Phiếu ôn tập phòng dịch covid môn Toán, Tiếng Việt Khối 2 - Tuần 5

Ngày như thế nào là đẹp ?

 Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng :

 - Một ngày tuyệt đẹp!

 - Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.

 - Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng.

 - Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! –Giun đất cãi lại.

Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.

Vừa hay lúc đó Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ.

Châu Chấu hỏi Kiến:

- Bác Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?

Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé.

Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.

- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?

- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

 (V. Ô-xê-ê-va)

 

docx12 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Phiếu ôn tập phòng dịch covid môn Toán, Tiếng Việt Khối 2 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Họ và tên:  Lớp 2A.
Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2020
TOÁN
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
37 + 18 71 – 59 29 + 8 53 – 5 76 – 34 97 – 38
...
Bài 2. Tìm x 
 x – 21 = 33 – 21 45 + x = 90 
.
 x + 25 = 100 – 25 x – 5 = 37
.......
Bài 3.Viết các tổng sau thành tích :
5 + 5 + 5 + 5 + 5 = . 
3 + 3 + 3 + 3 = ...
4 + 4 + 4 = 
2 + 2 + 2 + 2 = 
Bài 4. Viết số thích hợp vào ô trống:
Thừa số 
2
4
3
4
3
5
3
4
2
Thừa số 
2
3
5
6
7
9
9
4
7
Tích 
Bài 5. Một hộp có 5 viên bi. Hỏi 7 hộp như vậy có bao nhiêu viên bi?
TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm bài đọc sau:
Ngày như thế nào là đẹp ?
	Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng :
	- Một ngày tuyệt đẹp!
	- Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.
	- Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng.
	- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! –Giun đất cãi lại.
Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.
Vừa hay lúc đó Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ.
Châu Chấu hỏi Kiến:
- Bác Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?
Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé.
Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.
- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?
- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
 (V. Ô-xê-ê-va)
 II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng và làm bài tập.
1. Châu Chấu và Giun Đất tranh cãi với nhau về điều gì?
A. Thời tiết như thế nào sẽ làm được việc tốt.
B. Ngày như thế nào là đẹp.
C. Cảnh vật như thế nào là đẹp.
2. Châu Chấu cho rằng một ngày như thế nào là đẹp?
A. Ngày trời râm mát, không bị nắng nóng.
B. Ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục.
C. Ngày mà trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng.
3. Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là đẹp?
A. Ngày có mưa bụi và những vũng nước đục.
B. Ngày có mưa rào và nước ngập hết lối đi.
C. Ngày trời nắng nóng, ít mây.
4. Câu trả lời nào của bác Kiến giúp Giun Đất và Châu Chấu hiểu ra một ngày như thế nào là đẹp?
A. Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé.
B. Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp.
C. Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
5. Những cặp từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa?
A. khó chịu - khó khăn
B. khó chịu - thoải mái
C. khó chịu - vất vả
6. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau:
	Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng.
........................................................................................................................................
Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2020
TOÁN
Bài 1: Số ?
