Phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề và phương pháp xemina trong dạy học Hoá học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường CĐSP Quảng Trị

2.Phương pháp xemina

Phương pháp xemina (thảo luận tổ) là một trong những phương pháp dạy

học cơ bản ở trường cao đẳng - đại học, trong đó sinh viên trình bày, thảo luận,

tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của

giảng viên rất am hiểu về vấn đề này.

Phương pháp xemina là một hình thức tự học kết hợp với thảo luận khoa học

ở trường cao đẳng - đại học. Xemina được xem như một bài học tự học bắt buộc

là khâu thực hành đầu tiên trong đó sinh viên tập dượt và tự nghiên cứu khoa học.

Trong xemina chủ yếu mới chỉ yêu cầu sinh viên tìm hiểu những tài liệu

tham khảo đã có về một vấn đề lớn nào đó trong chương trình đào tạo mà giảng

viên không trình bày hoặc trình bày không đầy đủ; hay giảng viên giới thiệu các

phương án giải quyết một vấn đề rồi yêu cần sinh viên phân tích ưu nhược điểm

của từng phương án và đưa ra ý kiến lựa chọn của mình. Điều quan trọng là sinh

viên phải biết trình bày ý kiến của mình và tranh luận bảo vệ ý kiến đó trước tập

thể. Ở đây chưa yêu cầu sinh viên phải xây dựng nội dung mới hay đề xuất

phương án mới để giải quyết vấn đề.

