SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn tiếng việt nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam

Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Chia lớp thành hai đội : đội 1 và đội 2. Mỗi đội lấy 10 thẻ từ ở góc học tập.

- Đội 1 đọc một từ, đội 2 phải đọc ngay từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó.

- Đội nào đọc không đúng hoặc đọc chậm thì mất lượt.

- Mỗi từ đọc đúng được 1 điểm. Đội được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.

* Gợi ý:

+ Các cặp từ đồng nghĩa nói về chủ đề học tập dùng làm các thẻ từ:

Học hành - học tập; siêng năng - chăm chỉ; vui vẻ - phấn khởi; bài tập - bài

vở; chăm chú - chú ý, vâng lời – nghe lời, kiên nhẫn – kiên trì,

+ Các cặp từ trái nghĩa chỉ hoạt động, tính chất dùng làm các thẻ từ:

Tốt – xấu, ngoan – hư, ngắn –dài, nhanh – chậm , trắng – đen, cao –thấp,

khoẻ - yếu, nóng – lạnh , lên –xuống, yêu – ghét, khen – chê, ít – nhiều, gầy – béo,

sạch – bẩn, giỏi – kém , phải – trái,sáng – tối, còn – mất,

- Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài :

Bài 16 B “ Những người bạn nhỏ đáng yêu – HĐ1 của HĐTH” .

Bài 34 C “ Người lao động – HĐ2 của HĐTH”

