Quy trình biên soạn đề kiểm tra

BẢNG MÔ TẢ NỘI DUNG TRONG MỖI Ô

Câu 1: Biết cách chứng minh một hàm số bậc nhất đồng biến (nghịch biến) trên khoảng đã cho.

Câu 2: Biết cách tìm tọa độ của hai đường thẳng có phương trình cho trước.

Câu 3: Biết tìm tọa độ đỉnh và lập được bảng biến thiên của hàm số bậc hai.

Câu 4: Hiểu được cách tìm tập xác định của hàm số đã cho có chứa ẩn ở mẫu và chứa một căn thức bậc hai của một biểu thức bậc nhất.

Câu 5: Hiểu được cách xác định tính chẵn, lẻ của một hàm số có chứa giá trị tuyệt đối của x.

Câu 6: Hiểu được cách xác định a, b để đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm có tọa độ cho trước.

Câu 7: Hiểu được cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.

Câu 8: Cho trước đồ thị (P) của hàm số bậc hai trên hệ trục tọa độ Oxy, vân dụng được đồ thị hàm hằng y = m (m là tham số), tìm tham số m để đồ thị đó cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ thỏa điều kiện cho trước.

 

doc10 trang | Chia sẻ: tuanbinh | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Quy trình biên soạn đề kiểm tra, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
	Đề kiểm tra là một công cụ giúp đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một lớp học, một cấp học. Biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra
Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học và hình thức đề kiểm tra
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra 
Bước 4. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo ma trận đề
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra 
Để xác định dúng mục đích, yêu cầu đề kiểm tra, cần căn cứ vào:
+ Yêu cầu của việc kiểm tra,
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng, 
+ Thực tế học tập của học sinh. 
Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học và hình thức đề kiểm tra
Xác định mục tiêu 
Liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học về kiến thức, kỹ năng, thái độ của phần chương trình đề ra để đánh giá kết quả học tập của học sinh về hành vi và năng lực cần phát triển
Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng, xác định được nội dung cốt lõi cần kiểm tra 
Xác định hình thức 	
+ Tự luận.
	+ Trắc nghiệm 
	+ Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm theo một tỷ lệ nhất định 
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra 
3.1 Lập ma trận nhận thức (5 thao tác) 
1. Lập (theo cột) danh sách các nội dung, chủ đề mà bạn cho là mục tiêu học tập phải đạt của học sinh theo Chuẩn xét đến thời điểm thực hiện Chương trình Giáo dục.
2. Xác định tầm quan trọng mỗi chủ đề của Chuẩn trong tổng thể khối nội dung chọn thông qua việc lượng hóa theo tỉ lệ phần trăm (Tổng tỉ lệ phần trăm lượng hóa phải bẳng 100%) 
3. Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho mức độ nhận thức của mỗi chủ đề trong Chuẩn tùy theo người thiết kế xác định xét đến thời điểm thực hiện Chương trình Giáo dục, trong đó 1 là mức nhận biết, 2 là mức thông hiểu, 3 là mức vận dụng, 4 là mức vận dụng cao
4. Nhân tỉ lệ phần trăm lượng hóa mức độ cơ bản của mỗi chủ đề với trọng số của nó để xác định điểm số của mỗi chủ đề 
5. Cộng số điểm của tất cả các chủ đề để xác định tổng số điểm.
Chủ đề
Tầm quan trọng
Trọng số
Tổng điểm
Tập xác định
16
2
32
Tính chẵn lẻ
16
2
32
Tính đơn điệu
8
1
8
Hàm số bậc nhất
26
3
78
Hàm số bậc hai
34
3
102
100%
252
LỜI BÌNH VỀ MA TRẬN NHẬN THỨC
Sau khi lập ma trận này, ta sẽ thấy tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các chủ đề, mạch kiến thức kĩ năng có trong ma trận tổng số điểm của ma trận cao nhất là 400 điểm và thấp nhất là 100 điểm.
- Nếu tổng số điểm là 400 thì đó phương án lựa chọn tốt nhất dựa theo chuẩn chọn nội dung và mức nhận thức cho dạy, kiểm tra đánh giá.
- Nếu tổng số điểm là 250 = (400 + 100):2, thì đó phương án lựa chọn trung bình dựa theo chuẩn chọn nội dung và mức nhận thức cho dạy, kiểm tra đánh giá.
- Nếu tổng số điểm là 100 thì đó phương án lựa chọn yếu kém dựa theo chuẩn chọn nội dung và mức nhận thức cho dạy, kiểm tra đánh giá.
Ta nhận thấy: 
Ma trận nhận thức là một công cụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá dựa theo Chuẩn; làm rõ ý tưởng kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học; đồng thời thực hiện giáo dục có chất lượng, hiệu quả cho các đối tượng học sinh thuộc các vùng miền khác nhau học cùng một chương trình. 
