Ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8

Có thể nói gần như câu đầu tiên của những người nước ngoài thốt lên khi đặt chân "Phụ nữ VN đẹp và đáng yêu quá"! Vâng, có được nhận xét xác đáng như vậy có lẽ bởi ấn tượng đầu tiên của họ là hình ảnh các cô gái VN thướt tha, duyên dáng tong bộ áo dài truyền thống của dân tộc. Điều kì diệu là bất kì người phụ nữ VN nào khi mặc chiếc áo dài đều trở nên xinh đẹp hơn, dịu dàng hơn, trẻ trung hơn- vẻ đẹp đặc trung của phong cách Á Đông.

 Nói cách khác, tà áo dài đã tôn vinh vẻ đẹp của các cô gái VN: màu trắng tinh khôi của nữ sinh trường Trung học, của những dáng kiều Hà Nội; màu tím biếc trong buổi chiều hoàng hôn nơi cố đô Huế; màu chanh vàng dịu óng ả của cô gái Hà Đông; màu hồng tươi rực rỡ của thiếu nữ Hải Phòng; màu lam tím của cô gái Đà Lạt hay thành phố mang tên Bác

 Quả đúng như vậy, chiếc áo dài- niềm tự hào của phụ nữ VN, của dân tộc VN! Là tâm hồn của quê hương xứ sở VN!:

 “Tung bay tà áo tung bay! Xôn xao một chiều nắng đỏ!

 Tung bay tà áo thân quen, cánh chim vẫy chào ngọn gió!

 Tung bay tà áo tung bay, tím biếc những chiều hoàng hôn!.”

 Vâng, cũng chính áo dài đã là một dấu ấn không thể quên của mỗi người con Vn nơi xa xứ; là ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách nước ngời đã ít nhất một lần nhìn thấy các cô gái VN trong tà áo dài mảnh mai và duyên dáng