pdf7 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề và phương pháp xemina trong dạy học Hoá học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường CĐSP Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 115
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
VÀ PHƯƠNG PHÁP XEMINA TRONG DẠY HỌC 
HOÁ HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 
Ở TRƯỜNG CĐSP QUẢNG TRỊ 
 PROBLEM-BASED LECTURING AND SEMINAR METHODS IN 
TEACHING CHEMISTRY FOR IMPROVING TRAINING 
QUALITY AT QUANG TRI TEACHER TRAINING COLLEGE 
 Th.S HOÀNG THỊ LỆ HẰNG 
 Trường CĐSP Quảng Trị 
TÓM TẮT 
Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu 
cấp thiết của toàn ngành giáo dục. Vì vậy, hiện nay giảng viên các trường cao 
đẳng- đại học đang tiếp tục nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học hiện 
đại, tiên tiến kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống nhằm nâng cao 
chất lượng đào tạo. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ đề cập đến hai phương 
pháp thường được sử dụng để giảng dạy hoá học ở trường CĐSP Quảng Trị hiện 
nay đó là phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề và phương pháp xemina. 
ABSTRACT 
Innovating teaching methods in order to improve education and training quality 
is an imperative requirement for the whole education sector. Thus, college and 
university lecturers have been conducting research and applying modern and 
advanced teaching methods in combination with traditional ones. In this article, two 
teaching methods namely problem-based lecturing and seminar methods will be 
taken into consideration, which have been commonly used in teaching Chemistry 
at Quang Tri Teacher Training College. 
I. MỞ ĐẦU 
 Vấn đề chất lượng giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, 
Nhà nước và toàn xã hội. Trong các văn kiện quan trọng của Đảng, Chính phủ 
yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục luôn được coi như một nhiệm vụ hàng đầu 
của sự phát triển giáo dục: "Tạo bước chuyển cơ bản về chất lượng giáo dục theo 
hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt 
Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng 
vùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục 
nước ta sớm thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước 
phát triển trong khu vực". Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, chất 
lượng giáo dục lại càng quan trọng và quyết định chất lượng, hiệu quả của sự 
cạnh tranh và hội nhập kinh tế các nước. 
 116
 Như nhiều nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu giáo dục và các giáo viên đã xác 
định rõ: một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng giáo dục- đào 
tạo của ta còn thấp so với trình độ phát triển của khoa học- công nghệ hiện đại là 
phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu 
cấp thiết, nhưng cho đến nay, xét trên phương diện vĩ mô, thực chất vẫn đang tồn 
tại như một chủ trương, tiến triển rất chậm, chưa trở thành hiện thực của nhà 
trường, của mỗi khoa, mỗi môn học, mỗi giáo viên và người học. 
 Sinh viên là đối tượng đã phát triển về trí tuệ, có năng lực khái quát, đánh 
giá và mong muốn hiểu sâu bản chất của vấn đề và biết ứng dụng kiên thức vào 
thực tiễn. Do vậy, sự truyền đạt kiến thức theo cách miêu tả, tường thuật tái hiện 
không còn sức hấp dẫn và có hiệu quả nữa. 
 Vì vậy yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở bậc cao đẳng - đại học, 
nghiên cứu áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại, tiên tiến kết hợp với các 
phương pháp dạy học truyền thống nhằm nâng cao chất lượng đang được nhiều 
trường cao đẳng - đại học nghiên cứu và áp dụng. Trong khuôn khổ bài viết này 
tôi chỉ đề cập đến hai phương pháp thường được sử dụng để giảng dạy hoá học ở 
trường CĐSP Quảng Trị hiện nay đó là phương pháp thuyết trình nêu vấn đề và 
phương pháp xemina. Hy vọng rằng hai phương pháp này và một số phương 
pháp khác cũng sẽ tiếp tục được nghiên cứu để ứng dụng nhằm nâng cao chất 
lượng đào tạo sinh viên ở trường CĐSP Quảng Trị đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo 
viên THCS theo mục tiêu chương trình mới. 
 II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH GIẢI 
QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP XEMINA TRONG DẠY HỌC 
HOÁ HỌC Ở TRƯƠNG CĐSP QUẢNG TRỊ 
1.Phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề 
Phương pháp thuyết trình là một phương pháp dạy học quan trọng, có lịch sử 
lâu đời ở trường cao đẳng - đại học. 
Theo hướng đổi mới phương pháp dạy học là phát huy cao độ tính tích cực 
độc lập sáng tạo của sinh viên, hoạt động hoá người học cần tăng cường phương 
pháp thuyết trình giải quyết vấn đề và hạn chế sử dụng phương phát thuyết trình 
thông báo - tái hiện. 
Phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề là kiểu dạy học bằng cách giải 
các bài toán nhận thức, tạo sự chuyển hoá từ quá trình nhận thức trong nghiên 
cứu khoa học vào tổ chức quá trình nhận thức trong học tập. Giảng viên đưa sinh 
viên vào tình huống có vấn đề rồi tự mình giải quyết vấn đề đặt ra. 
Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một 
nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ...và do vậy, kết quả của 
việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là tri thức mới, nhận thức 
mới hoặc phương thức hành động mới đối với sinh viên. 
Tình huống có vấn đề được đặc trưng bằng một trạng thái tâm lý xuất hiện ở 
chủ thể trong khi giải quyết một bài toán mà việc giải quyết vấn đề đó lại cần tri 
thức mới, cách thức hành động mới chưa biết trước đó. Có ba yếu tố cấu thành 
 117
tình huống có vấn đề: Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của sinh viên, sự tìm 
kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết, khả năng trí tuệ của 
sinh viên thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực.Đặc trưng cơ bản của tình huống có 
vấn đề là những lúng túng về lý thuyết và thực hành để giải quyết, nó xuất hiện 
nhờ tính tích cực nghiên cứu của chính sinh viên. Theo hình mẫu đặt và giải 
quyết vấn đề mà giảng viên trình bày, sinh viên học được thói quen suy nghĩ, biết 
cách phát hiện vấn đề, đề xuất giả thuyết đã nêu ra. 
Nếu trình bày các ý tưởng phức tạp và có tính khái niệm thì giảng viên nên 
sử dụng phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề. 
Để phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề có hiệu quả cao giảng viên 
cần chú ý một số vấn đề sau: 
- Phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề được sử dụng xen kẽ với 
phương pháp vấn đáp và thảo luận một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ được tăng lên 
đáng kể. Giảng viên có thể đặt một số câu hỏi cho sinh viên trả lời, thậm chí có 
thể trao đổi ngắn trong nhóm có hai đến ba sinh viên ngồi cạnh nhau trước khi 
giảng viên trả lời chung. 
 - Cần sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học, đặc biệt là công nghệ thông 
tin và truyền thông để làm tăng sức hấp dẫn và hiệu quả của phương pháp. Chẳng 
hạn sử dụng máy chiếu hắt và bản trong, máy chiếu đa năng, băng ghi âm, ghi 
hình, máy vi tính, phần mềm dạy học...Vì vậy các giảng viên cần có khả năng 
soạn bài trên máy vi tính, biết sử dụng máy tính và máy chiếu đa năng để trình 
bày bài giảng. 
- Khi chuẩn bị bài giảng, các khái niệm hay các ý quan trọng phải được sơ 
thảo trước. Các hoạt động và các tư liệu tương ứng có thể được vạch ra. Trừ các 
định lý, định nghĩa giảng viên không nên đọc từ những ghi chép của mình mà 
phải biết tư liệu đủ rõ để có thể nói rõ ràng và với sự sống động. 
- Khi bắt đầu bài giảng, giảng viên nên có hoạt động để thu hút sự chú ý của 
sinh viên. Giảng viên có thể bắt đầu bằng các trò chơi khởi động, hay các câu hỏi 
hài hước tạo không khí học tập tích cực, cởi mở giữa giảng viên với sinh viên và 
giữa sinh viên với nhau. Nhưng các hoạt động này phải hướng tới mục tiêu bài 
giảng chứ không đơn giản là một trờ chơi. 
- Giảng viên nên thông báo cho sinh viên biết rõ ngay từ đầu mục tiêu, nội 
dung, cấu trúc bài giảng, mối liên hệ của bài giảng này với những bài giảng trước 
và sau. 
- Phải trực quan hoá cấu trúc của bài giảng, sử dụng các dấu hiệu để nhấn 
mạnh (Như gạch chân, bút, phấn màu khác nhau). Điều này sẽ giúp sinh viên dễ 
dàng theo giõi bài hơn, biết được ý nghĩa của bài và những điều họ sẽ thu nhận 
được qua bài giảng này, thu hút sự chú ý quan tâm và thúc đẩy sinh viên học tập. 
Nếu các sinh viên không được biết trước về cấu trúc bài giảng họ sẽ khó theo dõi, 
