Phiếu ôn tập môn Tiếng Việt, Toán Lớp 5 - Tuần 9
Kiến thức cần ghi nhớ
1) Hình hộp chữ nhật
a) Diện tích xung quanh = Chu vi đáy x Chiều cao
b) Diện tích toàn phần = Diện tích xung quanh +
diện tích hai mặt đáy
c) Chu vi đáy = (Chiều dài + Chiều rộng) x 2
= Diện tích xung quanh : Chiều cao
d) Diện tích đáy = Chiều dài x Chiều rộng
Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4m và chiều cao 3m.
PHIẾU ÔN TẬP TUẦN 9 diện tích hai mặt đáy Kiến thức cần ghi nhớ 1) Hình hộp chữ nhật Chiều cao a) Diện tích xung quanh = Chu vi đáy x Chiều cao b) Diện tích toàn phần = Diện tích xung quanh + diện tích hai mặt đáy Chiều rộng c) Chu vi đáy = (Chiều dài + Chiều rộng) x 2 = Diện tích xung quanh : Chiều cao Chiều dài d) Diện tích đáy = Chiều dài x Chiều rộng Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4m và chiều cao 3m. Bài giải: Chu vi đáy của HHCN là: (6+4) x 2 = 20 (cm) Diện tích xung quanh của HHCN là: 20 x 3 = 60 (cm2) Diện tích một mặt đáy của HHCN là : 6 x 4 = 24 (cm2) Diện tích toàn phần của HHCN là : 60 + 24 x 2 = 108 (cm2) Đáp số : Sxq : 60cm2 Stp : 108cm2 2) Hình lập phương a) Diện tích xung quanh = Diện tích 1 mặt x 4 b) Diện tích toàn phần = Diện tích 1 mặt x 6 Cạnh c) Diện tích 1 mặt = cạnh x cạnh 3) Diện tích cần quét vôi của căn nhà (bên trong) Diện tích cần quét vôi = Diện tích xung quanh + diện tích trần nhà – Diện tích cửa Ví dụ :Một căn nhà chiều dài 7m, chiều rộng 5m, chiều cao 4m. Người ta quét vôi bên trong căn nhà. Tính diện tích cần quét vôi biết diện tích các cửa là 7m2 Bài giải : Diện tích xung quanh căn nhà là : (7 + 5) x 2 x 4 =96 (m2) Diện tích trần nhà là : 7 x 5 = 35 (m2) Diện tích cần quét vôi là : 96 + 35 – 7 =124 (m2) Đáp số : 124m2 4) Diện tích hộp không có nắp a) Diện tích hình hộp không nắp = diện tích xung quanh + diện tích 1 mặt đáy b) Diện tích hình lập phương = Diện tích 1 mặt x 5 VD : Diện tích bìa làm 1 chiếc hộp không có nắp, Diện tích kính làm bể cá, Diện tích gạch lát bể bơi PHIẾU ÔN TẬP TUẦN 9 Thứ 2 ngày 30 tháng 3 năm 2020 PHẦN 1 - TOÁN Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một hình hộp chữ nhật có a) Chiều dài 24cm, chiều rộng 18cm và chiều cao là 12cm b) Chiều dài là 3m, chiều rộng là 1,2m và chiều cao là 0,8m Bài 2: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một cái bể có nắp hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,5m; chiều rộng 1,7m; chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng. Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 140 cm2. Chiều dài hơn chiều rộng 2m, chiều cao là 5m. a. Tính chu vi mặt đáy b.Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó. PHẦN 2 – TIẾNG VIỆT 1. Viết tiếp vế câu thích hợp về quan hệ ý nghĩa để tạo thành câu ghép: a. Chúng tôi rất mến bạn Minh vì b. Bởi tôi ăn uống điều độ nên c. Nhờ các bạn động viên và giúp đỡ nên d. Em thích xem phim hoạt hình vì 3. Phân tích cấu tạo các câu ghép sau: a) Vì bão to nên cây cối bị đổ rất nhiều. b) Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất nhanh c) Không những nó học giỏi Toán mà nó còn học giỏi môn Tiếng Việt. d) Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà gió biển còn là một liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khoẻ. 2. Thêm vế câu để tạo nên câu ghép thể hiện quan hệ tương phản : a. Vì trời rất lạnh b. thì lớp mình sẽ dẫn đầu khối 5. c. Mặc dù nhà nước đã có rất nhiều biện pháp để chống dịch viêm phổi cấp. ... . d.Tuy bạn em rất chăm học .. PHIẾU ÔN TẬP TUẦN 9 Thứ 3 ngày 1 tháng 4 năm 2020 PHẦN 1 - TOÁN Bài 1: Một cái sân hình tam giác có cạnh đáy là 2,5m và chiều cao là 12 dm. Tính diện tích cái sân hình tam giác đó ? Bài 2: Một cái ao hình tam giác có chiều cao là 14m và cạnh đáy gấp rưỡi chiều cao. Tính diện tích cái ao đó? Bài 3: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật có chiều dài 2dm5cm, chiều rộng 1,7dm, chiều cao 15cm? Bài 4: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong phòng là: chiều dài 8m, chiều rộng 6m, chiều cao 3,5m. Người ta sơn trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết diện tích các cửa bằng 12% diện tích xung quanh của phòng học đó. Tính diện tích cần sơn. ( Gợi ý: Diện tích cần sơn = Diện tích xung quanh + Diện tích trần căn phòng – Diện tích các cửa) PHẦN 2: TIẾNG VIỆT Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: CỔ TÍCH VỀ NGỌN NẾN Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến. Theo Nguyễn Quang Nhân 1. Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ? a. Tự mãn và hãnh diện b. Hân hoan, vui sướng. c. Tự hào vì làm được việc có ích. d. Hãnh diện vì đẩy lùi bóng tối. 2. Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ? a. Vì nó đã cháy hết mình. b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa. c. Vì mọi người không cần ánh sáng nữa. d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi. 3. Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên ? a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng. b. Nến im lìm chìm vào bóng tối. c. Nến bị gió thổi tắt phụt đi. d. Nến càng lúc càng ngắn lại. 4. Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ? a. Thấy mình chỉ còn một nửa. b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi. c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người. d. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa. 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Được làm việc có ích là điều hạnh phúc nhất của mỗi người. b. Được cháy hết mình là niềm vinh dự cho bản thân. c. Sống phải nghĩ điều thiệt hơn. d. Sống không cần có trách nhiệm và tận tụy với công việc. 6. Câu 7. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa? a. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn. b. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng. c. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - dậy, sáng suốt – tỉnh táo. 7. Các từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ? Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì. a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ 8. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ b. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu d. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh 9. Từ nào dưới đây là quan hệ từ? a. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh". b. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay". c. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở." d. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới. 10. Câu nào dưới đây là câu ghép: a. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng. b. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. c. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. PHIẾU ÔN TẬP TUẦN 9 Thứ 4 ngày 1 tháng 4 năm 2020 TOÁN Bài 1: Đặt tính rồi tính: a) 43,61 + 201, 83 b) 99 – 45,98 c) 95,94 : 12,3 d) 1,04 x 54,3 Bài 2: Một cái thùng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài là 1,4m, chiều rộng bằng ½ chiều dài, chiều cao là 0,6m. Tính diện tích tôn dùng để làm cái thùng đó. Bài 3: Một hình lập phương có cạnh dài 1dm5cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương đó. Bài 4: Người ta làm một cái hộp bằng bìa hình lập phương có chu vi đáy là 1m. Tính diện tích bìa dùng để làm hộp. TIẾNG VIỆT Bài 1: Thêm 1 vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép: Nếu bạn đánh răng sạch sẽ hàng ngày thì. .gia đình em nghiêm túc thực hiện. Số người nhiễm Covid – 19 sẽ tăng cao nếu.. Em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra đường do ..... Bài 2: Các vế trong mỗi câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào? Bố em làm công nhân còn