SKKN Lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phân môn Địa lí cho học sinh Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Phan Thị Tuyết

Biện pháp 2: Vận dụng triệt để việc đổi mới phương pháp giảng dạy

Bên cạnh việc đầu tư cho việc lập kế hoạch bài dạy, muốn giờ học có lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt hiệu quả, người giáo viên cần vận dụng triệt để việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Dạy học theo hướng tích cực lấy HS làm nhân vật trung tâm đặt ra những tình huống cụ thể cho HS tự giải quyết vấn đề, linh hoạt phối kết hợp nhiều phương pháp dạy học với những hình thức hoạt động nhẹ nhàng, sinh động cho từng bài dạy như: Đàm thoại, thảo luận nhóm, quan sát, hồi tưởng, kể chuyện, trắc nghiệm, thực hành, làm bài tập, thi đố, trò chơi,. và nhiều phương pháp khác mà GV có thể tự sáng tạo trong quá trình giảng dạy.

 

doc37 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phân môn Địa lí cho học sinh Lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Phan Thị Tuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ng lượng với cuộc sống của con người.
- Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ở lớp, trường học, ở nhà.
* Về thái độ, tình cảm:
+ Biết quý trọng, có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng.
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống.
* Về kĩ năng - hành vi:
+ Tham gia các hoạt động chống lãng phí, tiết kiệm năng lượng.
2.3.2. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua phần Địa lí lớp 5 nhằm giúp học sinh : 
- Hiểu biết ban đầu về các nguồn tài nguyên năng lượng như: than, rừng, sức nước,... và vai trò của chúng đối với đời sống và sản xuất.
- Biết sơ lược về tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam.
- Biết được một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền vững.
- Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng ngày.
2.4. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
2.4.1. Khái niệm tích hợp
 Tích hợp là sự hoà trộn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
2.4.2. Mức độ tích hợp
Có 3 mức độ tích hợp: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.
	Mức độ tích hợp trong phân môn Địa lí chủ yếu là bộ phận và liên hệ.
2.4.3. Phương pháp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Một số phương pháp dạy học có thể tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế
Học sinh có thể tham gia hoạt động tham quan, khảo sát thực tế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi các em có thể tiếp cận với sự chỉ dẫn của giáo viên. Điều đó giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
- Phương pháp thảo luận
	Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Phương pháp đóng vai
	Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nào đó và cũng thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Do đó cần thiết kế những “kịch bản” về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có nội dung gắn cuộc sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo.
	- Phương pháp trực quan
Các thiết bị, đồ dùng dạy học thường được sử dụng trong dạy học Địa lí là bản đồ, tranh ảnh, băng hình,..... 
Trong giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản đồ giúp học sinh biết rõ sự phân bố một số nguồn tài nguyên năng lượng ở Việt Nam; tranh ảnh, băng hình giúp học sinh thấy được tình hình khai thác và sử dụng năng lượng hiện nay cũng như ảnh hưởng của việc khai thác và sử dụng không hợp lí đối với môi trường. 
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục
Nên khai thác những hiện tượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và chưa tiết kiệm, gần gũi với học sinh, giúp các em thấy được những hành vi cần phê phán hay ủng hộ.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kĩ năng sống
Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng ở cấp Tiểu học cần đạt tới đích là để học sinh ở cấp học này có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực góp phần sử dụng tiết kiệm năng lượng ở nơi các em đang sống, từ ở nhà, tới trường và rộng ra làng bản, khu phố. Ví dụ các kĩ năng được sử dụng ở đây như kĩ năng từ chối những hành vi không tiết kiệm trong sử dụng năng lượng
- Phương pháp nêu gương: 
Giáo viên thường xuyên nhận xét việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua hành vi cụ thể của học sinh trong lớp và nhận xét, đánh giá, nêu những tấm gương tốt ngay trong lớp học.
2.5. Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phân môn Địa lí lớp 5 bao gồm:
Bài
Nội dung tích hợp
Mức độ tích hợp
2. Địa hình và
khoáng sản
- Than, dầu mỏ, khí tự nhiên – là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường. 
- Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.
Bộ phận
 Liên hệ
 Liên hệ
Bộ phận
4. Sông ngòi
- Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thuỷ điện ở nước ta như : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- ly, Trị An.
- Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 
 Liên hệ
Liên hệ
5. Vùng biển nước ta
- Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước. 
- Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
 Bộ phận
 Liên hệ
Liên hệ
6. Đất và rừng
- Rừng cho ta nhiều gỗ
- Một số biện pháp bảo vệ rừng : Không chặt phá, đốt rừng,... 
