Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc Tiểu học”môn Tiếng Việt Lớp 5

- Đoạn 1: Những dấu hiệu thảo quả vào mùa.Từ đầu đến “nếp khăn”

- Đoạn 2: Sự sinh sôi nhanh chóng của thảo quả.“Thảo quả. lấn chiếm không gian”.

- Đoạn 3: Vẻ đẹp của màu sắc thảo quả khi chín.Đoạn còn lại.

Khi dạy bài này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc theo từng đoạn. Sau khi tìm hiểu nội dung chính từng đoạn bằng những câu hỏi xoay quanh nội dung đó, giáo viên cho học sinh phát hiện từ chính cần nhấn mạnh, cần đọc đúng, cách ngắt câu và giọng đọc của mỗi đoạn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc Tiểu học”môn Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 em cảm thụ tác phẩm văn học tương đối tốt, hiểu cái hay, cái đẹp thể hiện trong từ ngữ hình ảnh, đoạn văn, đoạn thơ. Các em đọc chuẩn xác và diễn cảm tương đối tốt. Song bên cạnh đó, một số em đọc còn uốn éo, cố kéo dài giọng không phù hợp với nội dung bài. Các em có quan niệm đọc diễn cảm là đọc uốn éo có trầm có bổng mà không hiểu phải có giọng đọc gắn với nội dung bài, thể hiện được giá trị biểu cảm của tác giả.
* Đối với học sinh hoàn thành bài:
Một số em đã biết đọc diễn cảm song chưa hay, chưa thật sự phù hợp với nội dung bài. Đoạn nào trong bài các em hiểu, thấy được giá trị nội dung nghệ thuật thì các em đọc diễn cảm được, còn lại phần lớn các em chỉ đọc đúng, thành thạo.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành bài:
Các em sai tiếng, sai từ, ngắt nghỉ chưa đúng, hiểu và cảm thụ bài văn, bài thơ chưa tốt nên dẫn đến chưa biết đọc diễn cảm.
Sau khi học sinh học xong bài Tập đọc - Học thuộc lòng “Sắc màu em yêu” của nhà thơ Phạm Đình Ân (Sách Tiếng Việt lớp 5 - Tập I - trang 19). Tôi tiến hành khảo sát: Cho học sinh đọc diễn cảm toàn bài và đánh giá học sinh đọc ở 3 mức độ:
+ Đọc diễn cảm tốt toàn bài.
+ Đọc diễn cảm một số đoạn trong bài.
+ Đọc chưa diễn cảm.
Tôi thu được kết quả như sau:
Số
Học sinh
Đọc diễn cảm toàn bài
Đọc diễn cảm một số đoạn
Đọc chưa diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
31
4 em
13%
10 em
32%
17 em
55%
Qua khảo sát chất lượng tôi nhận thấy: Một số em cảm thụ bài thơ tốt, hiểu được nội dung bài thơ, có giọng đọc phù hợp với nội dung bài. Song tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm tốt chưa cao. Các em vừa cảm thụ tốt bài thơ vừa có kĩ thuật đọc phù hợp còn ít (13%). Các em chưa hiểu kĩ nội dung bài thơ, chưa hiểu giá trị nghệ thuật trong bài, nên giọng đọc chưa phù hợp với từng khổ thơ.
Tỷ lệ học sinh đọc chưa diễn cảm còn cao. Trong đó hầu hết các em đọc đúng, lưu loát nhưng giọng đọc không thể hiện nội dung một cách phù hợp, đọc đều đều, ngắt nhịp thơ theo ý chủ quan của các em.
Qua khảo sát, theo dõi cách học của học sinh tôi nhận thấy số học sinh đọc diễn cảm còn thấp do một số nguyên nhân sau:
* Về phía giáo viên:
 Trong suốt quá trình dạy học, đặc biệt là dạy Tập đọc, giáo viên đó xác định được yêu cầu về rèn đọc diễn cảm cho học sinh từ các lớp dưới nhưng có bài còn chưa đúng mực. Việc kết hợp giữa rèn học sinh đọc đúng, đọc lưu loát, thành thạo với rèn đọc diễn cảm ở một số bài chưa được phối hợp nhịp nhàng. Với những bài tập đọc dài, trong vòng 40 phút giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chưa cụ thể ở các tiếng khó, các từ, câu khó, cách nhấn giọng, lên giọng xuống giọng thế nào cho phù hợp nên học sinh đọc chưa đúng, chưa lưu loát dẫn đến chưa thể hiện diễn cảm.
- Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên đã chú ý đến việc chuyển tải tới học sinh những tác phẩm, đã giúp các em hiểu nội dung từng đoạn, nội dung toàn bài, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng ở một số giáo viên khai thác nội dung còn sơ sài chưa phân tích được nét đặc trưng tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chưa tổng hợp để toát ý chính từng đoạn, toàn bài nên việc cảm thụ tác phẩm của học sinh còn hạn chế và các em không biết đọc diễn cảm thế nào cho phù hợp.
- Giáo viên đã chú ý đề cao việc rèn đọc cá nhân cho học sinh trong các giờ tập đọc. Phần lớn số học sinh trong lớp được đọc trong giờ tập đọc nhưng giáo viên chưa chú ý rèn sửa cho từng em một cách tỉ mỉ. Đặc biệt ở những em giọng đọc đều đều, kéo dài giọng mà giáo viên không uốn nắn kịp thời các em sẽ đọc thành thói quen rất khó sửa chữa.
* Về phía học sinh:
- Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, khả năng nhận thức chưa cao và rất chóng quên, hơn nữa việc đọc của nhiều em còn chưa thông thạo nên các em chỉ chú trọng việc đọc sao cho đúng mà chưa biết làm thế nào để đọc cho hay.
- Kĩ năng cảm thụ bài văn, bài thơ ở một số đông các em còn hạn chế. Không hiểu nội dung bài văn, bài thơ, không hiểu giá trị nghệ thuật nên giọng đọc chưa phù hợp, cách nhấn giọng, ngắt câu, ngắt nhịp thơ chưa đúng, chưa hay. Các em chưa biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng câu, từng đoạn trong bài.
- Các em chưa có giọng đọc linh hoạt. Có những em hiểu đoạn văn, đoạn thơ cần đọc với giọng vui, buồn hoặc trang nghiêm nhưng khi đọc thì giọng đọc lại chưa thể hiện được. Cách đọc theo ngữ điệu từng loại câu: Câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm... các em nắm chưa chắc nên đọc chưa phù hợp.
* Về phía gia đình:
Phần lớn phụ huynh các em buôn bán nên ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của con cái mình. Mặt khác do trình độ dân trí chưa cao nên mặc dù có quan tâm dạy dỗ thì cũng chưa đúng phương pháp họ chỉ biết hướng dẫn con đọc rõ ràng, rành mạch mà chưa biết giúp các em sửa sai khi đọc (như sửa cách phát âm, cách ngắt giọng, cách diễn cảm...)
II. Phương pháp nghiên cứu:
Trước thực trạng trên tôi đã suy nghĩ: Phải làm thế nào để nâng cao chất lượng đọc diễn cảm của học sinh tốt hơn nữa? Vậy muốn thực hiện được điều đó, tôi đã nghiên cứu và tiến hành phối hợp sử dụng nhiều phương pháp:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp hỏi đáp.
- Phân tích số liệu điều tra.
- Rút ra nguyên nhân và biện pháp chấn chỉnh.
- Phương pháp so sánh đối chứng.
Ở phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra qua từng giai đoạn trong suốt năm học và phân tích số liệu điều tra để từ đó rút ra nguyên nhân và biện pháp chấn chỉnh.
III. Biện pháp thực hiện:
Xác định nguyên nhân của việc chất lượng đọc diễn cảm ở học sinh lớp 5 chưa cao, tôi đó suy nghĩ vận dụng một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 như sau:
1. Đối với giáo viên:
a. Xác định yêu cầu đọc diễn cảm của học sinh lớp 5.
Chú ý rèn kĩ năng đọc cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc đọc đúng, thông thạo, lưu loát mà cần rèn cho học sinh biết đọc diễn cảm: Đọc bộc lộ được nội dung bài văn nhằm truyền cảm tới người nghe. Học sinh biết đọc theo ngữ điệu từng loại câu, biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu, nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong câu, tuỳ theo nội dung bài học mà có giọng đọc vui, buồn, trang nghiêm ... Biết đọc phân biệt lời tác giả và lời nhân vật, trong bài có nhiều nhân vật, tùy theo tính cách nhân vật mà có giọng đọc phù hợp.
