SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu ở Lớp 2 - Năm học 2016-2017 - Đinh Thị Như Hoa

* Mục đích:

- Mở rộng vốn từ và củng cố cách sử dụng từ hợp nghĩa.

- Luyện khả năng phản xạ nhanh.

* Chuẩn bị:

- Một số câu thơ, văn, ca dao có từ ngữ thuộc chủ đề bài học.

* Cách chơi:

- Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm từ chỉ sự vật (hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ) trong các câu thơ sau:

Luật chơi: Khi nghe giáo viên đọc xong câu thơ (văn, ca dao), học sinh xung phong nói từ có trong đoạn thơ (văn, ca dao). Học sinh nói đúng, cả lớp khen ngợi. Học sinh nói sai yêu cầu học sinh khác chơi tiếp. Tiếp tục cho đến hết số câu văn, thơ mà giáo viên đã chuẩn bị.

* Chú ý: Trò chơi này có thể được vận dụng ở tất cả các tiết Luyện từ và câu. Có thể tổ chức cuối bài tập, có mục đích cung cấp vốn từ hoặc tổ chức cuối tiết học.

 

doc45 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu ở Lớp 2 - Năm học 2016-2017 - Đinh Thị Như Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ham khảo cho học sinh. Có chăng chỉ có vài em trong cả khối được bố mẹ mua cho những quyển sách: Bài tập nâng cao Luyện từ và câu lớp 2 để các em thực hành làm thêm ở nhà. Còn với giáo viên, ngoài sách giáo viên và sách thiết kế bài soạn, thì tài liệu tham khảo dành cho giáo viên còn rất hạn chế nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc trong giờ học.
3.5. Đồ dùng, thiết bị dạy học:
Việc dạy và học Luyện từ và câu lớp 2 đã khó song đồ dùng và thiết bị phục vụ
cho môn học này lại rất hạn chế. Ngoài sách giáo khoa, vở bài tập ra giáo viên chỉ có thể linh hoạt mượn tranh, ảnh của các môn Tự nhiên-xã hội, Tập làm văn để làm sinh động hơn trong các giờ học Luyện từ và câu. Chính vì vậy nên tiết Luyện từ và câu thường trở nên rất nặng nề, căng thẳng và không có đồ dùng để tổ chức trò chơi. 
3.6. Hoạt động dạy và học: 
3.6.1. Hoạt động dạy của giáo viên: 
Qua dự giờ thăm lớp và các cuộc họp chuyên môn, tôi nhận thấy đa số các đồng chí giáo viên đã giảng dạy đúng đặc trưng bộ môn, truyền thụ đủ nội dung kiến thức, chủ động trong việc khai thác nội dung bài và lựa chọn phương pháp dạy học. Song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế sau:
	Các tiết học vẫn còn diễn ra nặng nề, không khí trầm lắng, giáo viên và học sinh làm việc nhiều nhưng hiệu quả học tập không cao. Giáo viên đã vận dụng các trò chơi trong giờ học song chưa nêu ra yêu cầu chơi, cách thức chơi, luật chơi rõ ràng nên học sinh mải chơi hơn học. Đồ dùng phục vụ cho giờ học, đặc biệt là các hoạt động trò chơi chưa phong phú, giáo viên chưa tự làm đồ dùng nhiều để phục vụ cho giờ học mà mới chỉ chú ý về nội dung bài học vì vậy nên học sinh vẫn không hứng thú, say mê học tập, đôi khi còn có thái độ phấn khích quá khi được chơi trò chơi. Mặt khác, một số đồng chí giáo viên chưa coi trọng phương pháp trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu. Bắt đầu vào giờ học, giáo viên thường yêu cầu các em làm việc như một “cỗ máy” không có sự thư giãn.
	Ví dụ: Khi dự giờ bài “Từ chỉ sự vật. Câu kiểu: Ai - là gì?” (trang 26, Tiếng Việt 2, tập 1)
	Bài 1: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) được vẽ dưới đây:
	- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh trong sách giáo khoa trang 26 rồi trả lời miệng tên gọi chỉ người,vật, ứng với mỗi bức tranh (thứ tự từng học sinh)
	- Lớp nhận xét, chữa bài.
	- Giáo viên chốt kiến thức về từ chỉ sự vật có trong bài.
	Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau:
	- Giáo viên treo bảng phụ chép sẵn bài 2.
	- Yêu cầu học sinh cả lớp tìm từ rồi ghi vở. Một học sinh lên bảng gạch chân các từ chỉ sự vật. Một số học sinh đọc đáp án trong vở.
	- Lớp nhận xét bài trên bảng, bổ sung.
	- Giáo viên chữa bài trên bảng rồi yêu cầu học sinh chữa vào vở.
	- Giáo viên chốt kiến thức.
Bài 3: Đặt câu theo mẫu dưới đây: 
Ai (hoặc cái gì, con gì)
là gì?
Bạn Vân Anh
là học sinh lớp 2A.
- Giáo viên ghi mẫu lên bảng, phân tích mẫu.
- Học sinh thảo luận nhóm.
	Nhiều nhóm báo cáo trước lớp. Giáo viên nhận xét, sửa câu.
