Ôn tập Sinh học Lớp 9 - Bài 53 đến 58

B. Bài tập (trả lời câu hỏi trong vở bài soạn)

I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào các câu đúng nhất:

Câu 1: Biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn

A. Hạn chế tiếng ồn của các phương tiện giao thông , xây dựng công viên cây xanh , trồng cây

B. Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông

C. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy

D. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây

 

docx11 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Sinh học Lớp 9 - Bài 53 đến 58, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 28 - SINH 9
CHƯƠNG III: CON NGƯỜI – DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
A. Lý thuyết (ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:
* Tác động của con người:
- Thời nguyên thủy: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ " giảm diện tích rừng.
- Xã hội nông nghiệp: 
+ Trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
+ Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất, nước tầng mặt làm cho nhiều vùng bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
+ Con người định cư và hình thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp.
+ Nhiều giống vật nuôi, cây trồng hình thành.
- Xã hội công nghiệp:
+ Xây dựng nhiều khu công nghiệp, khai thác tài nguyên bừa bãi làm cho diện tích đất càng thu hẹp, rác thải lớn.
+ Sản xuất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm cho sản lượng lương thực tăng, khống chế dịch bệnh, nhưng cũng gây ra hậu quả lớn cho môi trường.
+ Nhiều giống vật nuôi, cây trồng quý.
II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
 - Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
 - Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng các biện pháp:
+ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tai fnguyên.
+ Bảo vệ các loài sinh vật.
+ Phục hồi và trồng rừng.
+ Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
+ Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt.
B. Bài tập (trả lời câu hỏi trong vở bài soạn)
1. Từ bảng 53.1,trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người (trong đó nhấn mạnh tới việc tàn phá thảm thực vật và khai thác quá mức tài nguyên).
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? 
BÀI 54, 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
A. Lý thuyết (GHI NỘI DUNG LÝ THUYẾT VÀO VỞ BÀI HỌC)
 I. Ô nhiễm môi trường là gì?
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người.
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa..
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể SV.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệnh vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém... 
I. Hạn chế ô nhiễm môi trường
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí (hoặc ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm do chất rắn)
+ Hậu quả:...
+ Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Bản thân em đã làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường 
II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
- Hoàn thành bảng 55 SGK.
- Đáp án đúng. 1- a, b, d, e, i, l, n, o ,p; 2- c, d, e, g, i, k, l, m, o.
 3- g, k, l, n. 4- g, k, l...
- Liên hệ: có bảo vệ được môi trường không bị ô nhiễm thì các thế hệ hiện tại và tương lai mới được sống trong bầu không khí trong lành, đó là sự bền vững. 
 B. Bài tập (trả lời câu hỏi trong vở bài soạn)
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào các câu đúng nhất:
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ? 
Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên.
Do hoạt động của con người gây ra .
Do 1 số hoạt động của tự nhiên ( núi lửa , lũ lụt ..)
Do con người thải rác ra sông .
Câu 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt cháy 
Gỗ , củi , than đá , khí đốt .
Gỗ , than đá .	
Khí đốt , củi .
Khí đốt , gỗ .	
Câu 3: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như 
a. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất CN
b. Cháy rừng , các phương tiện vận tải .
Cháy rừng , đun nấu trong gia đình .
Phương tiện vận tải , sản xuất công nghiệp .
Câu 4: Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do 
Các chất thải do đốt cháy nhiên liệu : gỗ , củi , than đá , dầu mỏ .
Săn bắt bừa bãi , vô tổ chức .
Các chất thải từ thực vật phân huỷ .
Đốn rừng để lấy đất canh tác .
Câu 5: Tác hại của ô nhiễm môi trường là:
	a. Tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.
	b. Làm suy thoái hệ sinh thái, môi trường sống của sinh vật.
	c. Chất phóng xạ gây đột biến gen và sinh bệnh di truyền.
	d. Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận:
