Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục kỹ năng sống nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ văn THCS

 

- Tác phẩm là một loạt các ngộ nhận rồi vỡ lẽ của ông giáo với lão Hạc

+ Ngộ nhận : Lão Hạc chỉ nói chứ không bao giờ bán con chó thì nhận ra : vì hoàn cảnh lão phải làm điều đó.

+ Ngộ nhận : Con chó chỉ là vật nuôi rồi nhận ra : với lão Hạc, con chó còn mang nhiều vai trò khác ( vật nuôi, tài sản, kỷ vật, ng¬ời bạn .)

+ Ngộ nhận : Lão Hạc già cả lẩm cẩm nh¬ng rồi ông giáo nhận ra lão rất thông tuệ với triết lý nhân sinh đầy chua chát “ kiếp ng¬ười như¬ kiếp tôi chẳng hạn”

+ Ngộ nhận lớn nhất là nghi ngờ về nhân cách của lão Hạc : Ông cho rằng lão cũng theo gót Binh Tư¬ để kiếm ăn và khi hiểu ra thì tất cả đã quá muộn

“ Chao ôi! Đối với những ngư¬ời quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ.” cả tác phẩm là quá trình “ cố tìm mà hiểu” con ngư¬ời của nhân vật ông giáo. Từ chỗ dửng d¬ng đến chỗ ông “ không còn xót xa mấy quyển sách. như¬ tr¬ước nữa. Tôi chỉ th¬ương cho lão Hạc” là cả quá trình lắng nghe, thông cảm với ngư¬ời khác.

 