pdf33 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập môn tiếng việt nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
và sau bài học biết 
vận dụng kiến thức đó vào luyện tập thực hành và trong cuộc sống hàng ngày. 
 Trò chơi học tập Tiếng Việt kích thích hứng thú nhận thức, giúp học sinh tham 
gia hoạt động học tập một cách tích cực, tự giác và chủ động hơn. Trò chơi học tập 
còn nhằm hình thành ở học sinh một hình thức tự củng cố kiến thức, kỹ năng, thói 
quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo nhiều quy mô ( cá nhân, 
nhóm, lớp). Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh mà 
không một phương pháp nào sánh được. 
 Trò chơi học tập Tiếng Việt là một trong những phương tiện hình thành các 
năng lực trí tuệ bởi trong quá trình tham gia trò chơi, các năng lực trí tuệ được đẩy 
mạnh. 
 Trò chơi học tập Tiếng Việt ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ và 
trí tưởng tượng của học sinh tiểu học. 
 Trò chơi học tập Tiếng Việt thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, 
luyện tập trong đó học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học, những kinh 
nghiệm sống của mình vào trò chơi. 
 9 
 Trò chơi học tập Tiếng Việt rèn luyện cho học sinh biết tuân thủ quy tắc, quy 
luật nhất định, thông qua đó hình thành ở các em đức tính trung thực, có kỷ luật, 
tính độc lập, tự chủ, có ý thức cao. 
2.2 Nội dung chương trình và các cách thức thực hiện giải pháp 
2.2.1 Nội dung chương trình, tài liệu sách hướng dẫn học Tiếng Việt 2 
1. Thời lượng hướng dẫn học Tiếng Việt 2 – Bài A ( Thời lượng 3 tiết) 
- Đọc và hiểu một văn bản. 
- Đọc lời giải nghĩa của một số từ; luyện đọc từ khó phát âm và luyện đọc câu văn 
dài, câu hỏi. 
- Luyện tập về từ và câu. 
2. Thời lượng hướng dẫn học Tiếng Việt 2 – Bài B ( Thời lượng 3 tiết) 
- Kể chuyện ( kể câu chuyện đó đọc ở bài A) 
- Luyện viết các chữ hoa. 
- Nghe viết hoặc tập chép một đoạn văn, đoạn thơ. 
3. Thời lượng hướng dẫn học Tiếng Việt 2 – Bài C ( Thời lượng 3 tiết) 
- Đọc và hiểu một văn bản. 
- Luyện tập về từ và câu. 
- Thi tìm từ, luyện nói theo chủ điểm, 
- Luyện tập viết từ đúng quy tắc chính tả. 
- Viết đoạn văn về chủ điểm mới. 
2.2.2 Nội dung học tập ở các bài A, B, C 
- Mỗi hoạt động học tập là một đơn vị bài học Tiếng Việt. 
- Một tuần sẽ học 3 bài với 3 hoạt động học tập (ví dụ bài 2A, 2B, 2C ). 
- Mỗi hoạt động học tập gồm 2 phần : 
 + Phần Mục tiêu: nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt được sau 
khi học xong bài. 
 + Phần Hoạt động bao gồm 3 loại hoạt động: 
A. Hoạt động cơ bản với các chức năng: 
 10 
 - Khơi dậy hứng thú của học sinh với bài mới. 
 - Giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức và kĩ năng đã có. 
 - Giúp học sinh kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với kiến thức, kĩ năng 
mới. 
 - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng mới qua các trò chơi, qua phần đọc 
sáng tạo. 
 B. Hoạt động thực hành với chức năng : củng cố kiến thức, kĩ năng mới 
bằng cách thực hành luyện tập, làm các bài tập. 
 C. Hoạt động ứng dụng với chức năng : hướng dẫn học sinh vận dụng 
những kiến thức, kĩ năng mới tại gia đình các em và ngoài cộng đồng. 
2.2.3 Một số yêu cầu tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt 
 Tổ chức trò chơi học tập phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian 
trong mỗi tiết học. Bên cạnh đó muốn tổ chức được trò chơi học tập trong môn 
Tiếng Việt có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu 
đáo và đảm bảo các yêu cầu sau: 
 - Trò chơi có nội dung phù hợp với nội dung bài dạy. 
 - Trò chơi phải nhằm mục đích học tập và mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 
- Mỗi trò chơi học tập Tiếng Việt cần phải có quy tắc chơi, luật chơi nhất định 
nhằm đạt được mục đích đã đề ra. 
 - Trò chơi phải nhằm mục đích thực hành, củng cố, khắc sâu các kiến thức, kĩ 
năng bài học cho học sinh. 
 - Trò chơi học tập Tiếng Việt cần phải có chủ đề, nội dung phong phú và hấp 
dẫn, có sự chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ chơi cần thiết để khêu gợi tính tích 
