SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 4 - Nguyễn Thị Hoài

4.5 Kết hợp với đội Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

 - Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Thi kể chuyện dưới cờ theo tấm gương đạo đức của Bác.Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông, hội giao lưu em yêu tiếng việt, Hướng dẫn các em kĩ năng tham gia giao thông an toàn.

- Tổ chức các em thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Nội dung thi được soạn bằng chương trình powerPoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. Bên cạnh được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến nội dung các cuộc thi các em còn có cơ hội thể hiện năng khiếu bằng các màn chào hỏi và phần thi năng khiếu

 - Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường,thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11 bằng các tiết mục múa hát phù hợp, hấp dẫn.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm Lớp 4 - Nguyễn Thị Hoài, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ới các em mỗi ngày, tôi kể cho các em nghe những câu chuyện về những người có ý chí, nghị lực. Tôi quan tâm đến những suy nghĩ, tình cảm của các em để các em luôn cảm thấy tự tin, không bị thiếu hụt về vật chất cũng như tình cảm vì đã mất người thân. Đồng thời tôi cũng thường xuyên động viên các em hòa đồng cùng bạn bằng cách tham gia nhiệt tình vào các hoạt động giáo dục của trường của lớp để các em không thấy tự ti, mặc cảm.
 Để hiểu rõ về từng học sinh, bản thân tôi đã tìm hiểu nhiều cách qua nhiều luồng thông tin: 
 -Tôi thường gặp trực tiếp giáo viên cũ các lớp dưới để tìm hiểu thông tin cụ thể về các em.
- Thường những buổi học đầu tiên tôi cho các em tự giới thiệu về mình trước lớp. Tôi thường tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau. Để giúp các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau.
- Đầu mỗi buổi học, tôi thường dành ra một khoảng thời gian nhỏ để trò chuyện cùng các em, hỏi các em có những gì vui, buồn, điều gì hay, ... chia sẻ với Cô và các bạn. Dần dần sau đó, tôi cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau. Tôi còn tạo cho học sinh biết đối xử thân thiện, đoàn kết. Qua những hoạt động đó tạo mối giữa các em thành một tập thể đoàn kết, thương yêu, quý mến nhau. 
- Bên cạnh đó, tôi thường xuyên gần gũi để hỏi thăm các em về gia đình , chủ động đến nhà để hiểu hơn về hoàn cảnh sống của các em.
- Tôi cũng thường xuyên trò chuyện và hỏi các em về những người bạn của chính các em. Khi trò chuyện với các em như vậy tôi đã nắm bắt được hoàn cảnh, sở thích của các em đồng thời tạo cho các em gần gủi, thân thiện. đồng thời phát huy mặt mạnh của bản thân trong giao tiếp cũng như trong các mối quan hệ..
- Ngoài ra, trong quá trình lên lớp tôi thường tạo cơ hội để những em có tính rụt rè này được trả lời nhiều lần, hoạt động học tập nhiều hơn để giúp các em mạnh dạn hơn.
 - Tôi khen ngợi và động viên các em khi các em tự làm công việc của mình dù là nhỏ nhất. Những lời khen ngợi kịp thời của cô giáo sẽ là động lực giúp các em tiếp tục phát huy tính tích cực của mình.
- Với học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì tôi vận động các bạn học sinh trong lớp hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh của các bạn như quyên góp sách vở, bút, đồ dùng học tập để động viên các bạn. Tôi cũng gặp trực tiếp phụ huynh của các em đó để động viên, tạo điều kiện cho con em đi học đều. Sự nhiệt tình và gắn bó giữa giáo viên và học sinh như vậy phụ huynh sẽ có trách nhiệm động viên, nhắc nhở con em mình trong việc học tập cũng như giáo dục nhân cách cho các em. 
 Đây là cơ sở để tôi phân loại học sinh theo từng nhóm và có hướng giáo dục phù hợp. 
