Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Đề 16

Câu 1: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ Bia để đi vào rừng?

 A. Vì thóc gạo thích đi chơi.

 B. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi.

 C. Vì Hơ Bia khinh rẻ thóc gạo.

Câu 2: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia?

 A. Vì Hơ Bia không có gì để ăn.

 B. Vì Hơ Bia đã biết lỗi và chăm làm.

 C. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá.

Câu 3: Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng?

 A. lười nhác B. nhanh nhẹn C. chăm chỉ

Câu 4: Bộ phận gạch chân trong câu “Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng.” trả lời cho câu hỏi nào?

 A. Là gì? B. Làm gì? C. Như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Phiếu bài tập môn Tiếng Việt Lớp 2 - Đề 16, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
¤n TËp ®Ò 16
Bài 1: Đọc bài tập đọc “Sư Tử xuất quân” (Sách TV 2 tập 2, trang 46) 
Bài 2: Chính tả: Nghe viết bài “Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên” (Sách Tiếng Việt 2 tập 2, trang 48)
Bài 3:  Đọc hiểu:
CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO
 Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo.
 Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
 - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ quát:
 - Tao đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.
 Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
 Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
Theo TRUYỆN CỔ Ê-ĐÊ
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ Bia để đi vào rừng?
 A. Vì thóc gạo thích đi chơi.
 B. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi.
 C. Vì Hơ Bia khinh rẻ thóc gạo.
Câu 2: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia?
 A. Vì Hơ Bia không có gì để ăn.
 B. Vì Hơ Bia đã biết lỗi và chăm làm.
 C. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá.
Câu 3: Từ nào trái nghĩa với từ lười biếng?
 A. lười nhác B. nhanh nhẹn C. chăm chỉ
Câu 4: Bộ phận gạch chân trong câu “Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng.” trả lời cho câu hỏi nào?
 A. Là gì? B. Làm gì? C. Như thế nào?
Bài 4: Bộ phận gạch chân trong câu: Chúng em được nghỉ hè khi kết thúc năm học.
Trả lời cho câu hỏi nào?
 A. Khi nào?
 B. Như thế nào?
 C. Làm gì?
Bài 5: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
 a. Màu đỏ vẫn cháy rừng rực trên các cành cây phượng vĩ.
 b. Gió thổi ào ạt, lạnh buốt.
Bài 6: Câu nào dùng dấu phẩy đúng?
 A. Trong rừng chào mào, sáo sậu, khướu, vàng anh cùng nhau hót líu lo.
 B. Trong rừng, chào mào, sáo sậu, khướu, vàng anh, cùng nhau hót líu lo.
 C. Trong rừng, chào mào, sáo sậu, khướu, vàng anh cùng nhau hót líu lo.
Bài 7: Tập làm văn:
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một mùa trong năm mà em thích.
Gợi ý:
 1. Mùa em thích là mùa nào, bắt đầu từ tháng mấy?
 2. Em thấy thời tiết, cây cối, . . . mùa đó có gì đặc biệt?
 3. Em thường làm gì vào mùa đó?
Bài làm
.............
.................
.............
.............
.............
....................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_2_de_16.doc