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC N. VĂN 8
I/ Phần Tập làm văn : (tiếp): Luyện tập văn thuyết minh
 1 . Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.
2. Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh, trước hết phải tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bài văn thuyết minh cần phải làm nổi bật những đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng... và quan trọng nhất chính là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.
3. Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích...
* Cách làm dạng bài : Thuyết minh loài vật nuôi
- Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi
- Thân bài:
      + Lần lượt trình bày đặc điểm của con vật đó
      + Những bộ phận cơ thể của con vật đó
 + Lợi ích do con vật đó đem lại
 + Cách nuôi và chăm sóc con vật đó.
 + Tình cảm gắn bó của mình với con vật đó.
- Kết bài: Nhấn mạnh những lợi ích do con vật đó đem lại.
* Cách làm dạng bài : Thuyết minh về một phong tục, lễ hội( Tết cổ truyền, tết trung thu...)
- Mở bài: Giới thiệu chung về phong tục đó
- Thân bài:
      + Nguồn gốc của phong tục đó
      + Thời gian, đặc điểm , mục đích của phong tục đó
 + Chuẩn bị cho phong tục đó: bày cỗ , hoa quả...
 + Diễn biến của phong tục, lễ hội đó: 
 + ý nghĩa của phong tục, lễ hội đó.
 + Tình cảm gắn bó của mình phong tục , lễ hội đó
- Kết bài: Nhấn mạnh niềm vui, ý nghĩa văn hóa của phong tục, lễ hội đó
 Làm thế nào để lễ hội được duy trì, bảo tồn được nét đẹp của phong tục, lễ hội mang bản sắc văn hóa riêng.
* Cách làm dạng bài : Thuyết minh về một cuốn sách, tác phẩm
- Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm, cuốn sách
- Thân bài:
      + Nội dung chính của tác phẩm
      + Những nét nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm
 + Điểm dáng lưu ý nhất của tác phẩm
 + Ấn tượng của người thuyết minh
 - Kết bài: Ý nghĩa của tác phẩm đối với tác giả , độc giả và sụ phat triển của văn học.
LUYỆN TẬP:
1. Đoạn văn sau có phải là văn thuyết minh không ? Em h·y ®Æt nhan ®Ò v¨n cho ®o¹n v¨n sau ®©y:
 a,	ë HN cã c¶nh ®Ñp lµ ®Òn Ngäc S¬n ë gi÷a hå Hoµn KiÕm. §Òn nµy lµm tõ ®êi nhµ HËu Lª, trªn 1 c¸i gß næi lªn ë gi÷a hå. Ng­êi ®i l¹i ph¶i qua 1 c¸i cÇu b»ng gç. Ë ngoµi ®­êng ®i vµo, vÒ bªn trt¸i cã 1 c¸i nói ®¸, ng­êi ta ®¾p lªn, vµ cã x©y mét c¸i th¸p vu«ng, ë trªn ngän cã c¸i ngßi bót ®Ò lµ “Bót Th¸p”. Vµo ®Õn gÇn cÇu, ë trªn lµ c¸i cña tß vß cã c¸i nghiªn bót, ®Ò lµ “Nghiªn §µi”. V× ®Òn Ngäc S¬n thê V¨n X­¬ng §Õ Qu©n lµ 1 vÞ thÇn coi vÒ viÖc vh, cho nªn míi x©y nh÷ng nghiªn bót nh­ thÕ. 
	Tr­íc cña ®Òn cã c¸i nhµ thuû t¹ gäi lµ “TrÊn Ba §×nh”, gi÷a cã dùng c¸i bia ®¸ ®Ó ghi sù tÝch c¸i ®Òn Êy. §Õn mïa nãng nùc, ng­êi ta hay ra ®Êy hãng m¸t vµ ng¾m phong c¶nh, thËt lµ cã bÒ thanh thó l¾m.”
 b, Có thể nói gần như câu đầu tiên của những người nước ngoài thốt lên khi đặt chân "Phụ nữ VN đẹp và đáng yêu quá"! Vâng, có được nhận xét xác đáng như vậy có lẽ bởi ấn tượng đầu tiên của họ là hình ảnh các cô gái VN thướt tha, duyên dáng tong bộ áo dài truyền thống của dân tộc. Điều kì diệu là bất kì người phụ nữ VN nào khi mặc chiếc áo dài đều trở nên xinh đẹp hơn, dịu dàng hơn, trẻ trung hơn- vẻ đẹp đặc trung của phong cách Á Đông.
 Nói cách khác, tà áo dài đã tôn vinh vẻ đẹp của các cô gái VN: màu trắng tinh khôi của nữ sinh trường Trung học, của những dáng kiều Hà Nội; màu tím biếc trong buổi chiều hoàng hôn nơi cố đô Huế; màu chanh vàng dịu óng ả của cô gái Hà Đông; màu hồng tươi rực rỡ của thiếu nữ Hải Phòng; màu lam tím của cô gái Đà Lạt hay thành phố mang tên Bác
 Quả đúng như vậy, chiếc áo dài- niềm tự hào của phụ nữ VN, của dân tộc VN! Là tâm hồn của quê hương xứ sở VN!:
 “Tung bay tà áo tung bay! Xôn xao một chiều nắng đỏ!
 Tung bay tà áo thân quen, cánh chim vẫy chào ngọn gió!
 Tung bay tà áo tung bay, tím biếc những chiều hoàng hôn!...”
 Vâng, cũng chính áo dài đã là một dấu ấn không thể quên của mỗi người con Vn nơi xa xứ; là ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách nước ngời đã ít nhất một lần nhìn thấy các cô gái VN trong tà áo dài mảnh mai và duyên dáng ấy!
 2, Xác định đối tượngvà nội dung thuyết minh trong mối văn bản sau:
a, Ở nước ta có thể gặp cò trắng ở khắp nơi và quanh năm. Đặc biệt vào mùa đông, số lượng cò trắng tăng lên rất nhiều do có nhiều đàn cò đông đúc từ phương Bắc về trú đông đến tháng 3 lại bay đi.
 Cò trắng thường làm tổ trên các bụi tre hay những bụi cây lớn rậm rạp và cao, gần các ao hồ, ruộng lúa. Tổ cò được làm bằng các cành cây nhỏ xếp lại với nhau rất sơ sài và cẩu thả. Cò trắng kiếm ăn ở các ruộng lúa, các vực nước can, đầm lầy. Để thích nghi với điều kiện sống, chân cò cao và khẳng khiu, mỏ cũng dài để khi bay tạo được sự cân bằng. Thức ăn chính của cò là cá, tôm nhỏ. Mỗi năm cò đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 3- 5 trứng. Chim non yếu, nằm trong tổ, chim bố mẹ kiếm mồi về đặt trên thành tổ cho đàn con tự phân chia lấy. 
 Từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, cò trắng có bộ “ áo cưới”kì lạ. Khi đó bộ lông trắng toát của cò có thêm những lông dài ở đầu, đuôi, ngực và và vai. Những lông đó có sợi bông nhỏ, thưa, không mắc vào nhau. Khi đậu, các sợi lông này rủ xuống như tấm mành thưa, khi bay, các lông đó phấp phới như những dải lụa trắng. Con đực khi khoe mẽ với con cái thường xòe lông ở đuôi thành một vòng tròn rất đẹp.
b, Hội lớn của dân tộc M’Nông(có khoảng hơn 50.000 người) chủ yếu sống ở Đắc Lắc, nói tiếng Môn –Khơ Me. Người M’ Nong tin ở thần quyền; các đấng thần linh trong ý niệm của đồng bào là các Thần Nông... Vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm thường có hội đua voi phản ánh tinh thần thượng võ và niềm tin ở sức mạnh của Thần Voi. Bãi đua được chọn ở một cánh rừng thưa bên bờ sông Xê –rê-pốc, đủ để mười voi giăng hàng ngang, dài tới 2km. Tù và rúc lên, voi phóng về phía trước trong tiếng chiêng trống cổ vũ và tiếng hò reo ầm ĩ của hàng vạn khách . Voi thắng, phải biết vẫy đuôi, tung cao vòi và phe phẩy mạnh đôi tai để chào mừng người đến xem.
c, Nhà văn Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Từ năm lên 6 tuổi, ông được đổi là Trần Thanh Tịnh. Các bút danh khác : Thanh Thanh, Trịnh Thuần  Quê gốc : xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô TP Huế. Ông học tiểu học và trung học ở TP Huế. Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư, rồi làm nghề dạy học rồi bắt đầu viết văn, làm thơ từ thời gian này. Sau CMT8 năm 1945, Thanh Tịnh làm Tổng thư kí Hội văn hóa Trung Bộ. Gia nhập quân đội năm 1948, ông tham gia phụ trách Đoàn kịch Chiến thắng của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt nam. Từ năm 1954, ông tham gia phụ trách rồi giữu cương vị Chủ nhiệm tạp chí văn nghệ Quân đội. Suốt mấy chục năm sau đó, cuộc đời Thanh Tịnh gắn bó thân thiết với tờ tạp chí này.
 d, Chùa Keo còn có tên gọi là chùa Thần Quang Trong 72 chuà thờ Khổng Minh Không ở Nam Hà thì chùa này to và đẹp nhất. Chùa dựng trên đất 20 mẫu, hình một chữ nhật lớn, xung quanh có hành lang. Ngoài là chùa thờ Phật, trong thờ ông Khổng. Trong cùng là một gác chuông được làm rất công phu và đẹp. Gác cao 3 tầng, tất cả 157 gian. Chùa xây từ thời Lý, ở ngoài đê. Sau di vào đây và tu sửa nhiều lần. Chùa được làm theo lối cấu trúc cổ, các nhà đều làm bằng gỗ lim chắp mộng, không dùng một đanh kim khí nào. Gác chuông cũng bằng gỗ mộng rất tinh vi và chắc chắn. Toàn bộ chùa và đồ thờ là một công trình ăn khớpnhau.. Xưa kia, nhà chùa có một chế độ bảo quản, gồm 20 người thợ cha truyền con nối, săn sóc chữa chạy. Có những tượng và đồ thờ kiểu đặc biệt, có cái án gian làm hai đời người mới xong. Chùa có một bức hoành do ông Cả Cương viết.
 Hội chùa ngày 3 tháng Giêng ( mùng 3 tết) , có bơi chải, ném pháo, thi làm cỗ , lội ao bắt vịt, kéo nứa lấy lửa nhóm bếp chú không được dùng diêm. 
 Đi thăm chùa có thể từ Thái Bình xuống, từ Tân Đệ theo đê xuống hay từ Nam Định qua cầu Đò Quan, rồi đến bến Quán Các sang đò.
 2,H·y giíi thiÖu mét nhµ th¬, nhµ v¨n cña quª h­¬ng em hoÆc n¬i gia ®×nh em ®ang sèng.( Nguyến Bính, Trần Tế Xương , Nguyên Hồng)
3, Hãy giới thiệu về hoa đào.
4, Bài tập: Lập dàn ý nói cho đề bài sau: 
“Thuyết minh về một con vật nuôi mà em yêu thích (chó, mèo, thỏ, gà...)
* Gợi ý dàn ý nói thuyết minh về mèo:
1. Mèo là động vật bốn chân thuộc lớp thú, mình nó khoác một bộ lông dày mượt mà. Bộ lông ấy có thể màu đen trắng (mèo khoang), có thể màu tro (mèo mướp) và cũng có khi là ba màu khác nhua (mèo tam thể
 2. Mèo nhà em có bộ ria mép dài, trắng như cước, nói chính là trợ thủ giúp mèo bắt chuột trong đêm. 
3. Khi mọi người đi ngủ, màn đêm buông xuống là lúc mèo bắt đầu hoạt động.
4. Ngoài bộ ria nhạy bén, tai và mũi mèo cũng góp phần quan trọng, đặc biệt làtai mèo nghe được mọi cử động của chuột.
5. Mèo chuyển động nhẹ nhàng; sinh con, nuôi con rất khéo. Nó thể hiện rõ nét về tình mẫu tử.
6. Em thích con mèo nhà em. Tên nó chính là “Miu”
* Dàn ý thuyết minh về chó :
1. Chó là loài động vật rất có ích cho đời sống con người, còn gọi là « linh cẩu ». 
2. Chó là loài động vật rất trung thành, dễ gần và là bạn của con người.
3. Chó có nhiều loại, nhiều giống khác nhau
5, Bài tập 5 : Thuyết minh về cuốn sách Ngữ Văn 8
6, Bài tập 6 : Có một đoàn khách nước ngoài đến Việt Nam, đóng vai là một hướng dẫn viên, em hãy giới thiệu cho họ về ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

File đính kèm:

  • docon_tap_kien_thuc_mon_ngu_van_lop_8.doc
Bài giảng liên quan