SKKN Chỉ đạo thực hiện dạy học Từ và Câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2, 3 - Năm học 2016-2017 - Trần Cẩm Giang

5.2.3. Những điểm lưu ý khi dạy học từ và câu lớp 2,3

 Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm tỉ lệ cao trong SGK – TV3. Nếu việc mở rộng vốn từ gắn với những văn bản đã học thì các từ ngữ cần tìm là một hệ thống đóng, với số lượng từ ngữ cụ thể, rõ ràng. GV dựa vào từ mẫu cho sẵn trong SGK để hướng dẫn HS tìm các từ ngữ cùng loại, cùng nằm trong một trường nghĩa, cùng thuộc một chủ điểm (hoặc một phương diện của chủ điểm) ở trong văn bản mà bài tập đã quy định.

VD: Bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 22, nêu yêu cầu: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21và 22, tìm các từ ngữ chỉ trí thức (M: bác sĩ) và hoạt động tri thức (M: nghiên cứu). Trước hết, GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để xác định các bài tập đọc, chính tả ở tuần 21, tuần 22. Sau đó, ở từng văn bản, hướng dẫn HS tìm các từ ngữ mà bài tập yêu cầu. Cuối cùng, xây dựng bảng tổng hợp kết quả làm bài tập, có thể trình bày như sau:

 

doc48 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Chỉ đạo thực hiện dạy học Từ và Câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2, 3 - Năm học 2016-2017 - Trần Cẩm Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
c và hiệu quả giáo dục. 
	- Việc xây dựng nền nếp lớp học, giáo viên luôn luôn duy trì, củng cố và phát triển; coi đây là việc làm thường xuyên và liên tục đối với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm tạo cho học sinh có thói quen nền nếp học tập tất cả các môn học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.
	- Ngoài ra giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh có thói quen sinh hoạt ngoài giờ lên lớp: biết giao tiếp sinh hoạt với bạn bè, với cộng đồng xã hội, hình thành cho học sinh có ý thức, có hành vi kỹ năng sống trong sinh hoạt, vui chơi
	4.7. Biện pháp thứ bảy: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
	Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trong những năm học gần đây, nhà trường đã làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục; huy động các nguồn lực nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng thêm phòng chức năng, lắp đặt các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy. Năm 2012, trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I, năm 2012, thư viện nhà trường đạt Chuẩn. Hiện nay trường có 34/34 lớp có màn hình ti vi hoặc máy chiếu phục vụ công tác dạy học.
	Khai thác và sử dụng có hiệu quả Thư viện và Thiết bị là một trong những vấn đề nhà trường quan tâm. Hằng năm, nhà trường đầu tư kinh phí cho việc bổ sung sách thư viện; máy tính và mạng Internet được bảo dưỡng thường xuyên phục vụ việc tra cứu thông tin phục vụ tốt nhất việc dạy và học của thầy và trò. Việc quản lí, kiểm tra sử dụng đồ dùng dạy học song song với việc quản lí chương trình. Khai thác triệt để các thiết bị phục vụ phân môn Luyện từ và câu góp phần thành công việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong năm học này, nhà trường khuyến khích giáo viên, học sinh tăng cường hơn nữa các đồ dùng tự làm hoặc sưu tầm các vật thật phục vụ cho các bài dạy.
	5. Triển khai thực hiện
	5.1. Hệ thống nội dung chương trình Từ và Câu lớp 2, 3 (Đã trình bày ở trang 6) 
5.2. Hệ thống các dạng bài tập trong sách giáo khoa ( Đây là việc làm quan trọng góp phần quyết định thành công của việc nâng cao hiệu quả dạy học từ và câu lớp 2, 3)
 5.2.1. Bài tập rèn luyện về từ 
Lớp 2: 
 + Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ. (Ví dụ: Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em – TV2, tập 1, trang 116)
 + Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ. (Ví dụ: Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó: a) trẻ con, b) cuối cùng, c) xuất hiện, d) bình tĩnh – TV2, tập 2, tr 137)
 + Loại bài tập giúp HS quản lí, phân loại vốn từ. (Ví dụ: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài Làm việc thật là vui – TV2, tập 1, tr 71)
 + Loại bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ. (Ví dụ: Đặt một câu với một từ vừa tìm được ở bài tập 1 – TV2, tập 1, tr 17)
 Trong phân môn Luyện từ và câu, bài tập mở rộng vốn từ chiếm tỉ lệ cao so với các loại bài tập từ ngữ khác. Bài tập mở rộng vốn từ chia thành ba kiểu chính:
* Kiểu bài tập mở rộng vốn từ qua tranh vẽ:
- Dạng bài tập nối từ cho sẵn với với hình vẽ tương ứng:
 VD: Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khỏe, trung thành – TV2, tập 1, tr 142
- Dạng bài tập dựa vào tranh, tìm từ tương ứng
	VD: Các tranh vẽ dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động – TV2, tập 1, tr 59
- Dạng bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh
 VD: Tìm các dồ vật được vẽ ẩn trong tranh sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì ?
 * Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa:
- Dạng bài tập tìm từ ngữ cùng chủ điểm
VD: Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập. M: bút – TV2, tập 1, tr 59
- Dạng bài tập tìm từ trái nghĩa với từ cho sẵn
 VD: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe. – TV2, tập 1, tr 133
* Kiểu bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ: HS dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có cùng yếu tố cấu tạo. Bài tập mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ có một tác dụng rất lớn trong việc giúp HS phát triển, mở rộng vốn từ.
VD: Tìm các từ: 
+ Có tiếng học. M: học hành
+ Có tiếng tập: M: tập đọc (TV 2, tập 1, trang 17)
 VD: Ghép các tiếng sau thành những từ ngữ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính. 
M: yêu mến, quý mến – TV2, tập 1, trang 99
	Lớp 3:
 Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ
 + Loại bài tập mở rộng vốn từ
 + Loại bài tập phân loại, hệ thống hóa vốn từ 
 - Bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm
VD1: Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21,22, em hãy tìm các từ ngữ:
	a) Chỉ trí thức. M: bác sĩ
	b) Chỉ hoạt động của trí thức M: nghiên cứu
(Tiếng Việt 3, tập hai, tr.35)
VD2: Tìm các từ:
	a) Chỉ trẻ em. M: thiếu niên
	b) Chỉ tính nết của trẻ em. M: ngoan ngoãn
	c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
 M: thương yêu
 (Tiếng Việt 3, tập một, tr. 16)
VD3: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:
Chỉ những người hoạt động nghệt thuật. M: diễn viên
Chỉ các hoạt động nghệ thuật. M: đóng phim
Chỉ các môn nghệ thuật. M: điện ảnh
 (Tiếng Việt 3, tập hai, tr. 53)
- Bài tập mở rộng vốn từ theo ý nghĩa khái quát
VD1: Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
“Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.”
(Tiếng Việt 3, tập một, tr.58)
VD2: Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 
6 của em.
 (Tiếng Việt 3, tập một, tr. 58)
- Bài tập mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ
VD: Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:
Bóng
M: bóng đá
chạy
M: chạy vượt rào
đua
M: đua xe 
nhảy
M: nhảy cao
 (Tiếng Việt 3, tập một, tr. 93)
	- Bài tập về nghĩa của từ:
Trong SGK Tiếng Việt 3, loại bài tập này chiếm tỉ lệ không nhiều và có cấu tạo đơn giản. Ở bài tập này, từ và nghĩa của từ đều đã cho sẵn, HS chỉ cần xác lập sự tương ứng giữa từ và nghĩa của từ trong từng trường hợp. Đây là dạng bài tập có yêu cầu đơn giản nhất, phù hợp với trình độ của HS bậc Tiểu học. Ngoài tác dụng giúp HS nắm nghĩa của từ, dạng bài tập này còn hình thành ở HS ý thức về vấn đề nghĩa của từ, vấn đề sử dụng từ sao cho ý nghĩa.
 	Về cách dạy, GV hướng dẫn HS lần lượt thử phép, nối từng từ với từng nghĩa cho sẵn. Nếu có sự tương ứng, hợp lí giữa từ và nghĩa của từ thì có nghĩa là HS làm được. Sự so sánh, đối chiếu giữa các nghĩa khác nhau của các từ cho sẵn giúp HS nhận biết được các nét nghĩa, các sắc thái khác nhau trong nghĩa của từng từ.