10, 20, 30,.,,60,  .,80,.,100.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ .. của từng phép tính
a, 12 - 8 =  5  .                                               c,  17 - 8 = 9 
b, 24 -6 = 18 .                                                d, 36 + 24 = 50...
Bài 3: Đặt tính rồi tính   
 32 - 25              94 - 57             53 + 19                 100 -59 
Bài 4: Tìm x
     x +19 = 48                                               x - 22 = 37 - 18
Bài 5:
a, Tổ em trồng được 17 cây. Tổ bạn trồng được 21 cây. Hỏi cả hai tổ trồng được bao nhiêu cây ?
b, Quyển truyện có 85 trang. Tâm đã đọc 79 trang. Hỏi Tâm còn phải đọc mấy trang nữa thì hết quyển truyện ?
Bài 6: Viết tiếp vào chỗ chấm
               17 giờ hay.giờ chiều                       24 giờ hay ..giờ đêm
Bài 7: Xem tờ lịch tháng 5 dưới đây rồi trả lời câu hỏi:
5
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
- Ngày 19 tháng 5 là thứ ..............  
- Trong tháng 5 có. ngày chủ nhật. Đó là những ngày ...
- Tuần này, thứ năm là ngày 17. Tuần trước, thứ năm là ngày ., tuần sau, thứ năm là ngày
- Em được nghỉ học thứ bảy và chủ nhật. Vậy em đi học tất cả  ngày.
Bài 8: Viết phép trừ có số bị trừ, số trừ và hiệu bằng nhau
TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm bài đọc sau:
 Con suối bản tôi 
 Con suối bản tôi bốn mùa nước trong xanh. Những ngày lũ, cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, bản tôi bắc quá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây,chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi. Mặt cầu rộng rãi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, cá lưng xanhlên thác ngửa bụng trắng xóa. Cá bơi lượn lấp loáng, như hàng trăm hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, vì già làng bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người câu lấy vài con mà ăn.
 Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác dài gần chừng trăm mét lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn dỗi dạo xuôi dòng.
 Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình trù phú với bao nhiêu điều hữu ích. 
II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng cho các câu và làm bài tập sau:
1. Bài văn tả cảnh đẹp ở vùng nào? 
a. Vùng rừng núi.	b. Vùng biển. c. Vùng đồng bằng .
2. Con suối ở quê tác giả có đặc điểm gì ? 
a. Bốn mùa nước trong xanh, những ngày lũ, cũng chỉ đục vài ba ngày.
b. Có nhiều cầu bắc ngang, đơn sơ, bình dị, có hai cái thác nước chảy khá xiết.
c. Cả hai ý trên
3. Vì sao đoạn suối qua bản lại còn nhiều cá như vậy? 
a.Vì các già làng bảo giữ cá để làm đẹp cho bản. 
b. Vì các già làng bảo giữ cá để mọi người câu lấy vài con mà ăn.
c. Vì già làng bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người câu lấy vài con mà ăn.
4. Câu: “Để tiện đi lại, bản tôi bắc quá nhiều cầu qua suối.” thuộc mẫu câu nào? 
 a. Ai là gì? 
 b. Ai làm gì?
 c. Ai thế nào? 
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: 
 Con suối bản tôi bốn mùa nước trong xanh. 
.
Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2020
TOÁN
Bài 1 : Tính nhẩm  
 2 x 5 = ............. 3 x 8 = ........... 4 x 10 = ........
 3 x 7 =........... 4 x 4 = .......... 3 x 9 = ..........
 2 x 9 = ......... 4 x 5 = ........... 2 x 8 = ..........
Bài 2: Tính
 3 x 5 + 36 =......................... 4 x 8 – 16 = ..............................
 =........................ = ..............................
 42 – 2 x 10 = ...................... 17 + 3 x 9 = .............................
 = ....................... = ..............................
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau: 
 Tóm tắt: 1 bàn : 4 chân
 8 bàn :.......chân?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bài 4: Có 6 thùng bánh, mỗi thùng có 4 gói bánh. Hỏi có tất cả bao nhiêu gói bánh?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bài 5: Viết tiếp 3 số vào chỗ chấm
