Sinh lý sinh sản

n Hình thức này đòi hỏi sự tham gia của hai cá thể (bố và mẹ). Cá thể bố tạo ra giao tử đực và cá thể mẹ tạo ra giao tử cái.

n Sinh sản hữu tính, dù ở mức độ thấp - thụ tinh ngoài, hay mức độ cao - thụ tinh trong, là một sự tiến hóa của sinh giới, làm cho quá trình tiến hóa diễn ra nhanh hơn, có hiệu quả hơn, bởi vì nó kết hợp và chọn lọc được các tính trạng di truyền của cả bố và mẹ, thế hệ con cái sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

 

ppt48 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh lý sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Sinh lý sinh sản I. ý nghĩa và quá trình phát triển	1. ý nghĩa của sự sinh sản Sinh sản là bản năng của các loài sinh vật, nhằm tạo ra những thế hệ kế tiếp, bảo tồn nòi giống. Hai hình thức sinh sản của sinh vật: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.Sinh sản vô tính(Vd: sự sinh sản của amip)Sinh sản hữu tínhHình thức này đòi hỏi sự tham gia của hai cá thể (bố và mẹ). Cá thể bố tạo ra giao tử đực và cá thể mẹ tạo ra giao tử cái. Sinh sản hữu tính, dù ở mức độ thấp - thụ tinh ngoài, hay mức độ cao - thụ tinh trong, là một sự tiến hóa của sinh giới, làm cho quá trình tiến hóa diễn ra nhanh hơn, có hiệu quả hơn, bởi vì nó kết hợp và chọn lọc được các tính trạng di truyền của cả bố và mẹ, thế hệ con cái sinh trưởng và phát triển tốt hơn.2. Quá trình phát triểnCác tuyến sinh dục ở người được hình thành từ tuần thứ 8 trong giai đoạn bào thai, tuy nhiên về giới tính thì đã được quyết định từ lúc thụ tinh. Tính đực cái chỉ thực sự phân hóa và hoạt động khi các cá thể đạt đến một độ tuổi nhất định, được gọi là tuổi chín sinh dục). ở người, đó là tuổi dậy thì: nam 14-16 tuổi, nữ 13-15 tuổi. Tuổi chín sinh dục thay đổi theo loài, giới tính, vùng khí hậu và điều kiện sống. Ví dụ: ở xứ lạnh chậm hơn xứ nóng, nữ sớm hơn nam, thành thị sớm hơn nông thôn...Đặc điểm chung của tuổi chín sinh dục là tuyến sinh dục đực (tinh hoàn) và cái (buồng trứng) hoạt động mạnh tiết ra nhiều hormon sinh dục. Các đặc điểm sinh dục thứ cấp cũng xuất hiện đầy đủ rõ ràng hơn như giọng nói, mọc lông ở mu, ở nách, tuyến vú ở nữ phát triển mạnh. Lúc này giao tử đực và giao tử cái chín trong tuyến sinh dục được xuất ra ngoài và có khả năng thụ tinh...II. Sinh lý sinh dục đực	1. Hệ sinh dục đực	Gồm hai phần: phần trong cơ thể gồm có các tuyến sinh dục, đường dẫn tinh; phần ngoài có bìu và dương vật (ngọc hành)Cấu tạo cơ quan sinh dục nam	Cơ quan sinh dục đực: 1. ống dẫn tinh; 2. Xương mu; 3. Tuyến tiền liệt; 4. Tổ chức cương (thể hang); 5. Xoang máu; 6. Tổ chức cương (thể xốp); 7. Niệu đạo; 8. Quy đầu; 9. Bao quy đầu; 10. Bìu; 11. Tinh hoàn; 12. Mào tinh hoàn; 13. Tuyến Cowper; 14. Hậu môn; 15. Trực tràng; 16. Túi tinh dịch; 17. Bàng quang; 18. Niệu quản1.1. Tinh hoàn Gồm một đôi nằm trong bìu. Đây là một tuyến pha, phần ngoại tiết sinh ra tinh trùng và phần nội tiết thì tiết ra hormon Mỗi tinh hoàn được bọc trong màng liên kết màu trắng đục. Màng được chia ra thành nhiều ngăn (ở người khoảng 200-300), trong ngăn có ống sinh tinh uốn khúc. Các ống tinh uốn khúc rồi đổ vào ống chung gọi là ống mào tinh. Khi thoát ra khỏi mào tinh nó