khó ghi chép và thậm chí có thể không quan tâm theo dõi. 
- Ngôn ngữ, âm điệu của giọng nói có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của 
phương pháp thuyết trình. Dù giảng viên đã chuẩn bị nội dung, cấu trúc bài 
 118
giảng mạch lạc, logic nhưng chỉ có thể trình bày với giọng đều, tẻ nhạt và mắt 
không rời phần bài giảng đã chuẩn bị thì có lẽ giảng viên đã lãng phí sự chuẩn bị 
của mình. 
- Ngoài những kiến thức sâu rộng của giảng viên về chủ đề giảng dạy, giảng 
viên cần thể hiện sự nhiệt tình lòng ham mê đối với chủ đề. Cần có sự nhất quán 
giữa nội dung trình bày với ngôn ngữ và thái độ tình cảm của giảng viên: 
+ Âm lượng vừa đủ để tất cả các sinh viên đều có thể nghe rõ. Tránh nói 
quá to hoặc quá nhỏ. 
+ Tốc độ nói vừa phải tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. 
+ Phải thay đổi ngữ điệu tuỳ theo những điểm quan trọng, cần nhấn mạnh 
trong nội dung bài giảng. 
+ Sử dụng các ngôn ngữ giàu hình ảnh, đưa ra những ví dụ thực tế hay 
những tranh ảnh gắn với nội dung trình bày. 
+ Hãy sử dụng những câu văn ngắn, rõ ràng, trực tiếp không nên nói 
những câu văn dài và không rõ nghĩa. 
+ Để sinh viên không thụ động trong bài giảng, sự trao đổi giữa giảng 
viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau là điều không thể thiếu trong bài 
giảng. 
+ Giảng viên nên kết hợp đặt những câu hỏi trong khi thuyết trình, có thể 
gọi sinh viên trả lời hoặc chỉ nêu câu hỏi để gợi mở thu hút sự chú ý của sinh 
viên. Tạo điều kiện để sinh viên đặt câu hỏi. Cần chú ý khi đặt câu hỏi phải để 
một thời gian ngắn giúp sinh viên có thời gian suy nghĩ. 
- Giảng viên nên chú ý giao tiếp bằng mắt với cả lớp. Điều này sẽ giúp giảng 
viên bao quát được lớp và thu hút sự chú ý của sinh viên. 
- Giảng viên không bao giờ được quên tổng kết lại toàn bài và đưa ra những 
câu hỏi ngắn về những điểm chính của bài giảng để kiểm tra sinh viên. 
Ví dụ: Có thể sử dụng phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề kết hợp 
với phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp bài tập nghiên cứu để giảng 
dạy chương: thuyết liên kết hoá trị (thuyết VB) thuộc chương trình hoá đại cương 
I. 
-Vấn đề đặt ra cần giải quyết: Tại sao phân tử BeH2 có cấu tạo thẳng, góc 
liên kết HBeH =1800 nhưng H2S, H2O lại là phân tử có góc và góc liên kết HSH= 
920 còn góc liên kết HOH= 104,50? Ở chương trình THPT các em được biết liên 
kết xichma(σ) bền hơn liên kết pi(Π) và cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ. Vậy 
thế nào là liên kết σ, thế nào là liên kết Π? Tại sao liên kết σ lại bền hơn liên kết 
Π? Tại sao công thức Kêkulê lại không phải là công thức cấu tạo đúng của 
benzen? 
- Chuẩn bị: 
 + Sinh viên: Nghiên cứu trước tài liệu ở nhà. 
 119
 + Giảng viên: Chuẩn bị cẩn thận bài giảng, in những nội dung cần thiết 
vào bản trong hoặc các slie. 
- Tiến trình bài giảng: 
 + Giảng viên nêu vấn đề cần giải quyết của buổi học hoặc tiết học. 
 + Cho sinh viên thảo luận ngắn theo nhóm. 
 + Giảng viên thuyết trình giải quyết vấn đề đặt ra. 
 + Sinh viên vận dụng lý thuyết vừa học để làm các bài tập mà giảng viên 
nêu ra, giải thích một số kết quả thực nghiệm. 
 + Giảng viên nhận xét và kết luận kết thúc buổi học (tiết học). 
2.Phương pháp xemina 
Phương pháp xemina (thảo luận tổ) là một trong những phương pháp dạy 
học cơ bản ở trường cao đẳng - đại học, trong đó sinh viên trình bày, thảo luận, 
tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới sự điều khiển trực tiếp của 
giảng viên rất am hiểu về vấn đề này. 
Phương pháp xemina là một hình thức tự học kết hợp với thảo luận khoa học 
ở trường cao đẳng - đại học. Xemina được xem như một bài học tự học bắt buộc 
là khâu thực hành đầu tiên trong đó sinh viên tập dượt và tự nghiên cứu khoa 
học. 
Trong xemina chủ yếu mới chỉ yêu cầu sinh viên tìm hiểu những tài liệu 
tham khảo đã có về một vấn đề lớn nào đó trong chương trình đào tạo mà giảng 
viên không trình bày hoặc trình bày không đầy đủ; hay giảng viên giới thiệu các 
phương án giải quyết một vấn đề rồi yêu cần sinh viên phân tích ưu nhược điểm 
của từng phương án và đưa ra ý kiến lựa chọn của mình. Điều quan trọng là sinh 
viên phải biết trình bày ý kiến của mình và tranh luận bảo vệ ý kiến đó trước tập 
