Ôn tập Sinh học Lớp 8 - Bài 43 đến 46

2. Đồi thị là cấu trúc thần kinh có ở:

a. Tủy sống.

b. Não trung gian.

c. Cầu não

d. Tiểu não.

3. Đặc điểm cấu tạo của tiểu não khác với não trung gian và trụ não:

a. Có chất xám và chất trắng.

b. Chất xám ở trong, chất trắng ở ngoài.

c. Chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.

d. Không có chất nào.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Sinh học Lớp 8 - Bài 43 đến 46, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 23 - SINH 8
CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
 BÀI 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH
A. Lý thuyết (Ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
 I. Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
a. Cấu tạo của nơron gồm:
+ Thân: chứa nhân.
+ Các sợi nhánh: ở quanh thân.
+ Một sợi trục: dài, thường có bao miêlin (các bao miêlin thường được ngăn cách bằng eo Răngviê tận cùng có cúc xinap – là nơi tiếp xúc giữa các nơron.
b. Chức năng của nơron:
+ Cảm ứng (hưng phấn)
+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).
II. Các bộ phận của hệ thần kinh
a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm: 
	+ Bộ phận trung ương gồm bộ não, tủy sống.
	+ Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.
	+ Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha.
b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:
	+ Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức).
	+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).
B. BÀI TẬP (Trả lời câu hỏi trong vở bài soạn). Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi
	 Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. Hãy vẽ sơ đồ hệ thống hệ thần kinh trong cơ thể?
Vẽ sơ đồ tư duy về cấu tạo của hệ thần kinh?
Chức năng của hệ thần kinh là gì?
Hết
BÀI 44 : THỰC HÀNH
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG (LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO) CỦA TUỶ SỐNG
A. Lý thuyết (Ghi nội dung vào vở bài học)
I. Tìm hiểu chức năng của tủy sống
Tiến hành thành công thí nghiệm sẽ có kết quả:
	+ Thí nghiệm 1: Chi sau bên phải co.
	+ Thí nghiệm 2: Co cả 2 chi sau.
	+ Thí nghiệm 3: Cả 4 chi đều co.
	+ Thí nghiệm 4: Cả 2 chi sau co.
	+ Thí nghiệm 5: Chỉ 2 chi trước co.
	+ Thí nghiệm 6: 2 chi trước không co.
	+ Thí nghiệm 7: 2 chi sau co.
Kết luận: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (PXKĐK). Giữa các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau.
II. Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống
a. Cấu tạo ngoài: 
	- Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phần phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.
	- Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.
b. Cấu tạo trong:
	- Chất xám nằm trong, là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.
	- Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
B. BÀI TẬP (Trả lời câu hỏi trong vở bài soạn)
Câu 1: Các căn cứ điều khiển phản xạ do thành phần nào của tủy sống đảm nhiệm? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó ?
Câu 2: Chức năng của tủy sống? 
Hết
NỘI DUNG TRỌNG TÂM TUẦN 24 – SINH 8
BÀI 45: DÂY THẦN KINH TỦY
A. Lý thuyết (Ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy
- Có 31 đôi dây thần kinh tủy
- Mỗi dây là dây pha gồm các rễ qua khe gian đốt nhập lại:
Rễ trước: rễ vận động
Rễ sau: rễ cảm giác
Các rễ tủy khi ra khỏi lỗ gian đốt và chập lại tạo thành dây thần kinh tuỷ nên gọi là dây pha 
II. Chức năng của dây thần kinh tủy
Các dây thần kinh tủy điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể
- Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng (rễ li tâm).
- Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương (rễ hướng tâm)
=> Dây thần kinh tuỷ là dây pha: dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều. 
B. BÀI TẬP 
Câu 1: Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Câu 2: Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào mất?
Câu 3: Bài tập trắc nghiệm:Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
	1. Dây thần kinh tuỷ là dây pha vì:
	a. Dây thần kinh tuỷ gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
	b. Dây TK tuỷ dẫn truyền xung thần kinh theo 2 chiều hướng tâm và li tâm.
	c. Dây thần kinh tuỷ nối với tuỷ sống bởi rễ trước và rễ sau.
	d. Cả 1, 2, 3 đúng.
	e. Cả 2, 3 đúng.
2. Dẫn truyền xung thần kinh từ các cơ quan về trung ương thần kinh là:
 a. Dây thần kinh li tâm	 b. Dây thần kinh hướng tâm
 c. Dây thần kinh pha	 d. Hai câu a, b đúng
 3. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến các cơ quan để điều khiển chúng hoạt động 
 a. Dây thần kinh li tâm	 b. Dây thần kinh hướng tâm
 c. Dây thần kinh pha	 d. Hai câu a, b đún
HẾT
BÀI 46: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN
A. Lý thuyết (Ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
I. Vị trí và các thành phần của não bộ
Não bộ nằm trên tủy sống.
Gồm 4 phần:
Trụ não
Tiểu não
Não trung gian
Đại não
II. Cấu tạo và chức năng của trụ não
Vị trí: nằm phía trên tủy sống
Cấu tạo: Chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong
Gồm 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại:
Dây cảm giác
Dây vận động
Dây pha
Chức năng:
Nhân xám: điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp)
Chất trắng: dẫn truyền xung thần kinh
III. Não trung gian
Vị trí: nằm giữa trụ não và đại não
Cấu tạo:
Đồi thị: đường dẫn truyền cảm giác từ dưới lên não
Vùng dưới đồi: điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt
IV. Tiểu não
Vị trí: nằm phía dưới đại não (phía sau gáy)
Cấu tạo: chất xắm nằm ngoài, chất trắng nằm trong
Chức năng: điều hòa, phối hợp hoạt động các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não.
Câu 2: Giải thích vì sao người sau rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?
Câu 3: Trắc nghiêm:
Trụ não gồm các thành phần:
Hành não, não giữa, cầu não.
Cầu não, não giữa, tiểu não.
Hành não, não giữa, não trung gian.
Tiểu não, não giữa, não trung gian.
Đồi thị là cấu trúc thần kinh có ở:
Tủy sống.
Não trung gian.
Cầu não
Tiểu não.
Đặc điểm cấu tạo của tiểu não khác với não trung gian và trụ não:
Có chất xám và chất trắng.
Chất xám ở trong, chất trắng ở ngoài.
Chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong.
Không có chất nào.
Hết

File đính kèm:

  • docxon_tap_sinh_hoc_lop_8_bai_43_den_46.docx