SKKN Khai thác ý nghĩa của một số loại cây trong nhà trường gắn với nội dung chương trình môn học và hoạt động giáo dục trường Tiểu học
Thông qua việc học tập tích hợp được tổ chức, học sinh sẽ hình thành và
phát triển các năng lực đặc thù về cảm nhận tác phẩm nghệ thuật, các phẩm chất
đạo đức cũng được hình thành và phát triển. Những điều đó có ý nghĩa rất lớn đối
với việc vận dụng kiến thức và kỹ năng môn văn và đạo đức vào tạo tác cây cảnh
nghệ thuật. Sau này, các em có thể trở thành những nghệ nhân giỏi với những tác
phẩm cây cảnh nghệ thuật “để đời”. Chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc.
à phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2.2.1. Về phẩm chất, có 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho học sinh đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Xét về đặc điểm tâm lí học ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em rất nhạy cảm với các yếu tố tác động tới giác quan, đặc biệt là thị giác. Thông qua hoạt động nhìn, ngắm, thưởng ngoạn các tác phẩm cây cảnh nghệ thuật. Các giá trị thẩm mĩ của cây đã tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của các em. Màu sắc đa dạng, kì lạ của lá, của hoa, cấu trúc hài hòa của cành nhánh. Đường nét khúc khuỷu, vặn xoắn của thân cây, u bướu lồi lõm cổ kính nhưng rất vững chắc của gốc rễ cây khiến các em rất ấn tượng và thích thú. Đặc biệt, khi cây cảnh nghệ thuật được thiết kế dưới dạng tiểu cảnh, tái hiện lại những phong cảnh ngoài thiên nhiên như: cây đa, bến nước, sân đình; cảnh sơn thủy hung vĩ ngắm nhìn nó sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em về hình ảnh thật của quê hương, đất nước, con người Việt Nam. 10 Qua đó, hình thành nên tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước nơi mà các em đang sinh sống và học tập. Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, các em hiểu được ý tưởng, bài học về đạo đức mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm. Từ đó những khái niệm đầu tiên về tình cảm gia đình, quê hương đất nước, tình yêu thương, lòng dũng cảm, nhân nghĩa được hình thành và phát triển. Khi trồng cây trên chậu, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây diễn ra chậm, vì vậy để chồi mầm ( sau này là những cành, nhánh) đâm ra ở những vị trí như mong muốn, người trồng cây phải cắt tỉa thường xuyên, chờ cây nảy mầm ở những vị trí cần sau đó. Tương tự như vậy, các bộ phận khác của cây, muốn có hình dạng như ý muốn, cây trên chậu trải qua quá trình chăm sóc lâu dài, đòi hỏi người chăm sóc cây phải vô cùng kiên nhẫn, bền bỉ, cần cù chăm chỉ mới có thể thành công. Thông qua công việc uốn cành, người tham gia vào công việc ấy sẽ tự nhận ra, khi thân cành cây còn non, nhỏ thì việc tác động lực vào việc uốn cây sẽ được thực hiện dễ dàng như ý muốn, trái lại khi thân cành đã to lớn, cứng cáp thì công việc uốn nắn sẽ trở nên rất khó khăn, nếu không khéo cây có thể bị gãy, hỏng, tổn thương. Liên hệ với thực tiễn về việc hình thành nhân phẩm con người, các em sẽ tự hiểu rằng những thói quen trong giao tiếp, cư xử, sinh hoạt hằng ngày, khi hình thành và phát triển nó cần có sự định hướng và uốn nắn ngay từ đầu. Các em sẽ cảm thấy không bị áp lực khi cha mẹ, thầy cô dạy dỗ, đó là điều thuận với lẽ tự nhiên. Cũng giống như những cành cây to, những thói quen trong lời nói và hành vi chưa đúng, không được xã hội chấp nhận, nếu để nó phát triển vững chắc theo thời gian thì rất khó để thay đổi, sữa chữa. Nếu muốn