Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi
Chúng ta biết rằng con người có hai loại tính khí chính là tính hướng nội
và tính hướng ngoại, và trong mỗi loại tính cách đó lại có 4 nhóm cá tính khác
nhau. Các nhóm này thường có sựphối hợp đểtạo nên những mẫu người có cá
tính khác nhau.
Vì vậy, việc tập cho trẻlàm quen với đám đông phải dựa trên tính cách
của các trẻ, giáo viên nên hiểu trẻthuộc loại tính khí nào! Với trẻhướng ngoại
thì chúng ta không cần lo ngại, vì trẻthường có xu thếthích đám đông, thích sự
ồn ào vui vẻ, náo nhiệt, thích các hoạt động tập thể. Còn với trẻhướng nội thì trẻ
sẽngại tiếp xúc với đám đông, có vẻnhưdụt dè nhút nhát. Nhưng các bé cũng
có những ưu điểm đểcó thểthành công, đôi khi còn tốt hơn cảtrẻhướng ngoại
nếu được sự định hướng đúng cách của người lớn.
Chúng ta có thểgiúp trẻquen dần với đám đông qua việc cho trẻtham
gia các giờhọc dã ngoại, tham gia các hoạt động ởtrường.
đến tình trạng trẻ không diễn đạt những nhu cầu của mình bằng lời nói mà bằng những cử chỉ thì người lớn đã đáp ứng nhu cầu ngay lập tức. Tất cả những điều đó sẽ là tốt đẹp nếu nó ở một chừng mực nào đó, nếu vẫn có những lĩnh vực và không gian cho phép trẻ có cơ hội để bộc lộ những sở thích cá nhân, những hành vi tự chủ. Nhưng nó sẽ là một bi kịch vì sẽ dẫn đến những xung đột trong việc giao tiếp, tạo cho trẻ những nhận thức và hành vi không phù hợp khi trẻ bắt đầu tiếp xúc, hình thành các khả năng giao tiếp với xã hội bên ngoài, nếu như trẻ phải tiếp nhận những sự bắt buộc. Ngược lại là một sự nuông chiều, trẻ được chấp nhận mọi yêu cầu vô điều kiện với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó một chút cũng không sao, nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà lâu dần sẽ biến thành thói quen rất khó thay đổi ! Đối với người lớn, trẻ cần được tập cho những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức nhưng cũng không được phép cộc lốc và xuồng sã - Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng xử của bố mẹ với người khác. Chúng ta sẽ không thể cấm trẻ nói năng thô lỗ nếu chính bố mẹ thích "xả rác bằng miệng" và cũng không thể buộc trẻ lễ phép khi bố mẹ không có những hành vi lịch sự tối thiểu. - Ngoài ra qua những giờ học, cô lồng ghép nội dung giáo dục, cách giao tiếp với người lớn tuổi giúp trẻ hiểu và diễn đạt nhu cầu mong muốn của mình. - Cho trẻ tham gia đóng vai để trải nghiệm kỹ năng giao tiếp - Tạo tình huống cụ thể để giúp trẻ giải quyết và chọn cách giao tiếp với người lớn cho phù hợp. 3.1.3. Kỹ năng giao tiếp với người lạ Một trong những điều mà trẻ cần phải học và nhận biết một cách đầy đủ, đó là tính tôn trọng . Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau : - Biết nói lời xin lỗi, biết nói cám ơn. - Không cướp lời, nói leo khi người khác nói. - Không tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác. Và cả ba khía cạnh này sẽ được trẻ học rất tốt qua sự làm gương của bố mẹ, cô giáo và những người xung quanh. Khi chúng ta biết cám ơn và xin lỗi những người mà chúng ta tiếp xúc trên đường phố, hay trong sự va quẹt khi tham gia giao thông, cũng như ở ngay trong lớp cô “cảm ơn” trẻ khi trẻ giúp cô. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng thực hành . Những lời dạy dỗ sáo rỗng không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, khi trẻ em được chứng kiến những cảnh: nói vậy mà không phải vậy - vì chắc chắn trẻ sẽ nhìn vào hành động của người lớn chứ không nghe theo những gì mà người lớn dạy bảo, trừ khi có những hành động minh chứng cho sự dạy dỗ đó. Chúng ta hãy giáo dục con bằng cả tấm lòng với sự trung thực. Trẻ thích thú làm quen với em bé trong công viên 3.2. Phương pháp phát triển kỹ năng thích nghi Thích nghi là một kỹ năng sống quan trọng vì nếu kỹ năng giao tiếp là bước đầu để tiếp xúc với môi trường bên ngoài với những người xung quanh, thì thích nghi chính là bước tiếp theo để có thể hòa nhập hoặc phản ứng lại với môi trường bên ngoài. Đứa trẻ nếu có kỹ năng giao tiếp tốt có thể đạt được những thành công với những người xung quanh trong việc tham gia vào các hoạt động cùng với họ, là bố mẹ ông bà hay các bạn của trẻ. Thế nhưng nếu trẻ không có khả năng thích nghi thì cũng khó mà đạt được những kết quả tốt cho cuộc sống của mình. 3.2.1. Kỹ năng thích nghi các loại thức ăn Đôi khi trẻ có những sở thích hơi đặc biệt về ăn uống, chỉ thích ăn vài loại thực phẩm nhất định, uống vài loại sữa hay thức uống nhất định – Điều đó thường là do chính chúng ta vô tình tập cho trẻ khi còn bé, vì thế một mặt chúng ta vẫn chấp nhận và tôn trọng những sở thích này nhưng vẫn nên tập cho trẻ có khả năng ăn uống đa dạng, vì nếu không có những sở thích về ăn uống của trẻ sẽ gây ra những khó khăn, rắc rối đặc biệt là trong các chuyến đi chơi xa. Chúng ta cũng nên biết rằng một chút thiếu vệ sinh, thiếu sạch sẽ …cũng không gây ra tác hại nào, mà lại tạo cho trẻ có một sức đề kháng tốt hơn, tránh được tình trạng chỉ cần uống chút nước lã, ăn chút rau sống là đau bụng, đi cầu. - Tập cho trẻ tham dự bữa cơm gia đình để trẻ cảm nhận được niềm vui khi ăn. Tổ chức các bữa ăn tập thể ở lớp,động viên trẻ ăn theo hình thức thi đua để trẻ cảm thấy hứng thú khi ăn. - Khi tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trường cần tạo không gian thoáng mát, hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ để trẻ ăn ngon miệng. - Có thể làm một cái lịch “ăn uống” trong tuần với trẻ trên 3 tuổi. Bữa nào trẻ ăn được thì sẽ gắn một bông hoa và một khuôn mặt tươi cười, bữa nào trẻ khó ăn, không tập trung ăn thì sẽ có một khuôn mặt mếu. Đến cuối tuần làm tổng kết và khen ngợi trẻ về các khuôn mặt cười và tặng cho trẻ một món quà nho nhỏ. Nhưng nếu nhiều khuôn mặt buồn thì cũng không nên trách mắng, mà nên khuyến khích “: Cô biết là còn sẽ làm tốt hơn…” Chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ để giúp trẻ ăn uống tốt hơn. - Trước bữa ăn để tạo cảm giác ăn ngon miệng và thích thú khi ăn, cô nên giới thiệu tên các món ăn và tác dụng của những loại thực phẩm mà trẻ ăn thật hấp dẫn và thu hút. Các bé cùng nhau thưởng thức ẩm thực quê hương 3.2.2. Kỹ năng thích nghi với môi trường Với môi trường sống cũng thế, một môi trường bẩn thỉu và ô nhiễm là không thể chấp nhận được, nhưng một không gian quá sạch sẽ cũng không phải là một điều kiện tốt cho sự phát triển của trẻ. Điều đầu tiên mà chúng ta nên tập cho trẻ là kỹ năng thích nghi với sự thay đổi thời tiết. Ở Miền Bắc với bốn mùa thời tiết thay đổi.Vì thế, việc cho trẻ nhận biết được các kiểu thời tiết để tự lựa chọn các trang phục phù hợp với thời tiết là điều rất cần thiết.Có thể cho trẻ dãi dầu mưa nắng trong một mức độ nào đó, cũng như từng bước nâng cao sức chịu đựng của các bé, cũng là một biện pháp giúp trẻ thích nghi cao và tránh được tình trạng đau ốm lặt vặt, thậm chí có thể đưa đến những tổn thương không đáng có. Trẻ có thể nghịch cát, đất trong một chừng mực vừa phải vì điều đó giúp cho các bé vừa thỏa mãn được tính