTK: 1 đ.v.C
 CTHH: H2; PTK: 2đ.v.C
-HS: Khí hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị.
-HS: => Khí hidro nhẹ hơn không khí.
-HS: Lắng nghe, liên hệ và ghi nhớ.
-HS: Khí H2 tan rất ít trong nước.
-HS: Nêu kết luận và ghi vở.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị
- Khí hidro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí.
- Ít tan trong nước. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hoá học của hiđro(17’).
-GV: Làm thí nghiệm điều chế khí hidro. 
-GV: Giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hidro.
-GV: Làm thí nghiệm đốt cháy hidro trong không khí sau đó đưa vào bình khí O2. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng
-GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
-GV: Giới thiệu ứng dụng của phản ứng này là làm đèn xì oxi – hiđro.
-GV: Hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ rất mạnh nếu trộn khí hidro với oxi theo tỉ lệ về thể tích 
-GV hỏi: Vậy tại sao hỗn hợp hidro và oxi là hỗn hợp nổ?
-HS: Quan sát thí nghiệm.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ cách làm của GV.
-HS:Quan sát thí nghiệm và trả lời: Hidro cháy với ngọn lửa màu xanh và trên thành ống nghiệm có hơi nước.
-HS:
2H2 + O2 2H2O
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ. 
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: 
1. Tác dụng với oxi: 
 2H2 + O2 2H2O
=>Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ.
* Giới thiệu bài:(1') Chúng ta đã được tìm hiểu xong tính chất hoá học thứ nhất là hidro tác dụng với oxi. Ngoài oxi ra, hidro còn tác dụng được với chất nào nữa hay không? Hiđro có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất hidro tác dụng với đồng oxit(15’).
-GV: Biểu diễn thí nghiệm khử CuO bằng khí H2. Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng sảy ra.
-GV hỏi: 
1. Ở nhiệt độ thường phản ứng có xảy ra không?
2. Khi đun nóng phản ứng có xảy ra không?
-GV hỏi: Màu đỏ là màu của kim loại nào?
-GV: Yêu cầu HS chắc lại cách thử độ tinh khiết của khí hidro 
-GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng xảy ra? 
-GV: Từ thí nghiệm trên ta thấy H2 đã chiếm O trong hợp chất CuO nên ta nói hidro có tính khử.
-GV: Rút ra kết luận về tính chất hoá học của hidro?
-HS: Quan sát thí nghiệm và theo dõi hiện tượng sảy ra của thí nghiệm. 
 -HS: Trả lời:
1. Ở nhiệt đô thường phản ứng không xảy ra. 
2. Phản ứng có xảy ra xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và những giọt nước.
-HS: Màu đỏ là màu của Cu. 
-HS: Nhắc lại cách thử độ tinh khiết của khí hidro. 
-HS: Viết PTHH:
H2 + CuO Cu + H2O
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ về tính khử của H2.
-HS: Nêu kết luận và ghi vở.
II TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: 
2.Tác dụng với CuO
H2 + CuO Cu + H2O
c. Kết luận 
- Ở nhiệt độ thích hợp khí hidro không những kết hợp với đơn chất mà nó còn kết hợp với oxi có trong một số oxit kim loại.
- Hidro có tính khử và phản ứng toả nhiều nhiệt
Hoạt động 2. Tìm hiểu ứng dụng của hiđro(10’). 
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 5.3 điều chế và ứng dụng của hidro và hỏi: Hidro có những ứng dụng gì? Những ứng dụng đó dựa trên cơ sở của tính chất vật lí và tính chất hoá học nào của hidro ?
-HS: Trả lời câu hỏi:
+ Nạp vào khinh khí cầu vì hidro là chất khí nhẹ nhất.
 + Khử oxi của một số oxit kim loại vì hidro có tính khử.
+ Hàn cắt kim loại vì hidro cháy tạo một lượng nhiệt lớn. 
+ Là nguồn nguyên liệu để sản xuất amoniac.
III. ỨNG DỤNG: 
- Nạp vào khinh khí cầu.
- Khử oxi của một số oxit kim loại.
- Dùng để hàn cắt kim. 
- Nguyên liệu để sản xuất amoniac.

File đính kèm:

  • docxon_tap_hoa_hoc_lop_8_tiet_47_den_50.docx
Bài giảng liên quan