Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số hoạt động ứng dụng môn Toán cho học sinh Lớp 3

Hoạt động ứng dụng 14: (Áp dụng cho bài 46: Luyện tập chung - TL HDHT3

tập 1, trang 102)

Một hộp kem đặc có khối lượng tịnh (cân nặng của lượng sữa chứa bên

trong hộp) được in trên nhãn hiệu trong hình bên.

a.Nếu vỏ hộp sữa cân nặng 62g thì cả hộp sữa ấy

cân nặng bao nhiêu gam?

b. Hỏi 9 hộp sữa như thế cân nặng bao nhiêu

gam?

Hoạt động ứng dụng 15: (Áp dụng cho bài 48: Chu vi hình chữ nhật. Chu vi

hình vuông - TL HDHT3 tập 1, trang 107)

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu

đường bộ, biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông và hình chữ nhật nền xanh, phần

chỉ dẫn màu trắng với kích thước được quy định.2

pdf50 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số hoạt động ứng dụng môn Toán cho học sinh Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
từ nhà em đến Ủy ban xã dài khoảng 4200m. 
 Một xe ô tô tải chở 5500kg hàng. 
+ Đọc một số tình huống/ thông tin và trả lời câu hỏi/ thực hiện hoạt động 
sau 
+ Hãy quan sát và ghi chép lại. 
VD : Trong bài 71: Làm quen với thống kê số liệu (TL HDHT3 - trang 
51, Tập 2) yêu cầu : 
Đọc bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi : 
Bảng thống kê số dân của ba dân tộc ở xã Tả Phìn : 
Dân tộc Tày Thái Hmông 
Số người 356 247 852 
Nhìn vào bảng thống kê trên, hãy trả lời các câu hỏi sau : 
a) Ở xã Tả Phìn, mỗi dân tộc có bao nhiêu người ? 
b) Dân tộc nào có số dân ít nhất ? Dân tộc nào có số dân nhiều nhất ? 
+ Giải bài toán 
VD: Trong bài 12: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không 
nhớ) (TL HDHT3 - trang 25, Tập 1) yêu cầu : 
Giải bài toán : 
Một ô tô chở được 32 người. Hỏi 3 ô tô như thế chở được tất cả bao nhiêu 
13 
người ? 
 Phần nội dung và chỉ dẫn: Nêu những gợi ý để HS thực hiện hoạt động 
một cách dễ dàng và có hiệu quả hơn. 
VD : Trong bài 89: Luyện tập chung (TL HDHT3 - trang 94, Tập 2) chỉ dẫn 
như sau : 
a) Em hỏi người lớn trong nhà : 
- Giá một ki-lô-gam gạo là bao nhiêu tiền ạ ? 
- Mỗi tuần nhà mình ăn hết bao nhiêu ki-lô-gam gạo ạ ? 
b) Em hãy tính xem để mua gạo đủ ăn trong một tuần cần bao nhiêu tiền ? 
 Quan phần chỉ dẫn này HS sẽ định hướng được cách làm nội dung nêu trên. 
c) Ưu điểm và hạn chế của hoạt động ứng dụng trong tài liệu Hướng dẫn học 
Toán 3 
 Ưu điểm của tài liệu 
- Các hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 3 được thiết kế bám sát theo 
mục tiêu và chuẩn kiến thức – kĩ năng của chương trình toán 3, tạo cơ sở vững 
chắc để HS củng cố kiến thức toán mình đã được học ( ngay sau khi học xong 
nội dung bài học ). Đồng thời, là những hoạt động gắn với thực tiễn có sự lôi 
cuốn bởi hình thức thể hiện ( đố vui, thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các tình 
huống.), các tình huống xây dựng phong phú, đa dạng và khá phù hợp với lứa 
tuổi HS lớp 3.Từ đó, đã kích thích được tinh thần tự học, khả năng tìm hiểu và 
khám phá những phương diện ứng dụng của kiến thức toán học trong đời sống 
