Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học rèn kỹ năng giải toán cho học sinh Lớp 5

5. dạy học giải toán có nội dung hình học.

trong toán 5, các bài toán có nội dung hình học thường là các bài toán về tính chu vi các hình( chu vi hình vuông, chu vi hình chữ nhật, chu vi hình tròn); tính diện tích các hình( hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn; tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích, hình hộp chữ nhật, hình lập phương). đặc biệt là các bài toán về tính diện tích ruộng đất thực tế liên quan đến việc phân chia một hình thành các hình khác để tính được diện tích.

 với nội dung này, toán 5 đã giúp học sinh hình thành cách tính chủ yếu dựa vào trực quan, cắt ghép hình.

chẳng hạn: dạy diện tích hình thang thông qua cắt ghép hình để chuyển về dạng hình tam giác.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học rèn kỹ năng giải toán cho học sinh Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
) và phương pháp “tìm tỉ số” (học ở lớp 4). Chẳng hạn:
 Bài toán: Muốn đắp xong nền nhà trong 2 ngày, cần có 12 người. Hỏi muốn đắp xong nền nhà đó trong 4 ngày thì cần có bao nhiêu người ?
 Cách 1: “ Rút về đơn vị”: Bài giải
	Muốn đắp nền nhà xong trong 1 ngày, cần số người là:
	12 x 2 = 24 (người)
	Muốn đắp nền nhà xong trong 4 ngày ,cần số người là:
	24 : 4 = 6 (người)
 	 Đáp số : 6 người.
 Cách 2: “ Tìm tỉ số”
Bài giải
4 ngày gấp 2 ngày số lần là :
4: 2 = 2 (lần)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày ,cần số người là:
12: 2 = 6 (người)
Đáp số : 6 người.
 Trong Toán 5 có xây dựng hai dạng quan hệ tỉ lệ của 2 đại lượng ( dạng quan hệ tỉ lệ thứ nhất : “ Nếu đại lượng này tăng (giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng (giảm) đi bấy nhiêu lần”; dạng quan hệ thứ hai : 
“Nếu đại lượng này tăng (giảm ) bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm (tăng) bấy nhiêu lần”. Thực chất của dạng toán này chính là các bài toán mà các em sẽ được học ở bậc học sau, gọi tên là : bài toán về “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” nhưng ở Toán 5 không dùng thuật ngữ này để gọi tên.
 ở mỗi bài toán cụ thể đối với mỗi dạng quan hệ tỉ lệ, SGK Toán 5 đưa ra đồng thời cả hai cách giải. Khi làm bài học sinh chọn 1 trong 2 cách giải để làm song phải tuỳ thuộc vào “tình huống” của bài toán đặt ra.
 Ví dụ : Bài 1 trang 21:
 10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày. Nay muốn làm xong công việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người như nhau).
 Đối với bài tập này , học sinh chỉ có thể làm bằng cách “rút về đơn vị” để tìm ra số người làm xong công việc trong 5ngày. Bài giải được trình bày như sau:
Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần :
10 x 7 =70 (người)
Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần :
70 : 5 =14 (người)
Đáp số : 14 người.
 3- Dạy học các bài toán về “tỉ số phần trăm”
 Các bài toán về “tỉ số phần trăm” thực chất là các bài toán về “tỉ số”. Do đó,trong Toán 5,các bài toán về tỉ số phần trăm được xây dựng theo ba bài toán cơ bản về tỉ số.
 Bài toán 1: Cho a và b . Tìm tỉ số phần trăm của a và b.
 VD ( SGK /175) 
 Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 HS, trong đó có 315 HS nữ. Tính tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường.
Bài giải
Tỉ số phần trăm số HS nữ và số HS toàn trường là :
315 : 600 = 0,525
0,525 = 52,5 %
Đáp số : 52,5 %.
 Bài toán 2: Cho b và tỉ số phần trăm của a và b. Tìm a.
 VD (SGK / 76)
 Một trường Tiểu học có 800 HS,trong đó số HS nữ chiếm 52,5 % .Tính số HS nữ của trường đó.
Bài giải
Số HS nữ của trường đó là :
800 : 100 x 52,5 = 420 ( học sinh)
Đáp số : 420 học sinh.
 Bài toán 3 : Cho a và tỉ số phần trăm của a và b .Tìm b.
