Phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước

1) Năm 1900, bịt cửa sông Cà Lồ là phân lưu tự nhiên của sông Hồng- sông Cà Lồ trở thành một nhánh của sông Cầu- sông chứa nước mưa, nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ.

 2) Năm 1937 bịt sông Đáy bằng Đập Đáy, sông Đáy trở thành khúc sông chết (từ Đập Đáy đến Ba Thá). Năm 1967, bịt cửa Đáy bằng cống Vân Cốc và Đê Cửa Hát để khai thác bụng hồ từ Vân Cốc- Đập Đáy. Hiện nay sông Đáy- sông Nhuệ trở thành con sông tiêu nước thải, nước bẩn từ các đô thị lớn Hà Nội, Hà Tây, đang kêu cứu.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC  Tóm tắt - summary 	Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững. Sự không bền vững đó ngày một tăng trầm trọng do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, do sự phát triển và sử dụng thiếu hợp lý kể cả khâu quản lý dẫn đến Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế ngày càng suy thoái, cạn kiệt, nghèo nước. Để ngăn chặn và phục hồi có hiệu quả nguồn Tài nguyên nước, Báo cáo đề xuất những giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý (hay phát triển bền vững) cần được quan tâm thực hiện tích cực, thống nhất, đồng bộ kịp thời. 	Vietnam is an average country at water resources but having many un-sustainable factors. The un-sustainability is more and more increasing seriously due to the global climate change, the un-reasonable use, management and development of water resources leading to the degradation, exhaustion of water resources. For effective prevention and restoration of water resources, this report recommends solutions for sustainable use and development of water resources which need to be interested and implemented timely and synchronously I. Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững 1. Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới đất chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng nước ở giai đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm (khoảng 13% tổng trữ lượng). 	Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4400 m3/người, năm (Thế giới 7400m3/người, năm). Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4000m3/người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần (Thực tế nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào thì Việt Nam trung bình đạt khoảng 10.600m3/người, năm). I. Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững 2. Các yếu tố không bền vững của Tài nguyên nước Việt Nam. 1) Lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm xấp xỉ 2/3 tổng lượng nước có được, rất khó chủ động, thậm chí không sử dụng được. 2) Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất rất không đều. Theo không gian, nơi có lượng mưa nhất là Bạch Mã 8000mm/năm, Bắc Quang, Bà Nà đạt khoảng 5000mm/năm, trong khi Cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm. Theo thời gian, mùa lũ chỉ kéo dài từ 3- 5 tháng nhưng chiếm tới 70- 85% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa một ngày lớn nhất đạt trên 1500mm/ngày song mùa cạn tồn tại hàng nhiều tháng không có giọt mưa nào. Mưa, lũ đạt kỷ lục trong vùng Đông Nam Á là ven biển Miền Trung. Hạn hán xảy ra nghiêm trọng. Điều đó cần phải tích nước trong mùa lũ để điều tiết bổ sung mùa cạn là giải pháp tích cực nhất, quan trọng nhất. I. Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững 3) Sự không thuận lợi của Tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác. 	- Nước ta có khoảng 2360 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Trong số 13 lưu vực sông chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000 km2 thì có đến 10/13 sông có quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có 3/13 sông thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn chảy sang nước láng giềng, 7 sông thường nguồn ở nước láng giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này Việt Nam không những bị rạng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba… chia sẻ, đồng thuận. 	