năng động, vừa nâng cao khả năng đề kháng. Dĩ nhiên là nên có sự giám sát của người lớn, nhưng chúng ta chỉ can thiệp khi có những dấu hiệu của sự nguy hiểm, còn đối với một vài cú vấp ngã của trẻ thì cứ để cho trẻ tự đứng lên, điều đó không chỉ giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn mà còn cho chúng ta tránh được những sự mè nheo của trẻ. Ở Nhật Bản, trẻ em luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông, lạnh không hề hấn gì với các bạn nhỏ nơi xứ sở Hoa Anh Đào. Quan điểm của giáo viên cũng như các bậc phụ huynh là rèn luyện tính chịu đựng trước khó khăn và phải tự lập chủ động trong mọi biến cố có thể xảy ra. Tính tự lực và tự giác luôn được những ông bố, bà mẹ Nhật Bản đưa vào phương pháp giáo dục con cái của mình. Qua những bài rèn luyện thể chất, ở Nhật rất ít trẻ em mắc bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm họng... do thay đổi thời tiết… 3.2.3. Kỹ năng thích nghi với đám đông Chúng ta biết rằng con người có hai loại tính khí chính là tính hướng nội và tính hướng ngoại, và trong mỗi loại tính cách đó lại có 4 nhóm cá tính khác nhau. Các nhóm này thường có sự phối hợp để tạo nên những mẫu người có cá tính khác nhau. Vì vậy, việc tập cho trẻ làm quen với đám đông phải dựa trên tính cách của các trẻ, giáo viên nên hiểu trẻ thuộc loại tính khí nào! Với trẻ hướng ngoại thì chúng ta không cần lo ngại, vì trẻ thường có xu thế thích đám đông, thích sự ồn ào vui vẻ, náo nhiệt, thích các hoạt động tập thể. Còn với trẻ hướng nội thì trẻ sẽ ngại tiếp xúc với đám đông, có vẻ như dụt dè nhút nhát. Nhưng các bé cũng có những ưu điểm để có thể thành công, đôi khi còn tốt hơn cả trẻ hướng ngoại nếu được sự định hướng đúng cách của người lớn. Chúng ta có thể giúp trẻ quen dần với đám đông qua việc cho trẻ tham gia các giờ học dã ngoại, tham gia các hoạt động ở trường. Ngoài ra, trong việc hòa nhập với xã hội, chúng ta cũng cần tập cho trẻ những thói quen ứng xử với một phong cách văn minh, lịch sự qua những hoạt động hằng ngày ở trường: - Thói quen biết xếp hàng : Đây là một thói quen mà hầu hết người lớn chúng ta không để ý khi tham gia vào các hoạt động chung. Nhưng hãy cố gắng làm gương và tập cho trẻ có thói quen xếp hàng ngay từ nhỏ để dẩn dần thay đổi được một cách ứng xử kém văn hóa nơi công cộng là sự chen lấn nhau. Ở lớp cô rèn cho trẻ thói quen xếp hàng (không chen ngang, xô đẩy bạn..) khi tham gia vào một hoạt động nào đó. Cùng nhau xếp hàng đi chơi công viên - Thói quen bỏ rác vào thùng rác: Ngay tại lớp học cũng nên có nhiều thùng rác, để trẻ thấy việc bỏ rác là 1 thói quen trong lớp. Khi đi chơi ngoài sân trường, cũng cần bỏ rác và hướng dẫn cho trẻ bỏ rác vào các thùng rác công cộng để hình thành thói quen này. Nhắc nhở trẻ luôn luôn biết vứt rác vào đúng nơi quy định. - Thói quen biết nói xin lỗi và cám ơn : Ngay từ bé, chúng ta cũng cho trẻ thấy cách ứng xử như vậy của người lớn, và khi giao tiếp với trẻ, chính giáo viên cũng cần biết nói xin lỗi và cám ơn trẻ – Như thế, trẻ sẽ cảm nhận được một cách tự nhiên các cách ứng xử này. Kỹ năng thích nghi là một trong những kỹ năng giúp một đứa trẻ bình thường, không có những năng lực đặc biệt gì nhưng vẫn có thể đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống và không gục ngã trước những thách thức khi bước vào đời. 3.3. Phương pháp phát triển kỹ năng khám phá thế giới xung quanh Trẻ con rất hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh, nhiều khi chúng ta sẽ rất mệt