cực nhận thức của học sinh. 
 - Việc tổ chức các trò chơi học tập Tiếng Việt đòi hỏi giáo viên phải là người 
có nghệ thuật tổ chức, điều khiển, là người trọng tài, cố vấn và là người có trình độ 
chuyên môn cao. 
 11 
 - Việc tổ chức các trò chơi học tập Tiếng Việt đòi hỏi phải có sự cố gắng, ý 
thức tự giác, chủ động và sự hợp tác tập thể cao của các học sinh. 
 - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh. 
 - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. 
 - Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo. 
 - Trò chơi phải gây được hứng thú với học sinh. 
2.2.4 Cấu trúc của trò chơi học tập 
 - Tên trò chơi. 
 - Mục đích của trò chơi: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố 
kiến thức, kĩ năng nào. 
 - Đồ dùng: Mô tả đồ dùng được sử dụng trong trò chơi học tập. 
 - Nêu luật chơi của trò chơi học tập: luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ 
thực hiện. 
 - Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi. 
2.2.5 Cách tổ chức trò chơi học tập 
 Cho các em vui chơi trong giờ học là để các em học, cho nên không thể chỉ 
cứ chơi cho vui và kéo dài thời gian cả tiết học. Giáo viên cần bố trí thời gian cho 
hợp lí không làm ảnh hưởng đến tiết học mà lượng tri thức các em vẫn tiếp thu đầy 
đủ, cuộc chơi vẫn sôi nổi, hào hứng. 
 - Thời gian tiến hành thường từ 5 – 7 phút ( tiến hành ngay đầu tiết học hoặc 
có thể lồng ghép trong mỗi bài tập để luyện tập hay cuối bài học nhằm củng cố, 
khắc sâu kiến thức của bài). 
 - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: 
 + Nêu tên trò chơi. 
 + Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ luật chơi. 
 - Cho học sinh chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi. 
 - Chơi thật. 
 12 
 - Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của học sinh tham gia chơi, giáo viên có 
thể nêu thêm những kiến thức tiếp thu được qua trò chơi. 
 - Thưởng – phạt : phân minh, đúng luật chơi sao cho người tham gia chơi cảm 
thấy thoải mái, gây hứng thú cho các em. Phạt học sinh phạm luật chơi bằng những 
hình thức đơn giản và vui như: hát một bài, nhảy lò cò,... 
2.2.6 Một số trò chơi được áp dụng và tổ chức trong môn Tiếng Việt lớp 2 
1. Trò chơi: "XẾP ĐÚNG TRANH” 
 *Mục đích: 
- HS xếp được đúng các tranh theo thứ tự đúng với trình tự câu chuyện. 
 * Chuẩn bị : 
- Các bộ tranh rời ứng với mỗi câu chuyện. 
 * Cách tổ chức: 
- Số đội chơi: Mỗi đội chơi là một nhóm của lớp học theo mô hình trường học mới. 
- Thời gian chơi: 3-5 phút. 
- Cách chơi: 
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
+ Nhóm trưởng nhận bảng nhóm và bộ tranh rời từ gúc học tập. 
+ Cho các bạn trong nhóm quan sát nhanh và nêu được tranh đó ứng với nội 
dung của đoạn nào trong câu chuyện đã học. 
+ Xếp tranh và đoạn ứng với nội dung câu chuyện. 
+ Báo cáo kết quả nhóm thực hiện với thầy cô. 
 + Cách đánh giá hoàn thành: Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau. Nhóm nào dán 
nhanh và đúng với thứ tự nội dung câu chuyện nhóm đó sẽ nhận được 1 cờ đỏ. 
-Với trò chơi này tôi áp dụng trong các bài: 
Bài 3C “ Bạn bè thân thiết"- HĐ7 của HĐCB” 
 Bài 21B “ Em biết những loài chim nào"- HĐ1 của HĐCB” 
 Bài 25B “ Sông biển và cuộc sống của chúng ta"- HĐ1 của HĐCB”. 
 * Ví dụ: Nối tranh và đoạn văn tương ứng: 
 13 
 Tranh Đoạn văn 
 Tranh Đoạn văn 
 Tranh Đoạn văn 
 2. Trò chơi “ HÁI HOA” 
* Mục đích: 
- Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong chương 
trình. 
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc . 
* Chuẩn bị: 
- Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi tên 1 bài 
hoặc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình. 
*Cách tổ chức: 
- Số lượng học sinh: từng cá nhân tham gia chơi (khoảng từ 10 đến 12 em 
chơi). 
- Thời gian chơi: 20- 25 phút. 
- Cách chơi: 
Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
+ Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hỏi. 
 + Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình, thực hiện các yêu cầu ghi trên 
phiếu. 
 + Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của 
bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá. 
 14 
 + Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng, tuyên dương trước lớp. 
Với trò chơi này tôi tổ chức trong các bài : 
Bài 9A “ Ôn tập 1- HĐCB” 
Bài 9C “Ôn tập 3- HĐ 1 của HĐCB” 
Bài 27 A “Ôn tập 1 – HĐ2 của HĐCB” 
Bài 27 B “Ôn tập 2 – HĐ2 của HĐCB” 
Bài 35 A “Ôn tập 1 – HĐ1 của HĐCB” 
Bài 35 B “Ôn tập 2 – HĐ1 của HĐCB” 
Bài 35 C “Ôn tập 3 – HĐ1 của HĐCB” 
3. Trò chơi: “ GIẢI Ô CHỮ” 
 * Mục đích: 
- Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy. 
- Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở 
bằng các ô chữ cụ thể. 
 * Chuẩn bị: 
- Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo từng chủ đề và nội dung 
kiến thức mỗi bài học. 
 * Cách tổ chức: 
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
 - Mỗi đội chơi là một nhóm của lớp học theo mô hình trường học mới. 
 - Trưởng ban học tập gọi các nhóm lựa chọn ô chữ bất kì. 
- Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời . 
- Sau khi người chơi trả lời được thì ô chữ đó sẽ xuất hiện và cứ lần lượt như 
vậy giải đúng được tất cả các ô chữ thì ô chữ từ khóa sẽ xuất hiện. 
- Trưởng ban học tập và các nhóm tuyên dương cho người chơi sau mỗi lần 
giải đúng ô chữ. 
- Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : 
Bài 27 C “ Ôn tập 3 – HĐ5 của HĐTH” . 
 15 
 Dòng 1 
 Dòng 2 
 Dòng 3 
 Dòng 4 
 Dòng 5 
 Dòng 6 
 Dòng 7 
 Dòng 8 
Gợi ý: 
Dòng 1: Người cưới công chúa Mỵ Nương (7 chữ cái) 
Dòng 2: Mùa rét(lạnh) (4 chữ cái) 
Dòng 3: Cơ quan phụ trách vận chuyển thư từ, điện báo (7 chữ cái) 
Dòng 4: Ngày Tết của thiếu nhi có trăng đẹp. (8 chữ cái) 
Dòng 5: Nơi chứa sách báo cho mọi người đọc (7 chữ cái) 
Dòng 6: Con vật đi lạch bạch, lạch bạch (3 chữ cái) 
Dòng 7: Trái nghĩa với dữ (4chữ cái bắt đầu bằng H) 
Dòng 8: Tên con sông đẹp ở thành phố Huế (9 chữ cái) 
4. Trò chơi: “ TÌM NHANH TỪ CÙNG CHỦ ĐỀ” 
A. Mục đích: 
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. 
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. 
- Nâng cao ý thức hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm từ theo nhóm học tập. 
B. Chuẩn bị: 
 - Mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, bút dạ hoặc bảng phụ và phấn để viết. 
C. Cách tiến hành 
S Ơ N T I N H 
 16 
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Mỗi đội chơi là một nhóm của lớp học theo mô hình trường học mới. 
- Giáo viên sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề (VD: Đồ dùng 
học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là những con vật 
nuôi trong nhà).Trưởng ban học tập nêu yêu cầu: 
+ Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm 
gia đình). 
+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng 
nhóm) để treo lên bảng lớp. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút. 
+ Mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từ viết sai bị trừ 1 điểm; nhóm nào 
có số điểm cao nhất sẽ đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa theo số điểm để xếp 
vào các vị trí 2, 3, 4 
Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài : 
 Bài 4A “ Đừng giận nhau bạn nhé –HĐ1- HĐTH” 
 Bài 7B “ Thầy cô là những người độ lượng –HĐ1- HĐTH” 
 Bài 8B “ Thầy cô là người mẹ hiền ở trường của em –HĐ1- HĐCB” 
 Bài 8C “ Thầy cô luôn thông cảm và hiểu em –HĐ1- HĐCB” 
 Bài 15B “ Anh em yêu thương nhau là hạnh phúc –HĐ1- HĐCB” 
 Bài 15C “ Chị yêu em bé –HĐ1- HĐTH” 
 Bài 20C “ Bốn mùa của em –HĐ1- HĐCB” 
 Bài 22B “ Đặc điểm của mỗi loài chim –HĐ1- HĐCB” 
 Bài 25B “ Sông biển và cuộc sống của chúng ta –HĐ1- HĐTH” 
 Bài 27 A “ Ôn tập 1 – HĐ1 của HĐCB” 
 Bài 27 B “ Ôn tập 2 – HĐ1 của HĐCB” 
 Bài 27C “ Ôn tập 3 – HĐ1 của HĐCB” 
 Bài 31B “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình –HĐ1- HĐTH” 
5. Trò chơi “ TÌM NHANH TỪ ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA ” 
A.Mục đích: 
 17 
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết nhanh các từ ngữ đồng nghĩa ( trái nghĩa) trong 
chương trình môn Tiếng Việt lớp 2. 
- Làm giàu vốn từ của học sinh, luyện trí thông minh và tác phong nhanh nhẹn. 
B. Chuẩn bị: 