 VD ( SGK/78)
 Số HS nữ của một trường là 420 em và chiếm 52,5 % số HS toàn trường .Hỏi trường đó có bao nhiêu HS?
Bài giải
Số học sinh của trường đó là :
420 : 52,5 x 100 = 800 ( học sinh )
Đáp số : 800 học sinh
4- Dạy học giải toán về chuyển động đều
4.1 Trong Toán 5 có 3 bài cơ bản về chuyển động đều của một chuyển động.
a. Bài toán 1 : Biết quãng đường (s) và thời gian (t). Tìm vận tốc.
HS sẽ thực hiện bài toán này theo công thức :
v = s : t
Ví dụ : một ô tô đi quãng đường dài 120 km hết 3 giờ. Tìm vận tốc của ô tô. 
Bài giải
Vận tốc của ô tô là :
120 : 3 = 40 ( km / giờ )
Đáp số : 40 km / giờ
b. Bài toán 2 : biết vận tốc (v), thời gian (t). Tìm quãng đường (s).
s = v x t
Ví dụ : Một ô tô đi trong 3 giờ với vận tốc 40 km / giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô .
Bài giải
Quãng đường ô tô đi được là :
40 x 3 = 120 ( km )
Đáp số : 120 km
c. Bài toán 3 : Biết vận tốc (v) và quãng đường (s). Tìm thời gian (t).
t = s : v
Ví dụ : Một ô tô đi quãng đường 120 km với vận tốc 40 km / giờ. Tính thời gian ô tô đi được quãng đường đó.
Bài giải
Thời gian ô tô đi là :
120 : 40 = 3 ( giờ )
Đáp số : 3 giờ
4-2 Các bài tóan về chuyển động “ ngược chiều”, chuyển động “cùng chiều”. 
 Trong Toán 5 có giới thiệu 2 bài toán chuyển động đều của 2 vật chuyển động . Đó là :
 a, Hai động tử chuyển động ngược chiều gặp nhau , khởi hành cùng một lúc:
 S
t = 
 V1 + V2
 s: Quãng đường ( khoảng cách hai vật khi bắt đầu cùng chuyển động )
 t: thời gian đi để gặp nhau.
 v1, v2 : vận tốc của hai vật.
 Ví dụ: SGK/144
 Quãng đường AB dài 180 km. Cùng một lúc một ôtô đi từ A đến B với vận tốc 54km/h và một xe máy đi từ B đến A vứi vận tốc 36km/h. Hỏi sau bau lâu ôtô gặp xe máy ?
 180 km
 A ô tô 	 xe máy	B
 v = 54 km/ h v = 36 km/ h
Bài giải
Sau mỗi giờ cả ôtô và xe máy đi được quãng đường là :
54 + 36 = 90 (km)
Thời gian để ôtô gặp xe máy là :
180 : 90 = 2 (giờ)
Đáp số : 2 giờ.
 b. Hai động tử hoạt động cùng chiều gặp nhau, khởi hành cùng lúc:
 S
t = ( V1 > V2 )
 V1 – V2
 s : quãng đường ( khoảng cách hai vật khi bắt đầu cùng chuyển động )
 t : thời gian đi để gặp nhau
 v1 , v2 : vận tốc của hai vật.
Ví dụ : SGK/ 145.
 Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12km/h, cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là 48 km/h với vận tốc 36 km/h và đuổi theo xe đạp. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi , sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp ?
 A 	C
 B
 Xe máy: 36 km/ h Xe đạp:12 km/ h
Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy tiến gần đến xe đạp là :
36 – 12 = 24 ( km )
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là :
48 : 24 = 2 ( giờ )
Đáp số : 2 giờ.
Hai bài toán này chỉ được giới thiệu ở phần luyện tập , không học thành bài “lí thuyết”. Trọng tâm của giải toán chuyển động đều là giải ba bài toán cơ bản của một vật chuyển động ( mục 4.1 )
 5. Dạy học giải toán có nội dung hình học.
Trong Toán 5, các bài toán có nội dung hình học thường là các bài toán về tính chu vi các hình( chu vi hình vuông, chu vi hình chữ nhật, chu vi hình tròn); Tính diện tích các hình( hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn; tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích, hình hộp chữ nhật, hình lập phương). Đặc biệt là các bài toán về tính diện tích ruộng đất thực tế liên quan đến việc phân chia một hình thành các hình khác để tính được diện tích.
