Phương pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh môn mĩ thuật trung học cơ sở

c. Việc tích hợp nội dung, hình ảnh Hồ Chí Minh vào các bài học mĩ thuật có nội dung liên quan cần chú ý đưa vào phần nào? chỗ nào của nội dung bài học? tránh tình trạng tích hợp không đúng nội dung cần truyền đạt.

d. Về phương pháp tích hợp phải dựa theo từng nội dung của bài học mà đưa vào cho phù hợp, tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh, ảnh về cuộc đời sự nghiệp của Bác, vẽ tranh về Bác Hồ, hạn chế thuyết trình.

 

ppt90 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh môn mĩ thuật trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
t xuất với những hệ thống, những quan điểm Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư; Trung với nước hiếu với dân. 2. Nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh gồm các điểm sau:a. Điểm thứ nhất Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của người biết hy sinh vì lợi ích của dân tộc, mình vì mọi người, đối lập với cá nhân chủ nghĩa, ích kỉ.b. Điểm thứ hai Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng. Đạo đức thể hiện ở mặt trung với nước, hiếu với dân, dũng cảm không sợ khó khăn gian khổ.c. Điểm thứ ba Hết lòng yêu thương con người, sống tình nghĩa là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.d. Điểm thứ tư Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa.3. Học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. 	Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, người đầy tớ của quần chúng. Đây là lời dạy được Hồ Chí Minh luôn căn dặn, nhắc nhở, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ, thì nhân dân không có ai dẫn đường". Nhân cách của con người phải được thể hiện ở phẩm chất, tài năng, đức độ của người yêu nước chân chính, có đầy đủ đức tính của một người cách mạng, người cộng sản. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như sau:	* Một là: tự nguyện, tự giác trên cơ sở giác ngộ lí tưởng cách mạng, nung nấu lòng yêu nước, giữ vững tư cách đạo lí Việt Nam. 	* Hai là: quyết tâm sửa chữa khuyết điểm với tinh thần tấn công kẻ thù “nội xâm” cực kì nguy hiểm. 	* Ba là: xây dựng phẩm chất tốt đẹp đi đôi với đấu tranh chống những sai lầm, khuyết điểm, trái với đạo đức cách mạng. 	* Bốn là: nói đi đôi với làm, rèn luyện đạo đức, phẩm chất trong học tập lí luận, tu dưỡng giác ngộ tư tưởng và hành động thực tiễn. 	* Năm là: kết hợp việc học tập, giáo dục đạo đức với thực hiện nghiêm chỉnh, tuân thủ pháp luật nhà nước, kỉ luật lao động. 	* Sáu là: giữ vững, phát huy đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tiếp nhận có lựa chọn cái mới, tiến bộ, chống những điều lai căng , lố bịch. 	* Bảy là: tu dưỡng đạo đức cách mạng phải đi đôi với việc đấu tranh với bản thân, với những âm mưu “Diễn biến hòa bình”. Đây là cuộc đấu tranh không kém phần gay go, gian khổ, so với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng đất nước. 	* Tám là: việc tu dưỡng đạo đức phải tiến hành suốt đời, bền bỉ, không được buông thả, lơ là mất cảnh giác. II. MÔN MĨ THUẬT VỚI VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH THCS	Đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động từ xưa đến nay, phù hợp với quy luật phát triển xã hội. Đạo đức này thể hiện toàn diện, đầy đủ chủ nghĩa nhân văn cách mạng - sự kết hợp hài hòa truyền thống đạo đức dân tộc, tinh hoa văn hóa đạo đức nhân loại với những nguyên tắc nội dung của đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin.	