- Một số thẻ từ ghi các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. 
 *VD: tốt xấu 
 béo mập 
C. Cách tiến hành. 
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Chia lớp thành hai đội : đội 1 và đội 2. Mỗi đội lấy 10 thẻ từ ở góc học tập. 
- Đội 1 đọc một từ, đội 2 phải đọc ngay từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đó. 
- Đội nào đọc không đúng hoặc đọc chậm thì mất lượt. 
- Mỗi từ đọc đúng được 1 điểm. Đội được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc. 
* Gợi ý: 
 + Các cặp từ đồng nghĩa nói về chủ đề học tập dùng làm các thẻ từ: 
 Học hành - học tập; siêng năng - chăm chỉ; vui vẻ - phấn khởi; bài tập - bài 
vở; chăm chú - chú ý, vâng lời – nghe lời, kiên nhẫn – kiên trì,  
 + Các cặp từ trái nghĩa chỉ hoạt động, tính chất dùng làm các thẻ từ: 
 Tốt – xấu, ngoan – hư, ngắn –dài, nhanh – chậm , trắng – đen, cao –thấp, 
khoẻ - yếu, nóng – lạnh , lên –xuống, yêu – ghét, khen – chê, ít – nhiều, gầy – béo, 
sạch – bẩn, giỏi – kém , phải – trái,sáng – tối, còn – mất, 
- Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : 
Bài 16 B “ Những người bạn nhỏ đáng yêu – HĐ1 của HĐTH” . 
Bài 34 C “ Người lao động – HĐ2 của HĐTH” . 
 18 
7. Trò chơi “ TÌM KẺ TRÚ ẨN'' 
A. Mục đích: 
- Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh. 
- Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi. 
B. Chuẩn bị : 
- Mỗi nhóm chơi ( 4- 6 học sinh ) cần chuẩn bị giấy, bút hoặc bảng phụ (ghi sẵn tên 
nhóm ).VD: Nhóm Hoa hồng; nhóm Bằng lăng) 
C. Cách tiến hành : 
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Trưởng ban học tập nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ 
trú ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được đủ số 
lượng đồ vật (tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất. 
- Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trong sách 
hướng dẫn học Tiếng Việt 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và 
số lượng mỗi loại đồ vật đó vào bảng phụ có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút) 
- Hết thời gian, các nhóm lên đính bảng phụ ghi kết quả lên bảng. Trưởng ban học 
tập hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp việc 
xác nhận kết quả của từng nhóm. 
 Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng đồ 
vật tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất, nhì, ba hoặc yêu 
cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng). 
Tôi sử dụng trong khi dạy bài : 
Bài 11A “ Ông bà yêu thương em thế nào ?” – HĐ 3 – HĐTH 
8. Trò chơi “ THI GHÉP TIẾNG THÀNH TỪ” 
A. Mục đích: 
- Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng. 
 19 
- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn. 
B. Chuẩn bị : 
- Bảng nhóm. 
C.Cách tiến hành: 
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Mỗi nhóm ra góc học tập lấy một bảng nhóm 
- Ghép các tiếng để tạo thành từ có 2 tiếng và viết vào bảng nhóm. Ghép đúng mỗi 
từ được 1 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc 
- Dựa vào điểm số, ban giám khảo xếp giải nhất, nhì, ba, (hoặc đồng giải nhất, nhì, 
ba) 
- Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : 
Bài 2A “ Em là học sinh đáng yêu – HĐ4 – HĐTH 
Bài 10C “ Nên làm gì để ông bà em vui” – HĐ1 – HĐTH 
Bài 12B “ Con sẽ luôn ở bên mẹ” – HĐ3 – HĐTH 
Bài 22B “ Đặc điểm của mỗi loài chim” – HĐ5 – HĐTH 
Bài 25 A “ Em biết gì về sông biển” – HĐ 5 – HĐTH 
Bài 25 B “Ruột ngựa có thẳng không?” – HĐ 5 – HĐTH 
Bài 26B “ Vì sao cá không biết nói?” – HĐ 1 – HĐTH 
Ví dụ : Bài 12B : CON SẼ LUÔN Ở BÊN MẸ 
B. Hoạt động thực hành 
3. Trò chơi: Ghép từ ngữ 
- Mỗi nhóm ra góc học tập lấy 1 bảng nhóm. 
- Ghép các tiếng dưới đây để tạo thành từ có 2 tiếng. Viết vào bảng nhóm. 
 yờu kính quý 
 mến thương 
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh và ghép các tiếng thích hợp để tạo 
thành từ ngữ. Trong thời gian như nhau, nhóm nào viết được nhiều từ nhất là thắng 
 20 
cuộc. Căn cứ vào số lượng từ ghép đúng để phân loại thắng hay thua. Các nhóm 
phải tìm được các từ, chẳng hạn ( yêu quý, yêu mến, yêu thương, kính yêu, kính 
mến, quý mến, mến yêu, mến thương) 