 Với nội dung này, Toán 5 đã giúp học sinh hình thành cách tính chủ yếu dựa vào trực quan, cắt ghép hình.
Chẳng hạn: dạy diện tích hình thang thông qua cắt ghép hình để chuyển về dạng hình tam giác. 
 A B
 M
	 D C N
Hoặc dạy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng cách triển khai trên đồ dùng trực quan để học sinh nhận thấy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là diện tích của một hình chữ nhật lớn vừa triển khai được.
Khi áp dụng công thức để tính diện tích hoặc thể tích thì phép tính giải trong mỗi bước tính thường là phải tính “ giá trị của biểu thức chữ”, do đó khi trình bày bài giải học sinh không phải viết kết quả của phép tính trung gian mà ghi ngay kết quả của biểu thức.
Chẳng hạn: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 12 cm, chiều cao 10 cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.
 Bài giải
 Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 ( 20 + 12 ) x 2 x 10 = 640 (cm2)
 Đáp số: 640 cm2
 Học sinh không phải viết kết quả phép tính:
 20 + 12 = 32; 32 x 2 =64; 64 x 10 =640.
Khi viết bài giải các bài toán có nội dung hình học, thông thường HS không phải vẽ hình đối với những bài mà khi tính ( chu vi,diện tích, thể tích) chỉ áp dụng công thức để tính. Đối với những bài toán mà yêu cầu theo đề bài cần phải vẽ hình thì HS cần phải vẽ hình khi làm bài.
Chẳng hạn: Bài 1(trang 104).
Tính diện tích của mảnh đất có kích thước
 như hình vẽ bên. 3,5m
 3,5m 3,5m
 6,5m
 4,2 m
Hình vẽ sẽ giúp HS minh hoạ lời giải của mình một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
Cách 1: Bài giải
 3
 1 2
Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và 2 hình vuông bằng nhau ( như hình vẽ ).
 3,5m 
 3,5m 3,5m
 6,5m
 4,2 m
 Diện tích của mảnh 1 và mảnh 2 là:
3,5 x 3,5 x 2 = 24,5 (m2)
Diện tích của mảnh 3 là:
( 6,5 + 3,5 ) x 4,2 = 42 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
24,5 + 42 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2
Cách 2: Bài giải
 1
Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật( như hình vẽ)
 3,5 cm 
 2
 3,5 3,5m 3
 6,5 m
 Chiều dài của mảnh 1 là: 4,2 m
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích mảnh 1 là:
11,2 x 3,5 + 39,2 (m2)
Diện tích mảnh 2 là:
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2
6). Dạy học ôn tập, hệ thống một số dạng toán.
Trong Toán 5, phần ôn tập cuối năm, HS được ôn tập, hệ thống củng cố cách giải một số dạng bài toán đã học.
+ Tìm số trung bình cộng.
+ Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
+ Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó.
+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Bài toán về tỉ số phần trăm
+ Bài toán về chuyển động đều.
+ Bài toán có nội dung hình học.
Cũng như SGK Toán ở các lớp 1,2,3,4 các bài luyện tập này được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi tiết học, hệ thống các bài thường theo 1 hoặc 2 dạng cơ bản chứ không lồng ghép nhiều dạng toán. Khi làm các bài tập này đòi hỏi HS đọc kĩ đề bài, phân tích yêu cầu để tìm ra dạng toán cơ bản đã học và nhớ lại các bước giải.
IV- Đổi mới phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở lớp 5.
Cơ sở của việc đổi mới.
Qua quá trình dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 theo chương trình sách giáo khoa mới, tôi nhận thấy có những ưu điểm sau:
- Về phía giáo viên: nói ít, viết ít, có thời gian quán xuyến lớp học, quan tâm tới các đối tượng học sinh, chấm – chữa được tỉ mỉ.
Giáo viên chỉ là người hướng dẫn giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, tìm ra cách giải cho bài toán.
- Về phía học sinh:
HS độc lập suy nghĩ, tìm tòi và lựa chọn lời giải và phép tính đúng.
Hệ thống các bài toán có lời văn có tính cập nhật với phần lí thuyết học sinh được học và đặc biệt là mang tính thực tế cao.
