SKKN Giải pháp giúp học sinh Lớp 3 hiểu và vận dụng tốt biện pháp tu từ so sánh - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Chuân

Bài tập: Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi dòng sau:

 a. Từ xa, tiếng thác dội về nghe như.

 b. Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như .

 c. Tiếng sóng biển rì rầm như.

 Khi học sinh đã hoàn chỉnh mỗi hình ảnh so sánh theo yêu cầu của bài, tôi yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về cái hay của mỗi hình ảnh so sánh đó.

Ví dụ: Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như tiếng chim.

Hình ảnh so sánh này gợi cho ta thấy tiếng trẻ em chuyện trò líu lo, ríu rít như tiếng hót của một bầy chim, ta cảm nhận ngay được sự trong trẻo, vô tư của tâm hồn trẻ thơ.

 Với học sinh có năng khiếu, có thể yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn kể về những âm thanh buổi sáng quanh em, trong đó có sử dụng những câu văn chứa hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Giải pháp giúp học sinh Lớp 3 hiểu và vận dụng tốt biện pháp tu từ so sánh - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Chuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
họn sự vật đem so sánh.
- Thực tế, dạy cho học sinh lớp 3 biết về biện pháp tu từ so sánh được bắt đầu từ việc hướng dẫn học sinh nhận diện về hai sự vật so sánh với nhau. Để học 
sinh nhận diện được hai sự vật so sánh với nhau, tôi đã bắt đầu từ việc cho học 
sinh tìm từ ngữ chỉ sự vật có trong văn cảnh, trong câu.
 Ví dụ : Bài tập 2 (Tuần 1 - Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8)
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
 a. Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành.
 ( Huy Cận )
 b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
 ( Vũ Tú Nam )
 Đối với bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
 + Trên cơ sở của bài tập 1 cùng tiết học và kiến thức về từ chỉ sự vật đã học ở lớp 2, yêu cầu học sinh tìm từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi phần.
 + Dùng câu hỏi gợi ý:
Hai bàn tay của em bé mà em đã được học trong bài thơ “Hai bàn tay em” là hai bàn tay thế nào?
Bông hoa đầu cành là bông hoa như thế nào? 
Vậy hai bàn tay của em được so sánh với gì? Tại sao? (Hai bàn tay của em được so sánh với bông hoa đầu cành vì hai bàn tay của bé xinh như một bông hoa) 
 + Với phần (b) tôi hướng dẫn tương tự.
 + Kết luận: Hai sự vật đem so sánh với nhau là hai sự vật có nét nào đó giống nhau.
 - Khi học sinh đã hiểu về hai sự vật so sánh với nhau, tôi yêu cầu học sinh tự tìm một số ví dụ có hai sự vật so sánh với nhau.
 Ví dụ: Mắt mèo tròn như viên bi.
 Chiếc ô giống như một cái nấm khổng lồ.
- Để củng cố cho học sinh nắm chắc về hai sự vật so sánh với nhau, tôi đã đưa thêm một số bài tập vào tiết dạy Tiếng Việt tăng cho học sinh luyện tập như sau:
 Bài 1: Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
 a. Dưới gốc cây phượng già, những cánh hoa phượng rụng phủ kín mặt đất như tấm thảm đỏ.
 (Đức Tiến)
 b. Ngọn đèn sáng tựa trăng rằm.
 c. Hồn tôi là một vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
 (Tố Hữu) - Theo Bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 3.
 Bài 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Các sự vật này (trong từng cặp so sánh) có điểm gì giống nhau?
 a. Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xoè rộng như một dải lụa màu da cam.
 (Theo Trần Hoài Dương)
 b. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
 (Vũ Tú Nam)
 c. Hoa lựu như lửa lập lòe
 Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
 (Trần Đăng Khoa)
	Theo Bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 3.	
- Với mỗi hình ảnh so sánh trong mỗi bài tập trên, tôi đều kết hợp yêu cầu học sinh nêu cảm nhận về cái hay trong cách so sánh hai sự vật với nhau.
	 Ví dụ: Hai sự vật "ngọn đèn" so sánh với "trăng rằm" là cách so sánh rất thân thuộc, gần gũi với trẻ em bởi đó là những sự vật các em nhìn thấy hàng ngày.