9. Trò chơi “THI ĐẶT CÂU THEO MẪU” 
A. Mục đích: 
- Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) có sự tương 
hợp về nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. 
- Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn. 
B. Chuẩn bị : 
- Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ (danh từ, ngữ danh từ) phù hợp với đối tượng 
học sinh lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu trong sách hướng 
dẫn học Tiếng Việt 2. 
C. Cách tiến hành : 
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Những người chơi chia thành từng cặp (2 người) hoặc thành 2 nhóm (A; B) 
Người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu (VD: Học sinh); người 
thứ 2 (hoặc học sinh ở nhóm thứ 2) nêu vế thứ hai (VD: Là người đi học). Sau đó 2 
người (hoặc 2 nhóm) đổi lượt cho nhau. Người nào (hoặc nhóm nào) không nêu 
được sẽ bị trừ điểm. Hết giờ chơi, ai hoặc nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng 
cuộc. 
- Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : 
Bài 3B “ Hãy đối xử tốt với bạn – HĐ3 – HĐTH 
10. Trò chơi “ THI TÌM NHANH TỪ” 
A. Mục đích: 
- Mở rộng vốn từ bằng cách tìm các từ. 
- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn. 
B. Chuẩn bị : 
 21 
- Bảng nhóm. 
C. Cách tiến hành: 
 Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Mỗi nhóm ra góc học tập lấy một bảng nhóm. 
- Từng bạn trong nhóm nối tiếp nhau viết các từ tìm được vào bảng nhóm. Các 
nhóm tự đánh giá, nhận xét lẫn nhau.Nhóm nào viết đúng nhiều từ nhất là nhóm 
thắng cuộc. 
- Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : 
Bài 2B “ Em làm việc tốt, em nói lời hay”– HĐ2 – HĐTH 
Bài 2C “ Em chăm học, chăm làm” – HĐ2 – HĐTH 
Bài 5B “ Một người bạn tốt” – HĐ5 – HĐTH 
Bài 5C “ Cùng tìm sách để học tốt” – HĐ4 – HĐTH 
Bài 6C “ Em yêu trường em” – HĐ 5, HĐ6 – HĐTH 
2.2.7 Một số thiết kế bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 có vận dụng phương pháp 
sử dụng trò chơi học tập 
2.2.7.1 Thiết kế 1 
Bài 2A : EM LÀ HỌC SINH ĐÁNG YÊU ( TIẾT 2 ) 
I. Mục tiêu 
- Đọc – hiểu câu chuyện phần thưởng. 
- Mở rộn vốn từ về học tập. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các thẻ từ của hoạt động 4. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động thực hành 
 22 
- Trưởng ban văn nghệ lên cho cả lớp hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết. 
- Giáo viên viết tên bài lên bảng. Học sinh viết tên bài vào vở. 
- Học sinh đọc mục tiêu ( cá nhân), sau đó nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm 
nêu mục tiêu của bài học. 
- Trưởng ban học tập cho cả lớp chia sẻ mục tiêu. 
Hoạt động 1 : Thay nhau hỏi –đáp: 
- Học sinh đọc cá nhân bài Phần thưởng, sau đó cặp đôi trong nhóm thay nhau hỏi 
– đáp : 
 + Theo bạn, Na có xứng đáng được thưởng không? Vì sao ? ( Bạn Na xứng đáng 
được thưởng vì bạn có tấm lòng đáng quý, biết giúp đỡ bạn bè). 
 + Khi Na được thưởng, có những ai vui mừng ? Những người đó bộc lộ niềm vui 
như thế nào ? ( Khi Na được thưởng, các bạn trong lớp và mẹ của Na rất vui. Các 
bạn thì vỗ tay. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe) 
- Sau đó nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ, trả lời các câu hỏi mà cặp đôi 
vừa thực hành. Cả nhóm thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo. 
Hoạt động 2 : Cùng kể ra những việc làm tốt của bạn Na. 
- Cá nhân học sinh đọc yêu cầu, sau đó làm bài cặp đôi để kể ra những việc làm tốt 
của bạn Na. Đó là : gọt bút chì giúp bạn Lan, cho bạn Minh mượn nửa cục tẩy, 
nhiều lần Na còn làm trực nhật giúp các bạn bị mệt. 
- Sau đó nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ, trả lời các câu hỏi mà cặp đôi 
vừa thực hành. Cả nhóm thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo. 
Hoạt động 3 : Thảo luận trong nhóm. 
- Cá nhân học sinh đọc yêu cầu : Nếu các em là bạn của Na, các em sẽ làm gì để 
bạn ấy học giỏi hơn? 
- Sau đó nhóm trưởng tổ chức cho các bạn ghi ý kiến của mình vào bảng nhóm. 
 23 
 Ví dụ : Mình sẽ giảng cho bạn những bài toán khó. 
 Mình sẽ đến nhà và học bài,

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_mon_tieng_vie.pdf