trở thành ống dẫn tinh duy nhấtTinh hoàn và đường tinh1.2. ống dẫn tinh	ống dẫn tinh từ mào tinh hoàn chui qua ống bẹn vòng ra trước xương mu. Khoảng cuối cùng của mỗi ống dẫn tinh phình ra thành bầu ống tinh hình chữ V, khi đến tuyến tiền liệt thì bầu hẹp lại và đổ vào bọng tinh. Tận cùng bọng tinh là ống phóng tinh, nó xuyên qua tuyến tiền liệt và thông với niệu quản1.3. Bầu tinh và tuyến tiền liệtBầu tinh là một tuyến phụ, làm nơi chứa tinh trùng và tiết ra một dịch nhớt để trộn lẫn với tinh trùng tạo thành tinh dịch. Chất dịch này kích thích sự hoạt động của tinh trùng.Tuyến tiền liệt (tương đương với âm đạo nữ giới nên gọi là "tử cung đực"). Tiết ra dịch nhờn, là khối lượng chủ yếu của tinh dịch. Tuyến tiền liệt chỉ có ở các loài linh trưởng.1.4. Bìu và ngọc hànhBìu nằm dưới ngọc hành, có nhiều nếp nhăn, màu sẫm. Da bìu mỏng có tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và sợi đàn hồi. Chính giữa có vách ngăn chia bìu thành hai túi chứa hai tinh hoàn. Ngọc hành là bộ phận niệu sinh dục ngoài quan trọng, vừa có chức năng bài xuất nước tiểu, vừa phóng tinh dịch ra ngoài. Cấu tạo bên trong gồm thể hang và thể xốp. Bình thường các hang có chứa máu nên được coi như những biến dạng đặc biệt của mạch máu. Khi máu dồn về đầy thì gây cương ngọc hành.2. Sinh lý sinh dục đựcNam giới và động vật đực hoạt động sinh dục quanh năm hoặc theo mùa. Đến tuổi chín sinh dục, tinh trùng (giao tử đực) chín, các tuyến hoạt động tiết dịch. Khi giao hợp, một lượng tinh dịch được phóng vào âm đạo. ở người mỗi lần xuất tinh khoảng 3 ml tinh dịch, số lượng tinh trùng khoảng 60-120 triệu/ml. Khi tinh trùng vào tử cung chúng di chuyển lên vòi trứng, ở người tốc độ vận động của tinh trùng là 3 mm/phút. Tinh trùng vận động bằng cách tự quẫy đuôi. Nhiệt độ và môi trường có pH kiềm yếu là điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di động (pH âm đạo nữ giới là 4,5 nhưng tinh dịch có phản ứng kiềm pH=7,4 nên trung hoà thành phản ứng kiềm yếu, nếu không tinh trùng sẽ chết rất nhanh).Tinh hoàn gồm rất nhiều ống sinh tinh, mỗi ống sinh tinh sản xuất ra hàng triệu tinh trùng. Đa số động vật hoang dã, chỉ trong mùa xác định và thích hợp tinh hoàn mới tăng trưởng và tích cực sinh tinh trùng, còn bình thường, tinh hoàn bé và chỉ chứa tinh nguyên bào. ở người và gia súc sự sinh tinh xảy ra liên tục trong năm.Cấu tạo của tinh trùng: phần đầu, phần thân và đuôi. Phần đầu nhọn có nhân và thể đỉnh acrosome). Phần thân có các ti thểMỗi ngày tinh hoàn có khả năng sản xuất khoảng 300 triệu tinh trùng. Toàn bộ thời gian sinh tinh trùng từ lần phân chia đầu tiên đến khi được phóng ra khoảng 72 giờ. ở 40 độ C quá trình sinh tinh bị ức chế.Điều kiện để quá trình thụ tinh diễn ra thuận lợi đối với tinh trùng ở người:	Số lượng: 60-120 triệu/ml tinh dịch và tổng số tinh trùng cho một lần phóng tinh là 200-400 triệu. Nếu số lượng tinh trùng chỉ đạt 20 triệu/ml tinh dịch thì không thể thụ tinh (loãng tinh)	Tỉ lệ % tinh trùng dị dạng không quá 5%.	Thể đỉnh có chứa đủ hàm lượng enzym có thể xuyên thủng màng trứng khi thụ tinh.III. Sinh lý sinh dục cái1. Đặc điểm hệ sinh dục cái	Phần trong: buồng trứng, vòi tử cung, tử cung và âm đạo. 	