Tu dưỡng đạo đức cách mạng là cái gốc để phát triển đất nước, tập hợp mọi người cùng hoàn thành sự nghiệp mà Bác Hồ đã đề ra “Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người”. 	Môn Mĩ thuật có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh thông qua nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ những vấn đề lí luận, chúng ta có thể tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả. 1. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc dạy học Mĩ thuật ở trường THCS	Việc học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết để giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được đề cập ở một số môn học ở trường THCS trong đó có môn Mĩ thuật. Đối với môn Mĩ thuật cần khơi gợi để học sinh có sự hiểu biết sâu sắc về công lao, những đức tính tốt đẹp, khái quát nên hình tượng đẹp chân chính cao thượng của Bác Hồ.	Môn Mĩ thuật không chỉ giáo dục về thẩm mĩ mà còn giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh biết yêu “Cái đẹp”, trân trọng bảo vệ phát huy “Cái đẹp” trong cuộc sống, hình thành tình yêu đối với con người, yêu quê hương đất nước, yêu cảnh vật thiên nhiên. 	Hình ảnh Bác Hồ là một tấm gương đẹp đã được phản ánh trong các tác phẩm nghệ thuật, cần khai thác và phân tích mang đến cho học sinh những xúc cảm thẩm mĩ, sự tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Hồ qua đó học sinh hiểu thêm về tư tưởng đạo đức của người. Từ đó giáo dục cho học sinh biết “ Sống học tập và làm việc theo gương của Bác Hồ vĩ đại”. 2. Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, cuộc đời sự nghiệp Hồ Chí Minh trong môn học Mĩ thuật tuân thủ một số yêu cầu, nguyên tắc sau: a. Cần xác định rõ mục đích của môn học là dạy mĩ thuật, giáo dục cho học sinh hiểu được cái đẹp của “Chân, Thiện, Mĩ", đồng thời tích hợp hình ảnh Bác Hồ vào những bài học có nội dung liên quan.b. Việc tích hợp nội dung cần phù hợp, linh hoạt trong từng bài, từng phần không áp đặt, không biến giờ học mĩ thuật trở thành một giờ học về tư tưởng Hồ Chí Minh.c. Việc tích hợp nội dung, hình ảnh Hồ Chí Minh vào các bài học mĩ thuật có nội dung liên quan cần chú ý đưa vào phần nào? chỗ nào của nội dung bài học? tránh tình trạng tích hợp không đúng nội dung cần truyền đạt. d. Về phương pháp tích hợp phải dựa theo từng nội dung của bài học mà đưa vào cho phù hợp, tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh, ảnh về cuộc đời sự nghiệp của Bác, vẽ tranh về Bác Hồ, hạn chế thuyết trình.e. Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần phải có tranh, ảnh minh họa như: Chân dung Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi, với quân, dân. Bác Hồ trong lao động, học tập, hoạt động cách mạng, trong sinh hoạt hàng ngày để minh họa cho học sinh vẽ thấy được đức tính cao đẹp của Bác Hồ.PHẦN THỨ HAIGIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NỘI DUNG TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÁC BÀI HỌC Ở MÔN MĨ THUẬT THCSKHỐI 6TTTên BàiMức Độ1Bài 9: Vẽ tranh đề tài Học tậpQua tranh vẽ học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng trong đó có học tập tốt, thực hiện lời dạy của Bác Hồ. 2Bài 13: Vẽ tranh đề tài Bộ Đội Qua tranh vẽ phân tích cho học sinh hiểu được ý nghĩa của tên gọi "Bộ đội cụ Hồ".KHỐI 6TTTên BàiMức Độ3Bài 22: Vẽ tranh đề tài Ngày tết và Mùa xuân Hình ảnh Bác Hồ trong mỗi gia đình, cơ quan, công sở thể hiện qua tranh vẽ giáo dục học sinh biết tưởng nhớ đến công ơn Bác Hồ. KHỐI 7TTTên BàiMức Độ1Bài 10: Vẽ tranh đề tài Cuộc sống quanh emQua tranh vẽ giáo dục học sinh biết yêu vẻ đẹp của cuộc sống quê hương, làng xóm, đất nước con ngườn Việt Nam