Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5

I. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chú lừa thông minh

Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.

 

docx4 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
	Thứ 6 ngày tháng 2 năm 2020
Phiếu ôn tập ở nhà môn Toán
Họ và tên: Lớp:.........
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.
1. Cho số thập phân 72,364, chữ số được gạch dưới có giá trị là
 A. 3	B. 310	 	C. 3100	D. 31000	
2. Trong bể có 25 con cá, trong đó có 20 con cá chép. Tỉ số phần trăm của số cá chép và số cá trong bể là
 A. 5%	B. 20%	C. 80%	D. 100%
3. 2800g bằng bao nhiêu kilôgam? 
 A.280kg	 B.28kg	 	C. 2,8kg	D.0,28kg
4. Chữ số gạch chân trong số thập phân 2,574 có giá trị là
 A.7	B. 0,7	C. 0,07	D.0,007
5. Hình tam giác có độ dài đày 15cm, chiều cao 8cm thì diện tích là:
 A.12cm2	B. 6cm2	C.120cm2	 D.60cm2
6. Gửi tiền tiết kiệm 1 000 000 đồng với lãi suất 0,6% một tháng thì mỗi tháng nhận được tiền lãi là:
 A. 6000 đồng	 B. 600 đồng	 C.60000đồng	D. 60 đồng
II. TỰ LUẬN:
Bµi 1: Đặt tính rồi tính : 
 a) 24,5 x 3,8	` b) 12 : 0,25 	 c) 17,376 : 48	d) 1,458 : 0,45
.........................
.........................
Bµi 2: Tính:
 a)14,7 + 0,25 x 3,72 – 10,8	 b)3,57 X 4,1 + 19,52 : 0,5 
.........................
Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Ở giữa vườn, người ta xây một cái bể hình tròn bán kính 2m. Tính diện tích phần đất còn lại của mảnh vườn đó?
.........................................................................................................................................................
Bài 4: Bánh xe bé của một máy kéo có bán kính 0,5m. Bánh xe lớn của máy kéo có bán kính 1m. Hỏi khi bánh xe bé lăn được 10 vòng thì bánh xe lớn lăn được mấy vòng? 
Bài 5: Cho hình thang ABCD có kích thước A 24cm B
như hình vẽ bên. Tính: 
	12cm
 a) Diên tích hình thang ABCD.
 b) Diện tích hình tam giác BEC. D H E 10cm C
 36cm
 c) Tỉ số của diện tích hình tam giác BEC và diện tích hình thang ABCD. 
	Thứ sáu ngày tháng 2 năm 2020
Phiếu ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt
Họ và tên: Lớp.........
I. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Chú lừa thông minh
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì?
a. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng.
b. Bác đến bên giếng nhìn nó.
c. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên.
Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì?
a. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa.
b. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa.
c. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết.
Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì?
a. Lừa đứng yên và chờ chết.
b. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng.
c. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.
Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ?
a. Nhút nhát, sợ chết.
b. Bình tĩnh, thông minh.
c. Nóng vội, dũng cảm.
Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết:
....................................................................................................................................
Câu 6: Gạch chân các quan hệ từ có trong câu:
- Bác ta thấy lừa dồn đất hất sang một bên còn mình thì tránh ở một bên.
Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ sa trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.”
Đó là từ: ...................................................................
Câu 8: Tiếng lừa trong các từ con lừa và lừa gạt có quan hệ:
a. Đồng âm
b. Đồng nghĩa
c. Nhiều nghĩa
Câu 9: Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau:
- Bác ta quyết định lấp giếng chôn sống lừa để tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
..
Câu 10: Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” là:
a. Một hôm
b. Con lừa
c. Con lừa của bác nông dân nọ
II. VIẾT
1. Chính tả: 	
Nắng trưa
	Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
	Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.
	Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời... Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời.
 Theo BĂNG SƠN
2. Tập làm văn: 
Tả một người thân trong gia đình (hoặc một người bạn) mà em quý mến nhất.

File đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_o_nha_mon_toan_tieng_viet_lop_5.docx