Phần ngoài: âm hộ, môi lớn, môi bé, tuyến vú.	1.1. Buồng trứng	ở người, khi sơ sinh có khoảng 30.000-300.000 nang trứng nguyên thuỷ. Khi dậy thì còn khoảng 400-500 nang tồn tại và có khả năng phát triển để chín và rụng hàng tháng.	Đến tuổi dậy thì, ở người mỗi buồng trứng có hình trái xoan, nặng 5-6 gam. Sau 35 tuổi kích thước bắt đầu giảm và sau 45-50 tuổi (lúc hết kinh) thì teo lại. Buồng trứngKhi chín, nang trứng đạt kích thước khoảng 1cm đường kính, tế bào trứng bên trong khoảng 0,15-0,25 mm Đến tuổi trưởng thành, trong buồng trứng có chứa các nang trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau gọi là nang De Graaf.Khi chín, trứng rụng ra khỏi nang, phần nang trứng phát triển thành thể vàng. Thời gian tồn tại của thể vàng tuỳ thuộc vào khả năng trứng có được thụ tinh và làm tổ ở tử cung hay không. Nếu trứng được thụ tinh và làm tổ ở tử cung thành thai, thể vàng tiếp tục phát triển và tồn tại đến khi sinh đẻ, đồng thời tiết ra hormon progesteron. Nếu trứng không được thụ tinh và làm tổ ở tử cung thành thai, nó tồn tại không lâu và thoái biến ngay cùng với chu kỳ kinh nguyệt.Các giai đoạn phát triển của nang trứng1.2. Vòi tử cung, tử cung và âm đạo a. Vòi tử cung (tuba uterina) 	Vòi tử cung (ống dẫn trứng, vòi Fallop ) là hai ống dài khoảng 10-15 cm, xuất phát từ hai phía của đầu tử cung, hướng sang hai bên hố chậu. Mỗi vòi thông với tử cung bằng một lỗ hẹp có đường kính khoảng 2 mm, còn đầu tự do được xòe thành hình phễu để đón trứng chín khi rụng ra khỏi nang trứng.	b. Tử cung (uterus)ở người, tử cung là một ống dài khoảng 7-8 cm, gồm 3 phần: phần đầu (hay đáy), phần thân và phần cổ tử cung nối liền với âm đạo. Tử cung được treo trong hố chậu bé bởi các dây chằng, tuy nhiên nó có thể di động về các phía trước, sau, trên, hai bên.Tử cung là cơ quan để phôi làm tổ và phát triển thành thai, đồng thời có tác dụng co để tống thai ra ngoài khi sinh đẻ. Chức năng này được thực hiện nhiều lần trong đời sống cá thể. Thể tích, trọng lượng tử cung được thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.c. Â m đạoLà một ống dài khoảng 8-10 cm, đầu trên nối vào cổ tử cung, nhưng do kích thước rộng hơn nên cổ tử cung như được lồng vào trong. Đầu dưới âm đạo mở ra tại phần tiền đình và giới hạn với cơ quan sinh dục bên ngoài bằng một màng trinh. Đó là một màng mỏng có lỗ nhỏ ở giữa. Sự giao hợp lần đầu tiên sẽ làm màng rách ra và tạo thành sẹo.Âm đạo được cấu tạo bởi 3 lớp: ngoài cùng là lớp mô liên kết sợi, giữa là lớp cơ trơn khá phát triển, trong cùng là lớp màng nhày dày. Cơ trơn và các yếu tố đàn hồi làm cho âm đạo có khả năng co giãn rất lớn, nhất là khi sinh đẻ.1.3. Các bộ phận cấu tạo bên ngoài	Các bộ phận cấu tạo bên ngoài gồm đôi môi lớn, đôi môi bé, âm hành và các tuyến tiền đình âm đạo. Các bộ phận này cùng với âm đạo làm thành cơ quan giao cấu. Ngoài ra còn một bộ phận cấu tạo riêng biệt nằm ở phần ngực, bụng của động vật cái và người là tuyến vú. 	a. Đôi môi lớn: là bộ phận tương đồng với bìu của cơ quan sinh dục đực. 	b. Đôi môi bé: khuất dưới đôi môi lớn. Môi bé không có lông, chỉ có tuyến nhờn. 	c. Tiền đình âm đạo: tiết ra nhìêu chất nhờn làm ướt và trơn âm đạo.	d. Âm