tác động, sẽ phải khéo léo, kiên nhẫn nếu không các em sẽ bị tổn thương. Khi tỉa cành cây, các em sẽ tự nhận ra: những cành nhánh cần cắt tỉa phải loại bỏ ngay từ đầu vì nếu không tiến hành kịp thời thì những cành nhánh không cần thiết sẽ phát triển mạnh, lấn át những thân cành cần nuôi dưỡng, phá hỏng cấu 11 trúc hài hòa, chuẩn mực của cây. Liên hệ với những thói quen trong lời nói và hành vi con người, các em sẽ hiểu được sâu sắc về sự cần thiết phải loại bỏ sớm những thói quen, lời nói, hành vi không tốt. Công việc chăm sóc, uốn tỉa và tạo dáng cây cảnh nếu được diễn ra trong một thời gian dài và trở thành công việc thường xuyên thì những bài học trên sẽ được khắc ghi một cách tự nhiên, thúc đẩy việc rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất cần có của các em học sinh. Tiểu cảnh gợi nhớ hình ảnh quê hương 2.2.2. Về vấn đề phát triển năng lực. Dưới hình thức tổ chức dạy học tích hợp, các em sẽ biết cách vận dụng kiến thức kĩ năng của các môn học có liên quan một cách phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc trồng, chăm sóc, tạo dáng cây cảnh nghệ thuật, một cách sáng tạo theo những ý tưởng khác nhau. Học sinh sẽ được hợp tác để cùng thảo luận phương án và thực hiện công việc được giao, trong đó mỗi em sẽ được phân công những công việc khác nhau. Như vậy những năng lực cần hình thành: giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo sẽ được hình thành và phát triển. Ngoài ra, năng lực thẩm mĩ của học 12 sinh sẽ được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thực tiễn thông qua hoạt động thưởng ngoạn và tạo hình nghệ thuật. 2.3. Dạy học tích hợp, dạy học thông qua hình thức trải nghiệm ở môn Tự nhiên xã hội, Khoa học và chương trình giáo dục kĩ năng sống. Giải quyết vấn đề này tôi đã tiến hành nghiên cứu nội dung kiến thức của 2 môn và xây dựng thành các chủ đề dưới các hình thức trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống. Theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2.3.1. Chủ đề 1: Các loại cây và các bộ phận của chúng (2 tiết) Chủ đề này học sinh của 5 khối có thể tham gia học tập. - Mục tiêu: + Qua chủ đề này, học sinh sẽ biết và phân biệt được một số loài cây. + Học sinh biết được các bộ phận cơ bản của chúng: rễ cây, thân, cành và lá cây + Bước đầu hình thành ở học sinh năng lực: giải quyết vấn đề, tự học tự nghiên cứu, giao tiếp và hợp tác với các bạn ( trao đổi, thảo luận tìm hiểu kiến thức). + Giúp các em tiếp xúc với cây xanh, xây dựng ấn tượng, hình ảnh và có tình cảm tốt đẹp, gần gũi với cây xanh - Thiết bị và phương tiện được sử dụng: + Vở ghi, bút + Cây cảnh nghệ thuật trong khuôn viên nhà trường. - Tiến trình tổ chức học tập: Giới thiệu- gắn kết Hoạt động học tập diễn ra ngoài không gian lớp học. Giáo viên tập trung học sinh trên sân trường, cả lớp vừa vỗ tay vừa hát bài “ Lý cây xanh”. Giáo viên giới thiệu với các em các hoạt động mà các em cần tham gia, hoàn thành. Học sinh mang theo vở ghi chép và bút. Hoạt động 1: Học sinh quan sát cây cảnh nghệ thuật được trưng bày trên sân trường. + Kỹ thuật động não: Giáo viên hỏi : các em hãy kể tên các loại cây mà em biết? + Giáo viên hướng dẫn cách di chuyển khoa học để quan sát cây. 13 + Học sinh di chuyển quan sát cây theo hướng dẫn. Hoạt động 2: Ghi chép lại tên của những loài cây mà các em quan sát được, cây được sử dụng công việc gì ngoài cuộc sống ( ví dụ: cây phượng trồng làm bóng mát...); Các bộ phận của cây bang ( học sinh lớp 1 có thể chỉ cần ghi). Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về các bộ phận của cây. + Giáo viên chia nhóm thảo luận ( mỗi nhóm 3-5 học sinh). + Học sinh tiến hành thảo luận và ghi lại kết quả nhóm mình sau khi thống nhất. Hoạt động 4: Báo cáo lại kết quả các em quan sát được với giáo viên. +Theo từng nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả. + Giáo viên tổ chức và yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. +Giáo viên nhận xét, khen ngợi các em có nhiều cố gắng. Hoạt động 5: Giao bài tập về nhà. Các em sẽ về tìm hiểu từ 1 đến 2 loài cây trong vườn hoặc trên chậu của nhà em. Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động chủ đề 1 14 2.3.2. Chủ đề 2: Chức năng các bộ phận của cây, chăm sóc cây cảnh trên chậu. ( 3 tiết ).Chủ đề này tiến hành cho học sinh khối 3,4,5 Mục tiêu: + Học sinh biết được chức năng cơ bản của từng bộ phận cây. + Học sinh biết được kiến thức cơ bản và các kĩ năng chăm sóc cây trên chậu + Vận dụng kiến thức, kĩ năng tham gia các hoạt động chăm sóc cây trong khuôn viên trường. + Bài học bước đầu giúp các em biết vận dụng kiến thức và kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. + Giúp các em biết yêu thiên nhiên quý trọng sức lao động và sự sống. - Thiết bị dạy học và phương tiện được sử dụng. + Bút, vở ghi. + Mỗi học sinh 1 chai nhựa 500ml, cây cảnh nghệ thuật trồng trên chậu. 15 - Tiến trình tổ chức học tập. Quá trình học tập diễn ra ngoài sân trường, khu vực trưng bày cây cảnh nghệ thuật với các hoạt động trải nghiệm. Giới thiệu- gắn kết + Giáo viên đặt câu hỏi: Cây có những bộ phận nào và chức năng của từng bộ phận? + Học sinh xong phong phát biểu ý kiến. + Giáo viên kết nối, hướng dẫn học sinh cách quan sát cây. Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cây. + Giáo viên tổ chức học sinh theo từng nhóm, mỗi nhóm 3-4 học sinh. +Giáo viên phân công học sinh các nhóm đến các vị trí trên sân trường. Mỗi nhóm quan sát một loại cây Bonsai. Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ học sinh quan sát, thảo luận và ghi chép lại câu trả lời. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả quan sát được từ hoạt động 1. + Giáo viên cho học sinh thảo luận. + Học sinh nhận xét chéo giữa các nhóm với nhau. + Giáo viên khen ngợi, động viên học sinh. Hoạt động 3: Hướng dẫn cách chăm sóc cây, tưới nước. + Giáo viên cho học sinh xếp hàng ngay ngắn. + Một học sinh lên thực hiện động tác tưới nước vào chậu cây. + Học sinh khác nhận xét cách tưới nước của bạn. + giáo viên hướng dẫn và lưu ý cách tưới nước an toàn, tiết kiệm, vệ sinh cho lớp học. Hoạt động 4: Học sinh thực hiện kĩ năng tưới nước cho cây. + Các nhóm trở lại vị trí đặt cây ở hoạt động 1. Mỗi nhóm sẽ tham gia tưới nước cho 1 cây. Giáo viên quan sát, hỗ trợ, chỉ dẫn các nhóm. Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá việc thực hành kĩ năng chăm sóc cây. 16 + Học sinh quan sát chậu cây của các nhóm. + Học sinh tự nhận xét kết quả công việc thực hành. + Giáo viên nhận xét, rút ra bài học chung cho cả lớp. Hoạt động 6: Vận dụng kiến thức, kĩ năng chăm sóc cây vào thực tiễn Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng chăm sóc cây trong trường hằng ngày vào thời gian thích hợp. Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động chủ đề 2 17 18 Như vậy, cây cảnh nghệ thuật được sử dụng như một phương tiện hữu ích trong dạy học liên môn Tự nhiên xã hội, khoa học và các hoạt động trải nghiệm để rèn kỹ năng sống, kỹ năng lao động thông qua đó góp phần hình thành năng lực và phẩm chất cốt lõi. Mặt khác, khi học sinh tham gia vào các hoạt động chăm sóc, tạo dáng cây cảnh, chính kiến thức khoa học mà các em tiếp nhận được sẽ hỗ trợ, giúp ích rất nhiều cho công việc tạo dáng, chăm sóc cây. Các em biết sử dụng nước tưới, phân bón hoặc ánh sáng với mục đích điều chỉnh, tác động vào quá trình sinh trưởng, làm chủ quá trình phát triển của cây. Với mục đích tạo ra một cây cảnh nghệ thuật với kích thước và dáng thể như ý muốn, với giá trị nghệ thuật cao. Đó chính là sự vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. 2.4. Dạy học tích hợp liên môn, ở môn tiếng việt và môn đạo đức theo hướng trải nghiệm, sáng tạo. Có thể nói, văn học và bonsai là hai bộ môn nghệ thuật với những đặc điểm riêng. Văn học sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng nói hay chữ viết để miêu tả những sự vật, hiện tượng... thông qua lăng kính của tác giả. Cây cảnh nghệ thuật là môn nghệ thuật hình ảnh, đặc biệt ở đây là hình ảnh thật, là tác phẩm sống. Tuy nhiên, chúng lại “ hội tụ” với nhau ở một điểm đó là thông qua tác phẩm tác giả muốn truyền tải, gửi gắm đến mọi người tâm tư, tình cảm, ý nghĩa lớn lao mà tác giả cảm nhận được từ ngoài cuộc sống và trở thành “ hình tượng nghệ thuật”trong tác phẩm. Một cây cảnh được coi là có giá trị nghệ thuật cao, thì ngoài những giá trị về thẩm mĩ, phải chứa “ văn”, và “ đạo” ở trong đó. Hay nói cách khác, mỗi tác phẩm cây cảnh nghệ thuật sẽ chứa đựng những triết lý sống, đạo lý làm người hay những “điển tích” có trong văn học. Ví dụ: thế cây “ tam sơn” là ba cây cảnh được trồng thẳng hàng với nhau trên chậu, cây cao đứng ở chính giữa, hai cây nhỏ đứng hai bên với hình dáng khác nhau. Các tay cành sắp xếp liên kết hài hòa với nhau, tạo thành chữ sơn ( chữ Hán Việt) nghĩa là núi, với ý nghĩa biểu tượng cho sự đoàn kết. 19 “ Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Cây thế tam sơn Câu ca dao của ông cha ta xuất hiện trong văn học dân gian đã răn dạy cho chúng ta bài học đạo đức sâu sắc về sức mạnh to lớn của sự đoàn kết. Nếu một cá thể lẻ loi sẽ chẳng làm được điều gì lớn lao nhưng nhiều cá thể ấy biết hợp tác, chung sức đồng lòng với nhau sẽ tạo thành sức mạnh to lớn như “ hòn núi cao”. Đã trở thành cảm hứng của tác giả và là linh hồn của tác phẩm cây cảnh nghệ thuật này. 20 Cây thế mẫu tử Ví dụ: Cây thế mẫu tử là cây có hai thân cùng một gốc, một thân to và một thân nhỏ, cây to có dáng xiêu, mềm mại, uyển chuyển vươn cành nhánh như những cánh tay che chở, nâng đỡ, dìu dắt con. Cây nhỏ nằm e ấp bên cạnh cây mẹ và không bị che khuất bởi các cành nhánh của thân cây mẹ. Thông qua thế cây này, tác giả muốn nhắn chúng ta về công ơn người mẹ đối với con của mình. Tương tự như vậy, các mối quan hệ về tình cảm gia đình như: bố con, vợ chồng; tình bằng hữu như bạn bè; tình cảm thầy trò Được biểu đạt bằng hình ảnh tượng trưng sinh động, giúp các em nhận biết và biến đổi thành tình yêu thương, kính trọng người thân và những người đang sống xung quanh các em. Khi các em nhận ra tình cảm đó các em biết cách chia sẻ với bạn bè và người thân đồng thời liên hệ với bản thân để tự điều chỉnh hành vi. Qua những phân tích trên ta nhận thấy mối quan hệ tương hỗ giữa hai loại hình nghệ thuật: văn học, cây cảnh nghệ thuật với giáo dục đạo đức con người. Liên hệ với phân môn tập làm văn và đạo đức của bài giáo dục tiểu học, tôi nhận 21 thấy: có thể tiến hành dạy học tích hợp hai môn trên theo định