4.3. Hướng dẫn học sinh nắm chắc cấu trúc của một phép so sánh
4.3.1. Hướng dẫn học sinh biết mô hình cấu tạo của hình ảnh so sánh (cấu trúc một phép so sánh) 
Một hình ảnh so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố 1: Yếu tố được (hoặc bị) so sánh tuỳ theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố 2: Là cơ sở so sánh. Đây là yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.
- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh.
- Yếu tố 4: Là cái được so sánh tức là yếu tố chia ra làm chuẩn để so sánh.
Ví dụ: 
 Bà em ở làng quê
 Lưng còng như dấu hỏi.
 yếu tố 1 yếu tố 2 yếu tố 3 yếu tố 4 
 (Phạm Đông Hưng)
 Trên thực tế có nhiều hình ảnh so sánh không đầy đủ cả 4 yếu tố:
- So sánh vắng yếu tố 2 được gọi là so sánh chìm: 
Ví dụ: 
 Bà như quả ngọt chín rồi.
 yếu tố 1 yếu tố 3 yếu tố 4 
 (Võ Thanh An)
- So sánh vắng yếu tố 2 và yếu tố 3. Đây là dạng so sánh không đầy đủ chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố 2 và yếu tố 3 được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.
Ví dụ: Thân dừa bạc phếch tháng năm
 Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. 
 yếu tố 1 yếu tố 4
 (Trần Đăng Khoa)
- Căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh, có thể chia ra làm các hình thức so sánh sau:
+ Yếu tố 3 có thể là từ: như, tựa như, chừng như,...
+ Yếu tố 3 có thể là từ hô ứng: bao nhiêu  bấy nhiêu.
+ Yếu tố 3 có thể là từ: là.
 Tuy nhiên để không làm "phức tạp hóa vấn đề", trong khi hướng dẫn học sinh biết mô hình cấu tạo của hình ảnh so sánh (cấu trúc một phép so sánh), tôi không nói các khái niệm như yếu tố 1, yếu tố 2, yếu tố 3, yếu tố 4. Nhưng tôi hướng dẫn để các em hiểu so sánh tu từ cần phải có sự vật hay đối tượng được đem ra so sánh, các mặt so sánh, từ so sánh, sự vật hoặc đối tượng tương đồng được so sánh. Đồng thời hướng dẫn để các em biết được có những trường hợp vắng từ so sánh hay vắng mặt đem ra so sánh nhưng không thể thiếu sự vật đem ra so sánh và sự vật đối tượng được so sánh như trong các ví dụ tôi nêu ở trên. 
 4.3.2. Hướng dẫn học sinh tìm được các hình ảnh so sánh trong văn cảnh, văn bản. 
Nội dung này được dạy qua một số bài tập về nhận diện hình ảnh so sánh. 
 Ví dụ: Bài 1 (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 24): Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
 a. Mắt hiền sáng tựa vì sao
 Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. 
 (Thanh Hải)
 b. Em yêu nhà em
 Hàng xoan trước ngõ
 Hoa xao xuyến nở
 Như mây từng chùm.
 ( Tô Hà )
 c. Mùa đông
 Trời là cái tủ ướp lạnh
 Mùa hè
 Trời là cái bếp lò nung.
 ( Lò Ngân Sủn )
 d. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
 Đất nước ngàn năm
 Với bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
 - Yêu cầu học sinh nêu hai sự vật được so sánh với nhau.
 - Hướng dẫn học sinh tìm từ chỉ sự so sánh trong mỗi phần.
 - Gợi ý để học sinh nêu được cấu trúc của một hình ảnh so sánh qua một số câu hỏi sau:
 + Nêu hai sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ phần a?
 + Hai sự vật trên được so sánh với nhau bởi chúng có nét gì giống nhau?
 + “ Mắt Bác Hồ” và “ vì sao” được so sánh với nhau bởi từ ngữ nào?
 Từ đó giúp học sinh nhận ra cấu trúc của một hình ảnh so sánh gồm:
 Sự vật 1 – từ chỉ sự so sánh – sự vật 2
 - Yêu cầu học sinh tự nêu ví dụ về hình ảnh so sánh và phân tích cấu trúc của hình ảnh so sánh.