hàng ngày. 
- Hầu hết các hoạt động ứng dụng được thiết kế trong tài liệu HDH Toán 3 đều 
có tính khả thi trong dạy – học HS. Các hoạt động đó phù hợp với số đông các 
HS ở nhiều vùng miền trong cả nước và là các tình huống thường xuyên gặp 
phải trong cuộc sống của HS. 
 Hạn chế của tài liệu 
- Hoạt động ứng dụng trong tài liệu HDH Toán 3 còn mang tính dập khuôn về 
hình thức (có thể khác nhau về thời gian và hình thức tương tác). Ở một số hoạt 
động ứng dụng còn mang tính thực hành thuần túy vì vậy gần như trùng lặp với 
14 
hoạt động thực hành tại lớp; về nhà, HS chỉ cần “làm lại” hoạt động ứng dụng 
tương tự như làm hoạt động thực hành ở trên lớp mà không hiểu ý nghĩa thực 
tiễn mà hoạt động đề ra. 
VD : Trong bài 22: Tìm số chia (TL HDHT3 - trang 47, Tập 1): 
Trả lời các câu hỏi sau: 
1. Có 24 quả táo, em giúp bố mẹ chia đều cho bố mẹ, em gái và em. Hỏi 
mỗi người được mấy quả táo? 
2. Bà có 18 cái kẹo, bà chia đều cho các cháu, mỗi cháu được 6 cái kẹo. 
Hỏi bà chia được cho mấy cháu? 
Phân tích: Ở hoạt động ứng dụng này, các câu hỏi đưa ra dưới dạng các 
dạng bài giải toán có lời văn chỉ là tính thuần túy, chưa rõ ý nghĩa thực tiễn và 
giá trị ứng dụng. Mỗi câu hỏi này học sinh có thể dễ dàng áp dụng các bảng 
chia để trả lời, không gây hứng thú khi các em thực hiện hoạt động. 
- Nhiều hoạt động ứng dụng mang tính chất giả định ( rất khó để HS có thể hình 
dung được). Trong tài liệu HDH có nhiều hoạt động yêu cầu HS nghĩ tình huống 
và giải toán. Đối với yêu cầu của những hoạt động này, HS rất khó để hoàn 
thành vì bản thân các em chưa trải nghiệm nhiều, chưa hiểu được tri thức đó ứng 
dụng gì trong cuộc sống thì sao có thể đặt được đề toán. 
VD : Trong bài 63 : Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (TL 
HDHT3 - trang 42, Tập 2): 
Các em hãy tự nghĩ ra một tình huống trong cuộc sống hàng ngày có sử 
dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số rồi viết vào vở. 
VD : Trong bài 84 : Tiền Việt Nam (TL HDHT3 - trang 84, Tập 2): 
Nói với người lớn, nếu em được người lớn cho 100 000 đồng thì em sẽ 
mua gì cho mình hoặc cho người thân để vừa đủ số tiền. 
- Ở một số hoạt động đưa ra yêu cầu “dập khuôn”, không gây hứng thú hay cần 
có sự tìm hiểu của HS trong thực tế. 
VD : Trong bài 91 : Em ôn tập các số trong phạm vi 100 000 (TL 
HDHT3 - trang 97, Tập 2): 
Em trả lời câu hỏi: 
15 
Tháng 1 nhà em dùng hết 95 000 đồng tiền điện, tháng 2 dùng hết 78 000 
đồng, tháng 3 nhà em dùng hết 87 000 đồng. 
Trong ba tháng 1, 2, 3, tháng nào nhà em sử dụng ít điện nhất? Tháng nào 
nhà em sử dụng nhiều điện nhất? 
2.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
2.2.1 Mục tiêu, nội dung dạy học môn Toán lớp 3 
a. Số học 
* Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 (tiếp): 
- Củng cố các bảng nhân với 2, 3, 4, 5 (tích không quá 50) và các bảng chia cho 
2, 3, 4, 5 (số bị chia không quá 50). Bổ sung cộng, trừ các số có 3 chữ số (có 
nhớ không quá 1 lần). 
- Lập các bảng nhân với 6, 7, 8, 9, 10 (tích không quá 100) và các bảng chia với 
