SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện bốn phép tính cơ bản với số tự nhiên

Đứng trước thực trạng nêu trên một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để giúp học sinh yêu thích môn Toán và thực hiện thành thạo 4 phép tính cơ bản ? Làm thế nào để chất lượng học toán được nâng lên ? Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm tòi qua các tài liệu, trao đổi với các bạn đồng nghiệp để hệ thống và viết bản kinh nghiệm đưa ra những giải pháp tốt nhất giúp các em có những kĩ năng trong tính toán để làm tiền đề cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp sau: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện bốn phép tính cơ bản với số tự nhiên”.

docx16 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 thực hiện bốn phép tính cơ bản với số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
c sinh, bồi dưỡng lòng say mê với môn toán, giúp các em vận dụng tốt các kiến thức đã học vào cuộc sống. Bởi vì sau khi học xong hết bậc Tiểu học ít nhất học sinh cũng phải thực hiện thành thạo được bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh Tiểu học, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. Ban giám hiệu trường thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp học sinh cá biệt về học tập.
Các em đa số ngoan, nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng.
Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường cho giáo viên, và cùng với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà.
2. Khó khăn
Ở những năm học lớp 2, lớp 3, học sinh đã được học và hình thành bảng nhân,chia từ 2 đến 9, cộng nhẩm, trừ nhẩm. Học sinh đã được học và vận dụng thực hành để nắm được các bước tính. Giáo viên cũng rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn các em thực hiện 4 phép tính cơ bản về số tự nhiên. Đến đầu năm lớp 4, các em cũng được ôn lại 4 phép tính cơ bản về số tự nhiên. Nhưng thực tế cho thấy, học sinh thực hiện phép chia rất khó khăn. Nhiều em không thực hiện được phép chia hoặc chia được nhưng rất chậm chiếm rất nhiều thời gian mới chia được.Trong những năm qua, nhiều giáo viên đã có những biện pháp dạy học nhằm giúp học sinh có kỹ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản của số tự nhiên. Quá trình dạy học, phần lớn giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, giảng giải – minh họa, gợi mở - vấn đáp khi hình thành khái niệm phép tính, hướng dẫn học sinh làm bài tập để định hướng cho học sinh làm bài. Bên cạnh những ưu điểm của việc sử dụng các phương pháp trên, khi dạy học rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cho học sinh giáo viên vẫn còn những hạn chế như: 
- Trong quá trình hình thành phép cộng trừ hay nhân, chia ngay sau khi giảng giải và hòi – đáp, giáo viên thường rút ra công thức phép toán và yêu cầu học sinh nhắc lại, ít chú ý đến việc đưa ra câu hỏi gợi mở để phát huy tính tư duy và kĩ năng hiểu biết của học sinh. 
- Việc tổ chức cho học sinh luyện tập với không khí buồn tẻ, do có nhiều dạng bài lặp lại mà giáo viên chưa chú trọng đổi mới các hình thức chữa bài tập; chính vì vậy tiết học thường nhàm chán, khô khan.
- Giáo viên chưa chú tâm nhiều vào các hình thức tổ chức dạy học, làm đa dạng, phong phú các hoạt động học tập đối với học sinh; mà chủ yếu truyền kiến thức bằng cách làm theo hướng dẫn của thầy, trò học thuộc lý thuyết áp dụng vào làm bài tập và thời lượng lý thuyết nhiều hơn thực hành dẫn đến nhiều học sinh thuộc các bước, cách đặt tính những áp dụng vào làm bài tập còn nhiều hạn chế.
Từ những thực tế và kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua, bản thân tôi và đồng nghiệp tại đơn vị nơi tôi công tác đã có những biện pháp nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện bốn phép tính với số tự nhiên đạt kết quả rất khả quan.
Để nắm được một cách chính xác, khách quan thực trạng của vấn đề, tôi đã chọn hai lớp của khối 4 đơn vị tôi đang công tác để khảo sát. Trong đó tôi chọn lớp 4A làm lớp thực nghiệm và lớp 4B làm lớp đối chứng, thời gian khảo sát vào đầu năm học 2019 – 2020. Sau khi khảo sát thu được kết quả xếp loại theo số lượng và tỉ lệ % học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành như sau :
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Thực nghiệm (Lớp 4A)