 - Lưu ý: Có hình ảnh so sánh có cấu trúc đặc biệt, không có từ chỉ sự so sánh. Từ chỉ sự so sánh được thay bằng dấu gạch ngang.
 Ví dụ: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
 sự vật 1 sự vật 2
4. 4. Hướng dẫn học sinh nắm chắc các kiểu so sánh
 Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3 có 2 kiểu so sánh:
4.4.1. So sánh ngang bằng: Đây là kiểu so sánh thường dùng từ: là, như, tựa, giống như... để làm từ so sánh.
 Ví dụ: Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành. 
 (Huy Cận)
4.4.2. So sánh hơn - kém: Là kiểu so sánh mà cơ sở so sánh luôn gắn liền với các từ: hơn, kém, chẳng bằng,...
 Ví dụ: Trăng khuya sáng hơn đèn.
 (Trần Đăng Khoa)
 - Nội dung này được dạy thông qua bài tập:
 Bài 1 (Tuần 5 - Tiếng Việt 3, tập 1, trang 42): Tìm các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau:
 a. Bế cháu ông thủ thỉ:
 - Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
 Ông là buổi trời chiều!
 Cháu là ngày rạng sáng. 
 ( Phạm Cúc )
 b. Ông trăng tròn sáng tỏ
 Soi rõ sân nhà em
 Trăng khuya sáng hơn đèn
 Ơi ông trăng sáng tỏ. 
 ( Trần Đăng Khoa )
 c. Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 ( Trần Quốc Minh )
Với bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
 - Yêu cầu học sinh tìm ra hình ảnh so sánh trong mỗi phần.
 - Trong mỗi hình ảnh so sánh đó, tôi lại yêu cầu học sinh tìm ra hai sự vật so sánh với nhau và từ chỉ sự so sánh trong hình ảnh so sánh đó.
 - Từ việc hướng dẫn học sinh phân tích từng hình ảnh so sánh đã tìm, tôi gợi ý để học sinh nhận ra đâu là kiểu so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém; trong mỗi kiểu so sánh đó, tôi hướng dẫn học sinh chỉ ra từ chỉ sự so sánh là những từ nào. Từ đó học sinh có thể tự nêu ví dụ cho mỗi kiểu so sánh vừa được học, nêu cảm nhận về hình ảnh so sánh. 
 - Vào tiết học Tiếng Việt tăng, để học sinh nắm chắc hai kiểu so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém, tôi đã đưa ra một số bài tập để học sinh luyện tập nhằm củng cố kiến thức:
 Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu văn, câu thơ dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
 a. Trên trời có một cô Mây rất đẹp. Khi thì cô mặc áo trắng như bông, khi thì thay áo màu xanh biếc, lúc lại đổi áo màu hồng tươi.
 ( Nhược Thủy )
 b. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt như một bức thảm đỏ rực.
 c. Hoa cà tim tím
 Hoa mướp vàng vàng
 Hoa lựu chói chang
	 Đỏ như đốm lửa.
 ( Thu Hà )
 Theo Bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 3.
 Bài 2: Trong khổ thơ dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Từ so sánh được dùng là từ nào? Hình ảnh so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
 Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm
 Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui.
 Bà nhìn: như hạt cau phơi
 Cháu cười: quả chuối vàng tươi trong vườn.
 Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
 Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
 ( Lê Hồng Thiện )
Với mỗi hình ảnh so sánh có trong các bài tập, tôi đều kết hợp yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về hình ảnh so sánh đó.
Chẳng hạn: Trong bài 2, dưới con mắt của mỗi người, hình ảnh trăng lại được so sánh với một sự vật khác. Đó là những sự vật gần gũi với họ. Mẹ thấy trăng như lưỡi liềm bởi vì lưỡi liềm là vật gắn liền với cuộc sống lao động của mẹ. Ông lại thấy trăng như con thuyền cong mui bởi vì con thuyền đó có thể là vật mà hằng ngày ông thường dùng để đánh cá, chở hàng, Với bà, trăng như hạt cau phơi bởi bà thường ăn trầu, hạt cau phơi cũng có hình cong cong như mặt trăng đầu tháng. Còn với bé, trăng lại như quả chuối chín vàng mà bé thường ăn. Với bố, những đêm hành quân vượt rừng Trường Sơn, cánh võng nghỉ tạm trong đêm cũng có hình cong cong như một vầng trăng khuyết.
