Phiếu ôn tập phòng dịch covid môn Toán, Tiếng Việt Khối 2 - Tuần 12

MÔN TIẾNG VIỆT

I. Đọc thầm bài sau:

 Bầy voi

 Trước đây, trên những cánh rừng Trường Sơn, voi sống thành từng bầy rất đông.

 Các thành viên trong bầy voi luôn quan tâm, chăm sóc nhau. Voi Con mới sinh được các voi khác luôn bên cạnh bảo vệ cho tới khi đủ cứng cáp để tự bảo vệ mình. Voi Con bú sữa mẹ trong vòng năm năm. Voi Mẹ dành rất nhiều năm để chăm sóc con.

Voi là loài vật có nghĩa. Chúng biết biểu lộ nỗi buồn, lòng thương mến chẳng khác gì con người. Một con đau yếu thì cả bầy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có vì thế mà phải chịu đói khát hoặc ngừng dở chuyến đi.

 

docx10 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Phiếu ôn tập phòng dịch covid môn Toán, Tiếng Việt Khối 2 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Họ và tên :..........Lớp 2A
Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2020
MÔN TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm bài sau:
 Bầy voi
 Trước đây, trên những cánh rừng Trường Sơn, voi sống thành từng bầy rất đông.
 Các thành viên trong bầy voi luôn quan tâm, chăm sóc nhau. Voi Con mới sinh được các voi khác luôn bên cạnh bảo vệ cho tới khi đủ cứng cáp để tự bảo vệ mình. Voi Con bú sữa mẹ trong vòng năm năm. Voi Mẹ dành rất nhiều năm để chăm sóc con.
Voi là loài vật có nghĩa. Chúng biết biểu lộ nỗi buồn, lòng thương mến chẳng khác gì con người. Một con đau yếu thì cả bầy biếng ăn, ngơ ngác. Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có vì thế mà phải chịu đói khát hoặc ngừng dở chuyến đi.
 Voi rất thông minh. Với khối lượng gần năm ki lô gam, não của voi lớn hơn bất kì loài nào khác. Những con voi được thuần hóa có thể chơi nhạc cụ, có năng khiếu hội họa và sử dụng khéo léo các công cụ khác nhau.
Ở vùng Tây Nguyên, voi là vật nuôi có ích và rất thân thiện với con người. Chúng làm được các việc như kéo gỗ, kéo cày và biểu diễn trong các lễ hội.
(Theo Vũ Hùng)
II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1/ Voi sống theo cách thức nào dưới đây?
Sống thành từng bầy rất đông.
Sống thành từng gia đình gồm voi bố, voi mẹ và voi con.
Sống thành từng gia đình nhỏ gồm voi mẹ và voi con .
2/ Voi đối xử với nhau thế nào?
Chúng ít quan tâm đến nhau, dù sống bên nhau nhiều năm.
Chúng sống cùng nhau, chăm sóc nhau trong vòng 5 năm.
Chúng quan tâm, chăm sóc, thương mến và giúp đỡ nhau.
3/ Người dân Tây Nguyên đã huấn luyện voi làm được những gì?
Làm nương.
Kéo gỗ, kéo cày và biểu diễn trong các lễ hội.
Chơi các loại nhạc cụ.
4/ Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai thế nào?
Voi rất thông minh.
Voi là loài vật có nghĩa.
Voi là vật nuôi có ích và rất thân thiện với con người.
5/ Từ nào dưới đây chỉ đặc điểm của loài voi?	
chăm sóc	b. khéo léo	c. biểu diễn
III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:
ngọt > < .............................	
ngoan > < ...............................	
lười biếng > < ..............................	
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau:
 a/ Trước đây, trên những cánh rừng Trường Sơn, voi sống thành từng bầy rất đông.
b/ Trên trời đàn én đang bay lượn.
c/ Chúng em chơi đá cầu trong sân nhà văn hóa.
Thứ ba ngày 21 tháng 4 năm 2020
MÔN TOÁN
PHẦN 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất: 
Câu 1: Số điền vào chỗ chấm của dãy số 64 ; 66 ; 68 ;là: 
70	B. 69	C. 71	D. 72
Câu 2: Trong phép trừ có số trừ là 13, hiệu là 7, số bị trừ là:
6	B. 7	C. 20	D. 21
Câu 3: Phép cộng có một số hạng là 8 và tổng là 15, số hạng phải tìm là:
23	B. 7	C. 16	D. 17
Câu 4: Số thích hợp điền điền vào chỗ chấm của : 32 + . = 100 là:
48	B. 58	C.78	D. 68
PHẦN 2. Làm các bài tập sau: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
39 + 47
75 - 17
54 + 29
98 - 59
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Bài 2: Đường gấp khúc ABCDE dưới đây có số đoạn thẳng là : .
B
 E
 A C D
Q
M
N
P
13 cm
13 cm
21 cm
Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc MNPQ?	 	
Bài giải 
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABC gồm ba đoạn thẳng dài bằng nhau và đều bằng 2cm?
Bài giải
Bài 5: Quan sát hình vẽ bên, viết tiếp vào chỗ chấm.
3 điểm thẳng hàng là:
Thứ tư ngày 22 tháng 4 năm 2020
MÔN TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm bài sau:
Không biết mình còn mệt đến đâu
