SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bác Hồ kính yêu đã nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”. Tuỳ theo lứa tuổi, các bé sẽ bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo vệ mình, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi của mình.

Kĩ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các bé rất nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ, giáo dục và cả văn hoá xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
chỉ đạo các đồng chí giáo viên các khối lớp phải có phiếu đáng giá, theo dõi trẻ thường xuyên theo chủ đề, theo từng kỹ năng. 
Đối với khối mẫu giáo Nhỡ sau khi thực hiện chỉ đạo các đồng chí giáo viên đã xây dựng thực hiện như sau.
Ví dụ: ở chủ điểm nghề nghiệp giáo viên dựa vào các kỹ năng để lựa chọn cách hướng dẫn các thao tác và có kế hoạch cụ thể để làm sao hướng dẫn trẻ thực hiện được tốt các kỹ năng:
Kế hoạch thực hiện kỹ năng thực hành cuộc sống (MG nhỡ) 
Và dựa trên kế hoạch giáo viên xây dựng, để đánh giá được kết quả trẻ thực hiện các kỹ năng đó như thế nào, giáo viên đã theo dõi và đánh giá kết quả trên trẻ theo mẫu phiếu sau:
Phiếu đánh giá trẻ thực hiện kỹ năng tự phục 
Với kết quả như trên, những trẻ đã đạt được vào thời điểm giáo viên đánh giá các kỹ năng, thì được giáo viên quan tâm bồi dưỡng thêm để kỹ năng ngày một hoàn chỉnh, thuần thục. Còn những cháu chưa đạt, giáo viên tiếp tục quan tâm chú ý rèn, nhác nhở trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động để trẻ thực hiện tốt và có kỹ năng các thao tác hơn. 
3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tiến hành trong toàn bộ các hoạt động hang ngày như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động vừa sức với trẻ, trong lễ hội, tham quanMỗi hoạt động đều có ưu thế riêng đối với việc dạy những kỹ năng phục vụ cần thiết với cuộc sống của trẻ, trẻ cần phải có thời gian và quá trình tập luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại với sự hỗ trợ của cô giáo, người lớn và các bạn.
3.1/ Trước tiên giáo viên phải là người làm gương cho trẻ: Cô giáo là tấm gương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người. Chính vì vậy, không có phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Giáo viên cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đềĐây là những yêu cầu rất cao đòi hỏi mỗi cô giáo luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ có hiệu quả.
Ví dụ: Để dạy trẻ biết cách đi, cởi giày đúng cách, để đúng nơi quy định không phải trẻ nào cũng biết làm. Có những trẻ khi tới lớp, lấy chân hất dép, có trẻ để dưới không đặt vào giá dép, có trẻ lại được cô giáo hoặc bố mẹ cởi hộVì vậy làm sao để trẻ co thoái quen cở, cất dép vào đúng nới quy định thì người giáo viên phải dạy trẻ: 
+Trẻ ngồi trên bệ (ghế, bậc) để cởi giày.
+ Khi cởi 1tay đỡ gót giầy, kéo giày xuống, 1 tay cầm cổ chân đưa bàn chân ra ngoài, làm tương tự với chiếc giày còn lại.
+ Dùng 1 tay cầm ngón cái giữ vào 1 chiếc, các ngón còn lại giữ chiếc thứ 2 nhấc lên và giũ bụi ổ đế giày sau đó cầm giày để đúng nơi quy định.
Bên cạnh đấy giáo viên cần phải thường xuyên làm như vậy để trẻ có thể thấy cô làm hang ngày mà trẻ làm theo.
Tôi đã tổ chức kiến tập các chuyên đề, có chuyên đề đón và trả trẻ. Bởi trong hoạt động đón và trả trẻ có rất nhiều kỹ năng mà trẻ sẽ hình thành. Như kỹ cất ba lô, kỹ năng cởi giày, cất giày, kỹ năng rót nước 
Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình. Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe trẻ một cách tốt nhất. Có kiến thức về tâm lý phát triển nhóm, tạo bầu không khí dân chủ, thoải mái để trẻ đưa ra những kinh nghiệm, nhận thức. Có kinh nghiệm sống và biết suy xét. Có như vậy thì việc giáo dục kỹ năng cho trẻ sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
3.2/ Qua hoạt động học học có chủ đích.