Theo cách làm này đối với bài tập trên, kết quả đạt được như sau:
- Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
- Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
- Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
 - Bài tập sử dụng từ: 
	Sử dụng từ là lựa chọn và kết hợp các từ ngữ với nhau để tạo thành câu, thành đoạn,theo những quy tắc nhất định. Mục đích của bài tập sử dụng từ là tích cực hóa vốn từ của HS, nghĩa là chuyển những từ HS đã tích lũy được thành những từ sống, luôn luôn được huy động vào hoạt động giao tiếp và tư duy. Trong SGK Tiếng Việt 3, các bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ có hai dạng cơ bản: điền từ vào chỗ trống và thay thế từ. Ngoài ra, còn có các bài tập dùng từ đặt câu mà chúng ta sẽ trình bày trong phần sau. 
- Dạng bài tập điền từ vào chỗ trống
VD: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng...
b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung 
bên... để múa hát.
c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm... để ở.
d) Truyện “ Hũ bạc của người cha” là truyện cổ của dân tộc...
(nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)
	(Tiếng Việt 3, tập một, tr. 126)
Dạng bài tập điền từ thể hiện yêu cầu luyện tập sử dụng từ ở mức độ đơn giản. Hình thức bài tập cho sẵn các từ cần điền (như bài tập trên) lại càng đơn giản hơn. Tuy nhiên, hình thức bài tập này cũng có tác dụng nhất định trong việc giúp HS rèn kĩ năng lựa chọn từ và kết hợp từ.
- Dạng bài tập thay thế từ
VD: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thế thay thế cho từ “quê hương”ở đoạn văn sau:
Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.
(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)
(Tiếng Việt 3, tập một, tr.89)
Dạng bài tập này giúp HS rèn kĩ năng lựa chọn từ và kết hợp từ. Cụ thể, ở vị trí của từ quê hương trong ngữ cảnh cho sẵn, HS phải lựa chọn những từ ngữ đồng nghĩa với quê hương, có thể thay thế được từ quê hương (nghĩa là phải có sự tương hợp về nghĩa, phù hợp về quan hệ ngữ pháp với những từ ngữ đứng trước và đứng sau trong chuỗi lời nói). Ngoài ra, sự thay thế đó còn phải phù hợp về âm điệu của câu văn, không làm thay đổi nội dung câu văn, đoạn văn.
	Về cách dạy, GV hướng dãn HS lần lượt thử dùng những từ cho sẵn (trong ngoặc đơn) thay thế cho từ “quê hương”. Nếu từ nào có sự tương hợp như đã nói trên thì thay thế được. Theo cách làm này, ở bài tập trên, các từ ngữ sau đây có thể thay thế cho từ quê hương: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
Làm quen với một số biện pháp tu từ về từ
	Các loại bài tập giúp HS làm quen với các biện pháp tu từ là:
	- Bài tập nhận biết biện pháp tu từ so sánh: SGK Tiếng Việt 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh (với tư cách là một biện pháp tu từ) cho HS, mà thông qua hàng loạt bài tập, dần dần hình thành ở HS khái niệm này. Hình thức bài tập thường là nêu ngữ liệu (câu văn, câu thơ; đoạn văn, đoạn thơ) trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh; yêu cầu HS chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong các ngữ liệu ấy. 
VD1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:
a) Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành.
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều như dấu “á”
 Ai vừa tung lên trời.
d) Ơ, cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê
 Như vành tai nhỏ
 Hỏi rồi lắng nghe.
 (Tiếng Việt 3, tập một, tr. 8)
Về cách dạy loại bài tập trên, trước hết, GV cho một HS đọc thành tiếng toàn bộ bài tập. Các em khác vừa nghe vừa nhìn vào bài tập trong SGK. Ấn tượng thính giác phối hợp với ấn tượng thị giác giúp các em dễ nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn. Sau bước nhận biết sơ bộ đó, GV hướng dẫn HS đi vào phân tích từng trường hợp, tìm các sự vật được so sánh hoặc các hình ảnh so sánh theo yêu cầu của bài tập. Theo cách làm này, ở bài tập trong VD1 nói trên, HS dễ dàng tìm được những sự vật được so sánh với nhau. Cụ thể, trong (a): mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
- Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh: 
VD1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
	(Tiếng Việt 3, tập một, tr. 126)
VD2: Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: 
Công cha nghĩa mẹ được so sánh như..., như...
Trời mưa, đường đất sét trơn như....
Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như... 
