Ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 - Đợt 2

Văn bản thuyết minh có những tính chất khác với văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận:

- Tự sự chủ yếu là kể; miêu tả chủ yếu là tả; biểu cảm chủ yếu là bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm; nghị luận chủ yếu là lập luận bày tỏ quan điểm; thuyết minh chủ yếu trình bày, giải thích, giới thiệu, không bộc lộ nhiều tình cảm, tránh chủ quan, tránh đa nghĩa, có thể gây hiểu lầm.

 3. Đặc điểm- tính chất của văn bản thuyết minh:

 - có tính chất khách quan – chính xác- hữu ích, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.

 - Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô động, chặt chẽ, sinh động.

 Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập kiến thức môn Ngữ văn Lớp 8 - Đợt 2, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC (tiếp):
ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH
 ÔN LÝ THUYẾT
Văn thuyết minh:
I. Những kiến thức cần nhớ về văn bản thuyết minh
 1.Thuyết minh là gì? 
- Thuyết minh nghĩa là nói rõ, giải thích, giới thiệu
- Thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn, cách dùng
 2. Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống:
 Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
VD: -Giới thiệu về một nhân vật lịch sử
- Giới thiệu một miền quê, một vùng địa lý
- Giới thiệu một đặc sản, một món ăn
- Giới thiệu một vị thuốc
- Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú
 * Văn bản thuyết minh có những tính chất khác với văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận:
- Tự sự chủ yếu là kể; miêu tả chủ yếu là tả; biểu cảm chủ yếu là bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm; nghị luận chủ yếu là lập luận bày tỏ quan điểm; thuyết minh chủ yếu trình bày, giải thích, giới thiệu, không bộc lộ nhiều tình cảm, tránh chủ quan, tránh đa nghĩa, có thể gây hiểu lầm.
 3. Đặc điểm- tính chất của văn bản thuyết minh:
 - có tính chất khách quan – chính xác- hữu ích, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
 - Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô động, chặt chẽ, sinh động. 
 Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
 4.Phương pháp thuyết minh:
 a, Phương pháp chung: 
 -Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải : chuẩn bị tư liệu bằng cách quan sát trực tiếp, thu thập tài liệu liên quan qua sách vở, các phương tiện thông tin, xây dựng bố cục bài thuyết minh theo trình tự hợp lí. Phải làm nổi bật điều mình muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng,  Điều đó phụ thuộc vào mục đích thuyết minh và đối tượng được thuyết minh.
 b, Phương pháp riêng: Những phương pháp thuyết minh thường gặp:
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê
- Nêu ví dụ
- So sánh
- Dùng số liệu
- Phân tích, phân loại
 Lưu ý : Trong văn thuyết minh có thể sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả ,biểu cảm để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
 Khi làm văn thuyết minh, chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Chú ý “chất văn” phù hợp với văn thuyết minh.
5. Các dạng bài thuyết minh:
 - Thuyết minh về một thứ đồ dùng
 - Thuyết minh về một thể loại văn học
 - Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
 - Thuyết minh về loài hoa, cây.
 - Thuyết minh về một con vật nuôi
 - Thuyết minh về tác giả, tác phẩm
 - Thuyết minh về phương pháp (cách làm)
 * Cách làm dạng bài : Giới thiệu danh lam thắng cảnh ở quê hương em
- Mở bài: Danh làm thắng cảnh ở quê em là danh lam thắng cảnh nào?vị trí?
- Thân bài:
   + Tên gọi, nguồn gốc, sự xuất hiện của danh lam thắng cảnh đó?