	Buổi trưa, trông thấy Gấu ngủ, Thỏ bèn lấy nhựa mít dính vào áo của Gấu. Gấu bực mình quá liền vùng dậy đuổi Thỏ. Gấu càng đuổi, Thỏ càng chạy nhanh. Một lúc sau, mệt quá, Gấu bèn ngồi phịch xuống đường, Gấu nghĩ: “May mà mình đuổi nó. Nếu nó đuổi mình, thì không biết mình còn mệt đến đâu.”
	 (Theo Internet)
II. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. Bị Thỏ lấy nhựa mít dính vào áo, Gấu đã làm gì?
a. Mắng cho Thỏ một trận.	
b. Vùng dậy đuổi theo Thỏ.
c. Lấy nhựa dính lại vào áo Thỏ.
Câu 2. Đuổi theo Thỏ mệt quá, Gấu đã làm gì?
a. Gấu không thèm đuổi nữa.	
b. Gấu nghĩ: Phải dùng mẹo để bắt được Thỏ.
c. Gấu bèn ngồi phịch xuống đường và nghĩ: May mà mình đuổi Thỏ, còn nếu Thỏ đuổi mình thì mình còn mệt nhiều hơn.
Câu 3. Suy nghĩ của Gấu có điều gì đáng buồn cười?
a. Gấu không đuổi được Thỏ lại còn nghĩ mình gặp may.
b. Gấu đã nhầm. Thỏ đuổi Gấu hay Gấu đuổi Thỏ thì Gấu cũng mệt như thế.	
c. Gấu cho là mình gặp may vì không bị Thỏ đuổi.
Câu 4. Điền từ chỉ đặc điểm hoặc tính chất vào chỗ chấm trong câu sau cho thích hợp: 
 “Thỏ là con vật rất ........................................”
Câu 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong mỗi câu sau?
a/ Trong vườn trường, các bạn lớp em đang chăm sóc cây.
........................................................................................................................................
b/ Một lúc sau, mệt quá, Gấu bèn ngồi phịch xuống đường.
........................................................................................................................................
c/ Thỏ Trắng được mẹ cho đi chơi ở công viên.
........................................................................................................................................
Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2020
MÔN TOÁN
PHẦN 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất: 
Câu 1. Số liền trước số 60 là:
59	B. 58 	C. 61	D. 62
Câu 2. Tìm x biết: 46 – x = 34
x = 22	B. x = 12	C. x = 80	D. x = 70
Câu 3. Tổng của 28 l và 46 l là:
74 l	B. 74	 C. 18 l	D. 18
Câu 4. 29 cm = .
29 dm	B. 2dm 9cm	 C. 9dm2cm	D. 11dm
Câu 5. Phép tính nào có hiệu là số tròn chục:
10 + 30	B. 89 – 19	 C. 100 – 28	D. 20 – 2
Câu 6. Năm nay anh 12 tuổi, em 8 tuổi. Hỏi năm nay anh hơn em bao nhiêu tuổi?
8 tuổi 	 B. 20 tuổi	 C. 4 tuổi	D. 18 tuổi
Phần 2. Hoàn thành các bài tập sau: 
Bài 1. Tính
 a, 19kg + 18kg – 15kg = 	b, 45l – 10l + 16l = .........
Bài 2. Cho đường gấp khúc bên. Hãy kể tên: B	 E 
 A C	 D
a/ Các đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng: ..........................................................................................................................................
b/ Các đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng : ......................................................................
c/ Đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng: ...........................................................................
Bài 3. Cho đường gấp khúc ABC, biết đoạn thẳng AB dài 2dm, đoạn thẳng BC dài 17cm. Tính độ dài đường gấp khúc ABC?
Bài giải
Bài 4. Tính nhanh
 1 + 3 + 5 + 7 + 9 + 11 + 13 + 15 + 17 + 19
Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2020
MÔN TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm bài đọc sau:
Chuyện trên đường
Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp.
Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói :
- Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường. 
Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Nam. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu.
II. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:
Câu 1. Trên đường đi học Nam gặp:
A. bà ngoại. 
B. một bà cụ già. 
C. nhiều người lái xe.
Câu 2. Bà cụ muốn :
A. tìm nhà người thân. 
B. đón xe về quê. 
C. sang bên kia đường.
Câu 3. Bạn Nam có điểm đáng khen là:
A. biết giúp đỡ người già yếu. 
B. dũng cảm. 
C. đi học chăm chỉ.
Câu 4. Trong câu “Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp.” 
Bộ phận trả lời cho câu hỏi : Ở đâu? là:
A. Xe cộ. 
B. Đi lại nườm nượp.
C. Dưới lòng đường. 
Câu 5: Gạch dưới cụm từ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?” trong mỗi câu sau:
a. Chiếc áo được treo trên móc.
b. Trên cành cây, chim hót líu lo.
c. Lớp em đi ngoại khóa ở công viên.
d. Trong lớp học, chúng em đang hăng say học tập.

File đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_phong_dich_covis_mon_toan_tieng_viet_khoi_2_tua.docx