Ôn tập môn Sinh 9 - Chương IV: Biến dị
Câu 3: Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
Trả lời: - Lợn con có đầu và chân sau dị dạng.
- Đột biến bạch tạng ở cây mạ.
- Đột biến gen ở lúa làm cây cứng, nhiều bông, làm tăng khả năng chịu hạn, chịu rét
CHƯƠNG IV. BIẾN DỊCâu 1: Đột biến gen là gì? Cho ví dụ.Trả lời: Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quanđến một hoặc một số cặp nucleotit. - Ví dụ: Có các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit.Câu 2: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.Trả lời: - Đột biến gen biểu hiện ra kiếu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiếu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người.Ví dụ: Đột biến tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh làm cho chúng không nhảy quan hàng rào để vào phá vườnCâu 3: Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.Trả lời: - Lợn con có đầu và chân sau dị dạng. - Đột biến bạch tạng ở cây mạ. - Đột biến gen ở lúa làm cây cứng, nhiều bông, làm tăng khả năng chịu hạn, chịu rétCâu 4: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó.Trả lời: - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST. Một số dạng đột biến và mô tả+ Mất đoạn: Một NST nào đó bị mất hẳn đi một đoạn+ Lặp đoạn: Một NST nào đó thêm một đoạn giống đoạn vốn có của nó, có thể lặp lại một lần hay nhiều lần.+ Đảo đoạn: 1 đoạn NST bị đứt quay 180° gắn vào chỗ bị đứtCâu 5: Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?Trả lời: Tác nhânMT ngoài ( Lí, hóa học)MT trong ( rất ít)→Phá vỡ cấu trúc của NST hoặc sắp xếp lại → đột biếnCâu 6: Tại sao nói đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật?Trả lời: Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết.Câu 7: Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp NST thường thấy những dạng nào?Trả lời: Đột biến số lượng NST ở một căp NST thường thấy ở dạng thể ( 2n + 1) và thể ( 2n – 1)Câu 8: Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là ( 2n + 1) và ( 2n – 1)?Trả lời: Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1) là sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó. Kết quả là 1 giao tử có cả 2 NST của một cặp, còn 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. Sự kết hợp giữa giao tử có 2 NST của một cặp với 1 giao tử bình thường tạo thành thể ( 2n + 1), giao tử không mang NST nào của cặp đó kết hợp với giao tử bình thường tạo thành thể ( 2n – 1).Câu 9: Hãy nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể?Trả lời: Dạng thể đột biến ( 2n + 1) và ( 2n – 1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái ( hình dạng, kích thước, màu sắc ) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người: bệnh Đao và bệnh Tớcnơ.Câu 10: Thể đa bội là gì? Cho ví dụ.Trả lời: Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n)Ví dụ: 3n, 4n.Câu 11: Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?Trả lời: Do nguyên phân: Sự tự nhân đôi của từng NST ở hợp tử nhưng không xảy ra nguyên phân ở lần đầu tiên dẫn đến hình thành thể đa bội.- Do giảm phân: Sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm và sự phối hợp giữa chúng trong thụ tinh cũng dẫn đến sự hình thành thể đa bộiCâu 12: Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?Trả lời: Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu tăng kích thước cơ quan của cây như thân, cành, lá, đặc biệt là các tế bào khí khổng và hạt phấn. Có thể ứng dụng:+ Sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng.+ Sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường.+ Đặc điểm sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt được ứng dụng trong chọn giống có năng suất cao và chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.Câu 13: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.Trả lời: Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.Phân biệt thường biến với đột biến:Thường biếnĐột biếnBiến đổi ở kiểu hìnhBiến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền ( NST, ADN)Không di truyềnDi truyền cho thế hệ sauXuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện của môi trườngXuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiênCó lợiThường có hạiCâu 14: Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng.Trả lời: Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen ( hoặc chỉ một gen hay nhóm gen ) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.Ví dụ: Giôngs lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào 2n biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 – 5 tấn/ha.Câu 16: Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?Trả lời:- Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện xấu, làm giảm năng suất- Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo 2 cách: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.
File đính kèm:
- ÔN TẬP SINH 9 ( chương 4 - Hoa.ppt