Chẳng hạn: Khi học cách tính diện tích hình thang thì Toán 5 có ngay bài toán vận dụng thực tế về tính diện tích của thửa ruộng hình thang: Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 110m và 90,2m. Chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy . Tính diện tích thửa ruộng đó.( Bài 3 trang 94).
Bên cạnh những ưu điểm đó, việc giảng dạy và học Toán 5 còn có một số khó khăn như sau:
- Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng, do sợ học sinh không hiểu bài mà giáo viên còn nói nhiều, giảng nhiều hoặc làm thay học sinh. Qua quá trình dự giờ tôi còn nhận thấy rằng: một số giáo viên chưa chú ý tới hình thành cho học sinh kĩ năng toán học như: kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tóm tắt và kĩ năng nhận dạng dạng toán cơ bản.
- Về phía học sinh:
Học sinh còn vội vàng, hấp tấp, không đọc kĩ bài toán. Trong khi phân tích đề chưa chú ý đến những “ thuật ngữ” toán học để tìm ra “ chìa khoá” mở bài toán.
Trong quá trình trình bày bài giải, học sinh còn dập xoá vì chưa xác định kĩ câu lời giải hoặc câu lời giải chưa phù hợp với phép tính, chưa ngắn gọn để đáp ứng được yêu cầu toán học.
Chẳng hạn với bài toán sau:
Bài 3 trang 165: Một huyện có 320 ha đất trồng cây cà phê và 480 ha đất trồng cây cao su. Hỏi
a, Diện tích trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích trồng cây cà phê?
b, Diện tích trồng cây cà phê bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cao su?
Với bài tập này, có rất nhiều học sinh đã giải như sau:
Bài giải
a, Diện tích đất trồng cây cao su bằng phần trăm diện tích trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150%.
b, Diện tích đất trồng cây cà phê bằng phần trăm diện tích trồng cây cao su là:
320 : 480 = 0,66
0,66 = 66%
Đáp số: a, 150%
b, 66%
Xuất phát từ những thực tiễn như vậy, tôi đã đưa ra một số biện pháp áp dụng vào giảng dạy giải các bài toán có lời văn ở lớp 5 nhằm tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy - học.
2, Một số biện pháp dạy học rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 5.
Dạy học giải toán là một trong những con đường hình thành và phát triển tư duy của học sinh ( phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét).Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, nguồn giáo viên phải biết tổ chức, hướng dẫn cho học sinh ( cá nhân, nhóm, cả lớp ) hoạt động theo chủ đích nhất định với sự trợ giúp đũng mức của giáo viên, của sách giáo khoa và của đồ dùng dạy học, để mỗi cá nhân học sinh” khám phá” tự phát hiện và giải quyết bài toán.Mục đích của dạy học giải toán ở Tiểu học là giúp học sinh tự mình tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán.
Để đạt được mục đích trên, giáo viên phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ,( chuẩn bị cho học giải toán)
- Tổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán.
- Tổ chức rèn kĩ năng giải toán.
- Rèn luyện năng lực khái quát hoá giải toán.
2.1. Hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữ:
- Bài toán có lời văn nêu các vấn đề thường gặp trong đời sống , các vấn đề đó gắn liền với nội dung( khái niệm, cấu trúc, thuật ngữ) toán học. Do vậy giáo viên cần cho học sinh nắm vững khái niệm thuật ngữ toán học. Chẳng hạn tổng của 2 số; hiệu của 2 số; số này hơn số kia,
Hướng dẫn học sinh giải toán và nêu thành các bài toán điển hình ( bài toán có phương pháp giải thống nhất), chẳng hạn:
- Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ số.
- Các bài toán về tỉ số phần trăm.
- Các bài toán về chuyển động đều.
- Các bài toán có nội dung hình học
2.2. Tổ chức thực hiện các bước giải toán.
a, Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác:
- Đọc bài toán ( đọc thầm, đọc to ).
- Tìm hiểu một số từ ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bài toán cho biết cái gì, bài toán yêu cầu phải tìm cái gì?
Ví dụ: Bài 4 trang 145.
Hai thành phố A và B cách nhau 135 km. Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 42 km/ giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 30 phút xe máy đó còn cách B bao nhiêu ki-lô- mét?
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu bài toán qua hệ thống câu hỏi:
-Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
b, Tìm cách giải bài toán bằng các thao tác:
- Tóm tắt bài toán ( tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ, tóm tắt bằng sơ đồ ).