 Liên hệ 
11. Lâm nghiệp và thủy sản
- Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng (gỗ) ở nước ta.
- Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng 
Bộ phận
12. Công nghiệp
13. Công nghiệp (tiếp theo)
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của
 các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,...
 Liên hệ
18. Châu Á (tiếp theo)
- Khai thác dầu có ở một số nước và một số khu vực của châu Á
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á 
 Liên hệ
21. Một số nước ở châu Âu
- Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá
 Liên hệ
24. Châu Phi (tiếp theo)
- Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí
 Liên hệ
27. Châu 
Đại dương và châu Nam Cực
- Ở Ô-xtrây-li-a ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển mạnh
 Liên hệ
3. Thực trạng của việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phân môn Địa lí lớp 5
3.1. Đối với giáo viên
	- Giáo viên chưa hiểu và chưa thấy rõ tầm quan trọng của giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phân môn Địa lí lớp 5, vì vậy chưa đầu tư thỏa đáng cho việc lập kế hoạch bài dạy và lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các bài học.
- Chưa chú trọng đến việc phân hóa đối tượng để dạy học cho phù hợp.
- Coi nhẹ vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, không cho đó là mục tiêu của môn học hoặc khó khăn trong quá trình xác định nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bài học.
- GV chưa được đào tạo cơ bản và chưa chú trọng giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho HS.
3.2. Đối với học sinh
	- Kiến thức về năng lượng của HS còn hạn chế và HS chưa có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- HS chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trau dồi kĩ năng sống, chưa tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để tạo lập và rèn luyện kĩ năng sống.
3.3. Nguyên nhân
	- GV chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, vì vậy chưa có sự đầu tư một cách thỏa đáng đối với nội dung giáo dục này.
	- HS còn thụ động tiếp thu kiến thức, kiến thức về năng lượng và ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn hạn chế. 
	- Gia đình chưa quan tâm đến việc hướng dẫn và nhắc nhở các em sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Bố mẹ chưa gương mẫu trong việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngay trong sinh hoạt hàng ngày.
4. Các biện pháp thực hiện
4.1. Biện pháp 1: Trong quá trình thiết kế bài dạy, giáo viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu để xác định rõ mục tiêu của bài
	Với bất kì một bài học ở bất cứ môn học nào, để đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải xác định rõ mục tiêu chung của bài là gì, để đạt được mục tiêu đó giáo viên cần phải xây dựng những hoạt động nào, phương pháp và cách tiến hành các hoạt động đó ra sao?
	Để xác định các kiến thức giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào bài học có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu kĩ SGK và xác định các bài có nội dung hoặc có khả năng đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào.
- Bước 2: Phân loại các bài có khả năng đưa kiến thức giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo các mức độ.
- Bước 3: Xác định các kiến thức giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được tích hợp vào bài (nếu có), từ đó xác định phương pháp và hình thức tổ chức lớp học, dự kiến các kiến thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có thể đưa vào bài.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Địa hình và khoáng sản 
- Nội dung có khả năng đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
	Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô - xit, sắt, a - pa - tít, thiếc,Than có nhiều ở nước ta, tập trung ở tỉnh Quảng Ninh và thuộc loại than tốt trên thế giới.
	Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Chúng ta cần khai thác khoáng sản một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
- Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Trong quá trình giảng bài, GV đặt câu hỏi gợi mở để giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên đó. Các câu hỏi có thể là:
	+ Kể tên các khoáng sản ở nước ta.
+ Khoáng sản được dùng để làm gì? (có thể liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nội dung này)
+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu khai thác khoáng sản bừa bãi?
+ Khi khai thác khoáng sản cần lưu ý điều gì? (có thể liên hệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nội dung này).
* Phần củng cố: GV cung cấp thông tin về tình hình khai thác dầu mỏ và khí đốt trên thế giới và Việt Nam và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên đó trong tương lai. (có thể liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở nội dung này)
Như vậy, thông qua việc trả lời các câu hỏi của giáo viên, HS không chỉ hiểu được vai trò của các nguồn tài nguyên đối với đời sống con người, hiểu rằng các tài nguyên đó là hữu hạn, nếu chúng ta khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí, không đúng mục đích sẽ dẫn tới tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên. Từ đó, các em có ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả và tuyên truyền tới mọi người sự cần thiết và những hành động thiết thực để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên.