   + Thắng cảnh đó nhìn từ xa như thế nào, có gắn liền với sự kiện lịch sử nào
   + Đi đến đó bằng phương tiện gì, quang cảnh thiên nhiên như thế nào?
→ Giới thiệu từ khái quát đến cụ thể
- Kết bài: Suy nghĩ của em về danh lam thắng cảnh đó.
* Cách làm dạng bài : Thuyết minh về một thể loại văn học mà em đã học
- Mở bài: Nêu thể loại văn học đó
- Thân bài:
      + Lần lượt trình bày đặc điểm của thể loại văn học đó
      + Lấy ví dụ chứng minh
- Kết bài: Cảm nhận của em về thể loại văn học đó.
* Cách làm dạng bài : Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm)
- Nguyên vật liệu
- Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự)
- Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập hay thí nghiệm đó.
* Cách làm dạng bài : Thuyết minh về một văn bản mà em đã học:
- Mở bài: Nêu tên văn bản văn học đó
- Thân bài:
      + Nêu tên tác giả: lý lịch trích ngang của tác giả
 + Tóm tắt tác phẩm (nếu là truyện).
 + Hoàn cảnh ra đời của văn bản văn học đó.
      + Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
- Kết bài: Cảm nhận của em về văn bản văn học đó.
* Cách làm dạng bài : thuyết minh về một loài cây (hoa)
- Mở bài: Giới thiệu vai trò của cây (hoa) đó trong cuộc sống của con người hoặc một nét chung, một đặc điểm nổi bật khi nhắc đến nó.
- Thân bài:
     +  Những đặc điểm sinh học của cây (hoa); thân, rễ, cành, lá, hoa, quả
 + Những đặc điểm về xã hội của cây (hoa) : gắn với cuộc sông của con người thế nào?mang vẻ đẹp gì?.....
 + Ích lợi của cay (hoa):
- Kết bài: Nhấn mạnh giá trị của cây(hoa )
 Thái độ của minh với laoif cây (hoa) đó.
LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1: Hai văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Hãy đặt tên cho các văn bản ấy? 
Văn bản 1: Ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hồ (1400 – 1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, ngân hàng Đông Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì và Hải Phòng vào khoảng những năm 1891 – 1892. Sau khi nước VNDCH ra đời, ngày 31-1 -1946, Chính Phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy VN và đến ngày 30- 11 – 1946 tờ giấy bạc đầu tiên của nước VNDCH ra đời. Ngày 5-6-1951, Ngân hàng quốc gia VN được thành lập và phát hành loại tiền giấy mới. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua hai lần đổi tiền (1959 và 1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc theo loại tiền mới (1978)
Văn bản 2: Cá đuối thường sống ở vùng biển nhiệt đới. Thân hình chúng nom dẹt và mỏng, do hai vây ngực rộng và phẳng ở hai bên, gắn liền với thân. Khi cá bơi, các vây ngực mềm này chuyển động lên xuống trong nước trông rất đẹp. Cá đuối màu xanh sẫm, nhưng cũng có loài đuối lưng có những đốm màu trắng nom rất nổi bật. Chiếc đuôi dài giúp cá đuối giữ thăng bằng dưới nước. Tuy nhiên, đuôi cá đuối có nọc độc, có thể châm đốt gây nguy hiểm cho người và các động vật khác. Cá đuối thích sống thành từng đàn. Người ta có khi nhìn thấy bầy cá đuối ba đến bốn con bơi cạnh nhau. Chúng cũng rất thích nhảy múa nữa. Lúc “cao hứng”, cá đuối còn nhảy vọt lên trên mặt nước, cao đến vài mét. Song, cá đuối cũng biết giấu mình dưới cát để tránh kẻ thù. 
Bài tập 2:. Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Cho biết người viết đã phải huy động kiến thức gì và sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? 
a. Dơi là động vật ngủ đông. Vì thế ta thường bắt gặp chúng vào mùa hè. “Nhà” của dơi là những nơi tối ẩm như vách đá, hang động, đặc biệt là trong những thân cây lớn đã chết. Ở nơi có dân cư, dơi thường trú trên mái nhà, vách tường ẩm và không có ánh sáng”
	(Theo Thanh Huyền- Báo hoạ mi)
