Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

C/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

 Trong đề tài này tôi nghiên cứu ở phạm vi Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.

được áp dụng đối với học sinh lớp 7. Trên cơ sở đó có thể trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên ngành trong trường cũng như trong toàn huyện, tỉnh.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trình bày dữ liệu bằng biểu đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Tin học đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào Việt Nam, nhiều lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, tự động hóa công nghiệp đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng tin học. Máy tính là công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại ngày nay. Rất nhiều môn học có sử dụng biểu đồ giúp trình bày các số liệu bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Do đó phần mềm vẽ biểu đồ có rất nhiều nhưng trong chương trình tin học lớp 7 có phần mềm Microsoft Excel là một trong những phần mềm hỗ trợ vẽ biểu đồ khá thông dụng hiện nay để giúp các em dễ dàng tiếp thu bài học hơn. Biểu đồ trong excel được liên kết với dữ liệu trong bảng tính do đó khi thay đổi dữ liệu trong bảng tính thì lập tức biểu đồ sẽ thay đổi theo. Biểu đồ là một đối tượng của excel, đối tượng này chứa các dữ liệu và biểu diễn hình ảnh với nhiều màu sắc rất phong phú.	
2/ Cơ sở thực tiễn:
 Thực tiễn giảng dạy môn Tin học, tôi thấy học sinh có nhiều vướng mắc, lúng túng trong vẽ biểu đồ, đặc biệt là biểu đồ có kèm theo các chú thích... Ngược lại trong phân phối chương trình thời gian dành cho cách trình bày dữ liệu bằng biểu đồ rất ít, nên việc vẽ một biểu đồ đối với học sinh còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là biểu đồ có nhiều chú thích... Xuất phát từ thực trạng bất cập đó tôi muốn tìm ra một giải pháp giúp học sinh học tốt hơn với cách trình bày dữ liệu bằng biểu đồ. Chính vì thế tôi mạnh dạn được trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Hướng dẫn học sinh trình bày dữ liệu bằng biểu đồ " phạm vi chương trình tin học lớp 7.
B/ Mục đích của đề tài:
1/ Giúp học sinh hiểu và nắm vững được kiến thức về trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
2/Nhìn thấu được tổng quan của 1 bài toán.
3/ Nhanh gọn mô tả chính xác được số liệu.
4/ Đề tài cũng cung cấp các bài tập tham khảo có liên quan đến trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
5/ Coi đề tài là một tài liệu để nghiên cứu và tham khảo cho đồng nghiệp học sinh cũng như phu huynh.
C/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
 Trong đề tài này tôi nghiên cứu ở phạm vi Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.
được áp dụng đối với học sinh lớp 7. Trên cơ sở đó có thể trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên ngành trong trường cũng như trong toàn huyện, tỉnh.
D/ Phương pháp nghiên cứu:
1/ Nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài: SGK Tin học 7, SGV Tin học 7...
2/ Thực nghiệm sư phạm: 
2.1/ Điều tra thực trạng dạy và học kiến thức phần “Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ”.
a. Điều tra chất lượng học tập của học sinh. 
 v Đối tượng điều tra: Học sinh lớp 7 
 v Hình thức kiểm tra: Làm các bài tập thực hành
b. Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên.
 v Trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy sinh trong trường và một số bạn đồng nghiệp trường bạn.
 v Dự một số giờ dạy thao giảng.
II/ NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Từ thực trạng trên, tôi phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu là do học sinh nắm chưa vững cách thực hiện đồng thời trong quá trình dạy học do yêu cầu của bài học nên giáo viên cũng không có đủ thời gian để hướng dẫn học sinh một cách cụ thể. Vì vậy muốn học sinh làm tốt các bài tập Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ tôi đã thực hiện nội dung theo chủ đề để học sinh có thời gian và điều kiện tìm hiểu rõ hơn.
A/ THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
A1/ Bài giảng thực nghiệm: 
CHỦ ĐỀ: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
v HS hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ
v Thống kê số liệu bằng các dạng biểu đồ
v Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
2/ Kỹ năng:
v Thực hiện được các số liệu cụ thể bằng biểu đồ.
v Thực hiện được các chú thích trong các biểu đồ.