Với học sinh có năng khiếu, tôi yêu cầu viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cái hay và hợp lí của một trong các hình ảnh so sánh em vừa tìm hiểu ở trên.
4.5. Hướng dẫn học sinh nắm chắc các cách so sánh
Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3, học sinh được học 4 cách so sánh. Ở mỗi cách so sánh, tôi tìm ra cách dạy để học sinh nhận biết và vận dụng được cách so sánh đó vào nói, viết.
4.5.1. So sánh người với sự vật ( Sự vật – Sự vật )
Trong cách so sánh này, cái so sánh chỉ người - cái được so sánh chỉ sự vật hoặc ngược lại.
 Ví dụ: Bà như quả ngọt chín rồi.
 (Võ Thanh An)
 hoặc: Cây pơ - mu đầu dốc
 Im như người lính canh.
 (Nguyễn Thái Vận)
 	Nội dung này được dạy qua bài tập 1 (Tuần 7- Tiếng Việt 3, tập 1, trang 58). Khi dạy nội dung này, tôi hướng dẫn như sau:
+ Yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh so sánh, hai sự vật so sánh với nhau và từ chỉ sự so sánh trong hình ảnh so sánh đó.
+ Hướng dẫn học sinh nhận ra trong hai sự vật so sánh với nhau đó có một sự vật là người, một sự vật là vật.
 + Với mỗi hình ảnh so sánh này, tôi đều hướng dẫn học sinh cảm nhận cái hay và hợp lí của cách so sánh đó.
 Ví dụ: "Bà như quả ngọt chín rồi" là cách so sánh người - bà và sự vật - quả ngọt chín rồi. Đó là cách so sánh rất hay và hợp lí vì bà đã cao tuổi giống như quả ngọt đã chín, bà càng cao tuổi thì tình cảm của bà càng sâu sắc, càng ngọt ngào như quả chín trên cây. Với sự so sánh này, người cháu thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với bà.
 Để học sinh nắm chắc hơn về cách so sánh này, trong tiết Tiếng Việt tăng, tôi đưa ra 2 bài tập để giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức:
 Bài 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo ra hình ảnh so sánh người với sự vật trong mỗi câu sau:
 a. Dòng sông quê em hiền hoà như...
 b. Đôi mắt bé Hà tròn xoe như ...
 c. Mặt trăng đêm trung thu đẹp như...
 Bài 2: Hãy viết 2 câu có hình ảnh so sánh giữa người và vật.
 Khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập trên, với mỗi hình ảnh so sánh, tôi đều hướng dẫn học sinh nêu được sự hợp lí và tác dụng của cách so sánh đó.
 Từ mỗi hình ảnh so sánh trên, tôi có thể yêu cầu học sinh có năng khiếu viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của mình. Chẳng hạn viết đoạn văn ngắn thể hiện cảm xúc của em với dòng sông quê hương, với đêm trăng trung thu,và có thể yêu cầu cao hơn là trong đoạn văn có sử dụng một số câu chứa hình ảnh so sánh.
4.5.2. So sánh âm thanh với âm thanh
 Trong cách so sánh này, cái so sánh và cái được so sánh đều là âm thanh. Cấu trúc của cách so sánh này là: 
 Âm thanh 1 - từ chỉ sự so sánh - âm thanh 2
 Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 (Hồ Chí Minh)
 Nội dung này được dạy trong tuần 10. Khi dạy nội dung này, tôi hướng dẫn như sau:
 + Yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh so sánh, hai âm thanh so sánh với nhau và từ chỉ sự so sánh trong hình ảnh so sánh đó.
 + Với mỗi hình ảnh so sánh này, tôi đều hướng dẫn học sinh cảm nhận cái hay và hợp lí của cách so sánh đó.
 Để học sinh nắm chắc hơn về cách so sánh này, trong tiết Tiếng Việt tăng, tôi đưa ra bài tập để giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức:
 Bài tập: Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi dòng sau:
 a. Từ xa, tiếng thác dội về nghe như...
 b. Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như ...
 c. Tiếng sóng biển rì rầm như...