Việc tổ chức lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong các hoạt động học cũng rất cần thiết. Bởi qua các hoạt động học trẻ sẽ có được nhiều kỹ năng cơ bản như kỹ năng xử dụng kéo, cất láy đồng dùng, kỹ năng lấy ghế ngồi vào ghế đúng cách Các nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ giáo viên sẽ lồng ghép vào các hoạt động học. 
Ví dụ: trong giờ học hoạt động tạo hình, cô giáo cho trẻ trang trí quần áo. Sau khi làm xong cô muốn trẻ có thêm kỹ năng kéo khoá, kỹ năng cởi mặc áo thì cô giáo sẽ hướng dẫn trẻ tự mặc những chiếc áo do mình trang trí. Trẻ phải biết tự khoác lên người của mình, kéo khoá sao chon gay ngắn. 
 Qua hoạt động chơi sau tiết học trẻ đã được làm quen với kỹ năng như kéo khoá, cởi mặc áo.
Hay qua giờ học LQCV: khi cô cho trẻ lấy ghế vào bàn để ngồi tô. Cách ngồi sao cho đúng tư thế, bê ghế sao cho đẹpluôn cần cô giáo suy nghĩ tìm ra cách hướng dẫn trẻ mà không phải chỉ là dạy ngồi và bê ghế. Muốn trẻ làm được như vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên trước tiên làm mẫu cho trẻ quan sát cách cô lấy ghế, cách cô ngồi vào bàn như thế nào, chân cô để ra làm saoVới cách làm của cô không giải thích bằng lời mà chỉ bằng các hành động gây chú ý cho trẻ tôi thấy trẻ đã có tiến bộ hơn trong việc hình thành kỹ năng như ngồi vào bàn học
Hình ảnh: Trẻ tham gia giờ học LQCC
Trong một số hoạt động học khi giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi cũng hình thành rất nhiều kỹ năng cần thiết cho trẻ. Như kỹ năng rót nước, lau nước
Ví dụ: Khi cô giáo tổ chức chơi trò chơi luyện tập trong HĐ toán “Đơn vị đo”. Cô cho trẻ xem cái bình xanh đo được bao nhiêu lần cốc nước mầu vàng. Muốn có kết quả chính xác cô giáo cần nhắc trẻ làm sao phải thật khéo léo khi rót nước từ cốc vào bình phải cẩn thận, không rớt nước ra ngoài. 
Muốn trẻ có kỹ năng đấy thì cô giáo cần thường xuyên quan tâm rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi để trẻ hình thành được kỹ năng cơ bản. Từ đó khi gặp phải các hoạt động như vậy trẻ sẽ thể hiện một cách thuần thục, có kỹ năng, không bị ngỡ ngàng.
3.3/ Qua hoạt động vui chơi.
Với trẻ mầm non thì vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua trò chơi trẻ có cơ hội thể hiện thái độ, hành vi của mình:
Ví dụ: Với kỹ năng gấp quần áo. Để hững bộ quần áo của trẻ khi cởi ra không bị chất đống, không bị trẻ vứt vương vãi mọi chỗ trong lớp thì giáo viên phải có kế hoạch rèn trẻ có kỹ năng gấp quần áo. Một mặt để giúp cô giảm tải công việc hàng ngày. Mặt khắc lại là việc làm cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh kết quả mà hàng ngày trẻ đến trường đã làm được gì. Vì vậy để có kết quả tốt, trong khi tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc. Tôi chỉ đạo giáo viên chuẩn bị đồ dùng là những chiếc áo của trẻ đưa vào góc chơi, rồi cô dạy trẻ cách gấp sao cho vừa gọn, vừa đúng, vừa đẹp. Khi dạy các cháu này làm thì như băng truyền trẻ sẽ là những cô giáo có kỹ năng chuyên nghiệp, truyền lại cho các bạn khác đúng chuẩn mà không cần tới cô.