3/ Thái độ:
 v Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
v Máy tính, máy chiếu (trình chiếu slide bài giảng mà giáo viên đã soạn trên phần mềm PowerPoint).
v Thông tin về các dạng biểu đồ.
v sưu tầm một số biểu đồ
III/ Phương pháp dạy học:
v Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp
v Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
v Phương pháp trực quan;
v Phương pháp hoạt động theo nhóm;
v Phương pháp tích hợp;
v Phương pháp liên hệ thực tế.
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy - học:
@ Đặt vấn đề:
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kỹ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu), sau đó căn cứ vào chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.Tuy vậy, khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau:
             v Tính khoa học ( chính xác),
             v Tính trực quan ( rõ ràng, dễ học),
            v Tính thẩm mỹ  (đẹp).
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Ä Hoạt động 1: Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ
GV: Kỹ năng vẽ biểu đồ trong việc dạy - học trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
GV : Em hãy cho biết ý nghĩa của việc vẽ biểu đồ?
à Vẽ biểu đồ để cho một hình ảnh dễ nhớ, dễ thấy, dễ hiểu, dễ hình dung...
GV: Biểu đồ trong Excel là một trong những cách trình bày số liệu khô khan thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Biểu đồ được liên kết với dữ liệu trong bảng tính Excel, do đó khi thay đổi dữ liệu trong bảng tính thì lập tức biểu đồ sẽ thay đổi tương ứng theo.
GV: Em hãy quan sát dữ liệu ở H101, H102(SGK) và rút ra nhận xét. 
à Dữ liệu ở H102 dễ hiểu, dễ so sánh, dễ dự đoán xu thế tăng-giảm của dữ liệu...
GV: Theo em tại sao một số loại dữ liệu lại được biểu diễn dưới dạng biểu đồ?
àBiểu diễn dữ liệu dưới dạng biểu đồ giúp quan sát một cách trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh, dễ dự đoán xu thế tăng-giảm của dữ liệu.
GV: Trong chương trình phổ thông em đã được học các loại biểu đồ nào? Em có biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu đồ ấy không?
HS: Trả lời theo ý hiểu
1. Minh hoạ số liệu bằng biểu đồ
 Hình 101
 Hình 102
@ Mục đích của việc sử dụng biểu đồ:
Sử dụng biểu đồ nhằm biểu diễn dữ liệu trực quan, dễ hiểu, dễ so sánh, dễ dự đoán xu thế tăng - giảm của dữ liệu.
Ä Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dạng biểu đồ
GV: Nêu một số dạng biểu đồ cơ bản
-Biểu đồ cột: 
Là dạng biểu đồ thường thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh qui mô (độ lớn) giữa các đối tượng (So sánh dữ liệu có trong nhiều cột). Biểu đồ cột cũng có thể biểu hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể (biểu đồ cột chồng).
Các dạng biểu đồ cột:
Biểu đồ cột đơn, Biểu đồ cột ghép. Có hai loại: biểu đồ ghép có cùng đơn vị, biểu đồ cột ghép có đơn vị khác nhau.Biểu đồ cột chồng.Biểu đồ thanh ngang.
-Biểu đồ đường gấp khúc: 
So sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng - giảm của dữ liệu.
GV: Biểu đồ đường gấp khúc còn thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.
-Biểu đồ hình tròn: 
Mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
GV: Một số dạng biểu đồ như là dạng biểu đồ tròn là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng. Đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng %.
HS: Nghe giảng, quan sát và ghi chép.
GV: Chính vì sự tiện lợi của biểu đồ, phần mềm Microsoft Excel đã hỗ trợ chức năng này giúp người dùng làm việc dễ dàng hơn với dữ liệu. 
2. Một số dạng biểu đồ
v Biểu đồ cột: 
Biểu đồ cột thường dùng để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột.
v Biểu đồ đường gấp khúc: So sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng - giảm của dữ liệu. 
v Biểu đồ hình tròn: Mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể.
 
Ä Hoạt động 3: Tìm hiểu cách tạo biểu đồ
GV: Giới thiệu cách tạo biểu đồ trên chương trình bảng tính Excel.
HS: Quan sát và ghi chép.
GV: Hướng dẫn HS cách chọn biểu đồ phù hợp với nội dung dữ liệu.