thể. Ở đây chưa yêu cầu sinh viên phải xây dựng nội dung mới hay đề xuất 
phương án mới để giải quyết vấn đề. 
Tổ chức và điều khiển một buổi xemina không phải là điều dễ dàng đòi hỏi 
giảng viên phải có kiến thức thật vững vàng và nhanh nhạy trong giải quyết các 
tình huống xẩy ra. 
Để tăng hiệu suất xemina trước hết giảng viên cần dạy cho sinh viên phương 
pháp tự đọc, tự nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo. 
Trong buổi xemina cần chia sinh viên ra từng nhóm nhỏ để thảo luận trước 
khi yêu cầu thảo luận chung. Làm như vậy sẽ khắc phục được hai tình trạng: 
- Tình trạng thứ nhất là có một số sinh viên không tham gia hoặc không dám 
phát biểu ý kiến do sự nhút nhát, thói quen bị động, sợ bị chỉ trích và sợ người 
khác cho là ngu dốt...Nếu sinh viên biết rằng tối thiểu cũng có một hay một vài 
bạn trong nhóm ủng hộ ý kiến đó của mình thì nguy cơ im lặng cũng giảm dần 
đi. 
 120
- Tình trạng thứ hai là có những sinh viên nói quá nhiều mà thời gian cho 
một buổi xemina có hạn thì việc chia nhóm thảo luận và chọn thành viên trong 
nhóm trình bày ý kiến chung của cả nhóm sẽ hạn chế được điều này. 
Giảng viên nên đưa ra những chứng cứ, phân tích rõ ràng trong khi kết luận 
vấn đề xemina đồng thời phải dành một ít thời gian cho sinh viên ghi chép những 
nội dung quan trọng. 
 Ví dụ: Kiến thức về định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn sinh viên 
đã được nghiên cứu ở THPT, mặt khác sinh viên đã được học thuyết cơ học 
lượng tử về cấu tạo nguyên tử là cơ sở giải thích định luật và hệ thống tuần hoàn. 
Vì vậy, sử dụng phương pháp semina khi dạy học chương định luật tuần hoàn và 
hệ thống tuần hoàn (hoá đại cương I) nhằm cho sinh viên vận dụng được những 
kiến thức đã học trong chương trước, nhờ đó sinh viên hiểu sâu hơn những kiến 
thức quan trọng này. 
 - Câu hỏi xemina: 
+ Câu hỏi 1: Vận dụng thuyết cơ học lượng tử về cấu tạo nguyên tử, giải 
thích nội dung định luật tuần hoàn. 
+ Câu hỏi 2: Vận dụng thuyết cơ học lượng tử về cấu tạo nguyên tử, giải 
thích sự hình thành các nguyên tố họ s, p, d, f. 
 - Thời lượng: 1 tiết. 
 - Chuẩn bị: 
+ Phân công người chuẩn bị báo cáo: 
• Báo cáo 1- là nội dung câu hỏi 1 do nhóm 1 chuẩn bị và báo cáo. 
• Báo cáo 2- là nội dung câu hỏi 2 do nhóm 2 chuẩn bị và báo cáo. 
+ Nội dung báo cáo: 
• Tên báo cáo. 
• Những câu hỏi cần giải đáp liên quan đến báo cáo. 
• Tài liệu tham khảo cần sử dụng. 
• Nội dung toàn văn báo cáo. 
• Trang thiết bị phục vụ báo cáo: máy chiếu, bản trong. 
+ Lớp chia thành 2 nhóm. 
+ Toàn bộ sinh viên trong lớp đều phải chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận. 
 - Điều khiển xemina: Giảng viên là người phụ trách điều khiển buổi 
xemina. 
 - Tổng kết buổi xemina: 
+ Giảng viên tổng kết những ý kiến thống nhất hay chưa thống nhất sau mỗi 
báo cáo và kết luận. 
 121
+ Giảng viên nhận xét và cho điểm những sinh viên tham gia thảo luận và 
các báo cáo viên. 
III. KẾT LUẬN 
Những giảng viên của trường cao đẳng đại học cần nhận thức được rằng 
chúng ta không thể dạy được cho sinh viên mọi thứ mà chúng cần biết ngay cả 
khi mình là những giảng viên dạy học có nghệ thuật nhất và tuyệt vời nhất thì 
sinh viên khi ra trường vẫn thiếu nhiều kiến thức cơ bản.Vì vậy công việc của 
người giảng viên không phải là dạy mọi thứ mà là giúp sinh viên tạo dựng và 
đảm bảo kiến thức riêng của họ.Chúng ta có thể dạy sinh viên đánh giá trạng thái 
tri thức như thế nào, tìm ra những vấn đề cho chính mình như thế nào và đánh giá 
các nguồn thông tin mâu thuẩn ra sao. 
Để dạy tốt ngoài việc chuẩn bị chương trình môn học thật rõ ràng cụ thể cho 
từng học phần, giảng viên cũng rất cần chuẩn bị bài giảng của từng buổi thật cẩn 
thận, trong đó cần chú ý kết hợp đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng 
loại bài. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. NXBGD, 2002 
[2] GS.TSKH Nguyễn Cương: Các phương pháp dạy học Hoá học ở trường ĐH-CĐ 
(Tài liệu tập huấn). 
[3] PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc-TS Nguyễn Thị Ngọc Bích: Phương pháp dạy học. 
NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2002. 

File đính kèm:

  • pdf115121_Hoang_Le_Hang[1].pdf
Bài giảng liên quan