Hay với kỹ năng cầm kéo cắt theo đường viền cong. Để các hoạt động tạo hình trẻ có kỹ năng tốt. Thì ngay tại hoạt động chơi góc cô giáo đưa nội dung sử dụng kéo, cắt theo đường cong vào trong một góc chơi. Tại góc này cô hướng dẫn cụ thể cách cầm kéo đúng cách, cầm kéo sao cho an toàn, và căt làm sao cho đúng đường vẽTôi nhắc giáo viên cần phải hướng dẫn trẻ cụ thể, đúng cách, sử dụng đúng thao tác. 
Thông qua hoạt động chơi, trẻ tự trao đổi kinh nghiệm cho nhau, các thao tác cứ lặp đi lặp lại hang ngày dần thành thói quen và trở thành kỹ năng. Và những kỹ năng đấy sẽ theo trẻ, làm hành trang cho trẻ để trẻ sử dụng sau này. Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều các tình huống xảy ra. Từ những tình huống đó giáo viên quan tâm, giúp trẻ điều chỉnh, tìm ra biện pháp giải quyết thì dần nó sẽ hình thành ở trẻ thói quen tốt, trẻ sẽ biết cái nào nên làm, cái nào không nên làm. Và trong khi chơi đảm bảo được an toàn cho trẻ. Những thói quen lâu dần sẽ thành hành vi và sẽ dần trở thành kỹ năng đối với trẻ.
Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên quan tâm chú trọng đến việc tổ chức hoạt động chơi cho trẻ cũng như các hoạt động tập thể để làm sao hình thành nhiều các kỹ năng cho trẻ. Đó sẽ là hành trang cho trẻ chuẩn bị bước vào trường tiểu học.
4. Biện pháp 4: Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các hoạt động chuyên đề giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Các hoạt động chuyên đề cần được thường xuyên trao đổi trong nhà trường để tất cả giáo viên cùng nắm bắt được kịp thời các yêu cầu của chương trình giáo dục trẻ mầm non. 
Hình ảnh: Triển khai chỉ đạo chuyên môn
Ngoài ra với từng độ tuổi tôi đã chỉ đạo đồng chí tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ lựa chọn các nội dung phù hợp tổ chức rèn kỹ nưng cho trẻ. Như đối với khối mẫu giáo bé thì việc lồng ghép giáo dục rất nhẹ nhàng. Còn lứa tuổi mẫu giáo lớn thì giáo viên tổ chức lồng ghép nhiều các nội dung hơn.
VD: Kỹ năng tự phục vụ trong giờ ăn. Đối với trẻ mẫu giáo bé trẻ chỉ cần kê bàn giúp cô, xúc cơm, lấy cất ghế, cất bát đúng nơi quy định, biết xúc miệng nước muối. Thì lên tới mẫu giáo nhỡ, lớn trẻ còn biết bê cơm về nhóm cho cô giáo để chia các bạn. Khi cất thìa bát biết để riêng, Biết phơi khăn cho cô. Những việc làm tưởng như đơn giản nhưng sẽ hình thành cho trẻ có thói quen ngay từ đầu. Trẻ sẽ nên biết mình cần làm gì cho bản thân mình.
Hình ảnh: Trẻ tự xúc cơm, lấy canh trong giờ ăn
Chuyên đề có xây dựng được tốt thì đòi hỏi ở giáo viên có một chuyên môn tốt. Để làm tốt được các hoạt động có lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục cho trẻ thì người giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích trẻ hoạt động một cách tích cực. Giáo viên làm được vậy thì trẻ sẽ có nền tảng tự thực hiện được các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân mình mà không cần phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. 