b. Hiện nay, cứ 8 người Mĩ, có một người ở độ tuổi 65 hoặc cao hơn. Tới năm 2005, con số đó là 4 người. Nhóm người ở độ tuổi 75 trở lên ngày càng đông. Điều đó, chứng tỏ: người Mĩ ngày càng sống lâu hơn, có tuổi thọ cao hơn.
	(Theo 365 lời khuyên về sức khoẻ)
c. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm. gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. 
	(Theo thông tin về ngày trái đất năm 2005)
d. Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Thần thoại kể rằng : Huyền Thiên Trấn Vđược Ngọc Hoàng giao cho coi giữ phương Bắc, có bộ hạ là Rùa và Rắn. Dân gian lại cho rằng: Trấn Vũ là thần ở núi Sái(Thụy Lôi- Đông Anh)có công giúp An Dương Vương trừ tà ma quấy rối khi xây thành Cổ Loa. Thần du ngoạn ở Hồ Tây và đã diệt trừ con hồ li tinh chín đuôi lẩn quất hại dân ở núi đá trong rừng lim bên hồ. Trong đền có pho tượng Trấn Vũ đúc năm 1677 bằng đồng đencao 3,96m, nặng khoảng 4 tấn. Thần ngồi xõa tóc, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm, lưỡi gươm chống lên lưng Rùa, có rắn quấn. Đền có quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan, chuông đúc cùng thời với tượng. Đền Trấn Vũ đã được nhắc đến trong bài ca dao cổ tả cảnh Hồ Tây: 
 “ Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”
 Ở bên phải nhà Đại Bái còn có một khám thờ đặt pho ttượng người thợ đã đúc tượng Thánh Trấn Vũ...
e. Thành ngữ là những cụm từ có cấu tạo cố định, bền vững và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, một quan niệm như tục ngữ mà nhằm thể hiện một nhận xét, đánh gía dưới một hình thức sinh động, hấp dẫn. Ví dụ : Vui như mở cờ trong bụng; Đen như cột nhà cháy; Vắng như chùa Bà Đanh...
 Dù ngắn hay dài, xét về nội dung ý nghĩa cũng như về chức năng ngữ pháp, thành ngữ cũng chỉ tương đương như từ, nhưng là từ đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động, có nghệ thuật. Chẳng hạn, thành ngữ Cò bay thẳng cánh tương đương với từ “ rộng” được nhấn mạnh (có nghĩa là rất rộng); thành ngữ “ Lừ đừ như ông từ vào đền”tương đương với từ “ chậm chạp”được nhấn mạnh (có nghĩa là rất chậm chạp). Vì thế khi đã dùng thành ngữ thì không thể dùng các từ như : rất, lắm, ...để nhấn mạnh nghĩa.
g. Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinhđược rất nhiều con. Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô( Ai Cập) họp ngày 5/9/1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan lả 6,3; Ru-an-da là 8,1; Tan-da-ni-a là 6,7; Ma-da-gát-ca là 6,6;... Tính trung toàn Châu Phi là 5,8. Phụ nữ Việt Nam là 3,7. Như vậy, phấn đấu để mỗi gia đình có một đến hai con là một chỉ tiêu rất khó khăn. Với tỉ lệ hàng năm tăng 1,73% như 15 năm trước và 1,57% năm 1990 thì dân số hành tinh của chúng ta 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người.
Bài tập 3: Cho văn bản sau:
“ Cách đây hai năm, chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin, người được thừa hưởng một trong những gia tài kếch sù nhất thế giới, đã gục chết trên một vỉa hè ỏ Niu-oóc vì “chơi bạch phiến” quá liều, năm đó chàng mới 23 tuổi.
Cái chết của chàng tỉ phú trẻ này đã làm không ít các bậc cha mẹ tỉ phú khác lo lắng: làm sao để con cái họ đừng hư vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng?
a. Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao? 
b. Văn bản trên có ích gì cho bạn đọc?
Bài tập 4: Đọc văn bản “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, em hãy giới thiệu ngắn gọn tác giả và giá trị của văn bản “ Hịch tướng sĩ”?
Bài tập 5 : Giới thiệu về tượng đài Trần Hưng Đạo ở thành phố Nam Định
 (làm ra giấy- nộp bài lại cho giáo viên bộ môn sau khi đi học trở lại)
Ký duyệt, ngày tháng 02 năm 2020

File đính kèm:

  • docon_tap_kien_thuc_mon_ngu_van_lop_8_dot_2.doc