và công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước.KHỐI 7TTTên BàiMức Độ2Thường thức Mĩ thuậtBài 14:Mĩ Thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954 Qua bài học giúp học sinh phân tích được tác phẩm chân dung Bác Hồ ở Bắc Bộ Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân.KHỐI 7TTTên BàiMức Độ3Thường thức Mĩ Thuật Bài 21:Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954. Qua bài học giúp học sinh phân tích được tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc, Trung, Nam tranh vẽ bằng máu của họa sĩ nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.KHỐI 7TTTên BàiMức Độ4Bài 33-34: Vẽ tranh đề tài tự do Qua tranh vẽ giáo dục học sinh biết chọn đề tài vẽ về cảnh đẹp quê hương Bác Hồ, chân dung Bác Hồ, Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, Bác Hồ với bộ đội.TTTên BàiMức Độ1Thường thức Mĩ thuậtBài 10: Sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Qua bài học giáo dục học sinh biết được công lao của Bác Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dành độc lập dân tộc. KHỐI 8TTTên BàiMức Độ2Thường thức Mĩ thuậtBài14: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mĩ Thuật Việt Nam giai đoạn 1954- 1975. Qua bài học giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của giải thưởng về Văn học- Nghệ thuật.Ý nghĩa của tác phẩm kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng.KHỐI 8TTTên BàiMức Độ3Bài 18: Vẽ Chân Dung Thông qua việc vẽ chân dung tượng Bác Hồ học sinh hiểu vẻ đẹp của chân dung vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. KHỐI 8TTTên BàiMức Độ4Bài 21: Vẽ tranh đề tài lao động. Qua tranh vẽ giúp học sinh cảm nhận về hình ảnh Bác Hồ lao động với các cháu thiếu nhi, lao động với nhân dân.5Bài 33-34: Vẽ tranh đề tài tự chọnQua tranh vẽ hướng học sinh vẽ tranh với chủ đề chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ.KHỐI 8TTTên BàiMức Độ1Bài 11: Trang trí hội trườngQua bài vẽ trang trí giúp học sinh biết được vị trí sắp đặt hình ảnh Bác Hồ trong trang trí hội trường.Ý nghĩa của hình tượng Bác Hồ trong trang trí hội trường.KHỐI 9TTTên BàiMức Độ2Bài 14: Vẽ tranh đề tài lực lượng vũ trang Hướng học sinh vẽ về hình ảnh Bác Hồ với Bộ đội trên đường hành quân, Bác về thăm đơn vị Bộ đội.Hình ảnh Bác Hồ với haicuộc kháng chiến chốngPháp và Mĩ.KHỐI 9TTTên BàiMức Độ3Bài 18: Vẽ tranh đề tài tự do Hướng học sinh vẽ về hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi, đồng bào cả nước.Ý nghĩa của Bác Hồ với đồng bào miền Nam .KHỐI 9Bài 9: Vẽ tranh (môn Mĩ Thuật lớp 6, học kì I, tuần 9)Vẽ tranh đề tài học tập	Ngoài kiến thức, kĩ năng về vẽ tranh đề tài học tập, bài này còn giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng "Học tập tốt“ để thể hiện đúng lời dạy của Bác Hồ. 	Qua đó giáo dục thái độ, tình cảm, sự chăm chỉ trong học tập để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.Hướng câu hỏi thảo luận phần I SGK tìm và chọn nội dung đề tàiHướng học sinh trả lời Hỏi: Em hãy cho biết tại sao phải học tập tốt?Hỏi: Theo em học tập thế nào là tốt?Hỏi: Em hãy cho biết thêm về ý nghĩa của việc học tập tốt? Học tập tốt giúp cho bản thân mở rộng tư duy, sáng tạo. Học tập tốt không để phụ lòng cha mẹ nuôi dưỡng, thầy cô đạy dỗ. Học tập tốt để thể hiện đúng với lời dạy của Bác Hồ.- Học tập tốt để được xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Bài 13: Vẽ tranh (môn Mĩ Thuật lớp 6, học kì I, tuần 13)Vẽ tranh đề tài bộ đội	Ngoài kiến thức, kĩ năng về vẽ tranh đề tài bộ đội, bài này còn giúp học sinh hiểu được ý nghĩa tên gọi "Bộ Đội Cụ Hồ". 	