mỏi và phát cáu với sự tò mò đó.Thế nhưng sự khám phá đó chính là những bước đầu tiên để trẻ học về đồ vật và cách giải quyết vấn đề. Các bé bị mê hoặc bởi cách mà mọi thứ diễn ra, cách các đồ vật hoạt động, và bên trong các đồ vật trông thế nào, chúng được tạo ra thế nào. Những kỹ năng như: Kéo lên, đứng dậy, trườn bò, đi bộ, leo trèo, và chạy... sẽ giúp bé khám phá và thử nghiệm môi trường xung quanh bé. Giữ cho một đứa trẻ biết đi luôn được an toàn cần phải có sự quan tâm liên tục, và có lúc dường như bạn không thể ngơi nghỉ một phút nào. Thật ngạc nhiên, có bao nhiêu nơi nguy hiểm và đồ vật mà trẻ có thể khám phá. Nhưng công việc thêm vào là cần phải khuyến khích trẻ khi trẻ khám phá và học về giá trị của mọi thứ. Thỉnh thoảng có thể bạn muốn dừng nhu cầu đòi hỏi khám phá của trẻ. Nhưng hãy nhớ rằng: Khám phá thế giới xung quanh là cần thiết cho sự lớn lên của trẻ. Hãy tập trung năng lượng của bạn vào việc cung cấp cho trẻ những nơi an toàn để học tập về thế giới xung quanh mình. Nếu có thể, trước tiên, hãy để trẻ sờ vào những đồ vật trong thực tế. Sau đó, hãy nói với trẻ về những đặc trưng, tính chất, tác dụng cơ bản của sự vật như: “Cái chổi dùng để quét nhà, cái bút dùng để viết…”... để trẻ dần dần hình thành khái niệm về những thứ ở xung quanh mình. Khi trẻ ở độ tuổi này thường giành ít thời gian khám phá hơn, và càng ngày chơi càng nhiều hơn. Và chơi là "công việc" của trẻ, giúp trẻ luyện tập và làm chủ được trí óc, thể chất và các kỹ năng xã hội. Để giúp cho trẻ phát triển, tôi lên kế hoạch các cách làm để khám phá những điều mới lạ và thú vị tại trường, tại nhà các khu vực lân cận. Tất nhiên công việc này nên trao đổi với các bậc phụ huynh, đề nhị phụ huynh cùng hợp tác. Nghĩ đến những ý tưởng mới, liên quan tới màu sắc, hình khối, kết cấu bề mặt, và kích cỡ. Làm một cuộc đi dạo đến những nơi mới đối với trẻ: cửa hàng, công viên, hoặc một sở thú. Nói chuyện với trẻ về những gì trẻ thấy ở những nơi này. Để trẻ rửa những cái đĩa nhựa với bạn, hoặc đưa cho trẻ đồ chơi để chơi khi trẻ trong bồn tắm (và chắc chắn bạn sẽ phải thu dọn một chiến trường lộn xộn). Cung cấp cho trẻ những nơi an toàn để bò, trốn tìm, leo trèo và khám phá (ví dụ, bạn nên trải 1 tấm ga giường lên bàn, để tạo một cái hang giả vờ) Nói về những cái mà trẻ và bạn nhìn thấy và nghe thấy trong khi đi dạo, đi xe bus, hoặc lái xe. Thông qua những giờ học ngoại khóa, hay những chuyến đi dã ngoại do trường tổ chức để trẻ giúp bạn chuẩn bị những thức ăn đơn giản, để trẻ khám phá xem hình thức, hình khối, nguyên liệu và màu sắc (một lần nữa, bạn chắc chắn sẽ phải chuẩn bị cho một sự lộn xộn khác). Khi nói với trẻ về thế giới xung quanh, giáo viên không nên nói nhiều mà hãy để trẻ tự khám phá bằng sự quan sát, suy luận của trẻ. Điều này sẽ gây hứng thú và kích thích sự sáng tạo của trẻ. Giáo viên nên quan tâm đến những gì trẻ thích chứ không nên cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ vào những việc làm mà bạn đã lựa chọn. Giáo viên có thể để cho trẻ khám phá thiên nhiên bằng các hình thức đi dã ngoại, tự gieo trồng các loại cây, chăm sóc các loại cây, con vật. - Kỹ năng khám phá không gian - Kỹ năng khám phá sự vật - Kỹ năng khám phá chất liệu - Kỹ năng khám phá thiên nhiên Bé tìm hiểu, khám phá cây xanh Khám phá các phương tiên chiến đấu của các chú bộ đội 3.4. Phương pháp phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân Việc trẻ biết tự chăm sóc mình là những viên gạch đầu tiên xây dựng tính tự tin, tự lập và ứng phó với những đòi hỏi khác. Ví dụ như: Khi trẻ biết cách xếp quần áo thì sau này khi đi học trẻ dễ dàng áp dụng kỹ năng đó vào việc xếp sách vở, đồ dùng đi học. Khi đi làm trẻ sẽ biết sắp xếp công việc tốt hơn. Nếu trẻ không biết mang đôi vớ, giặt bộ quần áo cho chính mình thì trẻ cũng sẽ không biết làm điều đó cho người khác. Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình, ngoài việc tốt cho bản thân trẻ, trẻ tự chăm sóc mình cũng là cách giúp đỡ những người trong gia đình… Trẻ không biết tự chăm sóc mình thì sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi làm việc gì, không thông cảm và thấu hiểu thì trẻ sẽ không có sự chia sẻ, gắn bó với những tình cảm mà người thân đã giành cho mình. 3.4.1. Kỹ năng tự xúc ăn - Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn có thể tự xúc ăn, chính vì vậy giáo viên chỉ cần khuyến khích và động viên trẻ trong giờ ăn 3.4.2. Kỹ năng tự mặc quần áo Cô hướng dẫn trẻ cách tự mặc quần áo, gấp quần áo, cất quần áo vào đúng nơi quy định. Giúp trẻ hình thành thói quen tự lập trong việc chăm sóc bản thân. 3.4.3. Kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân Cô hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân như: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tắm. Dạy trẻ cách an toàn khi thực hiện các việc vệ sinh cá nhân. Tạo cho trẻ có ý thức tự giác chăm lo vệ sinh cá nhân thông qua các câu truyện, hoạt động học tập trên lớp. 3.5. Phương pháp phát triển kỹ năng tự bảo vệ 3.51. Kỹ năng phân biệt nguy hiểm Dạy trẻ học cách nhận biết đồng thời hành động những hành động đúng và kịp thời bảo vệ bản thân qua các tình huống. Các mối nguy hiểm trong nhà như: gas, bàn ủi, điện, nước nóng, dao kéo Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: Quấy rối, bắt cóc, bắt nạt, trộm cắp, cướp, lạc đường. Các mối nguy hiểm bất ngờ: Cháy nổ, kẹt thang máy, chó cắn, ong đốt, ngộ độc Các mối nguy hiểm ngoài môi trường: động đất, lũ lụt, bị sa vào vũng lầy, sông nước. 3.5.2. Kỹ năng tự xoay sở Không phải những vấn đề trong cuộc sống đều được giải quyết một cách dễ dàng và bạn sẽ phải truyền đạt điều ấy cho trẻ khi chúng đối mặt với thử thách lớn và không phải lúc nào cũng có người lớn bên cạnh để giúp trẻ giải quyết vấn đề. Khi trẻ gặp phải một vấn đề nào đấy, giáo viên đừng thay trẻ giải quyết mọi vấn đề, trừ trường hợp bắt buộc phải làm như thế. Thay vào đó hãy giúp trẻ tìm kiếm giải pháp thích hợp, điều này chứng tỏ bạn tin tưởng trẻ có khả năng tự giải quyết vấn đề. Những bước nhỏ hằng ngày mà bạn thực hiện để khuyến khích kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ giúp trẻ có những sáng kiến tốt hơn trong cuộc sống khi chúng lớn lên từng ngày. “Hãy là chỗ dựa cho trẻ chứ không phải là người giải quyết vấn đề cho trẻ.” 3.6. Phương pháp phát triển kỹ năng làm việc đội nhóm 3.6. 1. Kỹ năng làm việc cùng bạn trong nhóm lớp và tập thể Trẻ thường yêu thích trò chơi do chúng lựa chọn và tự đề ra cách chơi, tự phân nhóm. Vì vậy để việc giáo dục mang tính hiệu quả cao, người giáo viên cần tiến hành bài dạy thông qua giáo án, trò chơi học tập, sắm vai, diễn kịch…Với niềm say mê tự khám phá từ các bài học, trẻ rút ra kiến thức để vận dụng trong cuộc sống, mỗi trẻ sẽ giới thiệu nhiều kết quả bất ngờ. Giáo viên đưa ra những bài tập, những thử thách, trò chơi mang tính chất tập thể đòi hỏi trẻ phải tự tìm nhóm, tự hợp sức để hoàn thành yêu cầu của cô. Từ đấy, hình thành ý thức tập thể và làm việc theo nhóm. Vui chơi cùng nhóm bạn trong HĐNK 3.6. 