Ôn tập Sinh học Lớp 9 - Tuần 23+24

Từ bảng trên em hãy nhận xét :

+ Em đã quan sát đư¬ợc những SV nào? số l¬ượng như thế nào?

+ Theo em có những môi tr¬ường sống nào trong khu vực chúng ta vừa quan sát? Môi

 tr¬ường nào có số lượng nhiều nhất? ít nhất? Vì sao?

 

docx6 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Ôn tập Sinh học Lớp 9 - Tuần 23+24, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 23 - SINH 9 (Ghi và làm bài vào tập)
Bài 45: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ
SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật
Điền tên sinh vật và nơi sống vào bảng sau (các loài SV quan sát được) 
Tên SV
Nơi sống 
Thực vật 
Dây tơ hồng , phong lan
Môi trường sinh vật
Động vật 
Nấm
Địa y
Môi trường sinh vật
 Từ bảng trên em hãy nhận xét : 
+ Em đã quan sát được những SV nào? số lượng như thế nào?
+ Theo em có những môi trường sống nào trong khu vực chúng ta vừa quan sát? Môi
 trường nào có số lượng nhiều nhất? ít nhất? Vì sao?
II. Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái lá cây
Điền vào bảng các đặc điểm hình thái của lá cây (10 loại)
STT
Tên cây
Nơi sống 
Đặc điểm của phiến lá
Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là 
Những nhận xét khác ( Vẽ hình dạng phiến lá )
Cây bàng
Trên cạn
Phiến lá dài, dài , rộng
Màu xanh nhạt 
Lá cây ưa sáng
Cây hoa súng
Trên mặt nước
Phiến lá to , rộng
Màu xanh nhạt 
Lá cây nổi trên mặt nước
- Từ bảng trên em hãy nhận xét ảnh hưởng của ánh sáng lên hình thái của lá ?
 III. Môi trường sống của động vật đã quan sát được
STT
Tên động vật
Môi trường sống 
Các đặc điểm thích nghi
1
Giun đất
Trong đất
Cơ thể gồm nhiều đốt, trên cơ thể có chất nhờn, hô hấp qua da
2
3
4
5
....
IV. Bài thu hoạch
Tên bài thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
      Họ và tên học sinh:
      Lớp:
1. Kiến thức lí thuyết:
- Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Đó là những môi trường nào?
- Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật?
- Lá cây ưa sáng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?
- Lá cây ưa bóng mà em đã quan sát có những đặc điểm hình thái như thế nào?
- Các loài động vật mà em quan sát được thuộc nhóm động vật sống trong nước, ưa ẩm hay ưa khô?
2. Nhận xét chung của em về môi trường xung quanh em.
3. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường sống của sinh vật
(Học sinh viết bài thu hoạch và nộp lại sau khi trở lại trường)
Hết
NỘI DUNG ÔN TẬP TUẦN 24 - SINH 9 
A. Lý thuyết (Ghi nội dung lý thuyết vào vở bài học)
QUẦN THỂ SINH VẬT
Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể 
 a. Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
 b. Thành phần nhóm tuổi: - Bảng 47.2.
- Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi.
 c. Mật độ quần thể: Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
- Các nhân tố của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể.
- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
II. QUẦN THỂ NGƯỜI: 
 1. So sánh sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật:
 - Quần thể người có đặc trưng sinh học như những quần thể sinh vật khác, đó là đặc điểm giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
- Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm như: pháp luật, chế độ hôn nhân, văn hoá, giáo dục, kinh tế...
- Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
2. Đặc điểm về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người 
- Quần thể người gồm 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản từ sơ sinh đến 15 tuôỉ
+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động: 15 – 65 tuổi.
+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên.
- Tháp dân số (tháp tuổi) thể hiện đặc trưng dân số của mỗi nước.
+ Tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng, số lượng trẻ em sinh ra nhiều và đỉnh tháp nhọn thể hiện tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ thấp.
+ Tháp dân số già là tháp có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
3. Tăng dân số và phát triển xã hội:
- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.
* Tăng dân số tự nhiên + số người nhập cư – số người di cư = Tăng dân số thực.
- Khi dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn nước uống, ô nhiễm môi trường, tăng chặt phá từng và các tài nguyên khác.
- Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mỗi con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường đất nước.
B. Bài tập:
Câu 1: Quan sát hình và xác định các tháp dân số:
Hình a
Hình b
Hình c
Các kiểu tháp dân số cơ bản
- Hình - Hình ..
Câu 2: Sự khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già:
Tháp dân số trẻ
Tháp dân số già
- Đáy tháp.
- Cạnh tháp.
- Đỉnh tháp .
- Tuổi thọ.
- Đáy
- Cạnh tháp.
- Đỉnh tháp .
- Tuổi thọ. 
Hết
 (Các em học lý thuyết phần khái niệm, so sánh, đặc điểm. Bài tập điền từ)

File đính kèm:

  • docxon_tap_sinh_hoc_lop_9_tuan_2324.docx