doc27 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 12065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục kỹ năng sống nếp sống văn minh thanh lịch trong giờ Ngữ văn THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
hi nét đẹp đội viên, thi viết văn theo chủ đề, thi các trò chơi dân gian, hội thao trong và ngoài nhà trường.
 + Phối hợp với bộ phận Đoàn - Đội tổ chức tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử (vào đợt 26/3 ) 	Từ đó đã tạo một sân chơi lành mạnh giúp các em có điều kiện bộc lộ năng lực, kỹ năng sống, sự hiểu biết, khả năng ứng xử tình huống, kỹ năng nhận xét đánh giá, nhận thức đúng sai, kỹ năng tự bảo vệ rèn luyện bản thân, kỹ năng làm việc hợp tác, ứng xử nhanh nhẹn linh hoạt văn minh lịch sự, rèn luyện nhân cách, giáo dục đạo đức lối sống, hòa nhập tập thể… Tăng cường sự gắn bó đoàn kết trong lớp, trong trường. 
4. Một số Kỹ năng sống  cơ bản, cần thiết :
 1. Kỹ năng tự nhận thức :
Là khả năng hiểu về chính bản thân mình: khả năng, sở thích, sở trường, điểm yếu.. ý thức được mình đang làm gì.
Tác dụng : Giao tiếp, ứng xử phù hợp, hiệu quả với người khác, cảm thông với mọi người, có quyết định đúng đắn  phù hợp với bản thân.
VD : Hiểu bản thân mình học tập ở trình độ nào để có thể chọn trường thi cho phù hợp.
- Hiểu bản thân hạn chế về khả năng nói trước đám động nên có thể thông cảm với người phát biểu trước hội nghị cũng có những lúng túng, hồi hộp...
2. Kỹ năng xác định giá trị bản thân
Giá trị là những gì con người cho là quan trọng ( Về vật chất, tinh thần) KN xác định giá trị là khả năng con người  hiểu rõ những giá trị của bản thân mình
Tác dụng : Tôn trọng  giá trị của mọi người; có quyết định đúng đắn  phù hợp với bản thân.
VD : Xác định rõ giá trị của bản thân mình nói riêng và nhà giáo nói chung là danh dự, đạo đức nên có quyết định đúng đắn không làm những việc có thể mang lại giá trị vật chất nhưng ảnh hởng đến nhân cách người thầy.
3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc:
Trong một tình huống cụ thể, con người hiểu được cảm xúc của mình, ảnh hưởng ( tốt hoặc xấu) với bản thân và người khác, biết điều chỉnh và thể hiện một cách phù hợp
Tác dụng : Giảm căng thẳng; nâng cao hiệu quả giao tiếp, tránh hình thành mâu thuẫn; ra quyết định sáng suốt
VD : Cha ông ta thường dạy
“ Đừng ăn thoả đói, đứng nói hả giận”
“ Cả giận mất khôn”
4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng:
Là khả năng con ngời bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là sự  tất yếu của cuộc sống, hiểu nguyên nhân và ứng phó tích cực khi bị căng thẳng.
Tác dụng : - Biết suy nghĩ và ứng phó tích cực khi căng thẳng
                   	   - Duy trì cân bằng, không làm tổn hại sức khoẻ và tinh thần.
                      - Xây dựng mói quan hệ tốt đẹp với ngời xung quanh. 
5. Kỹ năng  giải quyết mâu thuẫn:
- Là khả năng nhận thức đợc nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết với thái độ tích cực không dúng bạo lực, thảo mãn nhu cầu và quyền lợi các bên một cách hoà bình.
6. Kỹ năng thể hiện sự tự tin:
Là có niềm tin vào bản thân, cảm thấy mình là người có ích, có đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ...
Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu  quả, mạnh mẽ, quyết đoán trong giải quyết vấn đề, lạc quan trong cuộc sống.
 7. Kỹ năng  giao tiếp:
- Bày tỏ ý kiến bản thân
- Biết lắng nghe ý kiến người khác cả khi bất đồng quan điểm.
Tác dụng : Đánh giá tình huống giao tiếp, điều chỉnh cách giao tiếp cho  phù hợp, hiệu quả...giúp chúng ta có mói quan hệ tích cực với ngời khác ( kể cả khi cần kết thúc mối quan hệ)
8. Kỹ năng lắng nghe tích cực:
Thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến của ngời khác, có đối đáp hợp lý trong giao tiếp.
Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu  quả, giải quyết mâu thuẫn hài hoà. 
9. Kỹ năng  thể hiện sự cảm thông:
- Là khả năng hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh người khác, hiểu và chấp nhận, cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ
Tác dụng : Tăng hiệu quả giao tiếp, cải thiện quan hệ, khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện gần gũi giữa những người cần sự giúp đỡ.