b. Giáo viên đọc mẫu chuẩn mực:
- Việc đọc mẫu của giáo viên là rất quan trọng. Vì “thày nào trò ấy”, thày có đọc diễn cảm thì trò mới đọc diễn cảm được, mà thày có đọc diễn cảm tốt thì mới thể hiện được quá trình chuẩn bị bài tốt của thày. Bởi vậy giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài, có cách đọc diễn cảm, giáo viên chuyển đến học sinh không chỉ nội dung bài văn, bài thơ mà cả cảm xúc của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tác động đến tình cảm của học sinh. Nghe giáo viên đọc mẫu diễn cảm tốt, học sinh không chỉ học tập về kĩ thuật đọc mà các em còn hiểu được phần nào nội dung thông báo.
c. Hướng dẫn học sinh đọc theo mức độ từ thấp đến cao:
Trong bài tập đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : từ đọc đúng, rõ ràng mạch lạc, lưu loát đến đọc diễn cảm.
Ví dụ: 
Khi dạy bài :“ Ê – mi – li, con”, trong khổ thơ 1.
Ê – mi – li, con đi cùng cha.
Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc
Đi đâu cha ? 
Ra bờ sông Pô – tô – mác.
Xem gì cha ? 
Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.
Trước hết giáo viên cho học sinh tìm những từ khó đọc:
 - Ê - mi – li, Pô – tô – mác, lạc, Lầu Ngũ Giác. 
Cho học sinh luyện tập đúng những từ khó đọc. Việc xác định từ khó đọc dựa trên những sai sót mà học sinh thường mắc phải như: 
- Phiên âm các tên riêng nước ngoài.
-Phụ âm đầu dễ lẫn d - r, tr - ch, s - x, ...
Khi học sinh đọc đúng, giáo viên hướng dẫn học sinh ở mức độ cao hơn đó là Thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật:
Lời chú Mo - ri - xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động.
Lời bé Ê - mi - li ngây thơ, hồn nhiên.
Hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp thơ cho đúng bằng nhiều cách: 
 Có thể để các em tự tìm cách ngắt nhịp khác nhau và chọn ra cách ngắt nhịp phù hợp nhất.
 Hoặc giáo viên đọc chuẩn để học sinh phát hiện cách ngắt nhịp của giáo viên. 
-Tiếp theo giáo viên hướng dẫn các em tìm cách đọc với giọng đọc phù hợp khổ thơ. Có thể cho một vài em đọc và giáo viên hỏi: “Tại sao em đọc với giọng như vậy?” Các em cũng rút ra cách đọc phù hợp nhất và đọc lại. 
-Với những bài khó đọc như bài Ê – mi – li, con, giáo viên có thể đọc mẫu chuẩn để học sinh học tập cách đọc. Đây là những bước tổng hợp thể hiện cả kĩ thuật đọc và thông hiểu nội dung văn bản, yêu cầu học sinh đọc đúng, lưu loát, ngắt nhịp thơ phù hợp và giọng đọc phải thể hiện đúng tâm trạng, thái độ cương quyết của nhân vật vừa thể hiện được xúc cảm mãnh liệt của tác giả khi viết bài thơ này.
- Để học sinh đọc tốt bài đọc, ngoài việc rèn đọc như trên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi đọc diễn cảm cần kết hợp với ánh mắt, nét mặt cử chỉ sao cho thể hiện nội dung, tình cảm của người đọc chuyển tải đến người nghe không những nội dung, mà cả cảm xúc của người đọc về tác phẩm văn học.
d. Kết hợp chặt chẽ giữa việc hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm với việc rèn đọc diễn cảm:
- Muốn đọc diễn cảm tốt, học sinh phải hiểu nội dung tác phẩm, cảm thụ được tác phẩm, phải có rung cảm trước cái hay cái đẹp trong tác phẩm. Giáo viên cần phân bố hợp lí thời gian hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài và thời gian luyện đọc trong giờ tập đọc. Giáo viên cần tìm hiểu kĩ bài trước khi dạy, xác định nội dung chính, giá trị nghệ thuật tiêu biểu để hướng dẫn có trọng tâm, giúp học sinh hiểu nội dung, cảm thụ được tác phẩm và có thời gian luyện đọc kĩ càng.
- Đối với học sinh lớp 5 học sinh cần nắm chắc được ý chính từng đoạn, toàn bài và biện pháp nghệ thuật tiêu biểu dựa theo câu hỏi đó nêu trong bài. Cần tránh biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn. Một bài văn có thể giảng dạy theo nhiều mức độ. Vì vậy cần tránh tham lam, tràn lan nhưng cũng không được quá coi nhẹ việc hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài. Không hiểu nội dung, học sinh không thể có cách đọc diễn cảm phù hợp. 