35

7

20 %

19

55%

9

25 %
Đối chứng 
( Lớp 4B)

34

5

15 %

19

55%

10

30%
Qua bảng thống kê kết quả khảo sát của hai lớp 4 ở trường tôi đang công tác về phần kiến thức giải các bài toán điển hình, chúng ta thấy được những con số còn rất khiêm tốn, trong khi tỉ lệ về học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành chỉ đạt khoảng từ 70 % đến 75 % thì tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành là 25% đến 30% rõ ràng đây là một tỉ lệ còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dạy học môn Toán ở mạch kiến thức này. Điều này đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải có những biện pháp dạy học hiệu quả để khắc phục được thực trạng nêu trên.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ những kinh nghiệm dạy học môn Toán trong những năm qua tôi đã sử dụng để rèn cho các em kĩ năng thực hiện các phép tính. Qua thực tế giảng dạy, để định hướng đúng trong quá trình rèn cho học sinh tính nhanh, cẩn thận mà chính xác, tôi đã đề ra những biện pháp khắc phục như sau:
1. Tổ chức các hình thức học tập theo nhóm
Vào đầu năm học, giáo viên cho các em làm bài kiểm tra để phân loại trình độ học sinh. Sau khi có kết quả, chia lớp thành các nhóm học tập, bầu ra nhóm trưởng có học lực tốt nhất để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành rèn “Bốn phép tính cơ bản”. 
Giao cho lớp trưởng, lớp phó cùng ban học tập thường xuyên kèm cặp hướng dẫn, kiểm tra việc học của các học sinh này.
Nhóm trưởng thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị của các bạn chậm tiến bộ vào đầu các tiết học, hoặc trong mỗi giờ học, chỉ ra lỗi sai hoặc giảng lại chỗ bạn chưa hiểu, yêu cầu bạn tự làm bài hoặc làm lại bài khi sai. Nhóm trưởng, trưởng ban học tập có thể trao đổi lại với giáo viên chủ nhiệm về bạn mình. 
 Trong hoạt động nhóm, giáo viên tư vấn cho nhóm trưởng thường xuyên gọi các bạn nhút nhát, thiếu tự tin đại diện cho nhóm báo cáo, chia sẻ ý kiến thảo luận của nhóm mình. Đồng thời lưu ý các em không chê bai khi bạn làm sai mà phải khuyến khích động viên, giúp nhau cùng tiến bộ. Tăng cường việc học tập theo đôi bạn.
2. Tạo hứng thú và niềm tin học tập cho học sinh
 Trong các tiết học Toán, trò chơi toán học có thể tưởng tượng như một hoạt động dạy Toán. Cơ sở tâm lý và sinh lý khẳng định hoạt động dạy học Toán dưới dạng trò chơi là rất phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Và thực tế giảng dạy cũng cho thấy hình thức tổ chức trò chơi dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia. Vì thế giáo viên thường dành ra năm phút đầu các tiết học ( hoạt động khởi động) để tổ chức trò chơi nhằm kiểm tra kiến thức cũng như tạo hứng thú cho các em trước khi bước vào tìm hiểu kiến thức mới. Ngoài ra trò chơi toán học tôi cũng đưa vào cuối tiết học nhằm củng cố kiến thức và luyện tập kĩ năng cho học sinh. Khi được tham gia trò chơi, các em sẽ hứng thú và tích cực trong học tập, giờ học sẽ trở nên sinh động và đạt kết quả cao. 
Khi tổ chức trò chơi giáo viên căn cứ vào nội dung kiến thức bài dạy, trình độ học sinh của lớp và điều kiện hiện có. Trò chơi được thể hiện như một hình thức thi đua, giúp các em đoàn kết hơn, mạnh dạn và tự tin hơn. Từ đó không khí lớp học trở nên sôi nổi, kích thích học sinh tính nhẩm nhanh và chính xác để trả lời bạn.