 a. 8 , 10, 12,,.,..,
 b. 12, 15, 18,,,..,
 c. 28, 24,20,.,,..,
Bài 6: Viết thành tổng các số hạng bằng nhau và tính kết quả(theo mẫu)
 Mẫu: 2 x 4 + 2 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
4 x 5 + 4 = .= 
3 x 2 + 3 = .= 
5 + 5 x 2 =  =.
TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm đoạn văn sau:
Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên
 Từ thuở xa xưa, khi ông bà chưa sinh ra người Xê - đăng, người Ba - na, người Gia - rai, đất rừng Tây Nguyên còn mịt mù, hỗn độn. Bỗng có một con rồng lửa từ đâu bay lại. Đuôi nó từ vùng núi Ngọc Linh, cái đầu đã ở vùng Hồ Lắc. Con rồng cứ quần đảo phun lửa mấy tháng liền. Trời đất khô nóng như rang. Khi nó kiệt sức rơi xuống, cả một vùng đất có màu đỏ như gạch. Bấy giờ, lại có con rồng nước xuất hiện. Nó cũng to lớn như con rồng lửa. Miệng phun nước trắng trời. Nước phun tới đâu, cây cỏ tươi tỉnh trở lại. Nó bay mãi, bay mãi đến cao nguyên Plây - cu, còn bao nhiêu nước trong bụng, bèn phun hết xuống thành sông, suối. Từ đó hằng năm, hai con rồng vẫn thay phiên nhau bay đến làm mưa, làm nắng thành hai mùa trên đất Tây Nguyên.
II. Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng:
 1. Thuở xưa, đất rừng Tây Nguyên thế nào?
 a. Khô nóng như rang
 b. Mịt mù, hỗn độn
 c. Mùa khô, mùa mưa
2. Hai con rồng đã tạo nên hai mùa gì trên đất Tây Nguyên?
 a. Mùa mưa, mùa bão
 b. Mùa nắng, mùa gió
 c. Mùa khô, mùa mưa
3. Câu chuyện cho em biết Tây Nguyên là vùng đất thế nào?
 a. Là vùng đất đỏ, có nhiều sông suối
 b. Là vùng đất đỏ khô nóng như rang
 c. Là vùng đất luôn xanh tươi, mát mẻ
4. Dòng nào dưới đây có thể dùng thay thế cho tên bài?
 a. Câu chuyện về con rồng lửa trên đất Tây Nguyên
 b. Câu chuyện về con rồng nước trên đất Tây Nguyên
 c. Câu chuyện về hai con rồng trên đất Tây Nguyên
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân?
a. Tối qua em đi xem phim.
..............................................................................................................................
b. Tết đến, em được mua quần áo mới.
..............................................................................................................................
c. Bé Lan đi ngủ lúc 9 giờ tối.
.............................................................................................................................
6. Câu: “ Nó bay mãi, bay mãi đến cao nguyên Plây - cu” thuộc mẫu câu nào ? 
 a. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2020
TOÁN
Bài 1: Tính 
5cm x 3 = .. 3cm x 5 =  . 2kg x 6 = 
4cm x 4 = . 5cm x 7 = . 3kg x 8 = 
Bài 2 : Tính (theo mẫu ) 
Mẫu : 4 x 4 + 6 5 x 8 – 9 3 x 9 + 46 
 = 16 + 6 ................................... ................................
 = 22 ................................... ................................
Bài 3 : Các lớp xếp hàng tập thể dục , mỗi hàng đều có 5 học sinh. Lớp 2A có 4 hàng thì có bao nhiêu học sinh? 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4 : Mỗi xe đạp có 2 bánh . Hỏi 6 xe đạp đó có bao nhiêu bánh xe ? 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 5: Nhà Nga nuôi 3 con mèo. Hỏi có tất cả: a) bao nhiêu chân mèo ?
 b) bao nhiêu mắt mèo ?
Bài giải
 Vì một con mèo có 4 chân
a).........................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
 Vì một con mèo có 2 mắt
b)...........................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 6: Hãy viết 1 phép nhân có tích bằng một thừa số
............................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm bài đọc sau : 
 SÓI VÀ SÓC
Sóc mê mải chuyền cành trên cây bỗng dưng trúng đầu lão Sói đang ngái ngủ. Sói chồm dậy định ăn thịt Sóc, Sóc van nài: 
 - Ông hãy làm ơn thả tôi ra.
Sói trả lời: 