VD : GV hiểu và thông cảm với những khuyết điểm của lứa tuổi học trò. 
10. Kỹ năng thương lượng:
Là khả năng trình bày trình bày suy nghĩ, thảo luận để thống nhất về một vấn đề nào đó.
Tác dụng : Giúp cá nhân giao tiếp hiệu  quả, giải quyết mâu thuẫn hài hoà. 
11. Kỹ năng  hợp tác:
- Là khả năng biết chia sẻ trách nhiệm, cam kết và cúng làm việc có hiệu quả với các thành viên trong nhóm.
Tác dụng : Giúp cá nhân sống hài hoà, tránh xung đột với ngời khác.
- Bổ sung, tạo nên sức mạnh đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
 	12. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
13. Kỹ năng  tư duy phê phán:
- Là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện vấn đề... giúp con
người đưa ra những quyết định và hành động phù hợp.
14. Kỹ năng  tư duy sáng tạo:
- Là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một ý tưởng mới...giúp con người tư duy năng động hơn, ứng phó linh hoạt với các tình huống bất ngờ xảy ra.
15. Kỹ năng  ra quyết định:
- Là khả năng biết quyết định lựa chọn phơng án tối u để giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.
Tác dụng : Giúp con người có lựa chọn phù hợp và kịp thời , mang lại thành công trong cuộc sống. 
16. Kỹ năng  giải quyết vấn đề:
- Là khả năng con ngời biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống 
17. Kỹ năng  kiên định
18. Kỹ năng  đảm nhận trách nhiệm
19. Kỹ năng  đặt mục tiêu
20. Kỹ năng  quản lý thời gian
21. Kỹ năng  tìm kiếm và xử lý thông tin
Các KNS song hành với kỹ năng học tập như : viết, đọc, tính toán...
Các KNS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời
VD : Để giải quyết vấn đề cần phải có kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ...  
 MÔN NGỮ VĂN VỚI  VIỆC  GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
I/ MÔN NGỮ VĂN CÓ KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT TRONG  GD KNS :
Thể hiện qua mục tiêu giáo dục : 
Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn đã chứa đựng  những yếu tố của giáo dục kỹ năng sống:
 - Trang bị kiến thức phổ thông
- Hình thành năng lực ngữ văn
- Bồi dưỡng tình cảm thái độ
Với đặc trưng của một môn KHXH và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt , năng lực tiếp nhận văn bản văn học và các loại văn bản khác, môn Ngữ văn còn giúp HS có những hiểu biết về xã hội , văn hóa, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người. Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp HS có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp và nhận thức về xã hội và con người. Với tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ...
2. Thể hiện qua nội dung môn học :
Là một môn học công cụ nên môn Ngữ văn có thể kết hợp nhiều nội dung giáo dục trong quá trình dạy học. Ngoài  các nội dung giáo dục mang tính chất ổn định của môn học là các nội dung giáo dục mang tính thời sự - xã hội: Giáo dục tình cảm nhân văn, trách nhiệm của thanh niên, HS trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, giáo dục về truyền thống dân tộc về tình bạn, tình yêu và gia đình; về vấn đề lập nghiệp; về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục sức khoẻ, giáo dục giới tính...nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành ở HS quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống đất nước, thời đại; giúp HS có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá.
3. Việc giáo dục KNS trong môn ngữ văn đợc tiếp cận qua hai phương diện
a. Nội dung các bài học: Nhiều bài học giúp HS nhận thức được giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cách ứng xử có VH trong các tình huống giao tiếp.
b. Phương pháp triển khai các ND bài học: 6 phương pháp dạy học tích cực và 19 kỹ thuật dạy kỹ năng sống (tr 27 – 35 tài liệu “Giáo dục KNS trong môn Ngữ văn)
II/  MỘT SỐ  KỸ NĂNG SỐNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MÔN NGỮ VĂN:
1.  VD: Qua  Đọc – Hiểu tác phẩm“ Lão Hạc”  (Nam Cao) có thể giao dục cho HS các KNS sau:
Nhân vật ông giáo