 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
 Sau khi đã tìm hiểu về hoàn cảnh sống của học sinh trong lớp, tôi tập trung xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm cho mình, Cụ thể:
* Chỉ tiêu phấn đấu:
- Duy trì sĩ số 100%
- Vở sạch chữ đẹp 90% trở lên
- Lớp đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc
- Số học sinh được khên thưởng trên 90%
- 100% học sinh hoàn thành kiến thức kỹ năng của các môn học và hoạt động giáo dục
- 100% học sinh đạt yêu cầu về năng lực và phẩm chất
- Học sinh giỏi cấp trường 30 lượt em
- học sinh giỏi huyện 15 lượt em
- 100% học sinh thực hiện tốt nề nếp đội đề ra
- 20 lượt em được tặng thưởng các chuyên hiệu.
* Các biện pháp thực hiện:
 Sau khi lên kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm học, tôi liền đưa ra các biện pháp thự hiện nhằm giáo dục toàn diện cho các em như sau:
 2.1 Thành lập hội đồng tự quản lớp học
 Hội đồng tự quản là chính các em đứng ra tổ chức, bàn bạc với nhau, thậm chí đề xuất nguyện vọng để thông qua hội đồng tự quản báo cáo với giáo viên, báo cáo phụ huynh, nhà trường,.. tổ chức đoàn thể tiếp thu rồi hướng dẫn các em thực hiện. Điều này nhằm mục đích chính không phải là giảm công việc cho giáo viên trong công tác quản lí lớp, nhà trường mà tăng khả năng tự chủ, tự quản, sinh hoạt cùng nhau, trao đổi góp ý lẫn nhau, tăng kỹ năng sống cho học sinh.
 Thành lập hội đồng tự quản lớp học; các em có thể cùng nhau tổ chức sinh nhật cho bạn có cùng tháng sinh vào một ngày nhất định trong tháng; hướng dẫn bạn làm hộp thư “Nhịp cầu bè bạn” để các em có cơ hội trao đổi suy nghĩ của mình cho nhau hoặc các em có thể gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm, những điều khó nói với cô giáo. Và tôi đã phân công cụ thể như sau:
* Lê Hà Ngân - CTHĐTQ: có nhiệm vụ theo dõi , kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm danh và ghi sĩ số của lớp, điều khiển lớp xếp hàng chào cờ, xếp hàng ra vào lớp, tập trung lớp hoạt động múa hát sân trường. Quản lớp khi giáo viên vắng mặt, rút bài học kinh nghiệm trong giờ SHTT, đề nghị giáo viên tuyên dương, nhắc nhở các cá nhân và tập thể
* Nguyễn Ngọc Bảo Trâm - :PCTHĐTQ 1: Tổ chức truy bài, giúp các bạn học yếu học bài và làm bài. Điều khiển các bạn trao đổi hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học,.Theo dõi việc học tập của lớp, phụ trách ban học tập, ban sức khỏe - vệ sinh , ban đối ngoại.
* Lê Đức Vinh - PCTHĐTQ 2: Chỉ đạo và theo dõi công tác vệ sinh, chăm sóc cây, thư viện, phối hợp với chủ tịch, các trưởng ban để phụ trách ban thư viện, ban văn nghệ, ban quyền lợi học sinh, ban TDTT.
* Lê Thị Kiều Oanh: - Trưởng Ban học tập: 
- Phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng nhận đồ dùng học tập và tài liệu
- Kiểm tra bài tập, kiến thức của các bạn và báo cáo với cô giaoschur nhiệm vào đầu giờ.
- Điều hành lớp thực hiện các hoạt động học tập, mời các bạn chia sẻ bài trước lớp, mời các nhóm đánh giá.
* Phạm Thị Hà Vy - Trưởng Ban văn nghệ: 
- Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu tiết học hoặc cuối tiết học.
- Tổ chức, hướng dẫn các bạn tập, biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tham gia các phong trào.