	- Học sinh làm bài vào vở - Giáo viên nhận xét, chữa bài.
	- Giáo viên chốt kiến thức.
	Như vậy ba bài tập với các hình thức tổ chức khác nhau nhưng không khí giờ học vẫn diễn ra nặng nề vì học sinh phải làm việc nhiều không được thư giãn. Học sinh chưa tập trung học tập và hình thức dạy học chưa phát huy tính chủ động của học sinh.
3.6.2. Hoạt động học của học sinh:
	Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:
* Ưu điểm: Học sinh ngoan, hiền, nhiều em chăm chỉ, có ý thức phấn đấu trong học tập, thích thi đua.
* Nhược điểm: 
- Nhiều em còn ham chơi, chưa tích cực học tập.
	- Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ còn rất nhiều hạn chế và không đồng đều. Đa số các em chưa có khả năng nói, viết những câu mạch lạc, đủ ý, diễn đạt
chưa tốt. Dùng từ ngữ trong giao tiếp cũng như hoạt động học tập chưa chính xác.
	- Chưa được sự quan tâm của gia đình. Bố mẹ mải lo làm ăn nên phó thác hết trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy nên không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em, không quan tâm đến sách vở, đồ dùng học tập của các em. Tuy các em được học 2 buổi/ngày song không được kèm cặp nên các em gặp khó khăn khi tìm những từ ngữ thuộc những chủ đề không gần gũi với cuộc sống thường ngày của các em và khả năng lựa chọn, sử dụng từ ngữ để đặt câu chưa tinh tế.
	Vì những lí do vừa trình bày trong chương 1, tôi xin được đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu ở lớp 2, nhằm gây hứng thú học tập cho các em để nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng tiết học Luyện từ và câu.
4. Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu ở lớp 2.
	Để tổ chức trò chơi đạt hiệu quả, trước hết giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của việc tạo hứng thú hiệu quả bằng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy Luyện từ và câu ở lớp 2 nói riêng. Giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh hiểu rõ mục tiêu của từng bài, từng đơn vị học và toàn bộ phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2. Về nội dung: mỗi tiết Luyện từ và câu có 3 đến 4 bài tập với các yêu cầu khác nhau. Giáo viên cần xác định rõ yêu cầu cần đạt của từng bài và kiến thức trọng tâm 
của bài đó. Từ đó giáo viên có thể chọn trò chơi thích hợp với nội dung bài và thiết kế các hình thức dạy hài hòa, sinh động.
4.1. Các bước thực hiện :
4.1.1.Chuẩn bị trò chơi:
* Nghiên cứu tài liệu:
 	Điều đầu tiên để thực hiện đạt hiệu quả về việc tổ chức trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 2, tôi đã đọc tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung sáng kiến. Chính sự nghiên cứu, tìm tòi ở
tài liệu giúp cho các tiết học Luyện từ và câu có sử dụng trò chơi đạt kết quả
tốt.
	* Nghiên cứu thực tế:
	Thông qua các tiết dự giờ tôi đã trao đổi thêm, tư vấn với các bạn đồng nghiệp về nội dung các trò chơi phục vụ cho phân môn Luyện từ và câu lớp 2 để áp dụng cùng nhau tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
	Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của sáng kiến. Thông qua các tiết dạy thực tế trên lớp, bản thân tôi đã phân loại các đối tượng học sinh, tìm hiểu xem học sinh thường yếu ở mạch kiến thức nào, để lựa chọn trò chơi cho phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu bài một cách chắc chắn.
4.1.2. Lựa chọn các trò chơi:
	- Việc lựa chọn các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích dạy học. Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí đóng góp cụ thể trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 2, hệ thống các trò chơi phải được lựa chọn sao cho đa dạng về chủ đề, phong phú về cách chơi. Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt. Từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên có cơ hội tổ chức trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Để từ đó các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
	- Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với học sinh.