mẹ em là giáo viên. Chẳng những trời mưa to mà gió còn giật rất mạnh. Mưa to, gió giật mạnh và con đường trước nhà ngập trắng nước. Bài 3: Phân tích cấu tạo các câu ghép sau: Nhờ bác Phượng già giúp đỡ mà người mẹ khốn khổ ấy cứu được các con. Chim sâu nhỏ bé nhưng nó bắt sâu rất tài. PHIẾU ÔN TẬP TUẦN 9 Thứ 5 ngày 2 tháng 4 năm 2020 PHIẾU TOÁN Phần I: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng : Câu 1: 0,25m3 đọc là: A. Hai mươi lăm phần trăm mét. B. Không phẩy hai mươi lăm mét khối. C. Hai mươi lăm phần mười mét khối. Câu 2: Trong bể có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép. Tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể là: A. 125 % B.50 % C. 80 % Câu 3: Một hình tròn có bán kính 7cm. Chu vi hình tròn đó là: A. 21,98 cm B. 43,96 cm C. 153,86cm Câu 4: Diện tích toàn phần của một hình lập phương là 24m2. Cạnh của hình lập phương đó là: A. 8m B. 4m C. 2m Phần II. Tự luận: Câu 1: Đặt tính rồi tính 0,4671 : 17,3 6,9106 : 6,34 81,263 : 32,9 21,1355 : 10,31 Câu 2 : Một hình thang có đáy lớn 52 dm .Đáy bé kém đáy lớn 1,1m. Tính diện tích hình thang, biết chiều cao bằng trung cộng hai đáy . Câu 3 Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3,6m và chiều cao 3,8m. Người ta muốn quét vôi các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu m2 , biết tổng diện tích cửa bằng 8m2? ( Chỉ quét vôi bên trong căn phòng ). TIẾNG VIỆT Câu 1: Viết thêm một vế câu để tạo thành câu ghép: Thuỷ triều đã lên, ...................................................................................................................................... Câu 2: Chỉ ra các vế câu trong các câu sau: a. Mùa xuân, hoa đua nở, chim hót líu lo. Vế 1:..; Vế 2:; Vế 3: b. Sáng,mẹ đi làm, chị đi học, em ở nhà trông nhà. Vế 1:..; Vế 2:; Vế 3: Câu 3: Thêm vế câu để có câu ghép: a. Ngoài vườn, .. b. Mọi người vui mừng: Câu 4: Đặt câu ghép chỉ quan hệ : Tăng tiến: Điều kiện- kết quả: PHIẾU ÔN TẬP TUẦN 9 Thứ 6 ngày 3 tháng 4 năm 2020 TOÁN Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: a) Chiều dài 25 cm , chiều rộng 15 cm và chiều cao 12 cm. b) Chiều dài 7,6 dm , chiều rộng 4,8 dm và chiều cao 2,5 dm. c) Chiều dài 4/5 m , chiều rộng 2/5 m và chiều cao 3/5 cm Bài 2: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 420 cm2 và có chiều cao là 7cm. Tính chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó. Bài 3: Một cái hộp bằng tôn (không có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 cm , chiều rộng 20 cm ,chiều cao 15 cm. Tính diện tích tôn dùng để làm cái hộp đó. (không tính mép hàn) Bài 4: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,8m. Người ta muốn quét vôi vào các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông , biết tổng diện tích các cửa bằng 8 m2. (chỉ quét bên trong phòng) TIẾNG VIỆT Bài 1. Phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. (Bằng cách gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu) a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ. b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà. c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà. d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào. e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém. g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học. h. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà. i. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào. k. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng. l. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi. Bài 2. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau: 1. Nếu ... thì ... 2. Mặc dù ... nhưng ... 3. Vì ... nên ... 4. Hễ ... thì ... 5. Không những ... mà ... 6. Nhờ ... mà ... 7. Tuy ... nhưng ...
File đính kèm:
- phieu_on_tap_mon_tieng_viet_toan_lop_5_tuan_9.docx