Ví dụ: Bài “Mùa thảo quả” của tác giả Ma Văn Kháng
	 (Sách Tiếng Việt 5- Tập I - trang 113)
Bài văn chia thành 3 đoạn với 3 ý:
- Đoạn 1: Những dấu hiệu thảo quả vào mùa.Từ đầu đến “nếp khăn” 
- Đoạn 2: Sự sinh sôi nhanh chóng của thảo quả.“Thảo quả... lấn chiếm không gian”.
- Đoạn 3: Vẻ đẹp của màu sắc thảo quả khi chín.Đoạn còn lại. 
Khi dạy bài này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc theo từng đoạn. Sau khi tìm hiểu nội dung chính từng đoạn bằng những câu hỏi xoay quanh nội dung đó, giáo viên cho học sinh phát hiện từ chính cần nhấn mạnh, cần đọc đúng, cách ngắt câu và giọng đọc của mỗi đoạn. 
Đoạn 1: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và cách đọc qua những câu hỏi:
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
(Mùi hương của thảo quả báo hiệu thảo quả vào mùa).
+ Hai từ nào được nhắc đến nhiều lần?
(Từ hương và từ thơm).
+ Từ hương và từ thơm được nhắc lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì?
(Nhấn mạnh và nêu bật lên mùi hương thơm đặc biệt của thảo quả khi vào mùa, làm nổi rõ sự lan toả rộng của hương thơm).
+ Theo em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
(Hương thảo quả, ngọt lựng, thơm nồng và điệp từ thơm).
+ Đoạn văn này theo em đọc với giọng như thế nào?
(Đọc với giọng thong thả, vui, nhấn mạnh các từ ngữ “Hương thảo quả, ngọt lựng, thơm nồng” và trong điệp từ hương thơm trong các câu ngắn để diễn tả niềm vui vào mùa).
- Khi luyện đọc diễn cảm, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc đoạn này theo nhiều cách, nhưng phải phát hiện được một cách đọc đúng và hay nhất: Đọc với giọng kể, nhịp thong thả, vui nhấn vào các từ diễn tả niềm vui vào mùa. Đặc biệt đọc những câu văn ngắn (gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm) cần nhấn giọng ở từ “thơm” để người nghe có thể cảm nhận được. 
Với đoạn 2, đoạn 3 cũng vậy. Giáo viên bám sát nội dung để có cách đọc diễn cảm phù hợp. 
e. Rèn đọc diễn cảm thường xuyên, liên tục:
Không chỉ đối với môn tập đọc mà trong các phân môn khác của môn Tiếng Việt, giáo viên đều cần chú ý rèn cho học sinh đọc diễn cảm. 
Ví dụ: Khi đọc phần Ghi nhớ, đọc các trích đoạn phần Nhận xét trong phân môn Luyện từ và câu, đọc bài chính tả ... Rèn cho các em có thói quen nghe và đọc diễn cảm, củng cố kĩ thuật đọc cho học sinh, qua nghe giọng đọc diễn cảm của học sinh nắm được phần nào của nội dung thông báo. Kết hợp đọc diễn cảm trong hoạt động đọc bài của các môn học ở trường Tiểu học và đặc biệt ở môn Tiếng Việt sẽ giúp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh trong mọi tình huống, không chỉ dừng lại ở những bài được giáo viên hướng dẫn.
2. Đối với học sinh:
a. Có ý chí vươn lên trong luyện đọc diễn cảm:
Các em phải xoá bỏ quan niệm đọc diễn cảm là khó, phải kiên trì rèn luyện theo yêu cầu của giáo viên, có ý thức tự học, tự rèn. 
* Đối với học sinh hoàn thành tốt: 
 - Giáo viên phải thường xuyên rèn sửa để các em đọc đạt yêu cầu của bài. Với các em hoàn thành tốt cần yêu cầu đọc ở mức độ cao hơn: các em không chỉ đọc đúng, đọc hiểu mà còn phải biết đọc diễn cảm( biết ngắt nghỉ ở những câu văn dài, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm,)
 - Điều quan trọng là phải luôn nhắc nhở các em phát âm chuẩn n/l, nếu phát âm sai cần sửa triệt để.