Qua đó giáo dục thái độ, tình cảm về lòng biết ơn những gia đình thương binh, liệt sĩ, những người anh hùng đã hi sinh cho tổ quốc Việt Nam. Để chúng ta có cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay, được cắp sách đến trường, biết quí trọng những anh Bộ đội đang canh giữ biên giới hải đảo.Hướng câu hỏi thảo luận phần I SGK tìm và chọn nội dung đề tàiHướng học sinh trả lời Hỏi: Em hãy kể lại những hình ảnh về Bộ đội mà em biết? Bộ đội hành quân qua rừng, qua suối, qua làng, qua xóm..... Bộ đội giúp dân cắt lúa, lợp nhà, bắc cầu, chống bão lũ...... Hỏi: Em hiểu gì về ý nghĩa tên gọi "Bộ Đội Cụ Hồ"? Tên gọi "Bộ đội Cụ Hồ“ được hiểu Quân đội nhân dân Việt Nam rất vinh dự và tự hào được mang tên Bác Hồ. Tên gọi "Bộ Đội Cụ Hồ “ còn thể hiện lòng yêu thương của Bác Hồ với nhân dân, với đất nước con người Việt Nam.Hỏi: Trong khi vẽ về Bộ đội em có thể vẽ thêm hình ảnh của Bác Hồ cùng với Bộ đội được không? Trong khi vẽ ta nên vẽ thêm hình ảnh của Bác Hồ đang hành quân với Bộ đội, ngồi nói chuyện với Bộ đội, ca hát với Bộ đội..... Bài 22:Vẽ tranh (môn Mĩ Thuật lớp 6, học kì II, tuần 23)Đề tài Ngày tết và Mùa xuân 	Ngoài kiến thức, kĩ năng về vẽ tranh đề tài Ngày Tết và Mùa xuân, bài này còn hướng học sinh trong khi vẽ biết vẽ thêm hình ảnh Bác Hồ vào trong mỗi gia đình, cơ quan công sở, nơi làm việc.	Qua đó giáo dục thái độ, tình cảm về lòng yêu thương và biết tưởng nhớ đến công ơn Bác Hồ.Hướng câu hỏi thảo luận phần I SGK tìm và chọn nội dung đề tàiHướng học sinh trả lời Hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh Bác Hồ khi mỗi dịp tết đến xuân về? - Hình ảnh Bác Hồ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khi dịp tết đến xuân về. Vì Bác Hồ đã đem lại cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Hỏi: Em cho biết tại sao phải trưng bày hình ảnh Bác Hồ trong mỗi gia đình, cơ quan công sở khi dịp tết đến xuân về ?- Bác Hồ là một vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, việc trưng bày hình ảnh Bác Hồ và mâm hoa quả đó là thể hiện sự tri ân của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ.Hỏi: Hình ảnh Bác Hồ có được thể hiện trong tranh vẽ về đề tài Ngày tết và Mùa xuân không ?- Khi vẽ tranh đề tài Ngày tết và Mùa xuân hình ảnh Bác Hồ cần được thể hiện trong tranh vẽ. Đó là sự thể hiện lòng tưởng nhớ công ơn của Bác Hồ.Bài 10: Vẽ tranh (môn Mĩ Thuật lớp 7 học kì I, tuần 10)Vẽ tranh đề tài cuộc sống quanh em	Ngoài kiến thức, kĩ năng vẽ tranh đề tài Cuộc sống quanh em, bài này còn hướng học sinh trong khi vẽ biết thể hiện vẻ đẹp của quê hương, làng xóm mình đang từng ngày đổi mới. Qua đó nhằm giáo dục thái độ, tình cảm về lòng yêu quê hương, làng xóm, đất nước con người. Biết ghi nhớ công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước.Hướng câu hỏi thảo luận phần I SGK tìm và chọn nội dung đề tàiHướng học sinh trả lời Hỏi: Bác Hồ là người đem lại cuộc sống ấm no cho dân tộc. Em hãy làm gì, vẽ gì để ghi nhớ công lao của Bác ? - Phải chăm ngoan, học giỏi, biết yêu lao động, biết nghe lời Ông Bà, Cha Mẹ, Thầy Cô. Biết giúp dỡ bạn bè có hoàn cảnh khó khăn. - Để ghi nhớ công lao của Bác Hồ em sẽ vẽ một bức tranh phản ánh về cuộc sống ở quê hương em đang từng ngày đổi mới.Bài 14:Thường thức Mĩ Thuật lớp 7, học kì I tuần 14Mĩ Thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954	 Ngoài kiến thức hiểu về Mĩ Thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1954, bài này còn hướng học sinh biết phân tích tác phẩm chân dung Bác Hồ ở Bắc Bộ Phủ do họa sĩ Tô Ngọc Vân, chân dung Bác Hồ tranh in đá của Phan Kế