Sáng kiến Một số thủ thuật dạy từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đối với bộ môn tiếng Anh lớp 8

Thực hiện phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều thời gian cho công việc giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, thông qua các chuyên đề giúp cho bài giảng thêm đa dạng và không đơn điệu.

1. Tính tích cực của phương pháp:

Nhìn nhận một vấn đề thực tế ở địa phương trong những năm gần đây, chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng đi xuống, học sinh lười học, chán nản vì giờ học khô khan, đơn điệu, giáo viên chưa thực sự tìm tòi để áp dụng nhiều phương pháp vào giảng dạy giúp các em chủ động nắm kiến thức một cách hiệu quả.

Khi giáo viên thực hiện phương pháp này bản thân học sinh cảm thấy tiếp

doc9 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Sáng kiến Một số thủ thuật dạy từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đối với bộ môn tiếng Anh lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Phòng giáo dục và đào tạo yên thuỷ
--------------------------------------
Sáng kiến
Một số thủ thuật dạy từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh lớp 8 
&
Họ và tên: 	Nguyễn Minh Cương
Tổ: 	Khoa học Xã hội
Đơn vị: 	Trường THCS Hữu Lợi - Yên Thuỷ - Hoà Bình
Năm học: 2007 - 2008
Phần Thứ nhất: Đặt vấn đề
Phương pháp dạy và học ngoại ngữ nói chung ngày nay không còn là vấn đề mới. Tuy vậy trong các nhà trường phương pháp dạy học hiện đang sử dụng vẫn còn khá nhiều tồn tại. Phần lớn giáo viên dạy Tiếng Anh đều mới ra trường, còn có những hạn chế nhất định về mặt kiến thức và chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, đa số vẫn còn có thói quen dạy theo phương pháp cũ đọc chép, chưa phát huy được tính tích cực, sự ham học thực sự của học sinh trong giờ học, làm cho hiệu quả môn học chưa cao.
Để đổi mới phương pháp dạy học cần thực hiện nhiều khâu một cách đồng bộ. Nhưng trước hết phụ thuộc vào sự nhận thức của người thầy. Đó không phải là một bài thủ pháp và phương pháp lên lớp mà là cả một quá trình học hỏi, tìm tòi để hiểu rõ hơn mục đích của một bài dạy, đối tượng người học, qua đó tìm ra được một phương pháp giảng dạy phù hợp (như việc soạn giáo án, các thủ thuật lên lớp, đồ dùng trực quan và các hoạt động khác) làm sao cho giờ dạy đạt hiệu quả. 
Trong đề tài này tôi muốn đề cập đến một số thủ pháp và phương pháp dạy từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh lớp 8 mà tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình. Mặt khác, như chúng ta đã biết chương trình Tiếng Anh 8 là tiếp tục giúp các em làm quen với Tiếng Anh đồng thời giúp các em tập chung rèn luyện hai kỹ năng cơ bản là nghe và nói. Vậy làm thế nào để các em vừa có thể nghe và nói được những câu đơn giản quả là một vấn đề mà bản thân tôi rất trăn trở, đặc biệt đối tượng học sinh của tôi đa số các em là người dân tộc, việc nói tiếng phổ thông đối với các em đã khó huống chi bây giờ các em lại phải làm quen với một ngôn ngữ hoàn toàn mới và xa lạ. Vì vậy theo suy nghĩ của tôi, việc giúp các em phát triển các kỹ năng nghe và nói thì việc quan trọng nhất đối với các em đó là nắm được và nhớ nhiều từ vựng. Và làm thế nào để người giáo viên có thể giúp được các em tiếp cận học và nhớ được từ vựng một cách hiệu quả thì dưới đây sẽ là một số thủ thuật mà tôi đã áp dụng. 
Tuy nhiên vấn đề mà tôi đề cập đến chỉ là một phạm vi nhỏ trong giảng dạy. Song nó cũng có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nên tôi đã mạnh dạn khai thác và chọn đề tài: “Một số thủ thuật dạy từ vựng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh lớp 8 – Trường THCS Hữu Lợi”.