Để có nhiều giáo viên trong trường có thể có nhiều kỹ năng tổ chức cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ, tôi thường xuyên chỉ đạo các đồng chí khối trưởng xây dựng các hoạt động chuyên đề có lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ. Đặc biệt nhắc nhở giáo viên thường xuyên quan tâm lồng ghép rèn kỹ năng vào các hoạt động tổ chức hội giảng, hội thi để BGH đánh giá tốt hơn việc thực hiện rèn và lồng ghép tổ chức các hoạt động cho trẻ có kết quả cao.
Với những kết quả như vậy. tôi nhận thấy việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn trong các chuyên đề có lồng ghép rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ rất cần thiết và có hiệu quả. 
Hình ảnh: Sinh hoạt chuyên đề tại Lớp MGL A2
5. Biện pháp 5: Chỉ đạo các nhóm lớp trang trí xây dựng môi trường.
Trang trí môi trường là rất cần thiết trong việc giáo dục và hình thành những kỹ năng cho trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp trang trí môi trường trong và ngoài nhóm lớp về các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Bên cạch đấy, bản thân tôi còn trực tiếp tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng cho tu sửa trang trí một số biểu bảng, tranh tuyên truyền của nhà trường, vừa để trang trí cho khung cảnh nhà trường trở lên trường ra trường-lớp ra lớp gây hứng thú cho trẻ khi tới trường vừa có môi trường cho các con tham quan trong các hoạt động vui chơi và nơi đó còn trở lên là các bài học hữu ích cho trẻ.
Với những bức tranh vẽ tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Như tranh Bé tham gia giao thông. Ngoài việc trẻ ngắm nhìn các phương tiện giao thông, ngắm nhìn các bạn nhỏ đang vui chơi cùng bố mẹ, thì ở đây trẻ sẽ thấy và học được một số luật lệ giao thông. Hay với những bức tranh như quang cảnh vui chơi trong sân trường mầm non, bên cạnh những món đồ chơi trẻ thích, trẻ còn sẽ cảm nhận được các hình ảnh xung quanh, đó là bạn nhỏ đang vứt rác vào thùngtừ những hình ảnh trực quan trẻ nhìn thấy hàng ngày, rồi qua các buổi tham quan dạo chơi cô giáo đã dần thổi vào trong trẻ những thói quen tốt và dần thói quen đó sẽ trở thành kỹ năng. 
 Hình ảnh: tranh trang trí trên mảng tường
Tôi còn chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng góc giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong lớp. Hàng tháng, theo từng chủ điểm giáo viên sẽ lựa chọn các kỹ năng sao cho phù hợp với trẻ của nhóm lớp mình để đưa vào rèn. Giáo viên sẽ trang trí các bước của các kỹ năng tại góc để khi trẻ quan sát trẻ sẽ bước đầu mừng tượng được các việc cần làm để trẻ làm tốt được các kỹ năng đó. Phần bên ngoài góc tuyên truyền thì giáo viên làm bảng thông tin dành cho phụ huynh để phụ huynh có thể đọc, quan sát các nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội trao đổi ý kiến với trẻ về các vấn đề có liên quan đến trẻ và các thông tin của lớp.
Góc tuyên truyền rất cần thiết bởi không phải tất cả các nội dung giáo dục có thể mang ra dạy trẻ, và đôi lúc giáo viên cũng không thể trao đổi với phụ huynh hết những nhu cầu muốn phụ huynh quan tâm cùng dạy trẻ. Mà phải qua góc tuyên truyền. Các hình ảnh, nội dung giáo viên trang trí để tuyên truyền cần gần gũi và mang tính giáo dục cao, phụ huynh nhìn vào dễ hiểu hơn. 
 Hình ảnh: trang trí góc tự phục vụ và góc tuyên truyền
Từ những hình ảnh mà giáo viên trang trí, nó đã góp phần giúp phụ huynh hiểu nhiều hơn đến việc giáo dục của trẻ tại trường và hơn hết với trẻ sẽ được thấy thường xuyên các hình ảnh, từ các hình ảnh đó trẻ cũng sẽ tạo cho mình dược những thói quen. Đây là kết quả rất nhanh nhận thấy từ trẻ.