Ví dụ: Bài 4 trang 145
Sau khi tìm hiểu nội dung bài toán, giáo viên định hướng cho học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ:
	 Xe máy: 42 km/giờ. 2giờ 30 phút 
	 A	 B
 135 km 
- Cho học sinh diễn đạt bài toán thông qua tóm tắt: Học sinh không nhìn vào đề bài trong sách giáo khoa mà dựa vào sơ đồ để nêu lại bài toán. Để giúp học sinh làm được điều này, giáo viên cho học sinh phân tích và nắm lại nội dung bài toán sau đó nêu lại bài toán. 
- Lập kế hoạch giải toán:
Giáo viên yêu cầu học sinh lập kế hoạch giải toán từ yêu cầu của bài. Học sinh phải xác định được rằng:
+ Tính khoảng cách còn lại trên quãng đường thì phải tính được gì?
( Tính được quãng đường xe máy đã đi )
+ Tính quãng đường xe máy đã đi dựa vào đâu?
( Dựa vào vận tốc xe máy và thời gian xe máy đã đi ).
 C, Thực hiện cách giải và trình bày lời giải bằng các thao tác:
 - Thực hiện các phép tính đã xác định.
 - Viết câu trả lời.
 - Viết phép tính tương ứng.
 - Viết đáp số.
 Ví dụ: Bài 4 trang 145: Bài giải
Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Quãng đường xe máy đã đi:
42 x 2,5 = 105 (km ).
Xe máy còn cách B:
135 – 105 = 30 (km ).
Đáp số: 30 km.
2.3. Hoạt động hình thành và rèn kĩ năng giải toán.
Sau khi học sinh đã giải được bài toán thì học sinh phải có khả năng khái quát và rèn luyện năng lực giải toán. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này như sau:
- Yêu cầu học sinh tìm cách giải khác cho bài toán.
- Đưa một vài đề toán thiếu hoặc thừa dữ kiện hoặc điều kiện của bài toán
- Tổ chức cho học sinh lập đề toán tương tự với bài toán đã giải hoặc lập bài toán ngược với bài toán đã giải.
- Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng lập bài toán dựa vào tóm tắt hoặc dựa vào lời giải.
2.4 Đề xuất.
a/- Caàn phaõn hoaự trỡnh ủoọ ,ủoỏi tửụùng hoùc sinh coự theồ phaõn hoaự nhử sau :
+ ẹoỏi vụựi hoùc sinh yeỏu : Taùo tỡnh huoỏng ủeồ caực em tri giaực nhaọn daùng caực baứi taọp.
	+ ẹoỏi vụựi hoùc sinh trung bỡnh :Coự theồ giuựp caực em nhaọn dieọn caực baứi taọp hỡnh hoùc qua vieọc phaõn tớch ủaởc ủieồm caực daùng baứi taọp hỡnh hoùc qua vieọc phaõn tớch ủaởc ủieồm daùng baứi taọp baống con ủửụứng trửùc giaực , nhaọn daùng goực , caùnh. . . 
	+ ẹoỏi vụựi hoùc sinh khaự : ễÛ trỡnh ủoọ naứy ủaừ coự theồ thửùc hieọn ủuụùc caực baứi taọp coự tớnh loõgớch giửừa caực tớnh chaỏt cuỷa caực hỡnh vaứ baỷn thaõn caực hỡnh . Moọt soỏ baứi taọp coự tớnh chaỏt ủũnh nghúa hỡnh. Coứn nhửừng tớnh chaỏt khaực seừ ủửụùc xaõy dửùng baống suy dieón, Hỡnh thaứnh heọ thoỏng caõu hoỷi tửứ ủũnh nghúa ủeỏn caực tớnh chaỏt cuỷa caực hỡnh : Hỡnh bỡnh haứnh , hỡnh thoi . . . . . 
	+ ẹoỏi vụựi hoùc sinh gioỷi :Caực em nhaọn daùng baứi taọp moọt caựch nhanh nheùn thửùc hieọn tử duy trửứu tửụùng . Tửù ủaởt caõu hoỷi gụùi mụỷ vaỏn ủeà trong caực baứi taọp daàn daàn tieỏn tụựi xaõy dửùng heọ thoỏng tử duy suy dieón trửứu tửụùng.