Ví dụ:  Khi dạy bài: “Nhân với số có ba chữ số” giáo viên có bài tập nhận diện như sau: Đúng viết Đ sai viết S vào ô trống. Với dạng bài tập như vậy, tôi tổ chức cho các em thi: “Ai nhanh ai đúng”
xxx
456
203
1368
 912
2280
xxx
456
203
 1368
 912
 10488
xxx
 456
203
 1368
 912
 92568
Mục đích của trò chơi này là giúp học sinh củng cố và nắm vững cách nhân với số có ba chữ số, trong đó tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0. Khi nhân ta không viết tích riêng này mà viết gọn lại như cách nhân ở phép tính thứ ba. Trong trường hợp này điều quan trọng nhất học sinh phải biết là khi đã không viết tích riêng thứ hai thì viết tích riêng thứ ba ( 912) lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. Kết thúc trò chơi, giáo viên cho các em tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau sau đó giáo viên khen ngợi, động viên kịp thời các em. Không chê và phân tích tỉ mỉ những chỗ sai, chỗ yếu của từng em để các em biết cách khắc phục và tự tin hơn trong học tập. 
3. Phụ đạo những kiến thức bị hổng cho học sinh
Với những học sinh bị hổng kiến thức về bảng cộng, trừ; bảng cửu chương tôi cho học sinh ôn lại các bảng: Bảng nhân, bảng chia, cách cộng, trừ. Kiểm tra bảng cộng, trừ; bảng cửu chương hàng ngày. Có thể mỗi ngày thuộc một bảng (đọc - viết ra giấy).
Thực hành rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia thường xuyên. Cho học sinh làm các phép tính từ đơn giản đến phức tạp.
Rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm.
- Với mỗi phép tính yêu cầu các em cần phải học thuộc các bảng tính. Khi học đến dạng bài nào ở mỗi tiết tự học giáo viên cho các em ôn tập thông qua một số hình thức như: thi đua giữa hai bạn ngồi cùng bàn; gọi các em lên bảng đọc; hỏi bất kì phép tính nào trong bảng; yêu cầu học sinh kiểm tra bài nhau hoặc đố nhau các phép tính... Những hoạt động này giúp các em nhớ lại kiến thức cũ.
 Hơn nữa việc làm này đã giúp các em thay đổi không khí lớp học, kích thích học sinh tính nhẩm nhanh và chính xác để trả lời bạn. Những học sinh trả lời sai nhiều lần đã cố gắng về nhà học lại bảng cộng, trừ, nhân, chia cho thuộc để hôm sau sẽ trả lời đúng cho bạn. Trong khi đó học sinh có lực học khá hơn sẽ theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
4. Hướng dẫn học sinh kĩ năng tính
+ Kĩ năng cộng, trừ các số có nhiều chữ số
Bước 1: Đặt tính đúng ( các hàng phải thẳng cột với nhau)
Bước 2: Thực hành tính từ phải sang trái, lần lượt từ trên xuống dưới.
Bước 3: Thử lại để kiểm tra kết quả
*Đối với phép cộng:
 Ví dụ: Khi cộng 24679 với 6541 có em đặt phép tính như sau:
+xx
 24679
 6541 mà không phải là 
 90089 
+xx
 24679
 6541
 20210
 	Trong trường hợp này việc đặt tính của các em chưa thẳng hàng, thẳng cột nên khi cộng các em thường cộng sai. Qua quan sát học sinh làm bài, tôi phát hiện ra khi làm các dạng bài về phép tính cộng có nhớ thì các em thường quên nhớ dẫn đến kết quả sai.