6. Biện pháp 6: Tuyên truyền với phụ huynh về nội dung thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ theo từng lứa tuổi.
Việc tuyên truyền là rất cần thiết đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có những buổi họp cùng thường trực hội cha mẹ đẻ báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ của năm học mới. Bởi muốn phụ huynh cùng quan tâm tới công tác chăm sóc giáo dục của nhà trường thì người giáo viên cũng cần phải làm tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh hiểu và phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt cần phối hợp trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ tự phục vụ. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn tới trẻ lười biếng, thụ động, khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Với vai trò làm cha, làm mẹ, các bậc phụ huynh cần coi đây là một yêu cầu cần thiết đối với việc hình thành nhân cách của trẻ ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên. Vậy làm sao để phụ huynh hiểu sự cần thiết của việc giáo dục trẻ thường xuyên có kỹ năng tự phục vụ để giúp cho trẻ tự tin, thích nghi trong cuộc sống. Để làm sao mà tất cả trẻ đều có các kỹ năng mà nhà giáo dục mong muốn, thì đòi hỏi giáo viên cần có sự tuyên truyền với phụ huynh, cha mẹ trẻ, giáo viên nên thường xuyên trao đổi, trò chuyện với phụ huynh thong qua giờ đón, trả trẻ.
Hình ảnh: Giáo viên đón trẻ, trao đổi phụ huynh
Giáo viên cần phải cho phụ huynh hiểu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết để giúp trẻ hoàn thiện tốt nhân cách sống. Phụ huynh cần tham gia vào quá trình giáo dục, thường xuyên trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường tổ chức, để nắm bắt được các hoạt động của trẻ diễn ra hàng ngày để cùng có biện pháp rèn thêm kỹ năng cho trẻ. Cha mẹ nên tạo cho trẻ cơ hội tự phục vụ bản thân như tự chải răng, tự chọn quần áo, bê ghế, gấp quần áo, tự biết đi giầy, tháo cất giầy để đúng nơi quy địnhcho phép trẻ được vui chơi theo ý thích của trẻ, không nên cấm trẻ hay la mắng trẻ. Mà điều quan trọng đó là cha mẹ cần cần nhắc nhở trẻ khi chơi song biết tự dọn đồ và cất đúng nơi quy định.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn của bố mẹ, người thân. Làm sao để trẻ lớn lên trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống. Đó là cái đích mà người lớn, những nhà giáo dục hướng tới. Muốn vậy phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục mà gia đình, nhà trường và xã hội phải giữ thế vững chắc của “Kiềng ba chân”. Nên ngay từ đầu năm tôi đã chỉ đạo các nhóm lớp làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh cùng quan tâm chăm giáo giáo dục trẻ để có sự phối hợp giáo dục trẻ tốt nhất.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ kết quả nghiên cứu tài liệu, những kinh nghiệm của bản thân, nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ, sự đồng tình của tập thể cán bộ giáo viên, sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh học sinh. Trong năm học 2019-2020 việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt được một số kết quả sa
1.Đối với trẻ. 
Với kết quả trên chúng ta nhận thấy rằng, sau khi có những chỉ đạo thực hiện các biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ một cách thường xuyên, khoa học thì trẻ có chuyển biến tốt. 100% trẻ có kỹ năng tự phục vụ như cất đồ dùng đúng nơi quy định, biết đi giày, cởi giày dép, cất ba lôTrẻ biết cùng cô thu dọn bàn ăn, biết gấp khăn áobiết mặc áo, cài khuy áo, kéo khóa áo. Bên cạnh đó trẻ còn biết mời nước, rót nướcTrẻ biết tự xúc cơm, biết nhặt cơm rơi vãi vào khay. Với nhóm kỹ năng sử dụng kéo để cắt, cầm kéo thì trẻ đã có kết quả rõ rệt, trẻ đã thuần thục kỹ năng, biết cắt theo đường congCòn những cháu chưa đạt thường rơi vào các cháu bị tự kỷ tại một số nhóm lớp như tại lớp mẫu giáo nhỡ 2, lớp mẫu giáo nhỡ 1, lớp mẫu giáo lớn 3 và một số trẻ quá yếu đang học tại lớp mẫu giáo bé.