	Sau khi ủaừ phaõn hoaự ủoỏi tửụùng caàn toồ chửực ủa daùng phong phuự giuựp hoùc sinh lúnh hoọi kieỏn thửực vaứ thaứnh thaùo kú naờng. ẹieàu naứy coự nghúa laứ phaỷi toồ chửực cho hoùc sinh hoaùt ủoọng moọt caựch tớnh cửùc.Hoùc sinh laứ ngửụứi tham gia vaứo caực hoaùt ủoọng aỏy , chuựng tửù tỡm toứi , tửù khaựm phaự . . . toồ chửực cho caực em tửù hoùc , tửù ủoùc saựch ,caựch laỏy thoõng tin , caựch phaõn tớch vaứ hieồu thoõng tin .Nhửừng caõu hoỷi nhửừng tỡnh huoỏng cuỷa giaựi vieõn coự yự nghúa heỏt sửực quan troùng ủoỏi vụựi hoùc sinh , laứm cho hoùc sinh hửựng thuự, tò moứ hoùc sinh tỡm hieồu caõu traỷ lụứi ủuựng, taùo nieàm tin chieỏn thaộng cho caực em.
	- Giáo viên quan tâm đồng đều tới các đối tượng học sinh trong lớp, chấm chữa tay đôi với những học sinh kém và luôn có những lời động viên, nhắc nhở để các em tiến bộ hơn.
b/- Trong quaự trỡnh daùy hoùc giaỷi caực baứi toaựn coự lụứi vaờn Giaựo vieõn caàn hửụựng daón hoùc chu ủaựo, tổ mổ, chuự ý hửụựng daón hoùc sinh chuự troùng ủeỏn caực bửụực trong giaỷi 
	c/, Trong quá trình thực hiện bài giải, học sinh còn gặp khó khăn ở câu lời giải, do vậy học sinh phải đọc kĩ đề bài và xác định xem bài toán yêu cầu gì? Dựa vào câu hỏi đó để ghi câu lời giải cho phù hợp.
Chẳng hạn: Một người đi xe đạp đi được một quãng đường 18 km với vận tốc 10km/giờ. Hỏi người đi xe đạp đó đã đi hết bao nhiêu thời gian?
 ( Bài 3 trang 166 )
- Bài toán hỏi gì? ( Thời gian người đi xe đạp đã đi ).
- Câu lời giải học sinh sẽ phải viết là: Thời gian người đi xe đạp đã đi là :
	d/, Khi giải các bài toán có nội dung hình học, giáo viên phải yêu cầu học sinh học thuộc và vận dụng thành thạo các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích của các hình. Điều này sẽ giúp học sinh có khả năng giải quyết bài toán nhanh và chính xác.
	e/, Về phía giáo viên:
- Giáo viên cần nắm bắt phương pháp giảng dạy mới phù hợp với nội dung thay sách. Trước khi lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài, tìm ra cách truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng con đường ngắn nhất và dự kiến các sai lầm để giúp học sinh tiếp nhận kiến thức nhẹ nhàng, dễ hiểu và không có những sai lầm đáng tiếc.
	Ví dụ: Một khối kim loại có thể tích 3,2 cm3 cân nặng 22,4 g. Hỏi một khối kim loại cùng chất có thể tích là 4,5 cm3 cân nặng bao nhiêu gam?
 ( Bài 3 trang 170 ).
	ở bài tập này, giáo viên phải yêu cầu học sinh chỉ ra được dạng toán có liên quan đến “ quan hệ tỉ lệ” và sử dụng phương pháp giải “ rút về đơn vị”.
	Đối với những dạng toán cơ bản, giáo viên cần cho học sinh nhận biết được nó ngay sau khi phân tích đề bài để học sinh nhớ lại các bước giải dạng toán đó.
E, Thực nghiệm
1, Mục đích – yêu cầu thực nghiệm.
- Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu về giải toán có lời văn ở lớp 5.
- Kiểm nghiệm các đề xuất để thấy được hiệu quả của các đề xuất đưa ra.
- Xử lí kết quả thực nghiệm.
2, Nội dung thực nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh giải toán của 2 tiết dạy:
Tiết 130: Vận tốc ( SGK Toán 5- trang 138 ).
Tiết 161: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.(SGK Toán 5- trang 168 ).
- Ra đề kiểm tra 15 phút để đánh giá kết quả.
3, Tổ chức 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_hoc_ren_ky_nang_giai_toa.doc