 (Tiếng Việt 3, tập một, tr. 12)
Ở bài tập trong VD1, SGK đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh vẽ từng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau (hoặc gần giống nhau) về hình thức. HS chỉ cần xác định đối tượng so sánh và đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh ở từng cặp. Sau đó, xác lập quan hệ so sánh giữa hai đối tượng rồi đặt câu có chứa hình ảnh so sánh ấy. Theo cách này, ta có kết quả sau:
Cặp 1: Trăng đêm rằm tròn như quả bóng.
Cặp 2: Bé cười tươi như hoa.
Cặp 3: Đèn điện sáng như sao trên trời.
Cặp 4: Đất nước ta cong cong như hình chữ S.
	Nếu như ở bài tập trong VD1, sau khi đã hình thành được ý, HS phải tự tìm cấu trúc câu thích hợp, tương ứng thì ở bài tập trong VD2, cấu trúc câu đã cho sẵn, HS chỉ cần tìm yếu tố 4 trong mô hình (đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh) để điền vào chỗ trống ấy. Dựa vào các yếu tố đã cho sẵn, HS có thể tìm được đối tượng so sánh. Cụ thể như sau:
Câu a: Công cha nghĩa mẹ được so sánh như “núi Thái Sơn”, như “nước trong nguồn chảy ra” Câu b: Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
Câu c: Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như trái núi.
Những bài tập rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh nói trên có tác dụng rất lớn đối với việc làm văn miêu tả, kể chuyện của HS.
	- Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa:
VD: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đồng hồ báo thức
Bác Kim giờ thân trọng
Nhích từng li, từng li
Anh Kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim gây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hóa?
 Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
(Tiếng Việt 3, tập hai, tr.44,45)
Trên cơ sở nắm chắc khái niệm nhân hóa, GV gợi ý, hướng dẫn HS làm các bài tập nhận biết nói trên, từng bước hình thành cho HS hiểu biết về biện pháp tu từ này. GV có thể đặt những câu hỏi nhỏ, cụ thể hóa yêu cầu của bài tập để gợi ý HS. (VD: Ở câu hỏi (a), có thể gợi ý: Trong bài thơ trên, những vật nào mang đặc điểm, tính cách như người? Ở câu hỏi (b), dựa trên những hiểu biết của HS về cách nhân hóa đã được hình thành qua nhiều bài tập trước, GV có thể gợi ý cụ thể hơn cho các em: Những chiếc kim đồng hồ được gọi bằng gì?
Hoạt động, trạng thái của những chiếc kim ấy được miêu tả bằng những từ ngữ như thế nào? 
Theo cách làm này, ta thu được kết quả như sau:
Những vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
Được gọi như người
Được tả bằng những từ chỉ người
Kim giờ
Bác
thận trọng, nhích từng li, từng li
Kim phút
Anh
lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
Bé
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
 - Bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa
VD1: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc vườn cây.
 (Tiếng Việt 3, tập hai, tr. 127)
VD2: Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật và con vật nào? Cách gọi và tả chúng có gì hay?
 Những chị lúa phất phơ bím tóc
 Những cậu tre bá vai nhau thì thắm đứng học
 Đàn cò áo trắng
 Khiêng nắng
 Qua sông
 Cô gió chăn mây trên đồng
 Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi.
 (Tiếng Việt 3, tập hai, tr. 61)
 5.2.2. Bài tập rèn luyện về câu
Lớp 2:
* Bài tập về cấu tạo câu gồm một số kiểu chính sau:
	- Trả lời câu hỏi
VD 1: Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi:
Em bé thế nào?
(xinh, đẹp, dễ thương,)
Con voi thế nào?
(khỏe, to, chăm chỉ,)
Những quyển vở thế nào?
(đẹp, nhiều màu, xinh xắn,)
Những cây cau thế nào?
(cao, thẳng, xanh tốt,)
 (Tiếng Việt 2, tập một, trang 122)
VD 2: Trả lời câu hỏi sau:
Khi nào học sinh được nghỉ hè?
Khi nào học sinh tựu trường?
Mẹ thường khen em khi nào?
Ở trường, em vui nhất khi nào?
M: Ở trường, em vui nhất khi được điểm tốt.
 (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 8)
	- Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi
VD 1: Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, làm gì?
Chi đến tìm bông cúc màu xanh.
Cây xòa cành ôm cậu bé.
Em học thuộc đoạn thơ.