An. Qua đó giáo dục thái độ, tình cảm và lòng yêu thương biết tưởng nhớ về công lao to lớn của Bác Hồ.Hướng câu hỏi thảo luận phần I SGK tìm và chọn nội dung đề tàiHướng học sinh trả lời Phần I SGK (vài nét về bối cảnh xã hội)Hỏi: Em hãy cho biết ai là người đầu tiên đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa? - Sáng ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945. Bác Hồ là người đầu tiên đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa một nhà nước công nông đầu tiên ở Việt Nam ra đời.Hỏi: Em hãy cho biết Bác Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày tháng năm nào?- Ngày 19 tháng 12 năm 1946 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thực dân phápPhần II sgk: (Một số hoạt động Mĩ Thuật ).Hỏi: Em có nhận xét gì về chân dung Bác Hồ tranh in đá của họa sĩ Phan Kế An ?- Họa sĩ Phan Kế An bằng sự cảm nhận và lòng kính yêu Bác Hồ, ông không chỉ khắc họa được chân dung của Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc, mà ông còn thể hiện được một chân dung Bác Hồ đôn hậu, giản dị và sâu sắc. Bài 21:Thường thức Mĩ Thuật lớp 7 học kì II, tuần 22Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế Kỉ XIX đến 1954	 Ngoài kiến thức học sinh hiểu về một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật Việt Nam, bài này giúp học sinh hiểu thêm về tác phẩm hội họa Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc, Trung, Nam tranh vẽ bằng máu của nhà điêu khắc họa sĩ Diệp Minh Châu . Qua đó giáo dục cho học sinh thái độ, tình cảm biết tỏ lòng ghi nhớ công lao của Bác Hồ.Hướng câu hỏi thảo luận phần II SGK Hướng học sinh trả lời Hỏi: Em hiểu thế nào về giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật? Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật được hiểu là một giải thưởng cao quí nhất được gắn liền với tên tuổi Hồ Chí Minh.Hỏi: Em hãy cho biết tại sao họa sĩ Diệp Minh Châu lại dùng máu của mình để vẽ tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc, Trung, Nam?- Ông là người tiêu biểu cho thế hệ các họa sĩ miền Nam đi theo kháng chiến. Hình tượng Bác Hồ đối với ông thật thiêng liêng cao cả, do vậy bằng cảm xúc của mình khi được trực tiếp gặp Bác Hồ ông đã vẽ tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Bắc, Trung, Nam bằng máu của trái tim mình.Bài 33-34: Vẽ tranh (môn Mĩ Thuật lớp 7, học kì II tuần 36)Vẽ tranh đề tài tự do	Ngoài kiến thức, kĩ năng về vẽ tranh đề tài tự do, bài này hướng học sinh vẽ về cảnh đẹp quê hương Bác Hồ, thiếu nhi với Bác Hồ, nông dân với Bác Hồ, bộ đội với Bác Hồ. 	Qua đó giáo dục thái độ, tình cảm, lòng yêu thương, tưởng nhớ công ơn Bác Hồ.Hướng câu hỏi thảo luận phần I SGK tìm và chọn nội dung đề tài Hướng học sinh trả lời Hỏi: Hình ảnh Bác Hồ ngồi cho cá ăn trước căn nhà sàn nơi Bác làm việc gợi cho em suy nghĩ gì ?- Hình ảnh Bác Hồ ngồi cho cá ăn trước căn nhà sàn nơi Bác làm việc gợi cho mỗi chúng ta suy ngẫm một Bác Hồ không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa lớn mà Bác Hồ của chúng ta cũng rất yêu lao động.Hỏi: Thông qua hình ảnh đó gợi cho em ý tưởng gì?- Thông qua hình ảnh đó gợi cho em một ý tưởng em sẽ vẽ một bức tranh về hình ảnh Bác Hồ đang cho đàn cá ăn trước căn nhà sàn nơi Bác làm việc.Hỏi: Hình ảnh Bác Hồ vui tết Trung thu với các cháu thiếu niên nhi đồng gợi cho em cảm nghĩ gì?