6, 7, 8, 9, 10 (số bị chia không quá 100). 
- Hoàn thiện các bảng nhân và bảng chia. 
- Nhân, chia ngoài bảng trong phạm vi 1000: nhân số có 2, 3 chữ sốvới số có 1 
chữ số có nhớ không quá 1 lần, chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Chia 
hết và chia có dư. 
- Thực hành tính: tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính; nhân nhẩm số có 2 
chữ số với số có 1 chữ số không nhớ; chia nhẩm số có 2 chữ số với số có 1 chữ 
số không có số dư ở từng bước chia. Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia trong 
phạm vi 1000 theo các mức độ đã xác định. 
- Làm quen với biểu thức số và giá trị biểu thức. 
- Giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép 
tính, có hoặc không có dấu ngoặc. 
- Giải các bài tập dạng: “Tìm x biết: a : x = b (với a, b là số trong phạm vi đã 
học)”. 
* Giới thiệu các số trong phạm vi 100 000. Giới thiệu hàng nghìn, hàng vạn, 
hàng chục vạn. 
16 
- Phép cộng và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá 2 lần, trong phạm 
vi 100 000. Phép chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có 
dư). 
- Tính giá trị các biểu thức số có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu 
ngoặc. 
- Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/n, với n là số tự nhiên từ 2 
đến 10 và n = 100, n = 1000). Thực hành so sánh các phần bằng nhau của đơn vị 
trên hình vẽ và trong trường hợp đơn giản. 
- Giới thiệu bước đầu về chữ số La Mã. 
b. Đại lượng và đo đại lượng 
- Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài từ milimet đến kilomet. Nêu mối 
quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền nhau, giữa met và kilomet, giữa met và 
xangtimet, milimet. Thực hành đo và ước lượng độ dài. 
- Giới thiệu đơn vị đo diện tích: xăngtimet vuông. 
- Giới thiệu gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam. Giới thiệu 
1kg = 1000g. 
- Ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch. 
- Phút, giờ. Thực hành xem đồng hồ, chính xác đến phút. Tập ước lượng khoảng 
thời gian trong phạm vi một phút. 
- Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam. Tập đổi tiền với các trường hợp đơn giản. 
c. Yếu tố hình học 
- Giới thiệu góc vuông và góc không vuông. Giới thiệu êke. Vẽ góc bằng thước 
thẳng và êke. 
- Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của các hình đã học. 
- Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. 
- Giới thiệu compa. Giới thiệu tâm và bán kínđường kính vủa hình tròn. Vẽ 
đường tròn bằng compa. 
- Thực hành vẽ trang trí hình tròn. 
- Giới thiệu diện tích của một hình. Tính diện tích hình chữ nhật và diện tích 
hình vuông. 
17 
d. Yếu tố thống kê 
- Giới thiệu bảng số liệu đơn giản. 
- Tập sắp xếp lại các số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước. 
e. Giải bài toán 
- Giải các bài toán có đến 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. 
- Giải bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học. 
2.2.2 Các yêu cầu khi thiết kế hoạt động ứng dụng toán học 
 Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế hoạt động ứng dụng toán học 
- Các hoạt động ứng dụng được thiết kế phải đảm bảo đúng nội dung chương 
trình Toán học ở mỗi lớp, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD & ĐT 
đã ban hành. 
- Hoạt động ứng dụng được thiết kế phải đảm bảo tính chính xác ở nhiều 
phương diện: 
+ Chính xác về mục tiêu bài học. 
+ Chính xác về ngôn ngữ, thuật ngữ, kí hiệu diễn đạt (phù hợp với ngôn ngữ, 
thuật ngữ của HS đã có). Câu lệnh phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. 
+ Nội dung thực tiễn nêu trong bài học phải phù hợp với thực tế địa phương 
 ( hoặc gần gũi với đòi sống hàng ngày của HS), có tính liên hệ và ứng dụng 
cao. 
+ Tranh ảnh phải rõ nét, trong sáng. Đó phải là những hình ảnh gần gũi với 
HS tiểu học (như bạn nhỏ, cây cối, con vật, ). 
 Định hướng thiết kế hoạt động ứng dụng toán học 
Các hoạt động ứng dụng được thiết kế theo các định hướng sau: 
- Định hướng 1: Các hoạt động ứng dụng cần xây dựng đảm bảo tính vừa sức 
và kiểm tra, bồi dưỡng, phát triển được các kiến thức, kĩ năng cơ bản của học 
sinh 
 Định hướng này nhằm xác định rõ tính mục tiêu của việc xây dựng hoạt 
động ứng dụng là nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản cho HS, 
18 
đồng thời phải đạt được mục đích phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực 
tế trong cuộc sống. 
- Định hướng 2: Các hoạt động ứng dụng phải đảm bảo tính hệ thống, kế thừa. 
- Định hướng 3: Các hoạt động ứng dụng cần được xây dựng sao cho phù hợp 
với nhiều đối tượng học sinh, nội dung thực tiễn gắn liền với cuộc sống xung 
quanh của các em. 
 Từ những định hướng trên, khi thiết kế các hoạt động ứng dụng Toán học 
vào cuộc sống, tôi đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau: 
- Hoạt động ứng dụng phải giúp học sinh đạt được mục tiêu của bài học. 
- Hoạt động ứng dụng cần phải gây được hứng thú và nhu cầu học tập của học 
sinh. 
- Hoạt động ứng dụng phải đảm bảo tính chính xác. 
- Hoạt động ứng dụng phải đảm bảo tính vừa sức. 
- Hoạt động ứng dụng phải đảm bảo tính thực tiễn. 
- Hoạt động ứng dụng đảm bảo thực hiện trong khoảng thời gian tối đa là 30 
phút. 
2.2.3. Quy trình thiết kế các hoạt động ứng dụng toán học 
Để có thể ứng dụng Toán học vào cuộc sống, tôi tuân thủ theo quy trình sau: 
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học 
GV phải xác định mục tiêu bài học rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và chính xác từ 
đó giúp GV lựa chọn và sắp xếp nội dung bài giảng, hệ thống bài tập, hoạt động 
sao cho phù hợp nhất với đặc điểm HS của mình. 
Bước 2: Lựa chọn nội dung ứng dụng của tri thức toán học có trong bài 
học đó vào cuộc sống 
Trong một bài học có thể có nhiều ứng dụng của tri thức toán học vào 
cuộc sống, GV cần phải tìm hiểu và lựa chọn nội dung nào phù hợp nhất với khả 
năng nhận thức, kĩ năng thực hành của HS. 
Bước 3: Lựa chọn hình thức thể hiện của hoạt động ứng dụng đó 
Bước 4: Lựa chọn hình thức tương tác của học sinh 
19 
Bước 5: Căn chỉnh thời gian để học sinh làm hoạt động ứng dụng không 