hướng phát triển năng lực dưới hình thức trải nghiệm, sáng tạo. 2.4.1. Trong phân môn Tập làm văn và Đạo đức ở tiểu học tôi đã tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục gắn với nội dung này như sau Do đặc thù lứa tuổi tiểu học là tư duy thông qua trực quan là chủ yếu vì vậy khi cho các em tiếp xúc và trải nghiệm qua các hoạt động thực tế là hết sức quan trọng. Tạo ra hứng thú và nhu cầu muốn khám phá rất cao ở các em. Dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên thông qua các hoạt động học sinh sẽ tự khám phá, cảm nhận bằng rất nhiều giác quan như: nhìn, ngắm cây, cành, lá, ngửi mùi hương của hoatạo nên cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ. Sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách cảm nhận cái hồn của cây, thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi đến. Sau đó liên hệ đến bài học về giá trị đạo đức trong môn học của các em. Chủ đề 3: Em hãy miêu tả một cây mà em yêu thích? *Mục tiêu: - Học sinh khám phá và biết cách quan sát, tư duy và liên hệ bài học - Hình thành những cảm xúc tích cực, mạnh mẽ cho học sinh. - Học sinh biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn một cách sinh động và sáng tạo để phát triển năng lực viết văn. - Hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp, tình yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ *Địa điểm, phương tiện: - Tại khu trưng bày cây cảnh nghệ thuật của trường Tiểu học Rạng Đông. - Phương tiện: bút, vở ghi, cây cảnh nghệ thuật, ghế ngồi cá nhân. *Tổ chức các hoạt động. - Hoạt động 1: Khởi động - kết nối. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, hứng thú học tập. Giúp học sinh nhớ lại kiến thức để hoạt động, sau đó học sinh có thể liên tưởng, kết nối đến bài hoc. 22 Giáo viên cho cả lớp đứng thành từng nhóm từ 3-5 học sinh: mỗi nhóm sẽ đọc 1 đến 2 câu ca dao về tình cảm gia đình; tình đoàn kết; tình yêu quê hương đất nước. Giáo viên tuyên dương học sinh. - Hoạt động 2: Khám phá. *Mục tiêu: + Giúp học sinh biết cách tham gia vào hoạt động thưởng ngoạn, cách quan sát tác phẩm cây cảnh nghệ thuật. + Hình thành những cảm xúc về thẩm mĩ. * Phương thức tổ chức. + Giáo viên cho học sinh cả lớp quan sát các tác phẩm cây cảnh nghệ thuật. + Giáo viên chia nhóm 3-5 học sinh thảo luận để chọn một tác phẩm cho cả nhóm quan sát. + Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tư duy và quan sát. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cảm nhận ý nghĩa của tác phẩm và liên hệ đến bài học đạo đức đã học: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết ơn thầy cô giáo; tình đoàn kết - Hoạt động 3: Vận dụng *Mục tiêu: + Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức viết văn, những cảm xúc và bài học từ hoạt động trước, để thực hành rèn luyện kỹ năng viết văn. + Hình thành và phát triển năng lực viết, năng lực cảm nhận nghệ thuật. * Tổ chức thực hiện: + Học sinh sử dụng vở viết, bút để thực hành kỹ năng viết văn. + Giáo viên đến các nhóm hỗ trợ, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Hoạt động 4: Củng cố Giáo viên tập trung học sinh cả lớp, sau đó trao đổi, nhấn mạnh những nét chính về phương pháp quan sát, cảm nhận, thực hành kỹ năng viết. Giáo viên cùng học sinh sắp đặt cây vào vị trí trên giá. 23 2.4.2. Vận dụng kiến thức văn học, đạo đức trong tạo tác cây cảnh. Thông qua việc học tập tích hợp được tổ chức, học sinh sẽ hình thành và phát triển các năng lực đặc thù về cảm nhận tác phẩm nghệ thuật, các