Kinh nghiệm và năng lực sư phạm của giáo viên trong việc chọn lựa nội dung, mạch kiến thức, kĩ năng để dạy hoặc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được phản chiếu qua việc lập ma trận nhận thức. 
Tóm lại, công cụ này vừa định hướng vừa điều tiết giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá đạt chuẩn hóa và phân hóa, không dưới tầm nhận thức của học sinh và cũng không vượt quá sự nỗ lực học tập của học sinh, hỗ trợ tốt cho việc tối ưu hóa lập phân phối chương trình phù hợp vùng miền và đối tượng học sinh
3.2 Lập ma trận đề kiểm tra (4 thao tác)
1. Bỏ cột “Tầm quan trọng”, qui cột tổng điểm về thang điểm 10
2. Phân rã cột “Trọng số” thành các cột bộ phận tương ứng 4 mức độ nhận thức của học sinh (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) và hình thức câu hỏi (trắc nghiệm, tự luận)
a) Đề kiểm tra 100% tự luận hoặc 100% trắc nghiệm 
Chủ đề
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng điểm/10
1
2
3
4
Tập xác định
1.3
Tính chẵn lẻ
1.3
Tính đơn điệu
0.3
Hàm số bậc nhất
3.1
Hàm số bậc hai
4
10.0
b) Đề kiểm tra kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm
Chủ đề 
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC – HÌNH THỨC KTRA
Điểm
1
2
3
4
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tập xác định
1.25
Tính chẵn lẻ
1.25
Tính đơn điệu
0.5
Hàm số bậc nhất
3.0
Hàm số bậc hai
4.0
10.0
3. Thay cho hàng cuối cùng bởi hàng mô tả mục đích, hình thức kiểm tra qua tỉ lệ % và tổng điểm đánh giá cho mỗi mức độ nhận thức, hình thức kiểm tra.
a) Đề kiểm tra 100% tự luận hoặc 100% trắc nghiệm 
Chủ đề
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng điểm/10
1
2
3
4
Tập xác định
1.25
Tính chẵn lẻ
1.25
Tính đơn điệu
0.5
Hàm số bậc nhất
3.0
Hàm số bậc hai
4.0
30%
3 điểm
40%
4 điểm
30%
3 điểm
100%
10 điểm
b) Đề kiểm tra kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm
Chủ đề 
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC – HÌNH THỨC KTRA
Điểm
1
2
3
4
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tập xác định
1.25
Tính chẵn lẻ
1.25
Tính đơn điệu
0.5
Hàm số bậc nhất
3.0
Hàm số bậc hai
4.0
30%
3 điểm
TN: 1điểm
TL: 2 điểm
40%
4 điểm
TN: 1,5điểm
TL:2,5 điểm
30%
3 điểm
TN: 0.5 điểm
TL: 2,5 điểm
100%
10
TN 3
TL 7
4. Bổ sung và chi tiết hóa mỗi ô trong ma trận là: đơn vị kiến thức, kĩ năng cơ bản trọng tâm cần kiểm tra, số lượng câu hỏi và số điểm tương ứng; định vị theo mức độ nhận thức và lượng hóa số điểm theo bội của 0,25 điểm.
Chủ đề
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng điểm/10
1
2
3
4
Tập xác định
Câu 4
 1,25
1.25
Tính chẵn lẻ
Câu 5
 1,25
1.25
Tính đơn điệu
Câu 1
 0.5
0.5
Hàm số bậc nhất
Câu 2
 1,0
Câu 6
 0,75
Câu 8
 1,25
3.0
Hàm số bậc hai
Câu 3
 1.5
Câu 7
 0,75
 Câu 9
 1,75
4.0
3 câu
3 điểm
4 câu 
4 điểm
2 câu 
3 điểm
9 câu
10 điểm
BẢNG MÔ TẢ NỘI DUNG TRONG MỖI Ô
Câu 1: Biết cách chứng minh một hàm số bậc nhất đồng biến (nghịch biến) trên khoảng đã cho.
Câu 2: Biết cách tìm tọa độ của hai đường thẳng có phương trình cho trước.
Câu 3: Biết tìm tọa độ đỉnh và lập được bảng biến thiên của hàm số bậc hai.
Câu 4: Hiểu được cách tìm tập xác định của hàm số đã cho có chứa ẩn ở mẫu và chứa một căn thức bậc hai của một biểu thức bậc nhất.
Câu 5: Hiểu được cách xác định tính chẵn, lẻ của một hàm số có chứa giá trị tuyệt đối của x.
Câu 6: Hiểu được cách xác định a, b để đồ thị hàm số y = ax + b đi qua hai điểm có tọa độ cho trước.
Câu 7: Hiểu được cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
Câu 8: Cho trước đồ thị (P) của hàm số bậc hai trên hệ trục tọa độ Oxy, vân dụng được đồ thị hàm hằng y = m (m là tham số), tìm tham số m để đồ thị đó cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ thỏa điều kiện cho trước.
Câu 9: Vận dụng được sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc hai để tìm parabol 
(P): y = ax2 + bx + c biết (P) đi qua một điểm cho trước và đạt giá trị lớn nhất bằng một số nào đó cho trước tại x bằng một số cho trước.
4. Bước 4. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo ma trận đề
Việc biên soạn câu hỏi, bài tập theo ma trận đề cần bảo dảm nguyên tắc:
	- Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một đơn vị kiến thức, kỹ năng;