+Thẻ Chart Types: Chọn nhóm biểu đồ.
+ Thẻ Chart Sub-types: Chọn dạng biểu đồ trong nhóm.
HS: Chú ý quan sát.
GV:Hướng dẫn HS cách kiểm tra miền dữ liệu.
+Data Range: Kiểm tra miền dữ liệu và sửa đổi nếu cần.
+Series in: Chọn dãy dữ liệu cần minh hoạ theo hàng hay cột.
HS: Quan sát và ghi chép.
GV: Giải thích cho HS các thông tin trong biểu đồ khi tạo.
+Chart title: Tiêu đề.
+Category (X) axis: Chú giải trục ngang.
+Value (Y) axis: Chú giải trục đứng.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép.
- Thưc hành lại các thao tác dưới sự hướng dẫn của GV.
Chart title: tiêu đề biểu đồ 
Category (X) axis: Tiêu đề trục X
Value (Y) axis: Tiêu đề trục Y
Axes : Ẩn hay hiện các trục
Gridlines : Ẩn hay hiện các đường lưới
Legend : Ẩn hay hiện chú thích 
Data lable : Hiện nhãn dữ liệu 
Data Table : Hiện bảng dữ liệu 
Cuối cùng chọn Finish " Xuất hiện biểu đồ cần vẽ.
As new sheet: Ra trang mới
As object in: Ra cùng với bảng tính hiện tồn tại
Nháy nút Finish để kết thúc.
GV: Khi đã vẽ được biểu đồ nhưng ta cần chỉnh sửa hay thay đổi một số đối tượng nào đó của biểu đồ ta có thể thực hiện được không?
? Làm thế nào để thay đổi màu sắc, ký hiệu cho đối tượng?
? Làm thế nào để điều chỉnh biểu đồ?
? Làm thế nào để xuất hiện bảng chọn Chart, thanh công cụ Chart?
? Làm thế nào để di chuyển biểu đồ?
? Làm thế nào để thay đổi kích thước biểu đồ?
? Làm thế nào để sao chép biểu đồ?
? Làm thế nào để xóa biểu đồ?
? Làm thế nào để in biểu đồ?
? Làm thế nào để xóa bớt các đường biểu diễn trên biểu đồ?
? Làm thế nào để thêm các đường biểu diễn trên biểu đồ?
3. Tạo biểu đồ:
a.Tạo biểu đồ
Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ(cả tiêu đề cột và hàng):
v Vào bảng chọn Insert, chọn Chart hoặc chọn biểu tượng chart wizart trên thanh công cụ. Xuất hiên hộp thoại Chart Wizard. 
Bước 1: Chọn kiểu biểu đồ đồ thị
Chart type: Chọn nhóm biểu đồ
Chart sub type: Chọn biểu đồ
Press and hold to view Sample : Xem trước
Chọn Next xuất hiện hộp thoại
Bước 2: Xác định vùng dữ liệu
Data Range: Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn
Rows: Phân tích dữ liệu theo dòng
Columns: Phân tích dữ liệu theo cột
Chọn Next xuất hiện hộp thoại
Bước 3: Thêm các tiêu đề, chú giải và nhiều lựa chọn khác
Chọn Titles: Các tiêu đề của biểu đồ(Tên biểu đồ)
Chart title: tiêu đề biểu đồ 
Category (X) axis: Tiêu đề trục X
Value (Y) axis: Tiêu đề trục Y
Axes : Ẩn hay hiện các trục
Gridlines : Ẩn hay hiện các đường lưới
Legend : Ẩn hay hiện chú thích và hiện thì hiện ở đâu :Bottom (dưới), Top (trên), Right (phải), Left (trái)
Data lable : Hiện nhãn dữ liệu (thể hiện số liệu trên biểu đồ (chọn Value)).
Data Table : Hiện bảng dữ liệu (thể hiện bảng số liệu kèm theo trên biểu đồ nhưng thông thường ít sử dụng).
Chọn Next xuất hiện hộp thoại
v Tiếp tục chọn Finish, xuất hiện biểu đồ cần vẽ.