quá 30 phút. 
Bước 6: Tiến hành sáng tác đề toán 
Bước 7: Kiểm tra, đánh giá 
2.3. Minh họa một số hoạt động ứng dụng toán học cho học sinh lớp 3 
Hoạt động ứng dụng 1: (Áp dụng cho bài 1: Ôn tập về đọc, viết, so sánh các số 
có năm chữ số - TL HDHT3 tập 1, trang 3) 
Muỗi đực thường hút mật, nhựa cây, dịch hoa quả, còn muỗi cái phải hút 
thêm máu người và động vật để có nguồn pro-tê-in sản sinh ra trứng. Mỗi con 
muỗi cái có thể đẻ khoảng 900 trứng trong đời. Khác với muỗi, ruồi ăn tất cả các 
loại thực phẩm và chất thải của người và động vật. Mỗi con ruồi cái có thể đẻ 
khoảng 500 trứng trong cả cuộc đời của chúng. Vậy trong cả cuộc đời của mình, 
loài nào đẻ nhiều trứng hơn và nhiều hơn bao nhiêu trứng? 
Hoạt động ứng dụng 2: (Áp dụng cho bài 7: Ôn tập về hình học và giải toán - 
TL HDHT3 tập 1, trang 13) 
 Mèo đang rượt bắt chuột. Chuột chỉ có 
thể di chuyển đi lên trên hoặc rẽ sang phải 
theo bản đồ trong hình bên để chạy thật 
nhanh về nhà. Biết rằng, mỗi đoạn đường 
đi trong bản đồ có độ dài 5m. 
a.Vẽ vào bản đồ đường đi giúp chuột chạy 
về nhà? 
20 
b. Độ dài quãng đường chuột chạy về nhà (được vẽ ở câu a) là  mét. 
Ghi ngắn gọn phép tính đã thực hiện:  
Hoạt động ứng dụng 3: (Áp dụng cho bài 19: Gấp một số lên nhiều lần - TL 
HDHT3 tập 1, trang 40) 
Thế giới động vật thật kì diệu. Có loài không biết ngủ như các heo Dall 
nhưng cũng có loài ngủ gần hết cả thời gian sinh sống. Hoẵng ngủ khoảng 4 
tiếng trong ngày, nếu lấy thời gian ngủ của hoẵng gấp lên 4 lần rồi cộng them 2 
giờ nữa thì sẽ ra số giờ ngủ của mèo trong một ngày. Nhưng con lười thì còn 
ngủ nhiều hơn cả mèo, thời gian ngủ trong một ngày của nó nhiều hơn 4 lần thời 
gian ngủ một ngày của hoẵng cộng thêm 3 giờ đồng hồ. Em hãy tính số giờ ngủ 
của mèo, số giờ ngủ của lười trong một ngày nhé. 
Em hãy chăm chỉ học tập, đọc sách, tìm hiểu thế giới kì diệu xung quanh mình 
nhé! 
Hoạt động ứng dụng 4: (Áp dụng cho bài 19: Gấp một số lên nhiều lần - TL 
HDHT3 tập 1, trang 40) 
Đối với một số loài động vật như rắn, ve sầu, cua,.. thì việc lột da (hay lột 
xác) là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là loài rắn, trung 
21 
bình một con rắn sẽ lột da nhiều lần mỗi năm, số lần lột da nhiều hay ít tùy 
thuộc vào độ tuổi cũng như loài: Rắn trưởng thành chỉ lột da khoảng 2 lần trong 
năm; Rắn con do cơ thể đang phát triển nên số lần lột da của chúng gấp khoảng 
12 lần rắn trưởng thành. Hỏi rắn con lột da khoảng bao nhiêu lần mỗi năm? 
Hoạt động ứng dụng 5: (Áp dụng cho bài 21: Giảm đi một số lần - TL HDHT3 
tập 1, trang 45) 
Các em thường nghĩ rằng hươu cao cổ là động vật có chiều dài thân kỉ lục 
nhưng thế giới động vật lại chứng tỏ điều phong phú hơn như thế. Một con hươu 
cao cổ cao 5m nhưng chỉ có thể bằng chiều dài của một con cá voi xanh khi 
giảm đi 6 lần. Em hãy tính xem con cá voi xanh đó dài bao nhiêu mét? 
Hoạt động ứng dụng 6: (Áp dụng cho bài 21: Giảm đi một số lần - TL HDHT3 
tập 1, trang 45) 
Nhịp thở của con người thay đổi theo độ tuổi, giới tính và mức độ của quá 