 - Được, tao sẽ thả. Nhưng mày phải nói cho tao biết vì sao chúng mày vui vẻ thế. Còn tao lúc nào cũng buồn. Nhìn lên trên cây bao giờ tao cũng thấy chúng mày nhảy nhót.
Sóc đáp : 
 - Hãy thả tôi lên cây đã, rồi tôi sẽ nói. Còn ở đây, tôi sợ ông lắm.
Sói buông Sóc ra. Sóc nhảy tót lên cây rồi bảo: 
 - Ông buồn vì ông độc ác. Sự độc ác thiêu đốt tim gan ông. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ vì chúng tôi hiền lành, không làm điều ác cho ai cả. 
 Theo Lép Tôn – x tôi.
II. Dựa và nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Chuyện gì xảy ra với Sóc ?
a. Sóc mải mê chuyền cành thì bị Sói bắt vào hang.
b. Sóc mê mải chuyền cành trên cây bỗng rơi trúng đầu lão Sói đang ngái ngủ.
c. Sóc mê mải chuyền cành thì bị Sói ăn thịt. 
2. Để được thả, Sói đã yêu cầu Sóc điều gì?
a. Đi kiếm thức ăn nộp cho Sói. b. Phải gọi Sói là “chúa tể rừng xanh”
c. Sói muốn Sóc nói cho biết vì sao Sóc luôn vui vẻ nhảy nhót trên cây còn Sói thì lúc nào cũng buồn. 
3. Sóc trả lời Sói như thế nào? 
a. Sóc vui vì có nhiều bạn bè chơi cùng. Sói buồn vì không ai thèm chơi với Sói.
b. Sói buồn vì Sói độc ác. Còn Sóc vui vì Sóc hiền lành, không làm điều ác cho ai. 
c. Sóc vui vì kiếm được nhiều thức ăn . Sói buồn vì chẳng kiếm được chút thức ăn nào cả. 
4. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 
a. Muốn sống vui vẻ chúng ta phải chăm chỉ làm việc và luôn hoạt động.
b. Muốn sống vui vẻ chúng ta phải khôn ngoan như Sóc để không bị kẻ thù đánh bại. 
c. Muốn sống vui vẻ chúng ta phải sống hiền lành, không làm điều ác cho ai. 
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau:
 Sói buông Sóc ra. 
Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2020
TOÁN
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
24 + 16
37 + 55
97 – 39
51 – 28
Bài 2: Xem tờ lịch tháng 9 rồi điền vào chỗ chấm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Thứ bảy
Chủ nhật
9
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
- Tháng 9 có .ngày
- Ngày 5 tháng 9 là thứ .
- Tháng 9 có .. ngày thứ hai. Đó là các ngày:
- Thứ năm tuần này là ngày 10 tháng 9 thì thứ năm tuần trước là ngày tháng 9, thứ năm tuần sau là ngày tháng 9
Bài 3: Tính 
3kg x 9 = 	....................
52l – 16l = .......................
4dm x 8 = ....................
37cm + 5cm = ...................
Bài 4: Quan sát hình rồi khoanh vào đáp án đúng: 
Trong hình vẽ trên có mấy hình tam giác? 
A. 2 hình 	
B. 3 hình 
C. 4 hình 
D. 5 hình 
Bài 5: Tìm x
 x + 48 = 63
 x – 24 = 56 - 37
Bài 6: Nhà chú Ba nuôi 100 con gà. Nhà cô Tư nuôi ít hơn nhà chú Ba 17 con gà. Hỏi nhà cô Tư nuôi bao nhiêu con gà? 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TIẾNG VIỆT
I. Đọc thầm bài đọc sau: 
Họa Mi hót
	Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng thì mọi vật như có sự thay đổi kì diệu. Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp cùng tiếng hót của Họa Mi lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc thắm tươi.
	Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới. Mọi loài chim đều cho rằng tiếng hót của Họa Mi là hay nhất. Họa Mi thấy lòng vui sướng cố hót hay hơn nữa.
 (Võ Quảng)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
1. Đoạn văn nói về tiếng hót của Họa Mi vào thời gian nào?
a. Mùa hè
b. Mùa thu 
c. Mùa xuân
2. Những từ ngữ nào trong bài tả tiếng hót của chim Họa Mi ?
a. vang lừng, dìu dặt	 
b. vang lừng, hòa nhịp	 	
c. kì diệu, tưng bừng 
3. Bài văn trên tả gì?
a. Con chim Họa Mi
b. Tiếng hót của Họa Mi
c. Cảnh vật tươi đẹp của mùa xuân
4. Câu: “Da trời bỗng xanh cao.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?	
b. Ai thế nào? 	
c. Ai là gì?
5. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
“Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.”
a. Ở đâu?	
b. Làm gì?	
c. Khi nào?

File đính kèm:

  • docxphieu_on_tap_phong_dich_covid_mon_toan_tieng_viet_khoi_2_tua.docx