1. Con người và các sinh vật khác sẽ sống như thế nào khi môi trường bị ô nhiễm?
2. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật khi ăn rau quả là gì ?
Hết
(Các em ghi bài học vào tập, hoàn tất yêu cầu của bài tập. Học nội dung lý thuyết)
Chúc các em học tốt
NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 29 - SINH 9
Bài 57, 58: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
Lý thuyết: (ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường: (hs bổ sung thêm kiến thức)
Nhân tố vô sinh 
Nhân tố hữu sinh
Hoạt động của con người trong môi trường 
Nước 
Nhiệt độ
Độ ẩm
Ánh sáng
Rác thải
Xác chết động vật
Gỗ mục
Cá
Bèo
Vi sinh vật
.....
.....
.....
Thải nước thải sinh hoạt
Đánh bắt cá
Vứt rác bừa bãi
Chặt cây
.....
......
II. Điều tra tác động của con người tới môi trường:
Các tác nhân gây ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Biện pháp khắc phục
Bụi; khí cacbonic, khí nitơ điôxit, khí lưu huỳnh điôxit, khí cacbon oxit từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu
Nhiều
Khí thải của các phương tiện giao thông
Trồng cây xanh
Sử dụng nguồn năng lượng xanh
Ít
Khí thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người.
Nâng cao ý thức của người dân.
Sử dụng nguồn năng lượng không sinh ra khí thải
Rất ô nhiễm
Khí thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Xây dựng hệ thống xử lý khí thải
B. Bài tập (trả lời câu hỏi trong vở bài soạn)
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào các câu đúng nhất:
Câu 1: Biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn 
Hạn chế tiếng ồn của các phương tiện giao thông , xây dựng công viên cây xanh , trồng cây 
Hạn chế gây tiếng ồn của các phương tiện giao thông 
Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy 
D. Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây 
Câu 2: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn 
A. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu , đồ dùng 
B. Tạo bể lắng và lọc nước thải 
C. Trồng nhiều cây xanh 
D. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn 
Câu 3: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất phóng xạ 
A. Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các chất phóng xạ gây nguy hiểm .
B. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải 
C. Xây dựng nhà máy xử lí rác 
D. Xây dựng các nhà máy ở xa khu dân cư
Câu 4: Tạo bể lắng , lọc nước thải để hạn chế 
A. Ô nhiễm nguồn nước	
B. Ô nhiễm không khí 
C. Ô nhiễm do chất phóng xạ 	
D. Ô nhiễm do hoạt động thiên tai 
Câu 5: Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy để hạn chế: 
 A. Ô nhiễm không khí 	
B. Ô nhiễm nguồn nước 
C. Ô nhiễm do chất phóng xạ 	
D. Ô nhiễm do tiếng ồn 
Câu 6: Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn để hạn chế :
A. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật , hoá chất 
B. Ô nhiễm do chất phóng xạ 
C. Ô nhiễm do không khí 
D. Ô nhiễm do hoạt động thiên tai
II. Tự luận: (Các em làm 2 bài báo cáo, có thể thực hiện cá nhân hay nhóm)
Viết thu hoạch theo mẫu SGK trang 172
BÁO CÁO CÁC TÁC NHÂN CHỦ YẾU GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 
- Địa điểm điều tra
- Tình trạng và thành phần của môi trường bị ô nhiễm
- Tác nhân gây ô nhiễm, nguồn gốc sinh ra các tác nhân đó từ những hoạt động nào của người dân địa phương em.
- Những khó khăn trong cuộc sống của người đân địa phương khi phải sống ở môi trường đó như thế nào ( hậu quả của ô nhiễm )
- Em hãy đề xuất ý kiến nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương em
BÁO CÁO TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG EM VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 
Học sinh viết một bài thu hoạch (có thể hợp tác: 2,3 học sinh/ nhóm)
 Học sinh tham khảo bài thu hoạch:
 Nông thôn Việt Nam nói chung và địa phương em nói riêng là nơi sinh sống chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Tuy nhiên trong những năm qua, kinh tế địa phương em tương đối phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành, từ một địa phương thuần nông nay xuất hiện nhiều ngành nghề như chăn nuôi tôm, cá, heo, gà, vịt, trồng hoa màu, một số hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng xuất hiệnKhu công nghiệp mọc lên, nhiều công ti, xí nghiệp đóng trên địa bàn xã... nhờ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân địa phương em có những bước phát triển mới. Cùng với sự phát triển đó thì đời sống bà con địa phương được nâng lên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi; nhà nhà làm kinh tế, người người làm kinh tế. Công ăn việc làm ở địa phương cơ bản được giải quyết. Tình trạng nông nhàn sinh ra các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc hầu như không đáng kể. Các hộ nghèo giảm hẳn. Nhà cửa của bà con được xây dựng khang trang kiên cố. Đường xá  được bê tông hóa nên giao thông đi lại rất thuận tiện. Ai đi xa lâu ngày khi trở về quê đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi lớn của địa phương. Tuy nhiên, từ đó cũng nảy sinh vấn đề xã hội nan giải là ô nhiễm môi trường. Địa phương em cũng phải sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nước thải chuồng trại gia súc không đảm bảo, nước thải từ sản xuất nông nghiệp, rác thải sinh hoạt
  Nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường đến môi trường xã hội địa phương, tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này là công việc hết sức cấp bách nhằm ổn định xã hội về phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho bà con, phòng chống các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh dịch có sức lây lan nhanh như xuất huyết, tiêu chảy cấpqua đó nâng cao chất lượng cuộc sống từ vật chất đến tinh thần cho bà con địa phương, xây dựng nếp sống làng xã ngày một văn minh hơn.
 II, Thực trạng:
   Hiện nay, địa phương nuôi cá, nuôi gà, vịt ...Đây là tiềm lực kinh tế lớn của địa phương nhưng cũng là những ngành nghề gây ô nhiễm nhất.
  Hơn nữa mấy năm địa phương chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Chưa nhận thức rõ môi trường tác động đến đời sống xã hội như thế nào. Hiện nay địa phương em cũng rất lúng túng chưa có hướng giải quyết nhằm cải thiện về vấn đề môi trường để  địa phương có nếp sống văn minh, thôn xóm sạch đẹp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con qua đó phòng ngừa một số dịch bệnh  cho bà con địa phương. Nhiều cuộc họp dân với sự tham gia của chính quyền địa phương nhưng vấn đề  này chưa có hướng giải quyết cũng chưa có cuộc nghiên cứu đánh giá cụ thể nào về ô nhiễm môi trường tác động đời sống xã hội của nhân dân địa phương.
 Nhìn chung ô nhiễm môi trường ở địa phương em diễn ra ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bà con, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, tác động đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.      
  III. Nguyên nhân: Qua tìm hiểu thì em nhận thấy những thực tế điều kiện hoàn cảnh thực trạng vấn đề như sau:
   1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi:
    Hầu hết các hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi nuôi gia súc thả rong, làm chuồng trại tạm bợ không đạt tiêu chuẩn. Các chất thải từ chuồng trại không được xử lý. Chất thải này vừa gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ hội cho các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí.
  2. Ô nhiễm từ chất thải từ khu công nghiệp:
   Đây cũng là các tác nhân gây ô nhiễm không kém. Tương tự như chăn nuôi, các chất thải hữu cơ đổ ra sông rạch ...cũng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của địa phương, tác động trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của bà con ở đây.
   3. Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:
   Do kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà con ta còn hạn chế, tùy tiện nên xảy ra tình trạng dư lượng thuốc và phân tồn đọng trong môi trường và trên sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. các chai lọ bao bì đựng phân, thuốc vất ngổn ngang ra môi trường làm ô nhiễm môi trường thêm, nếu không có biện pháp hạn chế ngăn  chặn thì lâu dài là rất nguy hiểm.
  4. Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt:
   Do chưa có đội ngũ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đồng thời ý thức bà con vất rác đúng nơi quy định của bà con địa phương còn hạn chế. Vì vậy đi đâu cũng thấy rác làm mất vệ sinh và cảnh quang thôn xóm, cũng là tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng.
IV. Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường:
   Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống bà con địa phương. Kinh tế phát triển, đời sống bà con được nâng lên rõ rệt, nhưng đồng thời sức khỏe cư dân địa phương bị đe dọa trầm trọng. Các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ngoài da có dấu hiệu phát triển mạnh, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng sống của cư dân trên địa bàn.
   Đặc biệt ô nhiễm cũng gây thiệt hại kinh tế to lớn; dịch bệnh từ chăn nuôi diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho hàng chục gia đình chăn nuôi ở địa phương.
V. Các giải pháp đề xuất:
    Tuyên truyền vận động bà con cách sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách tránh lãng phí, hiệu quả kinh tế. Đặc biệt tuyên truyền cho bà con hiểu chai lọ bao bì phân thuốc bảo vệ thực vật là rác rất nguy hiểm cần phải vất đúng chỗ để tiện thu gom xử lý.