Vì vậy khi dạy phép cộng, biện pháp đầu tiên là giúp học sinh nắm vững kiến thức về số tự nhiên, về hàng, về giá trị của các chữ số từ đó giúp các em nắm vững cách đặt phép tính đúng, thẳng hàng. Tôi luôn lưu ý học sinh khi cộng phải cộng từ phải sang trái cộng từ hàng đơn vị rồi mới đến các hàng tiếp theo. Đối với những học sinh hay quên nhớ giáo viên đã lưu ý các em mỗi lần cộng có nhớ các em cần đánh số lần nhớ hoặc dùng dấu chấm để đánh dấu vào bên trái số mình đang cộng. Biện pháp này giúp các em khi cộng sẽ không quên nhớ vào hàng liền kề. Những học sinh chưa thuộc bảng cộng sau khi làm bài xong yêu cầu các em thử lại để xem kết quả thực hiện của mình đã đúng chưa, từ đó giúp các em thấy được chỗ mình sai và tác hại của việc không thuộc bảng cộng. Qua đó, chính các em này tự giác học thuộc bảng cộng để khi lên làm bài không bị sai. Những em đặt tính chưa đúng yêu cầu học sinh nhận xét cách đặt tính của bạn, chỉ ra chỗ được, chỗ chưa được của bạn để sửa. Từ những việc làm đó tôi thấy học sinh làm bài ít nhầm lẫn hơn và các em cũng tự tin làm bài hơn.
*Đối với phép trừ:
Việc dạy phép tính trừ là ngược lại của phép tính cộng. Để làm đúng kết quả đầu tiên học sinh cũng phải học thuộc bảng trừ, cách đặt tính, cách thực hiện tính. Kĩ năng thực hiện phép trừ cũng giống như thực hiện phép cộng, vì vậy khi dạy ở những dạng bài này giáo viên cũng hướng dẫn tương tự như khi dạy các bài về phép tính cộng. Thường xuyên kiểm tra bảng trừ của học sinh. Ví dụ trong tiết dạy giáo viên có thể bất chợt hỏi một vài học sinh trong lớp về kết quả của một số phép tính trừ, chẳng hạn như: 12 - 7 = ?; 15 - 9 = ? ; 13 - 8 = ? . hoặc tổ chức các trò chơi để ôn lại bảng trừ và cách thực hiện.
*Đối với phép nhân:
Dạy phép nhân ở lớp 4 là bước kế tiếp của dạy phép nhân ở lớp 3. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với việc nhân số có hai, ba, bốn chữ số với số có một chữ số nên về kĩ thuật nhân đa số các em đã nắm được. Tức là các em đã biết nhân theo thứ tự từ phải sang trái. Sang lớp 4 các em không chỉ thực hiện nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số mà các em còn phải thực hiện nhân số có nhiều chữ số với số có hai, ba chữ số. Chính vì nhân với số có hai, ba chữ số nên khi thực hiện nhân các em còn mắc nhiều lỗi như: Đặt các tích riêng thẳng hàng với nhau như khi thực hiện phép cộng, cũng có những học sinh khi viết các tích riêng lùi sang trái không đúng hàng. Quá trình nhân có nhớ lại không nhớ hoặc nhớ lộn xộn.
Để khắc phục các lỗi sai đã nêu ở trên là khi dạy đến các dạng bài tập này giáo viên thao tác chậm để học sinh nắm bắt được cách nhân, cho các em làm các bài tập thực hành vận dụng. Các trường hợp nhân thì có nhiều nhưng xin được đưa ra một số trường hợp sau cần làm chậm để các em nắm rõ. 
Trường hợp nhân với số có hai chữ số. Dạng phép tính này là tương đối mới so với học sinh. Về cách thực hiện dạy lí thuyết tôi hoàn toàn thống nhất như cách dạy trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn nhưng ở phần thực hành nhân giáo viên làm rõ cho học sinh thấy được đây là phép nhân số có mấy chữ số với số có mấy chữ số. Sở dĩ tôi nói điều này bởi vì để các em nhớ số lần nhân và cách đặt các tích riêng. Ví dụ khi nhân 3456 với 45 là phép nhân giữa số có bốn chữ số với số có hai chữ số nên mỗi lần nhân một số ta có bốn lần nhân số đó.
 x
 3456
 45 
 17280 
 13824 
 155520 