- Tổng lượng nước năm ứng với p = 75% khoảng 720 tỷ m3, tổng lượng nước mùa cạn có khoảng 170 tỷ m3 (kể cả 30 tỷ m3 điều tiết từ các hồ chứa tính đến năm 2010). Tổng nhu cầu nước năm 2010 là 110 tỷ m3, trong mùa cạn khoảng 85 tỷ m3 (chưa kể đến lưu lượng nước đảm bảo môi trường sinh thái hạ lưu). Nếu quản lý không tốt thì đến năm 2010 khả năng thiếu nước đã rõ ràng vào từng nơi, từng thời kỳ, đặc biệt là các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Daklak, Daknông, ĐBSCL, Trung du S. Thái Bình và sông Hồng và dải ven biển. I. Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững 4) Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng. 	- Dân số tăng, chỉ số lượng nước trên đầu người giảm. Năm 1943 là 16.641 m3/người, nếu dân số nước ta tăng lên 150 triệu người thì chỉ còn đạt 2467 m3/người, năm xấp xỉ với những quốc gia hiếm nước. 	- Do các Quốc gia ở thượng nguồn khai thác nước các sông ngày càng nhiều và có chiều hướng bất lợi. Ví dụ: Trung Quốc đã và đang xây dựng hơn 10 hồ chứa lớn trên sông Mekong, sông Nguyên; Lào đã và đang xây dựng 35 công trình thuỷ lợi- thủy điện trong đó có 27 hồ chứa trên sông nhánh và 8 đập dâng trên sông chính. Ở Thái Lan, đã có 10 hồ chứa vừa và lớn và đang có kế hoạch xây thêm. Ở Campuchia có dự kiến giữ mực nước Biển Hồ với một cao trình nhất định để phát triển tưới… I. Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững 	- Nạn phá rừng ngày một tăng cao để trồng càphê ( khi được giá), phá rừng để lấy gỗ, lấy củi, lấy đất làm nương rẫy… khó kiểm soát đã làm nguồn nước về mùa cạn nhiều sông suối, khô kiệt, về mùa lũ làm tăng tốc độ xói mòn đất, tăng tính trầm trọng của lũ lụt…Đó là chưa kể hậu quả gây giảm sút đáng kể về Đa dạng sinh học. 	- Ô nhiễm nước ngày một trầm trọng do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày một tăng nhanh trong khi nước thải, rác thải chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đó là chưa kể ô nhiễm do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học ngày một tăng khó kiểm soát, ô nhiễm nước do nước thải, chất thải của các ao nuôi thuỷ sản xả trực tiếp không qua xử lý vào nguồn nước. II. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ không khí có xu thế ngày một tăng lên đã được khẳng định. Kịch bản có thể chấp nhận là đến năm 2070, ở các vùng ven biển có khả năng tăng thêm +1,5oC, vùng nội địa +2,5oC. Chúng kéo theo lượng tăng bốc thoát hơi lên khoảng 7,7  8,4%, nhu cầu nước tưới tăng lên, lượng dòng chảy nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi. II. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. 2. Bão. ElNino và LaNina làm tăng thêm tính cực đoan của thời tiết. Hậu quả làm tăng thêm tính cực đoan của lượng dòng chảy trong năm trên các dòng sông. Vào các năm LaNina, số lượng bão và ATNĐ ảnh hưởng đến thời tiết nước ta nhiều hơn rõ rệt so với các năm ElNino. Nếu kèm theo ảnh hưởng không khí lạnh thì các năm này thường xảy ra những trận lụt lớn kéo dài, diện rộng. Vào các năm ElNino, số lượng bão và ATNĐ ảnh hưởng đến nước ta ít song cũng có những cơn có cường độ rất mạnh gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Nói chung ở Việt Nam bão có xu thế ngày càng tăng cả cường độ lẫn tần số. Tần suất bão đổ bộ vào vùng ven biển phía Bắc và ven biển Trung bộ có xu hướng chuyển dịch lẫn nhau theo từng thời kỳ. Trong những năm gần đây bão có xu thế đổ bộ vào vùng ven biển Miền Trung nhiều hơn đặc biệt là vùng ven biển Cực Nam Trung Bộ. II. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. 