* Phạm Tiến Đạt – Trưởng ban sức khỏe – vệ sinh
-Theo dõi về sức khỏe của các bạn, nhắc các bạn ăn mặc phù hợp thời tiết, hoạt động và vui chơi an toàn.
- Theo dõi và nhắc nhở các bạn giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Cùng các bạn sắp xếp bàn ghế gọn gàng ngăn nắp.
* Nguyễn Thị Thu Hà – Trưởng ban thư viện
- Cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện lại và sắp xếp thư viện của lớp gọn gàng, ngăn nắp.
- Vận động các bạn góp sách, truyện dùng chung.
* Phan Thị Thùy Dung – Trưởng Ban đối ngoại
Nếu lớp có khách đến thăm thì mời khách vào và giới thiệu về trường, lớp, các góc học tập , cô giáo và các bạn.
*Nguyễn Thế Anh - trưởng Ban quyền lợi học sinh
Nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng về quyền lợi của học sinh trong học tập, trong sinh hoạt.
 Tôi hướng dẫn các em trong HĐTQ hiểu rõ nhiệm vụ của mình,hướng dẫn các em cách ghi chép trong sổ một cách rõ ràng, cẩn thận. Mỗi em làm đúng nhiệm vụ của mình, ngoài ra chủ tịch và phó chủ tịch phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ trong công việc chung. Mỗi ban có một cuốn sổ theo dõi hoạt động. Trong khoảng thời gian mới thành lập, tôi luôn theo dõi sát sao các hoạt động của các thành viên HĐTQ. Với các em chưa mạnh dạn, chưa quen việc, tôi làm mẫu, động viên, uốn nắn kịp thời 
Cuối mỗi tuần, mỗi tháng vào tiết SHTT Chủ tịch và các PCT báo cáo kết quả về các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào đó, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của các em.HĐTQ và các trưởng ban , các nhóm trưởng họp để đánh giá , góp ý trao đổi cho nhau về mặt mạnh, mặt yếu . Từ đó các em phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại trong quá trình làm việc.
Hội đồng tự quản lớp 4A
Xây dựng “quy ước lớp mình” 
 Nhà trường nào cũng có những nội quy chung, nhưng nội quy của nhà trường lại áp dụng cho một lượng lớn học sinh mà không tính đến đặc điểm riêng của từng lớp nên hiệu quả không cao. Đồng thời việc theo dõi của GVCN không thể bao quát hết các học sinh. Vì vậy mỗi lớp cần phải có nội quy cụ thể. Những nội quy này ngoài căn cứ vào những nội quy chung của nhà trường còn căn cứ vào tình hình lớp chủ nhiệm để phù hợp. Vì vậy, sau khi đã thành lập được HĐTQ, dựa vào đặc điểm tình hình thực tế của lớp, tôi cùng HĐTQ tiến hành họp bàn và thống nhất xây dựng “quy ước lớp mình”nhằm tạo môi trường giáo dục lành mạnh và hiệu quả, giúp các em cố gắng vươn lên trong học tập, năng cao trí tuệ.
 - Thực tế trong lớp tôi có một số học sinh chưa thật sự ngoan, chưa nghiêm túc trong các giờ học, đặc biệt là những tiết của giáo viên 2. Ngoài ra còn không ít học sinh trong lớp còn rụt rè, chưa mạnh dạn, trong các hoạt động. Chính vì vậy, tôi đã cùng họp lại với HĐTQ và các ban, các nhóm trưởng và đưa ra nội quy của lớp học, yêu cầu các em phải nghiêm túc thực hiện. Trong những nội quy của lớp tôi đặc biệt lưu ý các em là phải nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử thân thiện giữa các bạn trong lớp và với các bạn ngoài lớp.
 - Những ngày đầu, tôi cho các em đọc nội quy của lớp vào 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi nên các em nhanh chóng ghi nhớ nội quy của lớp.
