Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú

LÝ THUYẾT:

1. Đặc điểm của thấu kính hội tụ (TKHT):

 Thí nghiệm: HS tìm hiểu thí nghiệm hình 42.2/113 (SGK) => trả lời C1, C2/

113 (SGK)

 Hình dạng của thấu kính hội tụ:

HS tìm hiểu hình 42.3(SGK) và đọc thông tin phần 2/SGK cho biết TKHT:

pdf6 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 20/11/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Nguyễn Văn Phú, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ 
NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 06/HK2 
MÔN: VẬT LÝ 9 
Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch bệnh Covid – 19 
BÀI 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ 
I/ LÝ THUYẾT: 
1. Đặc điểm của thấu kính hội tụ (TKHT): 
 Thí nghiệm: HS tìm hiểu thí nghiệm hình 42.2/113 (SGK) => trả lời C1, C2/ 
113 (SGK) 
 Hình dạng của thấu kính hội tụ: 
HS tìm hiểu hình 42.3(SGK) và đọc thông tin phần 2/SGK cho biết TKHT: 
- Làm bằng vật liệu như thế nào? 
- So sánh độ dày phần rìa so với phần giữa? 
 Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ: 
2. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ: HS đọc và 
tìm hiểu phần II/ 114, 115 (sgk) 
Trên hình vẽ ta quy ước gọi: 
 (Δ) là trục chính 
 O là quang tâm 
 F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh 
 Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính. 
3. Đường truyền tia tới qua thấu kính hội tụ: 
 + Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương tia tới. 
. 
 + Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F’. 
 + Tia tới qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính. 
II/ BÀI TẬP: 
Bài 1: a/ Nêu cách nhận biết thấu kính hội tụ? 
 b/ Nêu đường truyền 3 tia sáng đặc biệt chiếu qua thấu kính? 
Bài 2: Làm C7, C8/ 115 (SGK) 
 III/ DẶN DÒ: 
- Chép nội dung bài học vào vở. 
- Học ghi nhớ SGK(trang 115) và làm bài tập phần II. 
- Đọc “ Có thể em chưa biết”. 
- Xem trước nội dung bài 43. 
BÀI 43: ẢNH TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ 
I/ LÝ THUYẾT: 
1 Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (TKHT): 
- Nếu vật đặt ngoài tiêu cự qua thấu kính cho ảnh thật, ngược chiều. 
- Nếu vật đặt rất xa thì qua thấu kính cho ảnh thật, ngược chiều ngay tiêu cự 
- Nếu vật đặt trong tiêu cự qua thấu kính cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn 
vật 
2 Cách dựng ảnh: 
 Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi TKHT: 
- Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra 
khỏi thấu kính. 
- Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của 
S, nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, 
thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính. 
 Dựng ảnh A’B’ của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ: 
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm 
trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau 
đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A. 
  Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét 
đứt 
II/ BÀI TẬP: 
Bài 1: a/ Nêu tính chất ảnh tạo bởi TKHT? 
 b/ Vẽ ảnh trong trường hợp sau: 
Bài 2: 
Đặt một vật sáng AB = 15cm vuông góc cách một thấu kính 30cm người ta thu được 1 
ảnh ngược chiều lớn gấp 2 lần vật. Xác định thấu kính là thấu kính gì? Tìm độ cao của 
ảnh, vị trí cuả ảnh và tiêu cự thấu kính? 
III/ DẶN DÒ: 
- Chép nội dung bài học vào vở. 
- Học ghi nhớ SGK(trang 118) và làm bài tập phần II. 
- Đọc “ Có thể em chưa biết”. 
- Xem trước nội dung bài 44. 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_9_tuan_6_truong_thcs_nguyen.pdf