	- Tổng số câu hỏi do ma trận đề quyết định;
	- Hình thức câu hỏi (tự luận, trắc nghiệm) do ma trận đề quyết định;
	- Mức độ khó của câu hỏi được thiết kế theo 4 mức độ nhận thức 
5. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm cần bảo đảm các yêu cầu:
	- Nội dung khoa học, chính xác;
	- Trình bày cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn
	- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra
6. Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước:
	- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và biểu điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và hướng dẫn chấm. Sửa chữa từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để bảo đảm tính khoa học và chính xác;
	- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với Chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
	- Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, Chuẩn, đối tượng học sinh (nếu có điều kiện)
	- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và biểu điểm
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Để được thuận lợi trong thiết lập ma trận đề kiểm tra ta cần phải phân loại một cách tương đối các câu hỏi, bài tập thuộc mức độ nhận thức nào.
Theo phương pháp tích cực, chất lượng các câu hỏi, bài tập của giáo viên về năng lực nhận thức của học sinh dựa theo B.S. Bloom có thể tóm tắt lại 4 mức sau:
a. NHẬN BIẾT (đúng ? sai ? ở đâu ?, cái gì ? bao giờ ?)
Yêu cầu học sinh chỉ nhớ được định nghĩa của một sự kiện và không cần phải hiểu. Một chú ý quan trọng là kiến thức chỉ khả năng lặp lại chứ không phải để sử dụng. 
Bài tập đưa ra đơn giản, có lời giải giống hoặc tương tự với các ví dụ học sinh đã gặp trong lớp, có thể không đòi hỏi học sinh phải đưa ra quyết định là làm thế nào để tiếp cận lời giải, chỉ cần biết dùng kỹ thuật đã được học, hoặc có thể là một quy tắc phải được nhớ lại và áp dụng ngay một kỹ thuật đã được dạy.
Ví dụ 1: Lập phương trình đường tròn có tâm I(2; 3) và bán kính bằng 6.
Ví dụ 2: Tính 
b. THÔNG HIỂU (so sánh những điểm giống nhau và khác nhau, giải thích, mô tả bằng ngôn ngữ của chính minh) 
Đây là khả năng chuyển đổi dữ liệu từ một dạng này sang một dạng khác, ví dụ từ lời sang hình vẽ và ngược lại; khả năng giải thích hay suy ra ý nghĩa các dữ liệu; theo đuổi và mở rộng một lập luận và giải các bài toán mà ở đó sự lựa chọn các phép toán là cần thiết.
Bài tập đưa ra tương đối đơn giản, quen thuộc, chỉ cần học sinh có thể sử dụng các kiến thức học được mà không cần liên hệ với kiến thức khác, nhưng các em cần phải hiểu các kiến thức đó để giải quyết nó. Một quyết định sẽ được đưa ra không chỉ là để làm cái gì mà còn bằng cách nào để làm được điều đó.
Ví dụ 3: Lập phương trình đường tròn đường kính AB với A(1; 2), B(3; 6).
Ví dụ 4: Lập phương trình đường tròn có tâm là điểm I(2; 3) và tiếp xúc với đường thẳng d: x + 2y – 1 = 0.
c. VẬN DỤNG (vào tình huống tương tự hoặc đổi khác, giải quyết vần đề được đặt ra) 
	Các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh phải hiểu rõ và vận dụng các khái niệm quen thuộc vào các tình huống không quen thuộc, có nghĩa là phải hiểu và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào các tình huống mới hoặc những tình huống được trình bày theo một dạng mới. Phương pháp giải thì không được hàm ý trong câu hỏi, và khả năng tìm kiếm lời giải là khả năng phát triển các bước để giải bài toán chứ không phải tái tạo lời giải đã học ở lớp. 
Ví dụ 5: Lập phương trình đường tròn có tâm I nằm trên đường thẳng 
d: x + y – 1 = 0, tiếp xúc đồng thời với hai đường thẳng d1: x + 2y – 1 = 0 và 
d2: -x + 2y + 3 = 0.
Ví dụ 6: Lập pt đường tròn có tâm I nằm trên đường thẳng d: x + y – 1 = 0 và tiếp xúc với đường thẳng d1: x + 2y – 1 = 0 tại điểm M(3; - 1).
d. VẬN DỤNG CAO 
	Phân tích: Nghĩ gỉ? Vì sao như vậy ? làm sao biết như vậy ?
	Tổng hợp: Đặt ra vấn đề mới, dự đoán, đề xuất giả thuyết, kết luận
	Đánh giá: Vì sao điều đó là đúng/sai ? Nêu ý kiến riêng của mình về vấn đề đạt ra, bảo vệ quan điểm của mình. 
Ví dụ 7: Lập phương trình đường tròn qua điểm A(2; 1) và tiếp xúc với đường thẳng d1: x + 2y – 1 = 0 tại điểm M(3; - 1).
Ví dụ 8: Cho tam giác ABC có A(3; -7), B(9; -5), C(-5; 9). Lập phương trình đường phân giác trong của góc A của tam giác ABC.

File đính kèm:

  • docBC(NGHIA).doc
Bài giảng liên quan