	- Lựa chọn thời điểm thích hợp khi tổ chức các trò chơi, học tập cho học sinh lớp 2. Các hình thức trò chơi được tính đến là:
	+ Trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài, mở rộng vốn từ. Cách này có ưu điểm là kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng thẳng, trở thành “Học mà chơi, chơi mà học” hết sức sinh động.
+ Trò chơi được vận dụng vào giải các bài tập trong giờ học. Với cách
này sẽ giúp cho học sinh hệ thống kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.
4.1.3. Xây dựng và thiết kế trò chơi:
	Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiến thức, kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp các em khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân, thông qua các trò chơi học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào các tình huống của trò chơi. Do đó, học sinh được thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng phân môn Luyện từ và câu được đưa vào trò chơi.
	Để các trò chơi góp phần mang hiệu quả cao trong giờ học, khi xây dựng và thiết kế trò chơi tôi thường tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học.
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
- Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 2, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
- Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
Thông thường cấu trúc của một trò chơi trong giờ học Luyện từ và câu ở lớp 2 tôi đã thiết kế như sau:
 ØTên trò chơi:
	Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hoạt động chơi được thiết kế trong trò chơi.
	Đồ dùng đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
	Nêu luật chơi: Chỉ rõ nguyên tắc của hoạt động chơi qui định đối với người chơi, qui định thắng thua của trò chơi.
Số người tham gia: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
Nêu cách chơi: Để người chơi nắm được và thực hiện tốt.
 Ø Cách tổ chức trò chơi : 
	 Thời gian tiến hành từ 3 – 5 phút
w Bước 1: Giới thiệu trò chơi.
- Nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
w Bước 2: Chơi thử 
Thông qua chơi thử để nhấn mạnh luật chơi.
w Bước 3: Chơi thật
w Bước 4: Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
w Bước 5: Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò,...)
4.1.4. Tổ chức trò chơi :
	Trò chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để được chơi. Được tham gia trò chơi có tổ chức các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như: vui mừng khi giành chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ, nhóm của mình. Đây chính là đặc tính rất cao của trò chơi.
	Vì vậy, khi tổ chức trò chơi, tôi không bao giờ đòi hỏi quá cao ở nội dung trò chơi mà chỉ cần trò chơi mang được một nội dung hoặc một kỹ năng cơ bản của bài học là được.
	Khi tổ chức các trò chơi phải sắp xếp các tình huống chơi sao cho tất cả mọi học sinh của nhóm (hoặc lớp) đều được tham gia.
Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh giải
các bài tập trong Luyện từ và câu một cách hào hứng, hiệu quả đồng thời gây hứng thú trong giờ học.
4.1.4.1. Nhóm 1: Các trò chơi được vận dụng vào giải các bài tập trong giờ học Luyện từ và câu ở lớp 2.
4.1.4.1.1.Trò chơi: Tìm nhanh các từ cùng chủ đề.
* Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
* Chuẩn bị : 
- Bảng phụ hoặc giấy nháp.
- Một số biểu tượng mặt người cười, mặt người mếu.
* Cách chơi
- Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi Hướng dẫn: Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 2 nhóm (A-B), số học sinh mỗi nhóm bằng nhau.
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề.
(VD: Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là những con vật nuôi trong nhà), Giáo viên (người hướng dẫn trò) nêu yêu cầu:
+ Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập (hoặc những từ nói về tình cảm gia đình).
+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút.
+ Mỗi từ viết đúng được 1 mặt cười; mỗi từ viết sai bị 1 mặt mếu; nhóm nào có nhiều mặt cười nhất sẽ đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa theo số mặt cười nhận được để xếp vào các vị trí 2, 3, 4