3. Hạn. ElNino gắn liền với việc gây hạn hán rất nặng nề ở nước ta. Những năm có ElNino, lượng mưa và lượng dòng chảy trong sông đặc biệt là trong mùa cạn thường bị giảm mạnh, thậm chí không có dòng chảy như sông Lòng Sông, S. Lũy…(Bình Thuận), sông LrongBuk (Daklak), sông Hà Thanh (Bình Định)… Hạn đến nỗi ngay cả súc vật cũng không thể sống được, người dân phải di chuyển chúng đến vùng khác. Hàng chục ngàn ha cây trồng bị chết do thiếu nước. 4. Mặn xâm nhập sâu do mực nước biển dâng lên trung bình 20mm/năm ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước và thoát nước, suy thoái nước. 5. Ô nhiễm nhiễm nước: do hạn hán lượng nước trong sông cạn kiệt không đủ khả năng pha loãng làm nước trong sông ngày càng bị ô nhiễm, suy thoái III. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. 1. Các phát triển KTXH có liên quan đến phát triển nhà kính. Sự phát triển dân số kéo theo sự phát triển diện tích trồng lúa và sản lượng thóc. Năm 2000 so với năm 1900: Dân số Việt Nam tăng gấp 1,6 lần Flúa tăng gấp 2,56 lần, sản lượng thóc tăng 8,2 lần. Phá và trồng rừng. Năm 1943 độ che phủ là 43%, đến nay độ che phủ rừng còn đạt khoảng 35% song chất lượng rừng bị giảm nặng nề phần lớn là rừng thứ sinh, rừng thoái hoá, rừng trông. Xây dựng hồ chưa thuỷ lợi, thuỷ điện trước năm 1994 có tổng dung tích khoảng 20 tỷ m3 nước, tổng dung tích hiệu ích khoảng 16 tỷ m3. Sử dụng năng lượng bằng than, khí, quá trình công nghiệp, chất thải đã phát thải khí nhà kính một tỷ trọng đáng kể. III. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. 2. Các phát triển và sử dụng Tài nguyên nước thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. a. Bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong đê sử dụng cho mục đích nông nghiệp. Ví dụ: 	1) Năm 1900, bịt cửa sông Cà Lồ là phân lưu tự nhiên của sông Hồng- sông Cà Lồ trở thành một nhánh của sông Cầu- sông chứa nước mưa, nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ. 	2) Năm 1937 bịt sông Đáy bằng Đập Đáy, sông Đáy trở thành khúc sông chết (từ Đập Đáy đến Ba Thá). Năm 1967, bịt cửa Đáy bằng cống Vân Cốc và Đê Cửa Hát để khai thác bụng hồ từ Vân Cốc- Đập Đáy. Hiện nay sông Đáy- sông Nhuệ trở thành con sông tiêu nước thải, nước bẩn từ các đô thị lớn Hà Nội, Hà Tây, đang kêu cứu. III. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. b. Các sông nhỏ trong nội đô của các Thành phố bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp. 	1) Suối Phượng Hoàng chảy trong Thành phố Thái Nguyên, bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng do nước thải của nhà máy sản xuất Giấy Đế thải trực tiếp. 	2) Các sông Tô Lịch, sông Sét, Kim Ngưu… chảy trong nội thành Hà Nội bị ô nhiễm rất nghiêm trọng trực tiếp đổ vào sông Nhuệ. 	3) Các kênh nhiêu Lộc- Thị Nghè kênh Tàu Hũ, kênh Tân Hoà- Lò Gốm, Kênh Tham Lương, Kênh Đôi- Tẻ và các kênh rạch khác chảy trong nội đô Thành phố Hồ Chí Minh đổ trực tiếp vào sông Sài Gòn gây ô nhiễm nghiêm trọng. III. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. c. Các sông nói chung có thể phân đoạn ô nhiễm khi sông chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, hay hoạt động nông nghiệp… d. Xây dựng đập dâng sử dụng hết lượng nước cơ bản tạo ra khúc sông “khô” dưới đập. 	1) Các đập dâng thuỷ lợi như đập Thạch Nham trên sông Trà Khúc, đập Lại Giang trên sông Đại Giang, đập Đồng Cam trên sông Đà Rằng, đập Nha Trinh- Lâm Cấm trên sông Cái Nha Trang… 30 năm trước đây về mùa khô vẫn có nước tràn qua đập. Vài chục năm gần đây do tăng diện tích tưới, tăng lượng nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, mặt khác do rừng đầu nguồn bị phá nặng nề nên mùa khô là hạ lưu hết nước có năm kéo dài vài ba tháng nếu không có mưa- vùng hạ lưu các đập dâng này nhiều cư dân sinh sống ven sông và trên sông, tác động này là rất đáng kể. III. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. 2) Các đập dâng thuỷ điện: 	 - Tạo ra khúc sông “chết” đoạn giữa hạ lưu đập và nhà máy. Tuy dân cư ở vùng này thưa thớt song đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái thuỷ sinh, sự tổn thất không thể không xét đến. 	 - Do điều tiết ngày đêm tạo ra nửa ngày ở hạ lưu không có nước xả. Ảnh hưởng này là đáng kể không những đến hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến đường thuỷ mà ngay cả đối với các hoạt động của động vật, thực vật có liên quan đến nước. III. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. e. Trong qui hoạch, thiết kế các hồ chứa nước, trong một thời gian dài không quan tâm đến hoặc quan tâm không đầy đủ đến dòng chảy môi trường phía hạ lưu đập nên đã gây những khiếu tố của người dân, nhiều địa phương không đáng có. g. Khai thác nước quá mức, thiếu qui hoạch, kế hoạch đồng bộ. 	1) Khai thác nước ngầm quá mức gây ô nhiễm trầm trọng ở Daklak, Ninh Thuận và Bình Thuận, đòi hỏi phải có biện pháp bổ cập. 	2) Theo qui hoạch về nguồn nước, đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu cấp nước tưới cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 80.000 ha càphê. Đến năm 2000 riêng tỉnh Daklak (cũ) đã trồng được 260.000 ha càphê. Hậu quả là không đủ nước tưới hàng chục ngàn ha càphê bị chết. III. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ. h. Quản lý tài nguyên nước bị phân tán, tính ràng buộc không chặt chẽ, thiếu thống nhất nên đã xảy ra tình trạng: 	- Thiếu nước “nhân tạo” do không có qui trình vận hành hồ về mùa cạn (nước sông Hồng không đáp ứng yêu cầu mực nước cần thiết trong các tháng II, III hàng năm). 	- Thiếu tập trung, thiếu nghiêm lệnh, nhiều cơ quan ban hành nhưng không có cơ quan nào quyết định. Ví dụ: Trên sông Krong Ana đoạn cầu Giang Sơn, Trạm Thuỷ văn Giang Sơn có 3 qui định của 3 Bộ: Bộ giao thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với ba biển cấm cùng có 1 điều cấm: Cấm lấy cát trên đoạn sông. Thực tế không được chấp hành: Trục cầu vẫn bị xói, tàu thuyền vẫn đậu kín khai thác cát gây xói lở bờ sông, làm sai lệch số liệu quan trắc thuỷ văn. IV. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam 1. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn cầu. a. Giảm nhẹ khí nhà kính theo kế hoạch hành động của Quốc gia. b. Từ 1994- 2020, xây dựng thêm khoảng hơn 70 hồ chứa Thuỷ lợi, Thuỷ điện có Vhi  10 triệu m3 với Vtb  50 tỷ m3, Vhi  33 tỷ m3, trong đó có 46 hồ chứa với Vhi  400 triệu m3. c. Cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng. 	1) Nâng cấp các hệ thống cũ. 	2) Qui hoạch xây dựng bổ sung hệ thống mới, độc lập với tưới, cấp nước. 	3) Thực hiện nghiêm chỉnh các Luật Tài nguyên nước, Bảo vệ môi trường, Đê Điều…bảo đảm thoát lũ, bảo vệ bờ sông, chỉnh trị lòng sông, cửa sông thông thoát lũ… IV. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam d. Nâng cấp đê biển, đê cửa sông. e. Củng cố bồi trúc đê sông đảm bảo an toàn đê với mực nước thiết kế đã qui định. g. Khai thác hợp lý đất đai chưa sử dụng. h. Thực hiện cơ chế sản xuất sạch. 2. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Phát triển, sử dụng Tài nguyên nước không hợp lý. a. Nông nghiệp: giảm nhu cầu nước. 	1) Tưới tiết kiệm nước. 	2) Giảm tổn thất nước: 	 IV. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam 	 - Cứng hoá kênh mương 	 - Nâng cấp công trình đầu mối 	 - Nâng cao hiệu quả quản lý Quản lý theo nhu cầu dùng nước không phải quản lý theo khả năng công trình. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia quản lý của xã hội, công dân và cộng đồng. Tăng cường năng lực quản lý. 	3) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp.	 IV. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam 	4) Phòng chống ô nhiễm nước. b. Công nghiệp. 	1) Nâng cao hiệu quả tái sử dụng nước. 	2) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải. 	3) Phòng chông ô nhiễm nguồn nước. c. Du lịch- Dịch vụ- Sinh hoạt. 	1) Sử dụng nước tiết kiệm chống lãng phí. 	2) Giảm nhu cầu nước một cách hợp lý, cải tiến thiết bị sử dụng nước. 	3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước. IV. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam d. Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm duy trì dòng chảy môi trường cho con sông khoẻ mạnh bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thuỷ sinh. Pháp lý hoá nội dung đảm bảo dòng chảy môi trường trong qui hoạch, thiết kế vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện và đập dâng. Có kế hoạch biện pháp bổ cập nước ngầm những vùng khai thác quá mức, phòng chống hoang mạc hoá. e. Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn Tài nguyên nước. Dự báo theo mùa, năm và nhiều năm về nguồn nước, thiên tai lũ lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng LaNina, ElNino… để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước. g. Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước. Tổ chức Lưu vực sông có cơ chế quản lý thích hợp, hiệu quả. IV. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam 	h. Bảo vệ môi trường nước, phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm nước, thực hiện đúng các Luật và các văn bản dưới Luật có liên quan. 	1) Hiểu và thực hiện đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Đê Điều, Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 và các Nghị định, Qui định của Chính phủ có liên quan. 	2) Thực hiện người gây ô nhiễm phải trả phí. 	3) Tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường nước. 	4) Cải tạo, cải thiện khôi phục có kiểm soát các dòng sông bị ô nhiễm, bị tù như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Sài Gòn và các sông, kênh nội đô. IV. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam 3. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Quản lý, Tổ chức và Luật pháp. 1) Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan đến Tài nguyên nước. 2) Nhà nước sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay (đã bộc lộ một số điều bất cập) và các văn bản dưới Luật. IV. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam 3) Nhà nước sớm tập trung thống nhất cơ quan quản lý Tài nguyên nước thông suốt từ Trung ương đến Địa phương và sớm thành lập các Tổ chức quản lý lưu vực sông thích hợp với nhiệm vụ chức năng rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thực sự do “người trong lưu vực sông” tự quản lý có sự hỗ trợ của Trung ương (chứ không phải chỉ dừng lại ở quản lý qui hoạch, mà thực chất qui hoạch chưa có. Lãnh đạo quản lý chủ yếu là “người của Trung ương” nên hoạt động kém hiệu quả, hình thức). 4) Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng động tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập qui hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng và bảo vệ. 5) Nhà nước sớm ban hành văn bản qui định từng bước đảm bảo đủ dòng chảy môi trường cho các con sông để con sông thực sự được sống, khoẻ và lành mạnh làm cơ sở cho phát triển bền vững Tài nguyên nước. V. Kết luận 1. Suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội là rõ ràng và đáng kể. 2. Tác động của biến đổi khí hậu rõ rệt nhất là tăng cao nhiệt độ không khí kéo theo tăng cao bốc thoát hơi, tăng cao nhu cầu sử dụng nước. Nó làm tăng tần số và cường độ bão đổ bộ vào nước ta đồng thời làm nước biển dâng lên. Kết hợp với hiện tượng ElNino- LaNina đã tạo nên những thiên tai như lụt bão, hạn hán, lũ quét xâm nhập mặn ngày càng tăng. V. Kết luận 3. Tác động của phát triển kinh tế xã hội đã làm ô nhiễm những đoạn sông, thậm chí cả con sông (Nội đô) hoặc tạo ra những con sông chết, khúc sông chết. 4. Những biện pháp khắc phục hay giảm thiểu chỉ có hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ, thống nhất hành động từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, từ nâng cao nhận thức, ý thức đến các hoạt động cụ thể, từng việc làm cụ thể. CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHETHANK YOU FOR YOUR ATTENTION 

File đính kèm:

  • pptPHAT TRIEN VA SU DUNG HOP LY NGUON TAI NGUYEN NUOC.ppt
Bài giảng liên quan