4.2. Biện pháp 2: Vận dụng triệt để việc đổi mới phương pháp giảng dạy 
Bên cạnh việc đầu tư cho việc lập kế hoạch bài dạy, muốn giờ học có lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt hiệu quả, người giáo viên cần vận dụng triệt để việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Dạy học theo hướng tích cực lấy HS làm nhân vật trung tâm đặt ra những tình huống cụ thể cho HS tự giải quyết vấn đề, linh hoạt phối kết hợp nhiều phương pháp dạy học với những hình thức hoạt động nhẹ nhàng, sinh động cho từng bài dạy như: Đàm thoại, thảo luận nhóm, quan sát, hồi tưởng, kể chuyện, trắc nghiệm, thực hành, làm bài tập, thi đố, trò chơi,.. và nhiều phương pháp khác mà GV có thể tự sáng tạo trong quá trình giảng dạy. 
Khi tổ chức dạy học cần lưu ý:
- Các kiến thức giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đưa vào bài học phải có mối liên hệ logíc, chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài. Các kiến thức của bài học được coi như cái nền, làm cơ sở cho kiến thức giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả làm chỗ dựa.
- Các kiến thức giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đưa vào bài phải có hệ thống, tránh sự trùng lặp, đúng chỗ, hợp lí, làm cho môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn, phù hợp với trình độ HS.
- GV liên hệ, mở rộng tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, không ảnh hưởng tới việc lĩnh hội nội dung chính của bài học.
Trong mỗi hoạt động, GV xác định các nội dung kiến thức có khả năng tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đưa vào cho phù hợp.
Ví dụ 2: Khi dạy bài Đất và rừng
	Để HS rút ra được kết luận: Để bảo vệ rừng, chúng ta cần khai thác rừng và sử dụng các lâm sản một cách tiết kiệm và hợp lí, đồng thời trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, GV cần cho HS quan sát tranh: 
	Sau đó cho HS thảo luận theo nhóm, sắp xếp tranh vào ba nhóm chính:
+ Nhóm 1: Nguyên nhân của việc phá rừng.
+ Nhóm 2: Hậu quả của việc phá rừng.
+ Nhóm 3: Các biện pháp bảo vệ rừng.
Tiếp theo GV sử dụng phương pháp hỏi đáp: Theo em, nguyên nhân của việc phá rừng là gì?; Hậu quả của việc phá rừng, khai thác rừng không hợp lí là gì?; Nêu các biện pháp bảo vệ rừng,
Cuối cùng mới cho HS rút ra kết luận: Chúng ta cần khai thác rừng một cách hợp lí đồng thời trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Như vậy, thông qua việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi, HS biết rừng là nguồn tài nguyên hữu hạn, nếu khai thác rừng bừa bãi và sử dụng lãng phí, nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt; mặt khác việc tàn phá, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng không hợp lí còn gây ra những hậu quả khôn lường đối với cuộc sống con người, từ đó có ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên.
4.3. Biện pháp 3: Trong giờ học, giáo viên cần liên hệ thực tế tình hình sử dụng năng lượng ở địa phương để giúp học sinh biết cách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
Theo tôi đây là một trong những biện pháp không thể thiếu trong giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Tiểu học.
Ví dụ 3: Khi dạy bài Sông ngòi
	Thông qua nội dung bài học, GV giúp HS hiểu người ta lợi dụng sức nước để chạy tua - bin sản xuất ra điện. Nhà máy thủy điện Y - a - li là công trình thủy điện lớn thứ 2 sau công trình thủy điện Hòa Bình và được đưa vào hoạt động từ cuối năm 1998 cung cấp điện sinh hoạt và kinh doanh cho nhân dân cả nước. Lượng điện cung cấp nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng nước ở các hồ trữ nước. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng điện của người dân chưa khoa học, đôi khi còn rất lãng phí. GV có thể liên hệ việc sử dụng điện trong gia đình các em và những người xung quanh thông qua câu hỏi:
+ Gia đình các em sử dụng những thiết bị điện nào?
+ Theo em, những hành động nào gây lãng phí điện?
+ Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm điện?
Như vậy, sau khi trả lời các câu hỏi, HS hiểu không được lãng phí điện, cần tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, hạn chế sử dụng các thiết bị điện vào các ngày, giờ cao điểm, chuyển sang sử dụng các thiết bị điện tiêu hao ít điện năng, Tiết kiệm điện cũng chính là sử dụng năng lượng nước tiết kiệm và hiệu quả.
4.4. Biện pháp 4: Lựa chọn và sử dụng phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học
	Cần tiến hành tổ chức bài dạy dưới hình thức như thế nào để HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, thu hút HS hứng thú học tập? Đó chính là biện pháp tiếp theo trong đề tài này mà tôi muốn giới thiệu.
