Phương pháp tạo hứng thú trong giờ học thể dục

Xuất phát từ thực trạng trên và qua quá trình đúc kết kinh nghiệm giảng dạy ở các năm qua và từ chổ học hỏi đồng nghiệp, tham khảo sách vở tôi xin đưa ra một số phương pháp sau:

1.1 phương pháp kể chuyện:

Kể về những tài năng trẻ của nước ngoài, của Việt Nam và đặc biệt là những VĐV của nhà trường đã đạt được rất nhiều huy chương trong các kỳ Đại Hội Điền Kinh Và Hội Khỏe Phù Đổng và có nhiều em trở thành vđv quốc gia đi thi đấu seagams.

 Qua những mẫu chuyện kể như vậy sẽ làm cho các em phấn khích hơn trong quá trình tập luyện.

1.2 Phương pháp trực quan:

-Trong phương pháp này giáo viên cần phải là người thị phạm chuẩn mực về các kỹ thuật cơ bản và phải biết phân chia động tác để phân tích giảng dạy. ngoài ra giáo viên còn phải chủ động trước giờ lên lớp để trang bị kịp thời và đầy đủ một số tranh ảnh kỹ thuật cho các em quan sát, tiếp thu (bởi vì trong quá trình thị phạm động tác rất nhanh và liên tục nên các em không kịp nhận ra kỹ thuật)