hành (âm vật): có nguồn gốc tương đồng với thể hang trong ngọc hành. nhưng không có cấu tạo thể hang, mà chỉ là một mô liên kết sợi chắc, chứa nhiều mạch máu, do đó âm hành không tự cương lên như thể hang ngọc hành.2. Sinh lý sinh dục cái	2.1. Sự hình thành trứng và chín	ở người bắt đầu từ tuổi dậy thì, hàng tháng có một trứng chín và rụng ra khỏi buồng trứng. Một số trường hợp đặc biệt có thể có 2 hoặc nhiều trứng cùng chín và rụng. Trường hợp những loài động vật đẻ một con mỗi lứa như khỉ, trâu, bò, ngựa, voi... cũng giống như vậy. Còn các loài động vật đẻ nhiều con mỗi lứa thì do nhiều trứng cùng chín và rụng một lần, cùng thụ tinh trong một lần giao hợp.Trứng rụng ra khỏi nang trứng, được phễu của vòi trứng thu nhận và chuyển vào vòi trứng để thụ tinh với tinh trùng.Sau khi trứng rụng, phần nang trứng phát triển thành thể vàng và tiết ra hormon progesteron2.2. Chu kỳ động dụcHoạt động sinh dục của động vật cái và phụ nữ từ tuổi chín sinh dục được biểu hiện bằng chu kỳ động dục. ở động vật có vú (trừ người và linh trưởng) chỉ có những biến đổi ở tử cung, âm đạo và hành vi sinh dục (động vật cái chỉ chịu giao phối ở thời kỳ động dục), không biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt. Riêng ở người và linh trưởng chu kỳ động dục biểu hiện bằng chu kỳ kinh nguyệt.Thời gian có kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu từ tuổi 13-15 và kết thúc ở độ tuổi 50-55 tuổi. Thời gian một chu kỳ là 28 ngày (cũng có trường hợp ngắn hơn 21-15 ngày và dài hơn 30-45 ngày).Trong chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày, ngày thứ 14 là ngày rụng trứng. Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 14 là pha tăng sinh. Từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28 là pha hoàng thể tố	Pha noãn tố có các hiện tượng:Bao noãn tăng tiết hormon Oestrogen.Tuyến yên tăng tiết hormon kích noãn tố (FSH) và kích hoàng thể tố (LH).Hàm lượng ba hormon này tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở 1-2 ngày trước rụng trứng đồng thời niêm mạc tử cung cũng tăng sinh, dày lên và xung huyết để chuẩn bị cho trứng được thụ tinh làm tổ.Pha hoàng thể tố có các hiện tượng:Hàm lượng oestrogen, FSH, LH giảm dần. Bao noãn vỡ, chỗ trứng rụng phát triển thành thể vàng. Thể vàng tăng cường hoạt động và tiết ra hormon progesteron. Hàm lượng progesteron đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 2/3 nửa sau chu kỳ rồi giảm dần đến cuối chu kỳ. Nếu trứng không được thụ tinh và làm tổ, chuyển sang thời kỳ có kinh, thể vàng teo biến và ngưng tiết progesteron.Hormon progesteron tăng cao sẽ có tác dụng ức chế tuyến yên làm giảm tiết hormon FSH và LH. Khi trứng không được thụ tinh, thể vàng tiêu biến, hàm lượng progesteron giảm, tuyến yên không bị ức chế, trở lại hoạt động bình thường cho một chu kỳ mới.