* Đối với học sinh hoàn thành: 
Hầu hết các em đọc diễn cảm chưa tốt, cảm thụ bài văn chưa sâu, nên giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc diễn cảm ở mức độ thấp hơn: Đọc lưu loát, biết nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng, ngắt nghỉ câu, ngắt nhịp thơ đúng yêu cầu. Còn giọng đọc của các em có thể chưa phù hợp. Nhưng giáo viên phải giúp các em vươn lên, động viên khuyến khích và yêu cầu ngày càng cao.
* Đối với học sinh chưa hoàn thành:
- Đây là đối tượng giáo viên cần quan tâm. Trước hết là rèn cho các em đọc đúng bằng những bài tập đơn giản, đúng phần các em còn thiếu sót. 
Ví dụ: 
- Gọi học sinh đọc tiếng khó: “râm”, “nay”, “xanh”, “giữa”, “sắc”... yêu cầu học sinh phát âm đúng.
 Ở những tiếng các em phát âm chưa đúng, giáo viên cần hướng dẫn cách phát âm cụ thể từng tiếng và học sinh biết dựa vào đó để phát âm đúng những tiếng tương tự.
Khi học sinh chưa đọc diễn cảm được toàn bài, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một vài câu dễ, động viên khuyến khích kịp thời, từng bước xây dựng cho các em niềm tin vào chính bản thân mình và nâng dần yêu cầu lên. 
b. Tập trung suy nghĩ tìm hiểu nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm:
Giúp các em hiểu bài đọc diễn cảm phải phù hợp với nội dung, nghệ thuật của bài văn, bài thơ. Muốn đọc diễn cảm tốt, trước hết phải cảm thụ được bài văn, bài thơ đó. Không phải cứ kéo dài giọng là đọc diễn cảm.
c. Tích cực rèn luyện kỹ năng đọc:
Muốn đọc diễn cảm, trước hết các em phải biết đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc, thông thạo lưu loát bài văn, bài thơ.
 Muốn có kỹ năng đọc cần cả quá trình rèn luyện lâu dài từ lớp 1 đến lớp 5. Giáo viên phát hiện những điểm yếu của từng em trong quá trình đọc.Ví dụ: Đọc ngọng, ấp úng, ngắt nghỉ chưa đúng... để có hướng rèn phù hợp. Với từng bài cụ thể, các em cần suy nghĩ theo gợi ý của cô giáo để phát hiện tiếng khó và tích cực luyện đọc cho đúng. Phát hiện những câu khó đọc, câu ngắt nhịp thơ hoặc ngắt câu đặc biệt hơn trong những câu khác để đọc diễn cảm tốt, phù hợp nội dung.
d. Rèn giọng đọc cho linh hoạt:
Có thể đọc vui tươi nhí nhảnh hay trang trọng, trong sáng nhẹ nhàng hay hóm hỉnh gay gắt, châm biếm hay buồn rầu... để có thể đọc phù hợp với nội dung bài văn, bài thơ. Muốn có giọng đọc linh hoạt, các em cần có quá trình rèn luyện lâu dài. Các em học ở cô giáo, ở bạn bè, cũng có thể học ở 
ti vi, đài ...
Các em cần nắm chắc những kiến thức liên quan đến phân môn Tập đọc như: Luyện từ và câu để hiểu nghĩa của từ, hiểu các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài, biết cách đọc các kiểu câu cho phù hợp. Trong giờ Tập đọc, các em cần rèn cho mình có giọng đọc linh hoạt để phù hợp với nội dung của từng đoạn. Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật. 
Ví dụ: Trong bài: “Thái sư Trần Thủ Độ” – Theo Đại Việt sử ký toàn thư (Sách Tiếng Việt 5 - Tập 2 - trang 15). Các em cần đọc giọng kể chuyện rõ ràng, lời của Trần Thủ Độ ở đoạn 1 đọc với giọng nghiêm, lạnh lùng, sang đến đoạn 2, lời Trần Thủ Độ ôn tồn, điềm đạm, còn đoạn 3 lời ông trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ về cách ứng xử của Trần Thủ Độ.
 IV. Kết quả đạt được:
Những biện pháp nêu trên đó được tôi áp dụng vào quá trình giảng dạy từ đầu năm học 2014 - 2015. Tôi đã tiến hành thử nghiệm 2 lần: Giai đoạn giữa học kỳ I và giai đoạn đầu học kỳ II.
a. Lần thứ nhất:
Học sinh đọc bài: “Kỳ diệu rừng xanh” của tác giả Nguyễn Phan Hách (Sách Tiếng Việt 5 - Tập 1 - trang 75).