trình chuyển hóa trong cơ thể. Xét về độ tuổi, nhịp thở của trẻ sơ sinh tối đa là 
60 lần trong một phút. Càng lớn, nhịp thở có xu hướng giảm dần đi. Đến tuổi 
thiếu niên rồi trưởng thành thì nhịp thở bắt đầu cố định lại. Nhịp thở lúc này 
giảm đi 3 lần. Hỏi trong mỗi phút, người trưởng thành thở tối đa bao nhiêu lần? 
22 
Hoạt động ứng dụng 7: (Áp dụng cho bài 27: Bài toán giải bằng hai phép tính - 
TL HDHT3 tập 1, trang 58) 
Trứng gà là loại thực phẩm giàu pro-tê-in, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể 
dẫn đến sự gia tăng gánh nặng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhóm 
người cao tuổi và trẻ em trên 2 tuổi chỉ nên ăn mỗi ngày 1 quả. Còn thanh thiếu 
niên hoặc người lớn thì có thể ăn tối đa 2 quả mỗi ngày. Bạn Trang năm nay 3 
tuổi. Bạn đang sống cùng bố mẹ và bà nội. Tính số trứng: 
a.Cả nhà Trang có thể ăn tối đa mỗi ngày? 
b. Cả nhà Trang có thể ăn tối đa trong hai 
tuần? 
Hoạt động ứng dụng 8: (Áp dụng cho bài 28: Em đã học được những gì? - TL 
HDHT3 tập 1, trang 61) 
Ong thường sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong đực. 
Chúng có sự phân công công việc rõ ràng và có tuổi thọ hoàn toàn khác nhau: 
ong đực sống tối thiểu khoảng 3 tháng, còn ong thợ sống chỉ bằng 1/3 thời gian 
sống của ong đực, riêng ong chúa có thời gian sống tối thiểu bằng thời gian sống 
của 20 con ong đực. Hỏi: 
a.Ong thợ sống tối thiểu được bao nhiêu tháng? 
b. Thời gian sống tối thiểu của ong chúa là bao nhiêu tháng? 
c. Tuổi thọ của 3 loài ong theo thứ tự tăng dần là? 
Hoạt động ứng dụng 9: (Áp dụng cho bài 29: Bài toán giải bằng hai phép tính 
(tiếp theo) - TL HDHT3 tập 1, trang 62) 
Bác Sáu nuôi cá trong một hồ kính chứa 400 lít nước. Cứ mỗi tuần một 
lần khi vệ sinh hồ và thay nước mới, bác Sáu phải xả bỏ bớt nước cũ. Sau khi xả 
bỏ, lượng nước cũ giảm đi 4 lần. 
23 
a.Hỏi trong hồ còn lại bao nhiêu 
nước? 
b. Hỏi bác Sáu đã xả bao nhiêu lít 
nước? 
Hoạt động ứng dụng 10: (Áp dụng cho bài 24: Đề-ca-mét. Héc-tô-mét - TL 
HDHT3 tập 1, trang 52) 
Cá heo được mệnh danh là một tay bơi lặn cừ khôi. Trong 1 phút, chúng 
có thể bơi được 120dam. Để đến cứu hộ người bị nạn trên một chiếc tàu đang 
đắm ở xa, cả đàn cá heo phải bơi liên tục trong 2 phút. Hỏi lúc phát hiện chiếc 
tàu đang đắm và bắt đầu bơi đến, đàn cá heo cách chiếc tàu ấy bao nhiêu héc-tô-
mét? 
A.240 
B. 24 
C. 60 
Hoạt động ứng dụng 11: (Áp dụng cho bài 35: Bảng nhân 9 - TL HDHT3 tập 
1, trang 79) 
Với mỗi kết quả tìm được trong bảng, sử dụng màu tương ứng để hoàn 
thành bức tranh: 
24 
Hoạt động ứng dụng 12: (Áp dụng cho bài 41: Luyện tập - TL HDHT3 tập 1, 
trang 93) 
Kiến đang trên đường tha thức ăn về tổ. Nó bò từ điểm A xuống từng nấc 
cầu thang để về tổ dưới mặt đất tại điểm B. Hỏi đường đi của chú Kiến dài bao 
nhiêu mét? 
A.6m 
B. 36m 
C. 18m 
Hoạt động ứng dụng 13: (Áp dụng cho bài 42: Luyện tập chung - TL HDHT3 
tập 1, trang 94) 
25 
Nếu xét theo tỉ lệ cơ thể thì danh hiệu “loài vật khỏe nhất hành tinh” 
không thuộc về các loài động vật to lớn mà thuộc những loài có kích thước rất 