phẩm chất đạo đức cũng được hình thành và phát triển. Những điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc vận dụng kiến thức và kỹ năng môn văn và đạo đức vào tạo tác cây cảnh nghệ thuật. Sau này, các em có thể trở thành những nghệ nhân giỏi với những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật “để đời”. Chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động chủ đề 3 24 25 2.5. Tích hợp môn toán và môn mỹ thuật với giáo dục Stem. 2.5.1. Cây cảnh nghệ thuật với nghệ thuật hội họa và khoa học tính toán. Xét trên quan điểm “mỹ học”, ta có thể nhận ra mối quan hệ rất gần gũi của hai bộ môn nghệ thuật này. Để có một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật chất lượng tác giả phải có vốn kiến thức tổng hợp khá toàn diện, trong đó có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực hội họa cần được phối hợp với các nguyên tắc của các môn khoa học chính xác. Nếu không những chi tiết tạo hình sẽ bất hợp lý, thiếu logic và phản khoa học. Đó là: nguyên tắc hình khối, nguyên tắc điểm hội tụ, luật cận viễn, nguyên tắc điểm nhấn, nguyên tắc tả thực và ước lệ, nguyên tắc chính thể thống nhất, nguyên tắc đối xứng và bất đối xứng Chẳng hạn sẽ là phản cảm nếu như cành lên cao, khoảng cách giữa các cành hay giữa các tầng tán càng lớn và rộng ra. Hoặc như trong một tiểu cảnh rừng cây, bố cục sắp đặt được vận dụng luật cận- viễn ( xa-gần) và nguyên tắc điểm hội tụ tạo thành một chỉnh thể có tính nhất quán. Cây ở lớp trước phải thưa thoáng hơn lớp sau, nhưng sự chênh lệch giữa các tầng lớp không thể đột ngột thái quá, sẽ trở nên khập khiễng, lủng củng. Cũng không thể đều tăm tắp một cách máy móc và cần phải có sự tính toán xác đáng về khoảng cách để đạt được sự hài hòa cân đối cho tác phẩm 2.5.2. Dạy học tích hợp môn toán và phân môn mỹ thuật với phương pháp giáo dục Stem. Sau khi tìm hiểu mối liên quan giữa tính toán, hội họa và cây cảnh nghệ thuật. Đồng thời, nghiên cứu nội dung môn Toán, môn Mỹ thuật trong chương trình hiện hành của cấp Tiểu học, tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp một số nội dung môn Mỹ thuật, môn Toán của lớp 4 bằng phương pháp giáo dục Stem với hình thức trải nghiệm theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Chủ đề 4: Thực hành cách đo độ dài, tính tỉ lệ và vận dụng trong tạo hình cây cảnh nghệ thuật bằng dây đồng. - Mục tiêu: 26 + Thực hành kỹ năng đo đạc, tính tỉ lệ, hình thành năng lực tính toán và cách vận dụng vào thực tiễn. + Thực hành kỹ năng tạo hình bằng vật liệu tái chế ( dây đồng), qua đó hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ và vận dụng vào sáng tạo nghệ thuật. - Địa điểm, phương tiện: + Địa điểm: Tại sân trường Trường tiểu học Rạng Đông. + Phương tiện: Thước đo, bút, vở ghi chép của học sinh. Ghế ngồi cá nhân, bàn đựng dụng cụ, dây đồng tái chế. - Tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Kết nối + Mục tiêu: Tạo hứng, cảm xúc nghệ thuật và nhu cầu tham gia hoạt động. + Cách thức tổ chức: . Giáo viên tập trung học sinh, nêu nhiệm vụ, các lưu ý về an toàn, tổ chức cho học sinh cả lớp nhìn ngắm cây cảnh nghệ thuật tại khu trưng bày trong nhà trường. . Học sinh cả lớp di chuyển an toàn và lựa chọn những cây mình thích nhất để quan sát kỹ. Hoạt động 2: Khám phá. + Mục tiêu: . Học sinh tìm hiểu về tỉ lệ, kích thước của cây cảnh nghệ thuật thực tế. Cách thức đo và chia tỉ lệ trên dây đồ
File đính kèm:
- skkn_khai_thac_y_nghia_cua_mot_so_loai_cay_trong_nha_truong.pdf