- Bước 2: GV hướng dẫn chơi thử.
- Bước 3: Chơi thật
Luật chơi: 
Giáo viên chỉ định một học sinh ở nhóm A nói được từ theo yêu cầu. Rồi học sinh A1 chỉ một bạn bất kì B1, học sinh B1 nói nhanh từ tìm được rồi chỉ bất
kì A2 nêu tiếp.. Cứ như vậy cho tới hết lớp.
	Trường hợp bạn bị chỉ định không nêu được từ theo yêu cầu hoặc nói từ trùng lặp sẽ nói “chuyển” để bạn khác cùng nhóm (đứng cạnh, tiếp sức, mỗi lần như vậy nhóm nào có học sinh nói “chuyển” thì nhóm đó nhận 1 mặt người mếu, nhóm nào bị nhận nhiều mặt người mếu là nhóm đó bị thua.
- Bước 4: Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự.
- Bước 5: Nhận xét, thông báo nhóm thắng (nhóm nhiều biểu tượng mặt cười) theo đúng luật chơi.
* Chú ý: Trò chơi này có thể được vận dụng ở các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1:
+ Bài 1: Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7, trang 59).
+ Bài 2: Kể thêm các từ chỉ người trong quan hệ gia đình họ hàng mà em biết (tuần 10, trang 82)
+ Bài 1: Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13, trang 108).
+ Bài 2: Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15, trang 122). 
+ Bài 3: Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16, trang 134).
- Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2:
+ Bài 1: Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22, trang 35).
+ Bài 1: Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25, trang 64).
+ Bài 2: Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26, trang 74).
+ Bài 1: Kể tên các loài cây (tuần 28, trang 87)
+ Bài 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác nhau mà em biết (tuần 33, trang 129)
4.1.4.1.2.Trò chơi: Ghép nhanh tên cho sự vật. 
* Mục đích:
- Ghép nhanh từ với đồ vật, hình vẽ, tranh ảnh tương ứng.
- Có biểu tượng về nghĩa của từ.
* Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, đồ vật thật theo yêu cầu: 3 bộ.
- Thẻ ghi tên các tranh, ảnh, đồ vật thật: 3 bộ
- Nam châm hoặc băng dính 2 mặt.
* Cách chơi:
- Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi Hướng dẫn: 3 nhóm chơi một lần (mỗi nhóm 4-8 học sinh tùy thuộc vào số lượng tranh ảnh trong bài).
- Các tranh (ảnh, đồ vật thật) xếp thành 3 nhóm.
- Bước 2: GV hướng dẫn chơi thử.
- Bước 3: Chơi thật
Luật chơi:
- Khi giáo viên yêu cầu: Ghép nhanh tên cho các sự vật thì học sinh cùng tiếp sức thi đua gắn thẻ vào đồ vật (ảnh, tranh) tương ứng. Nếu nhóm nào gắn đúng, nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.
- Bước 4: Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự.
- Bước 5: Nhận xét, nêu kết quả nhóm thắng cuộc theo đúng luật chơi.
* Chú ý: Trò chơi này có thể được vận dụng ở các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1:
+ Bài 1(tuần 1, trang 8): Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ dưới đây:
 ( học sinh, nhà, múa, trường học, xe đạp, hoa hồng) 
	+ Bài 1(tuần 3, trang 26): Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) được vẽ dưới đây.
	+ Bài 1 (tuần 17, trang 142): Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khỏe, trung thành.
- Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1:
+ Bài 1(tuần 22, trang 35): Nói tên các loài chim trong những tranh sau: 
(đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt)
+ Bài 1 (tuần 24, trang 55): Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của chúng. 
(tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn)
4.1.4.1.3.Trò chơi: Tìm “kẻ trú ẩn”
* Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, gọi tên sự vật ẩn trong tranh.
- Luyện kĩ năng quan sát, óc tưởng tượng.
* Chuẩn bị: 
- Phóng to tranh có trong hai bài Luyện từ và câu ở bài 3, tuần 6 (trang 52); bài 1, tuần 11(trang 90) - sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập 1.
- Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh ) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm vào giấy khổ to đã chuẩn bị. VD: Nhóm Mực tím; nhóm Tuổi thơ)
- 3 tờ giấy khổ A0, bút dạ, nam châm, băng dính hoặc hồ dán.
* Cách chơi : Chia lớp thành 3 nhóm