 2. Bảng so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện giải pháp: 
Nhìn vào những con số trên cho chúng ta thấy, so với đầu năm học khi triển khai thực hiện chuyên đề, đa số giáo viên vẫn chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng tổ chức các lồng ghép các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, đặc biệt là giáo viên vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cũng như xác định rõ mục đích của giáo dục kỹ năng tự phục vụ là cần thiết với trẻ mầm non. Song sau khi triển khai, qua các buổi thảo luận các nội dung chuyên đề thì 100% giáo viên đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, có 100% giáo viên có kiến thức và 92% giáo viên có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng kỹ năng tự phục vụ. Nhưng vẫn còn một số giáo viên chưa có kỹ năng tốt trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ, giáo viên còn sử dụng biện pháp giáo dục chưa theo hướng tích cực.
3. Đối với phụ huynh
Sau khi có những biện pháp tuyên truyền cho phụ huynh về phối hợp cùng có những biện pháp tốt về giáo dục hình thành những kỹ năng tự phục vụ đầu tiên cho trẻ. Tôi nhận thấy số phụ huynh quan tâm đến công tác giáo dục của trường ngày một nghiêm túc hơn, phụ huynh có nhận định đánh giá cao công tác chăm sóc giáo dục tại trường, tin tưởng giáo viên và đã có nhiều sự quan tâm hỏi han đến các hoạt động của trẻ trên lớp để cùng phối hợp tốt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.KẾT LUẬN
Bác Hồ đã từng căn dặn các cô giáo mầm non “Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt”.
Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có suy nghĩ sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp dậy học một cách nhẹ nhàng khoa học. đặc biệt cần quan tâm đến nhu cầu của trẻ, chú trọng đến phát triển năng lực cá nhân cho trẻ. Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, ngay từ tuổi mầm non. Bởi giáo dục kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cự, sáng tạo trong cuộc sống. Để trẻ có nhân cách, lối sống tốt thì việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ là rất cần thiết và được coi trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã quan tâm chỉ đạo tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, với mục đích là giúp trẻ xử lý được nhiều tình huống và có nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Để trẻ có được một số kỹ năng bền vững thì người giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè, với người lớn; trẻ được trải nghiệm, thực hành và luyện tập thường xuyên ở trường cũng như ở gia đình thong qua các hoạt động phong phú, đa dạng như trẻ cần được học tập, vui chơi, lao động, sang tạo nghệ thuật Chúng ta biết rằng giáo dục là một quá trình tác động qua lại, là quá trình hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội đa dạng, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của các nhà giáo dục và người được giáo dục để hình thành nhân cách hoàn thiện
Và với những biện pháp tôi đã áp dụng trên đây đã đem lại một số kết quả tốt. Để thực hiện tốt hơn tôi sẽ tiếp tục nâng cao những yêu cầu, chỉ đạo giáo viên lựa chọn nhiều các hoạt động có tính giáo dục cao để giáo dục trẻ. Bản thân luôn tìm tòi, học hỏi, phát hiện ra những cái mới, những kỹ năng trẻ yếu mà giáo viên chưa có biện pháp kỹ năng tổ chức, vận dụng linh hoạt các chuyên đề của cấp trên tổ chức để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hơn chuyên đề giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 
Bên cạnh đó bản thân không ngừng học hỏi, tìm hiểu, trao đổi thực tế, học tập kinh nghiệm các đồng nghiệp về tổ chức chuyên đề này để vận dụng vào tình hình thực tế của đơn vị để nâng cao chất lượng bồi dưỡng kỹ năng tổ chức cho giáo viên.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn đạt được

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lon.doc