Như vậy khi nhân số 5 ta có bốn lần nhân, số 4 có bốn lần nhân. Làm như thế học sinh sẽ không bỏ sót số trong khi nhân. Về cách đặt thì giáo viên cũng lưu ý học sinh: vì số 5 ở hàng đơn vị nên khi nhân 5 với 6 ta phải viết 0 vào dưới chữ số 5 thẳng hàng đơn vị và nhớ ba vào hàng liền kề bên trái, làm như vậy cho đến khi đã nhân lần lượt hết bốn chữ số ở trên. Khi nhân đến số 4 ở hàng chục giáo viên cần hỏi lại học sinh số 4 nằm ở hàng nào? để học sinh nắm cách viết tích riêng thứ hai. Giải thích cho học sinh vì số 4 ở hàng chục nên khi thực hiện phép nhân ta ghi kết quả phép nhân lùi sang bên trái một chữ số so với tích riêng thứ nhất. Đối với phép tính có nhớ yêu cầu học sinh nhớ thầm trong đầu hoặc để không quên thì chấm ngay số lần nhớ vào hàng kế tiếp hoặc ghi số ra bên ngoài. Khi thực hiện phép nhân gọi các em còn lúng túng lên để thực hiện. Khi chữa bài yêu cầu các em khác nhận xét, bản thân các em thực hiện nêu lại cách nhân.
Trường hợp dạy phép nhân với số có ba chữ số cũng thực hiện tương tự. Giáo viên cũng hướng dẫn kĩ để các em nắm cách nhân và thực hiện một cách thành thạo. Trong phần này chỉ lưu ý một điều ở phần nhân số có ba chữ số mà tích riêng thứ hai toàn chữ số 0 giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết gọn lại sao cho hợp lí và phải giải thích cho học sinh về cách viết. 
Để kích thích các em làm đúng nhanh các bài tập, vào các tiết thực hành toán tôi thường cho học sinh làm các phép tính vào bảng con, các em tự kiểm tra kết quả cho nhau, giáo viên quan sát và giúp đỡ cho những em còn lúng túng, khen ngợi những em tính nhanh và đúng.Với việc làm này tôi thấy học sinh thường rất thích và hiệu quả thường cao, hầu hết học sinh trong lớp đều thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
*Đối với phép chia: 
- Học sinh phải nắm thật chắc cách cộng, trừ, nhân các số có nhiều chữ số.
- Học sinh có khả năng cộng, trừ, nhân nhẩm và biết ước lượng thương.
- Đặc biệt, các em còn hạn chế nhiều về kĩ năng tính toán nhất là phép chia vì kĩ năng chia là tổng hợp kĩ năng tính toán (trong phép chia có cả cộng, trừ, nhân, chia).
Để rèn luyện thành thạo các kĩ năng cho học sinh, tôi luôn hướng dẫn và yêu cầu học sinh nắm vững: Mối quan hệ giữa các phép tính giữa các phép tính cộng và trừ, giữa phép nhân và phép chia.     
Để cho học sinh dễ tính toán và làm bài nhanh, cần cung cấp cho học sinh thủ thuật che bớt hoặc làm tròn để các em ước lượng được nhanh hơn. Đối với những học sinh chưa biết cách ước lượng thương nhanh thì giáo viên phải hướng dẫn một cách tỉ mỉ. Để làm việc này, thông thường ta cho học sinh nắm được cách bắt chữ số chia ở lần chia đầu tiên và cách ước lượng thương là lấy số chục của số bị chia chia cho số chục của số chia sau đó nhân lên và trừ để tìm số dư. Một cách nữa là ta có thể cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự đoán thương, sau đó nhân lại và thử. Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương, còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số ấy. Cụ thể cách làm như sau:
Ví dụ 1: Khi dạy cho học sinh phép chia 672: 21
Ở lần chia thứ nhất bắt 67 : 21 ( nhẩm 6 chia 2 bằng 3 để chọn thương là 6 ) vậy 3 x 21 = 63, 67- 63 = 4) như vậy thương bằng 3 là thích hợp.
Ở lần chia thứ hai, ta hạ 2 là được 42; 42 chia 21 ( 4 chia 2 bằng 2, 2 nhân 21 bằng 42, 42 trừ 42 bằng 0) vậy thương bằng 2 là hợp lí.
Ta cũng có thể hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương bằng cách:
Làm tròn 64 đến số tròn chục gần nhất là 60; 21 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20 sau đó ước lượng lấy 6 : 2 = 3, ta tìm được thương là 3 rồi nhân lên, trừ đi để tìm số dư ở lần chia đó, lần chia thứ hai ta cũng thực hiện tương tự.
Ví dụ 2: Khi dạy cho học sinh phép chia 779 : 18
Lần chia thứ nhất lấy 77 : 18. Hướng dẫn học sinh ước lượng thương bằng cách:
Số 77 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 80; 18 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20, sau đó ước lượng thương lấy 8 chia cho 2 được 4, 4 nhân 18 bằng 72, 77 trừ 72 bằng 5. 
Lần chia thứ hai, hạ 9 được 59, số 59 được làm tròn đến số tròn chục là 60, 18 làm tròn đến số tròn chục 20, nhẩm lấy 5 chia cho 2 được 3, 3 nhân 18 bằng 54, 59 trừ 54 bằng 5. Như vậy kết quả của phép chia 779 : 18 = 43 dư 5.
Lưu ý: Nguyên tắc làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất
- Các số có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 thì ta làm tròn xuống.
- Các số có hàng đơn vị lớn hơn 5 thì ta làm tròn lên.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy tùy vào đối tượng học sinh của lớp giáo viên linh động chọn cách tìm thương cho phù hợp. Đối với học sinh chậm tiến bộ, ta cho các em ước lượng thương bằng cách thử; lấy số chia nhân với lần lượt các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để tìm thương.
5. Hướng dẫn học sinh phương pháp học môn Toán
Với mỗi phép tính về số tự nhiên giáo viên cho các em thực hành nhiều dưới các dạng bài tập: tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn
Song song với việc ra nhiều bài tập giáo viên cũng ra những bài trắc nghiệm, cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai và nêu cách sửa. Khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em không mắc sai lầm nữa. Đặc biệt chú trọng cách học theo nhóm, đôi bạn, cách đánh giá, nhận xét lẫn nhau, cách sửa sai cho nhau. 
6. Rèn tính cẩn thận trong tính toán
Khi giảng dạy giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh cách đặt tính và cách đặt các tích riêng ( đối với phép nhân ), cách ước lượng thương ( đối với phép chia) cách cộng, trừ có nhớ,...
Lúc đầu giáo viên đặt tính cho học sinh tính, sau đó giáo viên cho phép tính rồi học sinh tự đặt tính và tính, cuối cùng cho các em nhiều phép tính đã đặt có kết quả nhưng trong đó có bài đúng, bài sai, yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống sau mỗi phép tính. Đồng thời học sinh phải chỉ ra được nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho đúng.
Giáo dục học sinh tính cẩn thận: Trong lúc học sinh làm bài giáo viên quan sát và nhắc nhở, giúp đỡ những em còn lúng túng, những em thường hay làm bài sai. Khi làm bài kiểm tra giáo viên nhắc các em kiểm tra lại bài trước khi nộp bài cho giáo viên. Tổ chức trò chơi thi đua làm toán nhanh, chính xác.
Để tránh những sai sót lệch lạc khi làm toán, tôi ra những bài tập trắc nghiệm cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai đồng thời nêu cách sửa. Khi đó các em hiểu rõ bản chất của bài tập mà giáo viên đưa ra và sẽ không mắc sai lầm nữa.
Để khắc sâu kiến thức giáo viên cho các em làm đi làm lại nhiều lần. Trong quá trình giảng dạy cung cấp kiến thức mới nếu liên quan đến kiến thức cũ hoặc

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_thuc_hien_bon_phep.docx