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 4841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Phương pháp tạo hứng thú trong giờ học thể dục, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC THỂ DỤC
PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong thời đại ngày nay nói về sức khỏe, người ta luôn cho rằng sức khỏe là vàng, điều đó thật ý nghĩa. Bởi vì,nếu một con người dù có thông thái đến mấy mà không có sức khỏe thì cũng không làm gì được, ngược lại nếu đã thông thái mà có sức khỏe tốt thì họ sẽ làm được tất cả và tạo ra được mọi thứ của cải, vật chất cho xã hội thậm chí quý hơn cả vàng.
	Nhận thấy được điều đó Đảng và nhà nước ta hiện nay đã rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe cho nhân dân, mà đặc biệt là thế hệ trẻ học đường. Tại đại hội 8 của Đảng, đã khẳng định: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" là một vấn đề hết sức quan trọng mà trong đó việc xây dựng và phát triển thể thao của nước ta trong giai đoạn mới cũng rất được quan tâm_Trong đó mục tiêu của hệ thống giáo dục nước ta hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động...
	Giáo dục TDTT không những nâng cao sức khỏe mà còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác, ngoài ra trong quá trình tập luyện TDTT sẽ hình thành cho con người những phẩm chất đạo đức cần thiết khác như: ý chí, tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm, biết khắc phục khó khăn ngoài ra nó còn đem lại một sức khỏe cường tráng, một thân hình đều đặn và nó đã mang lại cho họ niềm tin mạnh mẽ vào chính bản thân mình
	Mặc dù vậy, nhưng đối với học sinh, việc nhận thức được vấn đề không phải là chuyện dể, vì vậy hiện nay vẫn còn tình trạng các em hay xem thường giờ thể dục, các em coi giờ thể duc như là một tiết học “Thủ tục” có cũng được mà không có cũng chẳng sao, dẫn đến tình trạng giờ thể dục đối với các em rất nhàm chán, không chú trọng.
	Chính vì điều đó tôi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu về "PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC THỂ DỤC" chỉ mong sẽ giúp nâng cao được chất lượng giờ học cho các em
.
PHÂN GIẨI QUYẾT VẤN ĐÈ
Thực trạng:
 Do trường không có nhà thi đấu, dụng cụ, sân bãi còn hạn chế chưa đảm bảo yêu câu tập luyện, có nhiều lớp học cùng lúc, ngoài ra ý thức xem nhẹ môn TD của học sinh còn phổ biến nên đã làm ảnh hưởng đến việc dạy và học rất nhiều, bên cạnh đó việc sử dung một số phương pháp còn chưa hợp lý.
*theo khảo sát chất lượng đầu năm và bỏ thăm thăm dò ý kiến học sinh về mức độ yêu thích môn học:
Lớp
Sĩ số
Đạt 
C.Đạt
Mức độ yêu thích
Thích
Trách nhiệm
Không thích
11A9
47
42
5
29
8
5
11B8
44
35
9
24
9
11
Biện pháp:
Xuất phát từ thực trạng trên và qua quá trình đúc kết kinh nghiệm giảng dạy ở các năm qua và từ chổ học hỏi đồng nghiệp, tham khảo sách vở tôi xin đưa ra một số phương pháp sau:
phương pháp kể chuyện:
Kể về những tài năng trẻ của nước ngoài, của Việt Nam và đặc biệt là những VĐV của nhà trường đã đạt được rất nhiều huy chương trong các kỳ Đại Hội Điền Kinh Và Hội Khỏe Phù Đổng và có nhiều em trở thành vđv quốc gia đi thi đấu seagams...
	Qua những mẫu chuyện kể như vậy sẽ làm cho các em phấn khích hơn trong quá trình tập luyện.
Phương pháp trực quan:
-Trong phương pháp này giáo viên cần phải là người thị phạm chuẩn mực về các kỹ thuật cơ bản và phải biết phân chia động tác để phân tích giảng dạy. ngoài ra giáo viên còn phải chủ động trước giờ lên lớp để trang bị kịp thời và đầy đủ một số tranh ảnh kỹ thuật cho các em quan sát, tiếp thu (bởi vì trong quá trình thị phạm động tác rất nhanh và liên tục nên các em không kịp nhận ra kỹ thuật)
Phương pháp tập luyện:
Đây là phương pháp chính yếu nhất trong việc hình thành kỹ năng kỹ xảo cho các em và đây cũng là giai đoạn giúp các em phát triển các tố chất . vì vậy khi thực hiện phương pháp này giáo viên cần lưu ý sử dụng một số phương pháp kèm theo, nhằm tránh đi sự ức chế gây nhàm chán: 
Phương pháp phân chia
Phương pháp hoàn chỉnh
Phương pháp sữa sai tại chổ
Phương pháp trò chơi – Đây là một PP rất quan trọng, xây dựng nên một tiết học vui tươi
Phương pháp thi đấu – Nhằm làm kích thích sự hưng phấn trong tập luyện cho các em.
Phương pháp lập lại nhiều lần – Tạo nên sự hình thành kỹ năng động tác
PP từ dể đến khó – không làm cho các em bất mãn khi gặp động tác khó và phải đưa vào sử dụng cho phù hợp dẫn đến tiết học sôi nổi vui tươi không làm cho học sinh nhàm chán.
Ngoài ra giáo viên cần phải linh động, đôi lúc cũng nên dùng thuật ngữ nói vui trong lúc giảng dạy
PHẦN KẾT LUẬN:
Những kết quả đạt được:
Khi sử dụng PP này tôi cảm thấy kết quả học tập của học sinh hai lớp trên có thay đổi. tỉ lệ khá giỏi tăng lên nhiều, trong khi tỉ lệ trung bình yếu giảm xuống đáng kể và gây được sự thích thú nhiều hơn trong giờ học, hạn chế được tình trạng vắng học, trể học và chay lười tập luyện.
	Điển hình trong HKII chưa có HS nào kiểm tra XL chưa đạt
Lớp
Sĩ số
Đạt 
C.Đạt
Mức độ yêu thích
Thích
Trách nhiệm
Không thích
11A9
47
47
0
39
8
0
11B8
44
44
0
33
11
0
Những kinh nghiệm đạt được:
Trong giờ dạy TD do học sinh đông, nhiều lớp cùng học một lúc, dụng cụ học tập lại bị hạn chế, nên giáo viên cần phải linh động tự tạo dụng cụ cho mình và phải áp dụng các phương pháp hữu hiệu nhất, nhằm hạn chế tối đa trường hợp xảy ra chấn thương cho học sinh- dẫn đến sự sợ hãy trong giờ tập luyện TD
Phải biết chia nhóm để tập – để chơi trò chơi và để thi đấu, nhằm tạo ra được sự ganh đua trong tập thể giữa các tổ
Phải hiểu được câu: “học thầy không tày học bạn” – để hướng dẫn các em tự sữa sai lẫn nhau, tạo được sự nhiệt tình, đoàn kết và sự thân mật giữa bạn bè.
Phải tạo ra mối quan hệ thầy- trò thật gần gủi và thân thiết- điều đó làm cho các em cảm thấy vui vẽ hơn và ít bị căng thẳng trong giờ học, từ đó các em dể bộc lộ những vấn đề còn chưa hiểu.
Cần phải biết phát huy tính sáng tạo cho các em
Cần phải khen khi các em thực hiện tốt động tác
Cần thay đổi nội dung tập kịp thời, khi cảm thấy các em đã chán ngán.
3. Ứng dụng:
Những PP nêu trên nhằm nâng cao chất lượng của giờ học TD, cũng như nâng cao niềm đam mê tập luyện cho các em và có thể ứng dụng cho giảng dạy ở các khối lớp cấp PTTH hoặc THCS.
Kiến nghị:
Để việc giáo dục thể chất của trường đạt hiệu quả cao và luôn luôn có thành tích cao trong các kỳ đại hội tỉnh nhà, theo tôi môn GDTC, nhà trường nên quan tâm nhiều hơn nữa về đầu tư trang thiết bị cũng như dụng cụ dạy học được đầy đủ và chất lượng hơn.
	Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc đúc kết được thông qua nhiều năm đứng lớp giảng dạy GDTC và sự học hỏi từ đồng nghiệp ở trường Cà Mau và các trường bạn. tôi mong rằng đây sẽ là những đóng góp bổ ích cho việc dạy học ở trường phổ thông cũng như những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng của giờ dạy TDTT
	Tuy nhiên đây chỉ là ý kiến của riêng tôi , khó tránh khỏi những sai sot. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, để những nghiên cứu lần sau của tôi có thể thành công hơn. Xin chân thành cảm ơn ! 
 Cà Mau ngày: 12/03/2012
 Người viết sáng kiến kinh nghiệm:
 Đặng Thành Long

File đính kèm:

  • docskkn mới làm xong (Đặng Thành Long).doc