 Khi học sinh đã hoàn chỉnh mỗi hình ảnh so sánh theo yêu cầu của bài, tôi yêu cầu học sinh nêu cảm nhận của mình về cái hay của mỗi hình ảnh so sánh đó. 
Ví dụ: Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như tiếng chim. 
Hình ảnh so sánh này gợi cho ta thấy tiếng trẻ em chuyện trò líu lo, ríu rít như tiếng hót của một bầy chim, ta cảm nhận ngay được sự trong trẻo, vô tư của tâm hồn trẻ thơ.
 Với học sinh có năng khiếu, có thể yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn kể về những âm thanh buổi sáng quanh em, trong đó có sử dụng những câu văn chứa hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh.
4.5.3. So sánh hoạt động với hoạt động
 Ở dạng bài tập này, cái so sánh và cái được so sánh đều là những hoạt động. Hoạt động của những con vật, của cây cối, của những loài tưởng chừng như vô tri, vô giác song nhờ phép so sánh chúng lại trở nên sinh động, có hồn. Điều này không chỉ kích thích hứng thú học tập cho học sinh mà còn cung cấp cho các em cái nhìn mới lạ về loài vật, cây cỏ. Cấu trúc của cách so sánh này là: 
 Hoạt động 1 - từ chỉ sự so sánh - hoạt động 2
 Nội dung này được dạy trong tuần 12. Khi dạy nội dung này, tôi hướng dẫn như sau:
 + Yêu cầu học sinh chỉ ra hình ảnh so sánh, hai hoạt động được so sánh với nhau và từ chỉ sự so sánh trong hình ảnh so sánh đó.
 + Với mỗi hình ảnh so sánh này, tôi đều hướng dẫn học sinh cảm nhận cái hay và hợp lí của cách so sánh đó.
Ví dụ: Con trâu đen lông mượt
 Cái sừng nó vênh vênh
 Nó cao lớn lênh khênh
 Chân đi như đập đất.
 (Trần Đăng Khoa)
 Trong ví dụ trên, hoạt động “đi” của con trâu được so sánh với hoạt động “đập đất”. Đây là cách so sánh rất hợp lí bởi cả hai hoạt động được so sánh với nhau đều rất gần gũi với người nông dân, giúp ta cảm nhận được hoạt động đi của con trâu rất mạnh, dứt khoát và gắn liền với hoạt động lao động của người nông dân.
 Để khắc sâu kiến thức cho học sinh, trong tiết Tiếng Việt tăng, tôi đưa ra cho học sinh 2 bài tập sau:
 Bài 1: Ghi lại câu văn có chứa phép so sánh hoạt động với hoạt động trong đoạn văn sau:
 “Hai chú chim non há mỏ kêu chíp chíp đòi ăn. Hai anh em tôi đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên tôi như những đứa con bám theo mẹ."
 Bài 2: Nêu các từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong các câu của đoạn văn sau:
 “Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn 
hổ mang giận dữ. Gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như 
ai cười, ai nói trong vòm lá."
 Theo Bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 3.
 - Với học sinh có năng khiếu, tôi yêu cầu viết vài câu văn miêu tả hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi trong đó có câu văn chứa hình ảnh so sánh hoạt động với hoạt động.
4.5.4. So sánh về đặc điểm 
 Đây là cách so sánh mà hai sự vật được so sánh với nhau về một đặc điểm.
Ví dụ: Ông hiền như hạt gạo. 
 sự vật 1 đặc điểm từ so sánh sự vật 2
 Nội dung này được học sau khi học sinh ôn tập về từ chỉ đặc điểm ở tuần 14. Với bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh như sau:
 + Học sinh đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài.
 + Yêu cầu học sinh tìm hình ảnh so sánh có trong từng phần.
 + Yêu cầu học sinh nêu sự vật, từ chỉ sự so sánh có trong mỗi hình ảnh so sánh, từ chỉ đặc điểm có trong hình ảnh so sánh đó.