ở pha tăng sinh, niêm mạc phát triển và xung huyết. Khi hormon progesteron giảm đi, mao mạch xoắn co lại, vỡ ra làm cho một lượng máu chảy ra ngoài đông lại dưới lớp niêm mạc. Khi niêm mạc bong, máu lại tan ra và chảy ra ngoài, do vậy máu kinh nguyệt là máu không đông. 2.3. Sự thụ tinhTinh trùng trong tinh dịch được phóng vào âm đạo sẽ chui qua cổ tử cung để vào trong tử cung rồi lên ống dẫn trứng. Nếu đúng vào thời điểm trứng rụng và được thu nhận qua phễu vào vòi trứng thì tinh trùng và trứng sẽ gặp nhau ở 1/3 vòi trứng phía đầu. Hormon prostaglandin do các mô của cơ thể tiết ra, làm tăng sự co bóp của tử cung và vòi trứng, thúc đẩy sự vận động thụ động của tinh trùng. Trong số hàng trăm triệu tinh trùng của mỗi lần phóng tinh, chỉ có khoảng vài ngàn tinh trùng lên được vòi trứng, và vài trăm tiếp xúc được với trứng. Sự vận động trong môi trường acid của tử cung và vòi trứng là nguyên nhân làm mở ra ở đầu tinh trùng một lỗ nhỏ để giải phóng enzym hialuronidase. Nhờ enzym này mà tinh trùng vượt qua lớp tế bào hạt bao quanh trứng và xâm nhập vào trứng ở vùng vỏ trong suốt. Khi đầu tinh trùng chui qua, màng trứng lập tức khép lại cắt đứt phần đuôi của tinh trùng, đồng thời không cho tinh trùng khác tiếp tục xâm nhập vào trong trứng nữa.Sau thụ tinh khoảng 30 giờ, hợp tử bắt đầu phân chia và di chuyển theo vòi trứng xuống tử cung. Lúc hợp tử xuống đến tử cung đã có dạng phôi tang (phôi dâu) có khoảng 32-64 tế bào. ở tử cung, phôi tiếp tục phân chia và phát triển thành một lớp ngoài và lớp trong. Lớp ngoài xâm nhập và bám vào lớp nội mạc tử cung, và cả phôi làm tổ ở đó. Như vậy, khi người phụ nữ không phát hiện thấy kinh nguyệt (chậm kinh) cần làm xét nghiệm nước tiểu (phát hiện HCG) hoặc siêu âm (phát hiện túi phôi) để xác định có thai hay không.	Sự thụ tinh có thể không xảy ra do nguyên nhân Về phía nam giới: không có đủ số lượng tinh trùng cần thiết, tỉ lệ tinh trùng dị dạng quá cao. Mặt khác, sau khi phóng ra, tinh trùng có khả năng tồn tại 48 giờ, nhưng hầu hết tinh trùng có khả năng thụ tinh không quá 24 giờ, tốt nhất là trong khoảng 12 giờ. Do vậy nếu tinh dịch được phóng vào âm đạo quá sớm so với thời gian trứng rụng, sẽ ít hoặc không còn khả năng thụ tinhVề phía nữ giới: do ống dẫn trứng bị tắc. Cũng có trường hợp do hàm lượng hormon tuyến yên và bao noãn quá ít, do dịch tiết có độ acid cao giết chết tinh trùng. Mặt khác, thời gian tồn tại của trứng ngắn, khả năng thụ tinh từ khi trứng rụng không quá 24h. Do vậy, nếu gặp tinh trùng quá muộn sau khi rụng, trứng không còn khả năng thụ tinhIV. Kế hoạch hoá gia đình1. Dùng các loại thuốcDùng hormon hay hóa chất ức chế LH. Các thuốc tránh thai chủ yếu là hormon progesteron hay dẫn xuất của nó, phối hợp với một lượng Oestrogen hay dẫn xuất của nó, nhằm ức chế LH làm cho trứng không rụng. Yêu cầu là phải dùng đúng chỉ định (đều đặn, đúng giờ không được quên vì một lần quên là mất tác dụng cả liều).Dùng hóa chất hay các sản phẩm tách chiết từ thực vật, động vật để tiêu diệt tinh trùng, ngưng kết tinh trùng làm cho chúng mất khả năng vận động.2. Phương pháp đình sảnThắt ống dẫn trứng ở nữ giới.Thắt ống dẫn tinh ở nam giới.3. Sử dụng các dụng cụ tránh thai- Đặt vòng tử cung ở nữ giới - Dùng bao cao su cho nam giới - Dùng "mũ tử cung" ở nữ giới4. Hút điều hoà kinh nguyệt ở nữ giới5. Phóng tinh ra ngoài âm đạo khi giao hợp6. Phương pháp Ogino Knaussđiều kiện sống và hoàn cảnh công tác người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn

File đính kèm:

  • pptBai giang sinh san.ppt
Bài giảng liên quan