Bước 4: Chọn nơi đặt biểu đồ
As new sheet: Ra trang mới
As object in: Ra cùng với bảng tính hiện tồn tại 
Nháy nút Finish để kết thúc.
b. Hiệu chỉnh và trình bày biểu đồ:
@ Để thay đổi màu sắc, ký hiệu cho đối tượng: Chọn đối tượng thay đổi màu sắc, ký hiệu, nhấp phải chuột chọn Format Data Point
Sau đó, xuất hiện hộp thoại, chọn Patterns à Fill Effects
Tiếp tục xuất hiện hộp thoại Fill Effects: chọn Pattern à vào nút Foreground chọn màu sắc phù hợp. Sau đó, chọn ký hiệu phù hợp, tùy chọn và OK.
@ Để điều chỉnh biểu đồ, chọn đối tượng điều chỉnh, nhấp phải chuột chọn Chart Options
@ Làm việc với bảng chọn Chart, thanh công cụ Chart
Khi nhấn chuột vào biểu đồ xuất hiện bảng chọn Chart, thanh công cụ Chart
Các mục trong bảng chọn Chart:
Chart type: Hiện hộp thoại như bước 1 tạo biểu đồ
Source Data: Hiện hộp thoại như bước 2 tạo biểu đồ
Chart Option: Hiện hộp thoại như bước 3 tạo biểu đồ
Location: Hiện hộp thoại như bước 4 tạo biểu đồ
 @ Di chuyển biểu đồ: 
Nhấp trái chuột lên đồ thị vùng Chart Area để chọn đồ thị di chuyễn, khi đó đầu con trỏ chuột có thêm ký hiệu mũi tên 4 chiều. Giữ trái chuột và di chuyển đồ thị đến nơi khác.
@ Thay đổi kích thước biểu đồ:
Nhấp trái chuột lên đồ thị vùng Chart Area để chọn đồ thị cần thay đổi kích thước, khi đó xung quanh đồ thị xuất hiện 8 nút nắm. Di chuyển chuột vào các nút này, giữ trái chuột và kéo hướng vô tâm đồ thị để thu nhỏ và hướng ra ngoài để phóng to.
@ Sao chép biểu đồ:
Chọn đồ thị, dùng tổ hợp phím  để chép đồ thị vào bộ nhớ, rồi di chuyển đến một ô nào đó trong bảng tính và nhấn để dán đồ thị vào.
@ Xóa biểu đồ:
Chọn đồ thị sau đó nhấn phím Delete để xóa đồ thị. Để xóa Chart Sheet, trước tiên hãy chọn Chart Sheet, sau đó nhấp phải chuột và chọn Delete 
@ In biểu đồ:
- In biểu đồ cũng giống như in các đối tượng khác của Excel lưu ý nhấn vào nút Print Preview trước khi in để đảm bảo trang in được trọn vẹn nội dung.
- Nếu muốn in biểu đồ thành một trang riêng thì hãy chọn biểu đồ và nhấp nút Print để in, khi đó Excel chỉ ra lệnh in biểu đồ đang chọn.
@ Xóa bớt các đường biểu diễn trên biểu đồ:
Bước 1: Chọn biểu đồ cần chỉnh sửa
Bước 2: Chọn đường biểu diễn cần xóa
Bước 3: Nhấn phím Delete
@ Thêm các đường biểu diễn trên biểu đồ:
Bước 1: Chọn biểu đồ cần thêm đường biểu diễn 
Bước 2: Chọn Chart , chọn Source Data, chọn Series sau đố vào Add để thêm chuỗi dữ liệu.
Bước 3: Khai báo các tham số cho vùng chứa dữ liệu cần minh họa
Bước 4: Chọn OK
@Thay đổi kiểu biểu đồ.
Nhấn chọn biểu đồ
Thanh công cụ Chart sẽ tự động được hiển thị trên cửa sổ chương trình
Nhấn nút Chart Type để mở danh sách các kiểu đồ thị.
Nhấn chuột vào dạng biểu đồ muốn thay đổi.