2. Kỹ năng tạo niềm vui thông qua kết quả tập thể đạt được Khi trẻ tham gia vào một hoạt động nhóm đòi hỏi trẻ phải có sự làm việc nghiêm túc, phải phân công rõ ràng để đạt được kết quả. Giáo viên cần có sự động viên để trẻ thấy được sự nỗ lực của cả nhóm trong quá trình trẻ làm việc theo nhóm. Giáo viên cần nhận xét sao cho trẻ cảm nhận được mỗi thành viên trong nhóm đều rất quan trọng và đều đã làm việc rất tốt. Dù kết quả đó có đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu thì trẻ vẫn cảm thấy giá trị của sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm, tự biết động viên và an ủi, tạo niềm vui cho nhau thông qua kết quả tập thể đạt được. 3.6. 3. Kỹ năng tạo ra tinh thần đồng đội Trẻ ở độ tuổi này đã biết làm việc theo nhóm và thích tham gia vào những hoạt động tập thể. Tuy nhiên, đôi khi trẻ vẫn làm việc theo nhóm với cách hiểu đơn giản là gộp các bạn lại chứ ít nhiều chưa có sự gắn kết. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức thường xuyên và đa dạng các hoạt động làm việc theo nhóm 3.7. Phương pháp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề 3.7. 1. Kỹ năng kiểm soát hành vi Trẻ ở lứa tuổi này đã bắt đầu biết kiểm soát hành vi của mình tuy nhiên trẻ vẫn có nhiều hành động chưa thể tự kiểm soát được. Các hành vi xấu của trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát. Đôi khi giáo viên có thể kiểm soát hành vi xấu ở trẻ bằng sự kiên nhẫn và kịp thời chặn đứng những tình huống trẻ sắp bùng nổ tính xấu. sẽ gặp trường hợp trẻ trở nên hung hăng, hay mất bình tĩnh vì đây là một phần bình thường trong quá trình phát triển. Nguyên nhân một phần là do trẻ chưa đủ kỹ năng nói để thể hiện cảm xúc của mình. Bất cứ lúc nào và ở đâu, giữa đám đông, trong bữa ăn gia đình, thậm chí là ở nhà, sự bướng bỉnh và cáu kỉnh của trẻ cũng có thể khiến người lớn giận cực độ. Nhưng bạn cũng có thể giải quyết vấn đề dễ dàng nếu bạn dạy trẻ biết cách kiểm soát hành vi của bản thân, dạy trẻ nên lựa chọn cách xử sự phù hợp với hoàn cảnh. Nếu trẻ được dạy cách tự kiềm chế, trẻ có thể hiểu rằng thái độ giận dữ và nóng nảy của trẻ sẽ khiến người lớn không vui. - Giáo viên có thể kiểm soát hành vi xấu ở trẻ bằng sự kiên nhẫn và kịp thời chặn đứng những tình huống trẻ sắp bùng nổ tính xấu. - Giáo viên có thể dùng biện pháp tách trẻ khỏi nhóm bạn trong thời gian ngắn một hoặc hai phút để làm dịu cơn giận, nhưng tốt hơn là nên giới hạn trong một khoảng thời gian đặc biệt. Hãy sớm kết thúc thời gian rời trẻ khi trẻ không còn cáu giận nữa. Điều này có thể là một cách hiệu quả để khuyến khích trẻ cải thiện việc tự kiểm soát của mình. Nó cũng là một thái độ bày tỏ sự tán dương trẻ không nên mất kiểm soát trong những tình huống khó khăn hoặc dễ gây bực bội. - Giữ bình tĩnh khi đối phó với hành vi hung hăng của trẻ. Các trẻ học hỏi từ những gì trẻ quan sát được. Giáo viên nên là hình mẫu khi dạy trẻ và trong cuộc sống. Tuyệt đối không đánh hoặc thô bạo với trẻ ngay cả khi giáo viên đang thất vọng hay mệt mỏi. Chỉ cần giáo viên có hành vi thô bạo, trẻ cũng sẽ bắt chước theo ngay. - Nói chuyện với trẻ thật nghiêm túc và rõ ràng với ngôn ngữ mà trẻ hiểu được để chấm dứt hành vi xấu. Nghiêm khắc nói với trẻ câu đơn giản như: "Con không được làm như vậy. Cô không thích điều đấy". Điều này cho phép trẻ biết rằng hành vi của trẻ là không thể chấp nhận được. Hoặc chuyển sự chú ý của trẻ sang ho
File đính kèm:
- GDMG_Ha_mnhoahong.pdf