- Trong khi lão Hạc băn khoăn về việc bán con chó Vàng thì ông giáo dửng dưng vì với ông “ làm quái gì một con chó mà lão băn khoăn mãi thế”. Với ông cái đáng quý, đáng xót xa là những quyển sách mà vì hoàn cảnh, ông phải bán đi . Rõ ráng hệ thống giá trị của hai nhân vật khác nhau. Từ đó GV có thể tích hợp giáo dục học sinh về kỹ năng xác định giá trị : không chỉ  tôn trọng giá trị của bản thân mà còn phải chấp nhận rằng ngời khác có những giá trị riêng, đáng trân trọng.
- Tác phẩm là một loạt các ngộ nhận rồi vỡ lẽ của ông giáo với lão Hạc
+ Ngộ nhận : Lão Hạc chỉ nói chứ không bao giờ bán con chó thì nhận ra : vì hoàn cảnh lão phải làm điều đó.
+ Ngộ nhận : Con chó chỉ là vật nuôi rồi nhận ra : với lão Hạc, con chó còn mang nhiều vai trò khác ( vật nuôi, tài sản, kỷ vật, ngời bạn ...)
+ Ngộ nhận : Lão Hạc già cả lẩm cẩm nhng rồi ông giáo nhận ra lão rất thông tuệ với triết lý nhân sinh đầy chua chát “ kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”
+ Ngộ nhận  lớn nhất là nghi ngờ về nhân cách của lão Hạc : Ông cho rằng lão cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn và khi hiểu ra thì tất cả đã quá muộn
“ Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ...” cả tác phẩm là quá trình “ cố tìm mà hiểu” con người của nhân vật ông giáo. Từ chỗ dửng dng đến chỗ ông “ không còn xót xa mấy quyển sách... như trước nữa. Tôi chỉ thương cho lão Hạc” là cả quá trình lắng nghe, thông cảm với người khác.
Từ đó GV có thể GDKN lắng nghe tích cực và KN thể hiện sự cảm thông
Cái chết của lão Hạc ( cũng như cái chết của Vũ Nương...) mặc dù có thể coi như một hướng giải thoát cho nhân vật , làm tăng ý nghĩa của tác phẩm nhưng cần giúp học sinh hiểu được mọi hành động tự tử đều là sự đầu hàng ( thể hiện hạn chế trong tư tưởng của tác giả) và còn có nhiều cách giải quyết khác ( KN ra quyết định và giải quyết vấn đề)
* Các kỹ năng khác :
- KN giao tiếp : Trình bày, trao đổi  về số phận ngời nông dân trớc CM tháng Tám.
- Suy nghĩ sáng tạo : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật
- Tự nhận thức : Xác định lối sống có nhân cách, tôn trọng bản thân và người khác.
2/ Kỹ năng xác định giá trị bản thân:
- Dạy “Chiếc lá cuối cùng”: Xác định giá trị bản thân: Sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh.
- Dạy “Phong cách Hồ Chí Minh”: Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh mà xác định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh.
3. Kỹ năng tự nhận thức:
- Dạy “Thạch Sanh”: Giáo dục kỹ năng tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng
- Dạy “Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ”: Giáo dục kỹ năng tự nhận thức giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên môi trường sống...
4/ Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn:
VD: Khi dạy “Tức nước vỡ bờ”, có HS hỏi: Chị Dậu bị dồn nén đến ngùn ngụt phẫn nộ chuyển từ cách xưng hô “Cháu – Ông” sang “Bà - Mày” và đánh lại hai tên tay sai. Việc chúng em tranh cãi dẫn đến ẩu đả, xét về hiện tượng cũng giống như viêc chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ. Thày (Cô) có thể định hướng giúp chúng em việc nào là đúng, việc nào là sai? Vì sao?
5/ Kỹ năng ra quyết định:
 Thường được giáo dục trong hầu hết các bài Tiếng Việt và Tập làm văn: VD: lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm đúng nghĩa phù hợp vơí thực tiễn giao tiếp của bản thân
 	Khi dạy bài “Câu phủ định” giáo dục kỹ năng ra quyết định sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
 a/ Khi nào Câu phủ định được dùng với mức độ phủ định nhẹ nhàng
 - So sánh:  a1, Bạn viết chữ cha đẹp.                      a2, Bạn viết chữ còn xấu.
b) Khi nào Câu phủ định được dùng với mức độ phủ định nhấn mạnh :
“Chúng ta thà  hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. ( Hồ Chí Minh).
c) /Câu phủ định cũng không phải chỉ dùng biểu thị ý nghĩa phủ định mà có thể dùng biểu thị ý khẳng định:
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.  (Hoài Thanh) (BT2/53)
d/HS phân biệt sắc thái ý nghĩa của từ phủ định “không” và “chưa”
“- Thằng Dậu ! Sao mày không nộp sưu?
-  Thưa ông, tôi chưa có ạ.
- Cả năm có xuất sưu hai đồng bảy mà mày không chịu nộp.