Ä Hoạt động 4: Vận dụng cũng cố
GV: Đôi khi muốn thể hiện một số liệu thống kê, tính toán , một bản tổng kết, ... thu được qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, nhưng không biết thể hiện nó bằng cách nào để được rõ ràng cụ thể, giúp người xem có thể quan sát một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn thì chúng ta nên thể hiện nó bằng biểu đồ vì biểu đồ là cách biểu diễn trực quan từ những con số vô tri vô giác thành những hình ảnh sinh động. Trong Tin học phần mềm Microsoft Excel cung cấp cho ta một công cụ tạo biểu đồ với nhiều hình dạng phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Hướng dẫn HS làm các bài tập vận dụng
Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ(A2:C7)
GV: Thực hiện theo các bước 
Bước 1: Chọn dạng biểu đồ
Bước 2: Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn
Bước 3: Gõ các tiêu đề trên biểu đồ.
GV: Em hãy cho biết vùng dữ liệu cần tạo biểu đồ?
HS: (A2:B7)
GV: Các bước thực hiện tương tự như như bài 1 ta sẽ có các dạng biểu đồ như các hình bên.
-Dạng biểu đồ hình cột
-Dạng biểu đồ hình tròn
-Dạng biểu đồ đường gấp khúc
GV: Em hãy cho biết vùng dữ liệu cần tạo biểu đồ?
HS: (A2:D7)
GV: Các bước thực hiện tương tự như như bài 1 ta sẽ có biểu đồ như các hình bên.
GV: Em hãy cho biết vùng dữ liệu cần tạo biểu đồ?
HS: (B3:E6)
GV: Các bước thực hiện tương tự như như bài 1 ta sẽ có biểu đồ như các hình bên.
GV: Yêu cầu HS thực hiện thao tác tạo biểu đồ hình tròn để so sánh doanh thu của sản phẩm?
HS: Thực hiện
GV: Ngoài biểu đồ hình cột, hình tròn, đường gấp khúc...Trong toán học em đã biết một số đồ thị hàm số. Áp dụng phần mềm Microsoft Excel để vẽ đồ thị hàm số.
VẬN DỤNG:
Bài 1. Biểu đồ thống kê các loại đất: 
Cách vẽ: 
Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ(A2:C7)
-Chọn biểu tượng chart wizart trên thanh công cụ. 
Xuất hiên hộp thoại Chart Wizard. 
Bước1: 
Chart type: Chọn nhóm biểu đồ như hình trên
Chart sub type: Chọn biểu đồ
Chọn Next 
Bước 2: 
Data Range: Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn ($A$2:$C$7)
Columns: Phân tích dữ liệu theo cột
Chọn Next xuất hiện hộp thoại 
Bước 3: Chọn Titles: 
Chart title: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
Legend : Chọn chú thích ở bên phải (Right)
Data Label: Chọn Series name
Chọn Next ,Tiếp tục chọn Finish, xuất hiện biểu đồ:
Nháy chuột vào mục Tỉ lệ % để thay đổi bằng các số cụ thể
Sau đó ta có biểu đồ như sau:
Bài 2.Tạo biểu đồ thể hiện số học sinh giỏi của lớp qua từng năm:
Cách vẽ: 
Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ(A2:B7)
-Chọn biểu tượng chart wizart trên thanh công cụ. Sau đó thực hiện các bước tương tự như bài 3 ta được biểu đồ như sau:
a. Dạng biểu đồ hình cột:
b. Dạng biểu đồ hình tròn:
c. Dạng biểu đồ đường gấp khúc:
Bài 3.Tạo biểu đồ thể hiện số học sinh giỏi của khối 7
Cách vẽ: 
Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ(A2:D7)
-Chọn biểu tượng chart wizart trên thanh công cụ. Sau đó thực hiện các bước tương tự như bài 4 ta được biểu đồ như sau:
Bài 4.Tạo biểu đồ thể hiện hàng tồn kho:
Cách vẽ: 
Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ (B3:E6)
-Chọn biểu tượng chart wizart trên thanh công cụ. Sau đó thực hiện các bước tương tự như bài 5 ta được biểu đồ như sau:
Bài 5.Tạo biểu đồ hình tròn để so sánh doanh thu của sản phẩm:
Biểu đồ thể hiện:
Bài 6:Vẽ đồ thị hàm số bậc 1: y1 = 3x - 2 và y2= -2x + 3
Cần tìm ít nhất 2 tọa độ điểm
Lần lượt cho x một giá trị nào đó rồi tính ra y
Cách vẽ: 
Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ(A1:C3)
-Chọn biểu tượng chart wizart trên thanh công cụ
Xuất hiên hộp thoại Chart Wizard. 