Theo tôi, không nhất thiết phải xây dựng các bài học riêng về các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để đưa vào các môn học ở trường Tiểu học. Điều này được thực hiện bằng con đường dạy học tích hợp. Để thực hiện dạy học tích hợp các nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học thì đòi hỏi đầu tiên đối với giáo viên là phải nắm một cách hệ thống các nội dung này. Sau đó, trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung của môn học và từng bài học, giáo viên sẽ tiến hành lựa chọn các nội dung thích hợp, đáp ứng các nguyên tắc về lựa chọn nội dung đã nêu lên ở trên, từ đó mới xây dựng các phương án dạy học tích hợp các nội dung này. Cụ thể:
Bài
Nội dung tích hợp
Mức độ
tích hợp
Phương pháp và hình thức tổ chức
2. Địa hình và
khoáng sản
- Than, dầu mỏ, khí tự nhiên – là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường. 
- Khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.
Bộ phận
 Liên hệ
 Liên hệ
 Bộ phận
Thảo luận:
+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu khai thác khoáng sản bừa bãi?
+ Khi khai thác khoáng sản cần lưu ý điều gì?
Củng cố: GV cung cấp thông tin về tình hình khai thác dầu mỏ và khí đốt trên thế giới và Việt Nam và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên đó trong tương lai.
4. Sông ngòi
- Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thuỷ điện ở nước ta như : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- ly, Trị An.
- Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 
Liên hệ
Liên hệ
Trả lời các câu hỏi:
+ Nêu những hành động gây lãng phí điện, nước.
+ Cần làm gì để tiết kiệm điện, nước?
5. Vùng biển nước ta
- Biển cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước. 
- Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bộ phận
Liên hệ
Liên hệ
Trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên các loại khoáng sản và hải sản của vùng biển nước ta.
+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu khai thác khoáng sản, đánh bắt hải sản bừa bãi?
+ Khi khai thác khoáng sản, đánh bắt hải sản cần lưu ý điều gì? 
6.
Đất và rừng
- Rừng cho ta nhiều gỗ
- Một số biện pháp bảo vệ rừng : Không chặt phá, đốt rừng,... 
Liên hệ 
Quan sát tranh và thảo luận:
+ Nêu nguyên nhân của việc khai thác rừng.
+ Hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi là gì?
+ Cần làm gì để bảo vệ rừng?
Củng cố:
Cung cấp cho HS thông tin về tình hình diện tích rừng trên thế giới và ở Việt Nam đang ngày càng bị thu hẹp và những hậu quả do việc mất rừng gây ra. 
11.
Lâm nghiệp và thủy sản
- Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta; nguyên nhân của sự thay đổi đó.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác rừng ( gỗ ) ở nước ta.
- Các biện pháp nhà nước đã thực hiện để bảo vệ rừng 
Bộ phận
 Thực hiện tương tự bài “Vùng biển nước ta” và bài “Đất và rừng”
12.
Công nghiệp
13.
Công nghiệp (tiếp theo)
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,...
Liên hệ
Thảo luận:
+ Các ngành công nghiệp: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đóng và sửa chữa tàu, sản xuất đường,... có tồn tại và phát triển được không nếu nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt?
+ Để duy trì hoạt động của các ngành công nghiệp trên cần lưu ý gì khi sử dụng nguồn nguyên liệu?
18. Châu Á (tiếp theo)
- Khai thác dầu có ở một số nước và một số khu vực của châu Á
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á 
Liên hệ
Thảo luận:
+ Quan sát lược đồ và kể tên các nước khai thác nhiều dầu. 
+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu khai thác dầu bừa bãi?
+ Cần khai thác dầu như thế nào?
Củng cố:
Cung cấp cho HS thông tin về tình hình khai thác dầu trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay và sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên quý này.
21.
Một số nước ở châu Âu
- Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá
Liên hệ
Thảo luận:
+ Liên bang Nga có những loại khoáng sản gì?
+ Cần khai thác các loại khoáng sản này thế nào?
24. Châu Phi (tiếp theo)
- Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí
Liên hệ
Trả lời các câu hỏi:
+ Châu Phi có những loại khoáng sản nào?
+ Cần khai thác các loại khoáng sản này thế nào?
27. Châu
Đại dương
và châu
Nam Cực
- Ở Ô-xtrây-li-a, ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành phát triển mạnh
Liên hệ
Thảo luận:
+ Ô-xtrây-li-a phát triển ngành công nghiệp nào?
+ Các ngành công nghiệp đó có tồn tại và phát triển được không nếu nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt?
+ Để duy trì hoạt động của các ngành công nghiệp trên cần lưu ý g

File đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_giao_duc_su_dung_nang_luong_tiet_kiem_va_hieu.doc
Bài giảng liên quan