- Bước 1: Giáo viên nêu tên trò chơi và nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ trú ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được đủ số lượng đồ vật (tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất.
- Bước 2: GV hướng dẫn chơi thử.
- Bước 3: Chơi thật
Luật chơi:
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và số lượng mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút)
- Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng. Giáo viên hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp việc xác nhận kết quả của từng nhóm.
- Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng đồ vật tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất, nhì, ba hoặc
yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng).
- Bước 4: Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự.
- Bước 5: Nhận xét, xếp giải theo đúng luật chơi.
* Chú ý: Trò chơi này có thể được vận dụng ở các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1:
+ Bài 3(tuần 6, trang 52): Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong các tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy được dùng để làm gì.
+ Bài 1 (tuần 11, trang 90): Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh sau và cho biết mỗi đồ vật dùng làm gì.
4.1.4.1.3.Trò chơi: Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau.
* Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo “từ” từ một “tiếng” cho trước.
- Rèn khả năng huy động nhanh vốn từ.
* Chuẩn bị: - Phấn, bảng con 
* Cách chơi: 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Thi tìm nhanh các từ chứa tiếng cho trước.
Luật chơi: 
	Dựa vào tiếng đã cho ở đầu bài, học sinh cố gắng ghi nhanh các từ vào bảng con. Trong khoảng thời gian quy định, ai tìm được nhiều từ nhất là người thắng cuộc.
* Chú ý: Trò chơi này có thể được vận dụng ở các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1:
+ Bài 1(tuần 2, trang 17): Tìm các từ:
	Có tiếng học	Mẫu: học hành
	Có tiếng tập	Mẫu: tập đọc
- Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2:
+ Bài 1(tuần 25, trang 64): Tìm các từ có chứa tiếng biển(Mẫu: tàu biển)
4.1.4.1.4.Trò chơi: Phân nhanh các nhóm từ.
* Mục đích:
- Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra các đặc điểm giống nhau của sự vật mà từ đó gọi tên.
- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích.
* Chuẩn bị:
- Viết sẵn các từ trong bài tập lên bảng.
- Hoa cắt từ giấy có dán sẵn băng dính (số lượng tùy xem số từ có trong bài và số hoa phải có 2 màu khác nhau, gấp 2 lần số từ)
* Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và nêu yêu cầu: Phân nhanh các nhóm từ.
Luật chơi: 
Trong khoảng thời gian quy định, học sinh của các nhóm tiếp sức cho nhau dán hoa dưới các từ giáo viên đã viết sẵn lên bảng, dán hoa màu xanh vào nhóm 1, dán hoa màu đỏ vào nhóm 2. Nhóm nào đúng và nhanh hơn là thắng cuộc.
* Chú ý: Trò chơi này có thể được vận dụng ở các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2:
+ Bài 1(tuần 23, trang 45): Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp:
	a. Thú dữ, nguy hiểm:	Mẫu: hổ
	b. Thú không nguy hiểm:	Mẫu: thỏ
(hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, ngựa vằn, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác, sóc, chồn, cáo, hươu).
	+ Bài 1(tuần 26, trang 73): Hãy xếp tên các loài cá vẽ dưới đây vào nhóm thích hợp:
	a. Cá nước mặn (cá biển)	Mẫu: cá nục
	b. Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ,ao)	Mẫu: cá chép
4.1.4.1.4.Trò chơi: Tìm nhanh từ trái nghĩa.
* Mục đích:
- Nhận biết từ trái nghĩa.
- Mở rộng vốn từ luyện trí thông minh, tính nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị: 
- Giáo viên viết sẵn các cặp từ trái nghĩa vào 2 mặt của các bảng con.
* Cách chơi: 
- Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm nhanh từ trái nghĩa.
Luật chơi: 
- Giáo viên giơ từng bảng con có từ trong đề bài. Gõ tín hiệu thước để học sinh xung phong giơ tay chơi. Những học sinh giơ ta

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_trong_gio_hoc_luyen_t.doc