Tôi đánh giá việc đọc diễn cảm của các em ở 3 mức độ như phần khảo sát điều tra và kết quả đạt được như sau:
Số
Học sinh
Đọc diễn cảm toàn bài
Đọc diễn cảm một số đoạn
Đọc chưa diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
31
10 em
33%
15 em
48%
6 em
19%
b. Lần thứ 2:
Học sinh đọc bài: “Trí dũng song toàn” của các tác giả Đinh Xuân Lâm- Trương Hữu Quýnh và Trung Lưu 
(Sách Tiếng Việt 5 - Tập 2 - trang 25). 
Kết quả:
Số
Học sinh
Đọc diễn cảm toàn bài
Đọc diễn cảm một số đoạn
Đọc chưa diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
31
16 em
52%
13 em
42%
2 em
6%
V. So sánh đối chứng:
Qua áp dụng những biện pháp thực hiện nêu trên, tôi rất phấn khởi vì thấy trong giờ tập đọc, học sinh say mê học tập, lớp học sôi nổi, đặc biệt kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh được nâng lên rõ rệt. Số lượng học sinh đọc diễn cảm được tăng lên. Tuy rằng số học sinh đọc diễn cảm tốt chưa đạt cao như mong muốn nhưng nếu tiếp tục áp dụng kiên trì, tỉ mỉ, cặn kẽ giúp học sinh sửa chữa những sai sót thì tôi tin rằng kết quả sẽ đạt cao hơn.
VI. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình giảng dạy, áp dụng những biện pháp để đạt được kết quả như trên về “Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” tôi tự rút ra một số kinh nghiệm như sau:
1. Đối với giáo viên:
- Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt trước hết việc đọc mẫu của thầy phải chuẩn, bởi vì giáo viên luôn là tấm gương sáng mẫu mực trong cách đọc diễn cảm để học sinh bắt chước. Chính vì vậy mà giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ giáo viên giảng, đọc phải chính xác và chuẩn mực.
- Giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi để nắm chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách bài soạn... Để giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài đọc. Thực tế cho thấy, sách dùng cho học sinh, cho giáo viên có nhiều ưu điểm nổi bật. Đa số giáo viên nắm vững được phương pháp giảng dạy song đưa vào từng bài cụ thể thì vẫn còn lúng túng không ít do vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa đủ, còn đòi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và tài ứng xử linh hoạt đối với từng học sinh (hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành) để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, nâng cao ý thức tự giác để từ đó các em có ý thức học tốt hơn.
- Giáo viên phải có tâm huyết trong nghề nghiệp, nhiệt tình trong phương pháp soạn giảng. Quan tâm nhiều đến tất cả các đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành, đọc sai, ngọng để kịp thời uốn nắn, sửa chữa cách phát âm cho học sinh thật tận tình chu đáo. Bên cạnh đó, giáo viên cũng luôn động viên khích lệ những em có kỹ năng đọc diễn cảm tốt để các em ngày càng đọc tốt hơn. Động viên khuyến khích các em nói, đọc trước đám đông, tổ chức cho các em thi kể chuyện ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp vào những giờ ngoại khoá.
2. Đối với học sinh:
- Các em cần đọc thông thạo thường xuyên có ý thức luyện đọc đúng và đọc diễn cảm. 
- Đối với những học sinh chưa hoàn thành cần luyện đọc nhiều hơn, cần đọc trước bài suy nghĩ kỹ về nội dung bài học một cách chu đáo. 
VII. Pham vi áp dụng:
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về “Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5”. Với phương pháp dạy học này sẽ giúp các em học tốt các môn học khác và nó áp dụng được tất cả ở các khối lớp. Nhưng muốn áp dụng được điều đó, người làm công tác giảng dạy cần nắm chắc yêu cầu đọc của bài từ đó xác định xem rõ hướng dẫn học sinh làm gì là chủ yếu. Ví dụ: Bài có nhiều từ khó cần chú trọng việc hướng dẫn học sinh đọc từ khó, bài có những câu văn dài phải làm thế nào để dẫn dắt hướng dẫn học sinh tìm cách đọc...
Cách làm đã nêu cầ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_giao_duc_o_bac_tie.doc