Phần thứ Hai: Nội dung
Cơ sở khoa học để đề xuất sáng kiến kinh nghiệm:
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận:
Thông qua việc nghiên cứu lí luận để thấy được sự tích cực của phương pháp cũng như những hạn chế của nó. Ngoài ra ta còn có thể hiểu thêm được quan điểm giáo dục của những người đi trước, thông qua các tài liệu tham khảo để kế thừa và phát huy, vận dụng hợp lí trong giảng dạy. Đồng thời sẽ tạo ra những phát hiện mới giúp người nghiên cứu có được những lí luận khoa học về giáo dục.
Thực nghiệm sư phạm:
Việc đưa phương pháp vào thực tế qua các bài giảng là một trong những nội dung quan trọng của phương pháp, giúp giáo viên nhận biết được những tín hiệu tích cực hay tiêu cực từ phía học sinh để từ đó tìm ra phương pháp thích hợp.
Thời gian nghiên cứu:
Năm học 2007 – 2008, cụ thể là nghiên cứu và thực nghiệm theo các thời điểm sau:
Tháng 9: Khảo sát chất lượng bộ môn Tiếng Anh với học sinh lớp 8A, 8B, 8C mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy.
Từ tháng 10 đến hết học kỳ I: Đưa phương pháp vào thực nghiệm sự phạm, đồng thời nghiên cứu lí luận và xây dựng phương pháp, làm đồ dùng giảng dạy phục vụ cho nội dung bài, tổng hợp số liệu, sơ kết quá trình thực hiện.
Từ đầu học kỳ II đến hết tháng 2: Tiếp tục thực hiện và hoàn thành sáng kiến.
Nhiệm vụ nghiên cứu: 
Trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh 3 lớp 8: 8A, 8B, 8C trường THCS Hữu Lợi.
Phạm vi sáng kiến:
Nghiên cứu và thực hiện thông qua một số bài trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8.
Giáo viên đưa ra một số thủ thuật (phương pháp dạy từ vựng) thông qua việc sử dụng các đồ dùng trực quan như: Tranh ảnh và phiếu học tập... gây hứng thú và sôi nổi trong giờ học. Sáng kiến được thực hiện thông qua một số tiết học từ bài 1 đến bài 12.
Tính giáo dục của sáng kiến:
Đối với học sinh:
Sáng kiến có phạm trù giáo dục lớn đối với học sinh giúp các em yêu thích môn học, hiểu biết sâu sắc về văn hóa, đất nước, phong tục và thói quen của người nước ngoài, đặc biệt là người Anh.
Đối với giáo viên:
Thực hiện phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều thời gian cho công việc giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, thông qua các chuyên đề giúp cho bài giảng thêm đa dạng và không đơn điệu.
Tính tích cực của phương pháp:
Nhìn nhận một vấn đề thực tế ở địa phương trong những năm gần đây, chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng đi xuống, học sinh lười học, chán nản vì giờ học khô khan, đơn điệu, giáo viên chưa thực sự tìm tòi để áp dụng nhiều phương pháp vào giảng dạy giúp các em chủ động nắm kiến thức một cách hiệu quả.
Khi giáo viên thực hiện phương pháp này bản thân học sinh cảm thấy tiếp thu bài tốt hơn, dễ nhớ hơn và sôi nổi hơn, giờ học nhẹ nhàng và ít đơn điệu hơn.
Một số phương pháp nghiên cứu đề tài;
Phương pháp quan sát: 
Dự giờ thăm lớp để quan sát các tiến trình của đồng nghiệp và sự tiếp thu của học sinh.
Phương pháp đàm thoại
Thực hiện các kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Phương pháp luyện tập:
Kết hợp khả năng nghe hiểu và thực hành nói.
Nội dung của sáng kiến:
Khi chuẩn bị dạy một bài, để tạo ra sức thu hút học sinh trong học tập, người thầy cần tham khảo và nắm chắc nội dung của bài, mục tiêu bài giảng và luôn phải tự đặt ra các câu hỏi như: Dạy từ vựng để làm gì ? Giới thiệu từ mới phải làm như thế nào ? Có nên dạy hết các từ xuất hiện trong bài không ? ... Như vậy điều quan trọng đối với giáo viên khi dạy là cần phải tham khảo và tìm ra những từ chủ động xuất hiện nhiều trong bài khoá và được sử dụng nhiều trong các bài luyện tập khác. Bên cạnh việc dạy từ mới, giáo viên cũng có thể kết hợp ôn lại một số từ mà các em đã học nhưng được sử dụng nhiều trong quá trình thực hành. Và sau đây là một số cách dạy từ vựng mà tôi đã tham khảo và đưa vào vận dụng trong quá trình giảng dạy.
Matching:
Giáo viên viết các loại từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành một cột, viết ý nghĩa, từ Tiếng Việt, hoặc vẽ thành một cột khác không theo thứ tự của các từ ở cột kia.
Yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng ở hai cột với nhau:.
Ví dụ: Khi dạy từ mới tiết 24 (Unit 4 – Lesson 5)
Cột A	Cột B
- wisdom	- thắp sáng
- a stripe	- gặm cỏ
- a straw	- rơm
- a servant	- sọc (vằn)
- (to) escape	- sự khôn ngoan
- (to) graze	- trốn thoát
- (to) light	- người hầu
Hoặc khi dạy tiết 40 (Unit 7 – Lesson 1) ... tôi cho học sinh nối các bức tranh với tên các địa điểm, nơi chốn sao cho đúng:
Picture	Places
a	- stadium
b	- swimming-pool
c	- grocery store
d	- hairdresser’s	
e	- drugstore
f	- wet market
Brainstorming / Networks:
Cách này: Giáo viên yêu cầu học sinh luyện tập theo nhóm, liệt kê các ý có liên quan đến chủ đề đang thảo luận (nhóm từ có liên quan). Giáo viên tổng hợp ý lên bảng hoặc yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Nhóm nào có nhiều ý chính xác, phù hợp với chủ đề sẽ là nhóm chiến thắng (nhóm nào có nhiều từ chính xác với chủ đề ...)
Ví dụ: Khi dạy từ mới ở tiết 3 (Unit 1 – lesson 2 ...)
Tôi làm như sau: Giáo viên yêu cầu học sinh nghĩ về các tính từ miêu tả về cơ thể và mái tóc của người.
Body build
short
big
tall
fat
thin
Hair
long
short
straight
...
...
Hoặc khi dạy tiết 46 (Unit 8 – Lesson 1 ...)
Country life
City life
quiet
noise
Giáo viên làm như sau:
Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, tìm những thông tin về chủ điểm đã cho, sau đó so sánh với bạn cùng cặp hoặc cùng nhóm. Giáo viên tập hợp những thông tin phản hồi từ phía học sinh.
Slap the board:
Giáo viên giới thiệu từ mới lên bảng bằng Tiếng Anh. Gọi 2 hoặc 4 học sinh lên bảng và đứng cách bảng một khoảng ngắn. Giáo viên đọc từ mới trong bảng đó (nhóm đó) bằng Tiếng Việt, học sinh nào xoá được từ đó (bằng Tiếng Anh) thì sẽ thắng và ngược lại: giáo viên có thể xoá phần Tiếng Anh, học sinh phải nghe và viết từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh.
Ví dụ: Khi dạy tiết 64 (Unit 10 – Lesson 4)
- sook	* T gives the words in VNese
- mash	eg: làm thấm ướt, ngâm
- wire mesh	- lưới sắt
- bucket	- nghiền, bót nát
	- thùng, sô
	* 2 sooups of ss go to the board to the slap the board each of the words.
Situation / explaination:
Cách này giáo viên có thể đưa ra một số tình huống để giải thích nghĩa của từ.
Ví dụ: Khi dạy tiết 63 (Unit 10 – Lesson 3 ...)
Dạy từ: to fill.
T -> (giáo viên) -> to fill something empty again.
Hoặc khi dạy từ (to sook):
-> to put smt in liquid for a time so that it becomes completely wet.
Hoặc từ (a) gallery -> I go to this place to see works of arts to be shown. What’s it in English ?
Using – Mime:
Cách này giáo viên có thể dùng cử chỉ, điệu bộ để dạy một số động từ như:
Khi dạy (Unit 10) từ: to mash -> Giáo viên dùng mẩu phấn bóp hoặc nghiền nát bằng tay rồi hỏi học sinh: What am I doing ? Lúc đó học sinh có thể đoán được hành động của giáo viên và nói ra hoặc bằng Tiếng Việt ... lúc này giáo viên nhắc lại bằng Tiếng Anh. 