- Thưa ông vì tôi đau yếu nên lo chưa kịp. Mới lại thuế còn năm ngày nữa mới đăng trường  kia ạ.
- À, vì thế mà mày không chịu nộp sưu phải không?...”    
                                                            (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
 Gơi ý : Tên cai lệ là ngời nhân danh phép nước, là kẻ bề trên, lời nói của hắn có sự áp đặt, buộc tội. Còn anh Dậu đang trong hoàn cảnh thiếu sưu, còn đang phải lo chạy vạy, anh chưa có tiền chứ không phải anh không chịu nộp sưu. (Từ đó giúp hs phân biệt sắc thái ý nghĩa của từ " Không"và "Chưa", biết cách sử dụng chúng cho đúng với hoàn cảnh giao tiếp)
6/KN giao tiếp : Trình bày suy nghĩ , trao đổi về cách sử dụng các biện pháp tu từ, các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp.
VD : Nói giảm, nói tránh phải phù hợp với đối tượng....
Câu nghi vấn  ( có từ nghi vấn, mục đích để hỏi, cuối câu có dấu chấm hỏi (?) ) vấn đề không phải chỉ dừng ở mức giúp học sinh nhận diện và đặt được nhiều câu nghi vấn mà phải khiến các em vận dụng đúng trong đời sống.
VD : HS giao tiếp qua điện thoại :
- Alô! Ai đấy ạ ?
So sánh với cách nói :
- Alô! Tôi X nghe đây ạ! Xin lỗi được hỏi tôi đang được nói chuyện với ai đấy ạ ?
III/CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
1. Khám phá:
1.1 Mục đích: 
- Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kỹ năng, kiến thức...sẽ được học
- Giúp GV đánh giá thực trạng (Kiến thức, kỹ năng...) của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới
1.2 Quá trình thực hiện: 
GV cùng HS thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm); đặt câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới. GV giúp HS phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm .
1.3 Vai trò của GV và HS:
GV lập kế hoạch , nêu vấn đề
HS trao đổi chia sẻ....
1.4 Một số kỹ thuật dạy học: Động não, thảo luận, chơi trò chơi....
1.5 Ví dụ minh hoạ
Trò chơi: Tình bạn
1.Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
2. Ngã ba Đồng Lộc.
3. Cô gái mở đường.
4. Khoảng trời – Hố bom.
5. Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm.
1.Tên một văn bản của nhà thơ Phạm Tiến Duật được học trong chương trình  NV lớp 9?
2.Tên một VB thuyết minh về một địa danh gắn với chiến tích của 10 cô gái trẻ làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường bảo đảm an toàn cho xe và  người qua lại.
3. Bài hát của nhạc sĩ Xuân Giao bắt đầu bằng lời “Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh. Tiếng hát ai vang động cây rừng”
4. Bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ viết về những cô gái mở đường
5. Tác phẩm không chỉ ghi lai cuộc sống riêng của một nữ bác sĩ người Hà Nội- Bệnh viện trưởng bệnh viện Đức Phổ đã hy sinh khi mới 26 tuổi mà còn ghi lại những mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của những con người gang thép trên mảnh đất miền Nam
2. Kết nối:
2.1 Mục đích: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái “Đã biết” và “Cha biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới
2.2 Quá trình thực hiện:
- GV giới  thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1; hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức và kỹ năng mới
          - Văn bản: GV hướng dẫn HS Đọc hiểu văn bản: Tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm, nhan đề thể loại, bố cục của văn bản...Tìm hiểu chi tiết những nét đặc sắc về nội dung của văn bản. Tổng kết
          - Tiếng Việt và tập làm văn: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.
2.3 Vai trò của GV – HS
* GV: Là người hướng dẫn
* HS: Người phản hồi trình bày quan điểm
2.4 Một số KTDH: chia nhóm, thảo luận, trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng...
VD:GV cho HS kết nối hiểu biết về thế hệ thanh niên “Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nước” với việc Đọc – Hiểu VB...
I/ Đọc Hiểu khái quát: Tác giả, tác phẩm, ngôi kể, ngời kể chuyện...
II/ Đọc – Hiểu chi tiết:...
3. Thực hành -  luyện tập
3.1 Mục đích: Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng mới vào một hoàn cảnh có ý nghĩa. Định hướng để HS thực hành đúng cách. Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch .
3.2 Quá trình thực hiện: GV chuẩn bị hoạt động y/c HS sử dụng kiến thức và kỹ năng mới.
HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. GV giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết, GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ  hoặc mới lĩnh hội được.
3.3 Vai trò của GV – HS:
* GV: Người hướng dẫn, người hỗ trợ:
* HS: Người thực hiện, người khám phá
3.4 Kỹ thuật dạy học: Đóng kịch ngắn, viết đoạn văn, mô phỏng hỏi đáp, trò chơi, thảo luận...
Ví dụ: Dạy Tiết 18, Ngữ văn 9, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp”, Phần Luyện tập, GV có thể cho HS làm thêm bài tập sau:
 Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Từ đó em rút ra bài học gì?
  “Hai người lính cùng bị đối phương truy tìm. Một anh chạy nấp ở bờ mương, một anh nấp ở đống rơm. Anh nấp ở bờ mương nghĩ rằng dù anh ta có bị phát hiện và có phải chết thì cũng đành chịu chứ nhất định không khai anh bạn nấp ở đống rơm. Khi anh ta bị đối phương phát hiện, anh liền hô to: “Ta thà chết chứ nhất định không chịu khai anh bạn đang nấp ở đống rơm!”
 Kết luận: Như vậy là lời nói bên trong(ý nghĩ) và lời nói bên ngoài (lời được nói ra) tuy giống nhau về nội dung vẫn khác nhau về tác dụng thực tế.ý nghĩ thì tốt và đúng đắn nhng ý nghĩ đó được thể hiện bằng lời nói thì lại làm hại bạn. Vậy còn khi ý nghĩ của các em chưa đúng đắn, nhiều khi không kịp suy nghĩ đã nói thì có đạt hiệu quả giao tiếp không?
4. Vận dụng
4.1 Mục đích: Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống mới
4.2 Quá trình thực hiện: GV lập kế hoạch các hoạt động đối với lĩnh vực học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới. HS làm việc để hoàn thành nhiệm vụ
4.3 Vai trò của GV – HS
          - GV: Người hướng dẫn - đánh giá
          - HS: Người lập kế hoạch, ngời sáng tạo, ngời giải thích vấn đề, người trình bày
4.4 Kỹ thuật dạy học: Viết sáng tạo, Kỹ thuật trắc nghiệm, trình bày một phút...
Lưu ý: Có thể vận dụng  trong giờ học, ngoài giờ học, SH tập thể, ở bước luyện tập hoặc hướng dẫn HS tự học ở nhà
VD: Sử dụng kỹ thuật viết sáng tạo: Sau khi học “Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ”, em hãy nêu những kiến nghị nhằm góp phần bảo vệ môi trường  nơi em sống hoặc nơi em học tập(Giáo dục kỹ năng tự nhận thức cách sống chung với biến đổi khí hậu, sống có trách nhiệm với cộng đồng...)
Câu hỏi mục luyện tập Sách ngữ văn lớp 9, tập I Tr 21: GV khuyến khích HS thể hiện những cảm nhận của cá nhân sau khi đọc Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” bằng các hình thức vẽ tranh cổ động, xây dựng tiểu phẩm...
* Hãy kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng” bằng một kết thúc có hậu
* Báo cáo nhanh 1 phút: Nêu vai trò ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia giữa con ngời vơí con người qua hình thức thư điện chúc mừng, thăm hỏi và những yêu cầu cần trình bày trong thư (điện )chúc mừng, thăm hỏi
 TÍCH HỢP: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG BÀI 
“ÔN DỊCH THUỐC LÁ”
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
1.Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực: Trình bày, trao đổi ý kiến đánh giá về nạn hút thuốc lá và cách phòng chống tệ nạn này
2. Suy nghĩ sáng tạo: học cách phân tích, bình luận, bày tỏ ý kiến cá nhân trước một vấn nạn(Tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá đối với bản thân và cộng đồng)
3.  Làm chủ bản thân: kiên định và biết ứng phó trước những cám dỗ của tệ nạn hút thuốc lá.
4. Động não, suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về tác hại của việc hút thuốc lá
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
1. Thảo luận nhóm: Trao đổi, thảo luận về tác hại của thuốc lá đối với bản thân, đối với người xung quanh.
2. Trình bày trong 1 phút: Hiểu biết và quan điểm của cá nhân về tác hại củathuốc lá
3. Viết sáng tạo: Tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và cách tránh xa thuốc lá
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Khám phá:
- G

File đính kèm:

  • docSKKN SÂM 2014_.doc
Bài giảng liên quan