 So sánh về đặc điểm có cấu trúc như sau:
 Sự vật 1 – từ chỉ đặc điểm – từ chỉ sự so sánh – sự vật 2
 Để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh, tôi đưa ra bài tập trong tiết Tiếng Việt tăng như sau:
 Bài tập: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm của hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu dưới đây:
 a. Hồ Xuân Hương có mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu.
 b. Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm.
 c. Đường mềm như dải lụa
 Uốn mình dưới cây xanh.
 Theo Bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 3.
 Với học sinh có năng khiếu, tôi yêu cầu cao hơn: Viết câu văn miêu tả một cảnh đẹp của quê em có chứa hình ảnh so sánh về đặc điểm.
 Tóm lại: Với mỗi bài tập, tôi đều hướng dẫn học sinh nhận biết kiểu so sánh (so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém), nhận biết hình ảnh so sánh đó được so sánh theo cách nào. Từ việc nắm chắc, hiểu sâu như vậy học sinh sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của hình ảnh so sánh. Từ đó biết vận dụng hình ảnh so sánh hợp lí, có hiệu quả vào viết câu, viết đoạn văn và giao tiếp hàng ngày.
 Tôi không chỉ cho học sinh làm những bài tập phát hiện sự vật so sánh, hai sự vật đem so sánh với nhau là hai sự vật có nét nào đó giống nhau, tự tìm một số ví dụ có hai sự vật so sánh với nhau mà tôi còn cho học sinh tự viết những câu văn giàu hình ảnh, sinh động nhờ biện pháp tu từ so sánh hoặc học sinh viết lại những câu văn cho hay hơn bằng cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Ví dụ: 
Bài 1: Dùng biện pháp so sánh để viết lại những câu văn sau cho sinh động, gợi tả hơn:
Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở đằng đông.
Dòng sông quanh co chảy qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
Đất nước mình đâu cũng dẹp.
Đám mây đen ùn ùn kéo tới, trời tối sầm lại.
Đám mây bay qua bầu trời.
Ánh nắng trải khắp cánh đồng.
Cây bàng toả bóng mát rượi.
Những cây phượng đã nở hoa đỏ chói.
Bác nông dân khoẻ mạnh, nước da rám nắng.
*Đáp án:
a) Ông mặt trời đỏ như quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở đằng đông.
b) Dòng sông mềm như một dải lụa vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
c) Đất nước mình đẹp như một bức tranh.
d) Đám mây đen ùn ùn kéo đến, bầu trời lúc này như một tấm thảm xám xịt khổng lồ.
e) Đám mây mỏng như một dải lụa đang bay qua bầu trời.
f) Ánh nắng vàng như mật ong đang trải khắp cánh đồng.
g) Cây bàng như một chiếc ô khổng lồ toả bóng mát rượi.
h) Bác nông dân khoẻ như một đô vật, nước da như màu đồng hun.
Bài 2: Dựa vào những ý sau, hãy viết thành một đoạn văn gợi tả và gợi cảm hơn:
Mùa đông đến. Những cơn gió lạnh tràn về. Nhìn lên trời, em không thấy chim én nữa. Mẹ giục em lấy áo ấm ra mặc. Em rất vui sướng khi mặc chiếc áo len mẹ mới đan cho em.
*Đáp án:
Có phải mùa đông lạnh lẽo đã đến rồi không? Đúng rồi, những cơn gió lạnh như dao cắt đã vội vã tràn về! Nhìn lên bầu trời xam xám như màu chì, em không thấy những cánh én đang chao liệng nữa. Mẹ em giục: “Con hãy lấy chiếc áo mẹ vừa đan xong ra mặc cho ấm đi!”. Xỏ tay vào chiếc áo mới, em thấy mình như được lớn thêm một tuổi và thấy ấm áp hẳn lên vì được sống trong tình thương của mẹ.
4.6. Kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khi dạy biện pháp tu từ so sánh
 Như đã nói ở trên, học sinh được học biện pháp tu từ so sánh bắt đầu từ lớp 3. Tính mới, trừu tượng, khó là đặc điểm của phép tu từ này đối với học sinh nhất là với đối tượng học sinh còn chậm. Nếu giáo viên không linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà chỉ dạy theo cách truyền thống thầy giảng - trò nghe thì ch

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_hieu_va_van_dung_tot_bien.doc