T: OK. repeat after me “mash”: nghiền, bóp nát. ...
Using visual aids (picture, reallia and flash card) drawing
Ví dụ: Khi dạy phần “Read” of unit 10:
Từ: 	- tire
	- pipe
Giáo viên sử dụng tranh hoặc hình vẽ để khai thác từ mới và ôn lại một số từ lặp lại trong đoạn hội thoại.
Eg: từ pipe:
Giáo viên vẽ ống nước lên bảng và hỏi học sinh: “What’s this ?”
Học sinh đoán và trả lời bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.
T: OK. Everybody repeat after me: Pipe
SS: repeat
Qua một số ví dụ trên đây tôi thấy phương pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh học tập bộ môn là rất quan trọng và có hiệu quả. Và mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh 8 nói riêng cũng như bộ môn Tiếng Anh ở các trường THCS nói chung.
Hiệu quả của sáng kiến:
Khảo sát chất lượng đầu năm:
- Số học sinh giỏi: 	0 %
- Số học sinh khá:	2%
- Số học sinh trung bình:	57%
- Số học sinh yếu:	37%
- Số học sinh kém:	4%
Tìm hiểu tâm lí học bộ môn:
- Số học sinh thích học môn Tiếng Anh:	15%
- Số học sinh không thích học môn Tiếng Anh:	57%
- Số học sinh trả lời bình thường:	28%
Sau khi đưa phương pháp vào thực tế các bài giảng cho đến kết thúc học kỳ I đã có một số thay đổi.
Kết quả sơ kết về học kỳ I:
* Về chất lượng:
- Học sinh giỏi:
- Học sinh khá:
- Học sinh trung bình:
- Học sinh yếu:
* Về tâm lí học bộ môn:
- Số học sinh thích học môn Tiếng Anh:	57%
- Số học sinh không thích học môn Tiếng Anh:	27%
- Số học sinh trả lời bình thường:	16%
Kết quả học kỳ II: 
Tính đến hết tháng 02/2008:
Về chất lượng:
- Học sinh giỏi:
- Học sinh khá:
- Học sinh trung bình:
- Học sinh yếu:
 Tâm lí học bộ môn:
- Số học sinh thích học môn Tiếng Anh:	60%
- Số học sinh không thích học môn Tiếng Anh:	25%
- Số học sinh trả lời bình thường:	14%
Phần Thứ ba: Kết luận và đề xuất
Trên đây là một số ý kiến nhỏ của cá nhân tôi đã thực hiện sáng kiến này trong năm học. Sau một thời gian thực hiện phương pháp này tôi đã có một kết quả khả quan và đổi mới hơn so với kết quả giảng dạy những năm trước ở trường THCS Hữu Lợi. Số học sinh khối 8 mà tôi giảng dạy thích học môn Tiếng Anh đã tăng lên so với trước, mặc dù số học sinh không thích học và bình thường với bộ môn vẫn còn chiếm một tỉ lệ khá cao, điều này còn phụ thuộc vào một số hạn chế của giáo viên về kinh nghiệm, phương pháp đổi mới và một số tác động khách quan khác như: cơ sở vật chất, điều kiện học tập dành cho học sinh còn nhiều hạn chế. Như vậy, trong quá trình thực hiện tôi cũng đã thu được một kết quả đáng kích lệ khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy. 
Để có được những thành công đó là được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, của các đồng chí đồng nghiệp trong trường và đặc biệt là sự hưởng ứng rất nhiệt tình của các em học sinh lớp 8 dẫn đến kết quả giáo dục của bộ môn được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên bên cạnh sự thuận lợi đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: Khi thực hiện thì các tài liệu tham khảo còn ít ỏi, giáo viên còn vừa phải học hỏi và rút kinh nghiệm nhất là khi phương pháp đổi mới trong giảng dạy còn làm cho giáo viên lúng túng. 
Vì kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên sáng kiến này tôi viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong tổ chuyên môn, tổ bộ môn đóng góp ý kiến hay để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hữu Lợi, ngày tháng năm 2008
Người thực hiện
 Nguyễn Minh Cương

File đính kèm:

  • docsang kien(Cuong).doc