- Hình ảnh Bác Hồ vui tết Trung thu với thiếu niên nhi đồng gợi cho em cảm nhận Bác Hồ của chúng ta rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng như một người ông, một người bà trong gia đình vậy. Một tình cảm hết sức gần gũi, trìu mến.Hỏi: Thông qua hình ảnh đó gợi cho em ý tưởng gì?Thông qua hình ảnh đó gợi cho em một ý tưởng em sẽ vẽ một bức tranh về hình ảnh Bác Hồ đang vui tết Trung thu cùng với các cháu thiếu niên nhi đồng.Hỏi: Em có nhận xét gì hình ảnh Bác Hồ đang cùng các chú bộ đội hành quân trên đường ra chiến dịch? Hình ảnh Bác Hồ cùng với các chú bộ đội hành quân ra chiến dịch cho chúng ta cảm nhận tấm lòng của Bác đang hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt.Hỏi: Thông qua hình ảnh đó gợi cho em ý tưởng gì?Đề: Em hãy vẽ một bức tranh có hình ảnh Bác Hồ cùng tham gia Thông qua hình ảnh đó gợi cho em một ý tưởng mới em sẽ vẽ một bức tranh về Bác Hồ đang cùng bộ đội hành quân. Học sinh thực hành vẽ.Bài 10:Thường thức Mĩ thuật (môn Mĩ thuật lớp 8, học kì I tuần 10)Sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975	Ngoài kiến thức về Mĩ thuật Việt Nam gia đoạn 1954-1975, bài này còn giúp học sinh hiểu thêm về vai trò của Bác Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 	Qua đó giáo dục thái độ, tình cảm, lòng yêu thương tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Hồ.Hướng câu hỏi thảo luận đưa vào phần I SGK vài nét về bối cảnh lịch sửHướng học sinh trả lời Hỏi: Em có nhận xét gì về vai trò của Bác Hồ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ? Bác Hồ là người rèn luyện và sáng lập ra ĐCSVN để lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bác Hồ là niềm tin, là ngọn đuốc thắp sáng cho quân và dân ta xuyên suốt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Bài 14:Thường thức Mĩ thuật (môn Mĩ thuật lớp 8 học kì I tuần 14)Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975	Ngoài kiến thức về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975, bài này còn giúp học sinh hiểu thêm về ý nghĩa của giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật. Qua đó giáo dục thái độ, ý thức học tập, lao động và rèn luyện để đạt được những danh hiệu cao nhất của trường, trong từng năm học, cấp học.Hướng câu hỏi thảo luận đưa vào phần cuối của bài phân tích về giải thưởng Hồ Chí MinhHướng học sinh trả lời Hỏi: Em hiểu thế nào về giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật?Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật được hiểu là một giải thưởng cao quí nhất được gắn liền với tên tuổi Hồ Chí Minh, một nhà Văn hóa lớn của dân tộc VN nói riêng và thế giới nói chung. Bài 18: Vẽ theo mẫu (môn Mĩ Thuật lớp 8, HK I tuần 18)Vẽ chân dung	Ngoài kiến thức về vẽ chân dung, bài này hướng học sinh trực tiếp vẽ chân dung của Bác Hồ. 	Qua đó giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trên gương mặt của Bác, giáo dục học sinh biết ghi nhớ công ơn của Bác Hồ.Hướng tích hợp Hướng học sinh vẽBài này giáo viên cho học sinh vẽ trực tiếp về tượng chân dung Bác Hồ. Học sinh thực hành vẽ tượng chân dung Bác Hồ.Bài 21:Vẽ tranh (môn Mĩ Thuật lớp 8 tuần 22, học kì II) Vẽ tranh đề tài lao động	Ngoài kiến thức về vẽ tranh đề tài,bài này hướng học sinh vẽ tranh với chủ đề lao động đúng với lời dạy của Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng " Học tập tốt, lao động tốt". 	Qua đó giáo dục cho học sinh tinh thần yêu lao động, hiểu được những giá trị trong lao động.Hướng câu hỏi thảo luận đưa vào phần I SGK tìm và chọn nội dung đề tàiHướng học sinh trả lờiĐề. Em hãy vẽ một bức tranh tự chọn thể hiện về đức tính yêu lao động ứng với điều dạy của Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng: "Học tập tốt, Lao động tốt”. Học sin

File đính kèm:

  • pptChuyen_de_tich_hop_tu_tuong_HCM_mon_mi_thuat.ppt