nhỏ bé. Một trong số đó là kiến. 
Kiến có thể vác những mảnh lá cây nặng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể 
của chúng. Nếu 100 con kiến nặng tổng cộng 2g thì chúng có thể hợp sức cùng 
vác một mẫu thức ăn nặng nhất bao nhiêu gam? 
Hoạt động ứng dụng 14: (Áp dụng cho bài 46: Luyện tập chung - TL HDHT3 
tập 1, trang 102) 
Một hộp kem đặc có khối lượng tịnh (cân nặng của lượng sữa chứa bên 
trong hộp) được in trên nhãn hiệu trong hình bên. 
a.Nếu vỏ hộp sữa cân nặng 62g thì cả hộp sữa ấy 
cân nặng bao nhiêu gam? 
b. Hỏi 9 hộp sữa như thế cân nặng bao nhiêu 
gam? 
Hoạt động ứng dụng 15: (Áp dụng cho bài 48: Chu vi hình chữ nhật. Chu vi 
hình vuông - TL HDHT3 tập 1, trang 107) 
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu 
đường bộ, biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông và hình chữ nhật nền xanh, phần 
chỉ dẫn màu trắng với kích thước được quy định. 
26 
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều biển báo giao 
thông. Ở nông thôn, theo quy định biển báo chỉ dẫn hình vuông có độ dài cạnh 
là 70cm, biển báo hình chữ nhật có chiều dài 1m và chiều rộng 75cm. 
Em hãy tính chu vi của biển báo chỉ dẫn hình vuông và hình chữ nhật. 
Hoạt động ứng dụng 16: Học và hành – Giờ nào việc ấy (Áp dụng cho các 
bài dạy về thời gian – Bài 8 và bài 66, TL HDHT3) 
Em hãy đọc bài thơ sau cho người thân nghe: 
Tích ta tích tắc. 
Là chiếc đồng hồ. 
Dù có đi mô. 
Ba anh cùng chạy 
Học chơi, ăn ngủ 
Giờ nào việc ấy 
Bạn nhớ đúng giờ 
Ai ai cũng mến. 
a) Em hãy vẽ kim giờ và kim phút vào mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ 
đã ghi bên dưới. 
27 
b) Ghi các việc em thích làm vào các thời điểm nói trên trong ngày cuối 
tuần. 
.. 
 . 
. 
 . 
Hoạt động ứng dụng 17: (Áp dụng cho bài 49: Em ôn lại những gì đã học? - 
TL HDHT3 tập 1, trang 111) 
Ở phần cuối câu chuyện ngụ ngôn “Thỏ và Rùa”, Thỏ bắt đầu tỉnh giấc và 
cố đuổi theo Rùa nhưng vẫn không đuổi kịp. Nếu lúc đó, Rùa cách đích 112m và 
mỗi phút Rùa chạy được 8m thì sau bao nhiêu phút Rùa sẽ về đến đích? 
Hoạt động ứng dụng 18: (Áp dụng cho bài 51: Các số có bốn chữ số - TL 
HDHT3 tập 2, trang 3) 
28 
Đất nước Việt Nam ta có dạng hình chữ 
S với đường bờ biển dài km 
chạy suốt từ Bắc vào Nam đi quan 28 
tỉnh, thành giáp biển, bắt đầu từ Móng 
Cái (tỉnh Quảng Ninh) và kết thúc ở Hà 
Tiên ( tỉnh Kiên Giang). 
Tìm các số thích hợp điền vào ô trống 
để khám phá số có bốn chữ số kể trên, 
biết rằng: 
- Chữ số hàng đơn vị là chữ số bé nhất 
có một chữ số và chữ số hàng đơn vị ít 
hơn chữ số hàng nghìn 3 đơn vị. 
- Chữ số hàng chục gấp 2 lần chữ số 
hàng nghìn. 
- Chữ số hàng trăm chỉ bằng chữ số 
hàng chục. 
 Hoạt động ứng dụng 19: (Áp dụng cho bài 52: Các số có bốn chữ số (tiếp 
theo) - TL HDHT3 tập 2, trang 6) 
A-lếch-xan-đơ Gra-ham Beo (03/03/1847 – 02/08/1922) là nhà phát minh, 
nhà khoa học, nhà cải cách người Xcốt-len nổi tiếng trên thế giới. 
Ông đã n

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_mot_so_hoat_dong_ung_dung_mon.pdf