  Về rác thải sinh hoạt thì rất cấp bách; phải tuyên truyền bà con thải rác đúng nơi quy định. Xây dựng đội ngũ thu gom rác tự quản. Tuyên truyền cho từng gia đình ý thức bảo vệ môi trường , hợp tác cùng nhau để bảo vệ môi trường .
  Trên đây là những đề những đề xuất có nghiên cứu từ thực tiễn. Nếu được nghiên cứu triển khai đồng bộ thì em tin chắc rằng môi trường địa phương em sẽ được cải thiện, ô nhiễm môi trường sẽ được khống chế và đẩy lùi. Kinh tế địa phương sẽ phát triển một cách bền vững, sức khỏe bà con trên địa bàn được đảm bảo; hạn chế, đẩy lùi các dịch bệnh. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của bà con sẽ được nâng cao toàn diện. 
Hết
(Các em ghi bài học vào tập, hoàn tất yêu cầu của bài tập. Học nội dung lý thuyết)
Chúc các em học tốt 
NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 30 - SINH 9
 BÀI: ÔN TẬP 
Lý thuyết: (ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái
VD minh hoạ
Môi trường nước
NTST: Vô sinh
 Hữu sinh
- ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật
Môi trường đất
NTST: Vô sinh
 Hữu sinh
- ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật 
Môi trường trên mặt đất- không khí
NTST: Vô sinh
 Hữu sinh
- ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
- ĐV, TV, người
Môi trường sinh vật
NTST: Vô sinh
 Hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng
- Động vật, thực vật, người
Sự phân chia nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
Nhóm cây ưa sáng
Nhóm cây ưa bóng
Nhóm ĐV ưa sáng
Nhóm ĐV ưa tối
Nhiệt độ
TV biến nhiệt
ĐV biến nhiệt
ĐV hằng nhiệt
Độ ẩm
TV ưa ẩm
TV chịu hạn
ĐV ưa ẩm
ĐV ưa khô
Quan hệ cùng loài, khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Đối địch
- Cạnh tranh thức ăn, nơi ở, con đực cái trong mùa sinh sản
- Cạnh tranh, Kí sinh vật chủ - con mồi, ức chế - cảm nhiễm
Các đặc trưng của quần thể:
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
Ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/cái
Phần lớn các QT có tỉ lệ đực cái là:1/1
Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi
QT gồm có các nhóm tuổi:
Nhóm trước sinh sản
Nhóm sinh sản
Nhóm sau sinh sản
Tăng cường KL và kích thước của QT
Quyết định múc độ sinh sản của QT
Không ảnh hưởng đến sự phát triển của QT
Mật độ QT
Là số lượng SV có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
Phản ánh các mối quan hệ trong QT và có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của QT
So sánh quần thể-quần xã:
Quần thể
Quần xã
Thành phần SV
- Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh
Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong 1 sinh cảnh
Thời gian sống
Sống trong cùng 1 thời gian
Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
Mối quan hệ
Chủ yếu thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở, sinh sản, nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể
Mối quan hệ sinh sản trong quần thể
Mối quan hệ giữa các quần thểthành một thể thống nhất nhờ quan hệ sinh thái hỗ trợ và đối địch
Bài tập (trả lời câu hỏi trong vở bài soạn)
Chương I: Sinh vật và môi trường
Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm các nhân tố sinh thái.
Cá Rô phi nuôi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống 5,6 0C hoặc cao hơn 420C và sinh sống tốt nhất ở nhiệt độ 30 0C.
 a. Đối với cá Rô phi các giá trị: 5,6 0C, 420C, 30 0C. gọi là gì? Khoảng cách giữa hai giá trị: 5,6 0C, 420C Gọi là gì?
 b. Cá Chép sống ở nước ta có các giá trị tương ứng: 20C, 440C, và 28 0C, so sánh 2 loài cá Rô phi và cá Chép loài nào có khả năng phân bố rộng hơn.
 3. Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường để cung cấp cho tảo, tảo hấp thụ nước, muối khoáng và ánh sáng tổng hợp nên chất hữu cơ , nấm và tảo đều sử dụng chất hữu cơ do tảo tổng hợp.
 Địa y sống bám trên cây, sâu ăn lá cây, số lượng sâu lại được khống chế bởi chim ăn sâu. 
 Địa y là thức ăn của hươu Bắc cực, hươu bắc cực là thức ăn của chó sói, giận bám trên da chó sói và hút máu của chó sói.
 Hãy cho biết giữa các loài nêu trên có mối quan hệ sinh thái nào? 
 Chương II: Hệ sinh thái
Xác định tập hợp nào không phải là quần xã?
 a. Các cá thể tôm, cá sống trong ao.
 b. Các con vật sống trong thảo cầm viên
 c. Các loài chim sống trong rừng
 d. Các cây trong rừng quốc gia Cúc Phương
2. Thế nào là hệ sinh thái? Hệ sinh thái gồm những thành phần cơ bản nào? 
3. Xây dựng chuỗi thức ăn có thể có trong các quần xã sinh vật sau:
 a. Lá cây, bò, châu chấu, chim, gà, hổ, cáo, VSV.
 b. cỏ, bò, nai, sâu hại thực vật, chim ăn sâu, hổ, vi sinh vật.
Vẽ lưới thức ăn từ các sinh vật ở câu 3a,b.
Hết
 (Các em ghi bài học vào tập, hoàn tất yêu cầu của bài tập. Học nội dung lý thuyết)
Chúc các em học tốt

File đính kèm:

  • docxon_tap_sinh_hoc_lop_9_bai_53_den_58.docx
Bài giảng liên quan