Em làm ba bài tập toán.
Ai
làm gì ?
M : Chi
đến tìm bông cúc màu xanh.
 (Tiếng Việt 2, tập một, trang 108)
VD 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
Sơn ca khô cả họng vì khát.
Vì mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.
 (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 79)
 - Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu
VD 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
Em là học sinh lớp 2.
Lan là học sinh giỏi nhất lớp.
Môn học em yêu thích là Tiếng Việt.
M: Ai là học sinh giỏi nhất lớp? 
 (Tiếng Việt 2, tập một, trang 52)
VD 2: Đặt câu cho cụm từ Ở đâu ? Cho mỗi câu sau:
Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.
Em ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.
Sách của em để trên giá sách.
M: Sao Chăm chỉ họp ở đâu? 
 (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 27)
 - Đặt câu theo mẫu
VD 1: Đặt câu theo mẫu:
Giới thiệu trường em.
Giới thiệu một môn học em yêu thích.
Giới thiệu làng (xóm, bản, ấp, buôn, sóc, phố) của em.
Ai? (Cái gì?, Con gì?)
Là gì?
M: Môn học em yêu thích
là môn Tiếng Việt.
 (Tiếng Việt 2, tập một, trang 44)
VD 2: Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi – đáp theo mẫu sau:
Người ta trồng cây cam để làm gì?
Người ta trồng cây cam để ăn quả.
 (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 87)
	* Bài tập về dấu câu gồm các kiểu chính là:
	- Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống
VD: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn sau?
Tôn trọng luật lệ chung
Một hôm Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi cả dép vào. Bác không đồng ý Đến thềm chùa Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.
 (Tiếng Việt 2, tập Một, tr.17)
	- Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống
VD: Em đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau?
Tên em là gì
Em học lớp mấy
Tên trường của em là gì
 (Tiếng Việt, tập Một, tr.67)
	- Ngắt câu.
VD: Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ đầu câu.
	Trời đã vào thu những đám mây bớt đổi màu trời bớt nặng gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng trời xanh và cao dần lên.
	Theo Ngô Văn Phú
 (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 77)
Lớp 3:
	* Bài tập về cấu tạo câu gồm một số kiểu chính như sau:
 - Trả lời câu hỏi 
VD: Dựa vào nội dung bài thơ Đồng hồ báo thức, trả lời câu hỏi:
Bác Kim giờ nhích về phía trước như thế nào?
Anh Kim phút đi như thế nào?
Bé Kim giây chạy lên trước như thế nào?
 (Tiếng Việt 3, tập Hai, tr. 45)
 - Tìm bộ phận câu trả lời cho những câu hỏi nhất định. 
VD: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì ?
Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn 
tay khéo léo của mình.
	c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.
 (Tiếng Việt 3, tập hai, tr. 117)
- Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu. 
VD: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. 
Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng.
 (Tiếng Việt 3, tập một, tr.66)
 - Nhận diện kiểu câu:
VD: Những câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? Hoặc làm gì?
	Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi những chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
- Đặt câu theo mẫu. 
VD: Dựa theo nội dung các bài tập đọc đã học ở tập 3, tuần 4, hãy đặt câu theo mẫu Ai làm gì ? Để nói về:
Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.
Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
Bà mẹ trong truyện Người mẹ.
Chú chim sẻ trong truyện Chú chim sẻ và bông hoa bằng lăng.
* Các bài tập về dấu câu trong sách Tiếng Việt 3
	- Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống. 
VD: Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng chỗ chấm trong truyện vui sau.
Nhìn bài bạn
Phong đi học về  Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
Hôm nay con được điểm tốt à
Vâng  Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long  Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.
Mẹ ngạc nhiên:
Sao con nhìn bài của bạn 
Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con tập thể dục ấy 
mà!
	- Tìm dấu câu thích hợp điền vào chỗ trống. 
VD: Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống?
Một người kêu lên  “Cá heo!”
Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ các thứ cần thiết  chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà
Đông Nam Á gồm 11 nước là  Bru-nây, Cam- pu-chia, Đông Ti-
mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
	- Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp:
VD: Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp.
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-Rai hay Ê-đê Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
	- Ngắt câu. 
VD: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả:
Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà 
mẹ cúi lom khom tra ngô

File đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_thuc_hien_day_hoc_tu_va_cau_trong_phan_mon_luye.doc