Bước1: 
Chart type: Chọn nhóm biểu đồ như hình trên
Chart sub type: Chọn biểu đồ
Chọn Next xuất hiện hộp thoại
Bước 2: 
Data Range: Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn ($A$1:$C$3)
Columns: Phân tích dữ liệu theo cột
Chọn Next xuất hiện hộp thoại
Bước 3: 
Chọn Titles: 
Chart title: Đồ thị bậc 1
Category (X) axis: x
Value (Y) axis: y
Legend : Chọn ẩn chú thích 
Chọn Next xuất hiện hộp thoại
Tiếp tục chọn Finish, xuất hiện biểu đồ:
Để nối các điểm với nhau: Nhấn chuột lần lượt chọn 2 điểm (4,10) và (4,-5), (-4,-14) và (-4,11) rồi vào bảng chọn Chart chọn Add Trendline chọn OK để nối hai điểm với nhau tạo thành đường thẳng.
 Nháy chuột phải vào đường viền hình chữ nhật chọn Clear để xóa đường viền.
Nháy chuột phải vào đồ thị chọn Format Chart Area\ Patterns\ Custom\ Chọn màu sắc phù hợp\ OK
Bài 7: Vẽ đồ thị hàm số bậc 2: y1 = x2 + 2 và y2= x2 – 5
Cần tìm ít nhất 3 tọa độ điểm: Tìm tọa độ đỉnh của đồ thị D(x, y)
Sau đó cho thêm 2 giá trị x xung quanh giá trị x của đỉnh vừa tìm)
Cách vẽ: 
Chọn vùng dữ liệu cần biểu diễn biểu đồ(A1:C6)
-Chọn biểu tượng chart wizart trên thanh công cụ. Sau đoa thực hiện các bước tương tự như vẽ đồ thị Phương trình bậc nhất ta được đồ thị như sau:
 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nghiên cứu lại nội dung bài học.
- Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 84

Bài tập ra thêm:
Bài 1: Tạo biểu đồ thể hiện danh sách ủng hộ các bạn vũng bão lụt.
Bài 2: Vẽ đồ thị Phương trình bậc 1: 
 y1 = 2x + 2 và y2= 3x - 5
Bài 3: Vẽ đồ thị Phương trình bậc 2:
 y1 = 2x2 - 3 và y2= x2 +2

 A2/ Kết quả 
 Đây là một chủ đề tôi đã áp dụng với lớp 7/2 ( lớp thực nghiệm ) kết quả cụ thể như sau : 
Lớp
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
7/2( Thực nghiệm )
68.6%
31.4%
0%
0%
7/4 ( Đối chứng)
32.5%
65.1%
2.4%
0%
 Qua kết quả trên cho thấy việc giảng dạy theo phương pháp mới ở lớp 7/2 là khá thành công và thu được kết quả cao. Chứng tỏ với việc đổi mới phương pháp dạy học có nhiều ưu thế trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và viết sáng kiến kinh nghiệm, không tránh khỏi những thiếu sót vì kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp. Tôi xin tiếp thu mọi ý kiến nhận xét của các cấp lãnh đạo để tôi ngày càng hoàn thiện hơn cả về trình độ chuyên môn lẫn phương pháp giảng dạy./.
B/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
 Yếu tố thị giác rất quan trọng, một biểu đồ có giá trị bằng cả vạn chữ viết. Biểu đồ tốt có khả năng gây ấn tượng cho người đọc rất lớn và thường có giá trị đại diện cho cả công trình nghiên cứu. Vì thế biểu đồ là một thông điệp hữu hiệu nhất để nhấn mạnh nội dung nào đó. Biểu đồ thường được sử dụng để thể hiện xu hướng và kết quả cho từng nhóm nhưng cũng có thể dùng để trình bày dữ kiện một cách gọn gàng. Các biểu đồ dễ hiểu, nội dung phong phú là những phương tiện vô giá.
 Qua thực tế giảng dạy tôi rút ra bài học bổ ích cho mình xin nêu để các đồng nghiệp tham khảo rút kinh nghiệm với mục đích là giúp học sinh nắm kiến thức tốt

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_trinh_bay_du_lieu_b.doc