 - Trong những tiết học, bài học, tôi thường xuyên liên hệ thực tế và nhắc nhở ngay đến nội quy lớp học, đặc biệt là những tiết tập đọc hoặc là những tiết đạo đức. từ đó các em thấm nhuần hơn những điều mình cần thực hiện theo nội quy của lớp.
 - Trong những tiết SHTT tôi cũng yêu cầu HĐTQ báo cáo lại những cá nhân, tổ nào trong tuần còn mắc lỗi, mắc những lỗi gì, để từ đó đối chiếu và xem xét các bạn đã vi phạm những quy ước nào của lớp và mạnh dạn yêu cầu các bạn nhận lỗi, hứa trước lớp sẽ khắc phục những vi phạm đó. Qua nhiều tuần làm như vậy, tôi thấy học sinh lớp tôi ngoan hơn, các em trước đây hay phạm lỗi, nay ngoan hơn, tình cảm hơn, đối xử với bạn bè thân thiện hơn.
 Vì vậy trong lớp học tôi chủ nhiệm, các em đều xưng hô rất thân tình làm cho lớp học luôn có cảm giác đầm ấm. Đó cũng là cách để giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử có văn hóa cho học sinh
 2.3- Sắp xếp chỗ ngồi học sinh 
 Việc sắp xếp chỗ ngồi của học sinh cũng vô cùng quan trọng, giáo viên 
- Sắp xếp chỗ ngồi học sinh hợp lí sao cho học sinh khá giỏi và mạnh dạn hơn có thể kèm cặp học sinh yếu hơn và nhút nhát hơn để các em có cơ hội cùng tiến bộ.
- Các em có cơ thể thấp bé, hoặc tiếp thu bài chậm hơn, học sinh cá biệt, nghịch ngộ, thường không tập trung vào bài học, hay làm việc riêng tôi xếp lên ngồi những bàn trước để các em dễ dàng tiếp thu bài học và các em ít có cơ hội làm việc riêng .
- Tôi cũng thường xuyên cho học sinh luân phiên thay đổi chổ ngồi sau mỗi tháng để tạo cho các em phấn khởi, tự tin vì có chỗ ngồi mới, được ngồi học, thảo luận và hợp tác với những bạn mới. Đó cũng là tạo điều kiện cho các em giữ gìn đôi mắt của mình, các em không phải nhìn về một phía quá lâu.
 * Bên cạnh đó, tôi cũng hay trò chuyện với một số em có tính rụt rè, nhút nhát và khuyến khích động viên các em tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường. Trong những buổi học, tôi thường xuyên gọi các em tham gia xây dựng bài hay nhờ các em giúp đỡ một số công việc nhỏ như sắp xếp lại đồ dùng trong tủ, sửa lại khăn trải bàn. Bằng viêc làm ấy, tôi đã làm cho các em gần gũi mình hơn và các em cũng không còn cảm thấy e ngại khi tiếp xúc với cô giáo nữa. 
 Như vậy , bằng những việc làm này, tôi đã tạo cho lớp học mình một bầu không khí học tập thân thiện. Ở đó, các em được đón nhận những tình cảm của bạn bè, cô giáo; được trải nghiệm vào những tình huống khác nhau trong học tập giúp các em chủ động và tự tin hơn trong cuộc sống.
 Giải pháp 3: Thực hiện có hiệu quả tiết Giáo dục tập thể
* Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, tôi cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: HĐTQ nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, tôi cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học... Qua đó, nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp.
* Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức:
- Yêu cầu tất cả học sinh tham gia dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của cô giáo.
- Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm, tôi khuyến khích động viên các em tăng cường giao lưu với nhau. Tạo bầu không khí học tập, tin tưởng, thân thiện, cởi mở, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhau. 
- Luôn hướng cho các em tham gia vào tiết SHTT từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
- Tăng cường nội dung sinh hoạt có liên quan đến công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của các em. 
   Cũng trong tiết SHTT, tôi đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch. Từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Ngoài ra trong tiết SHTT tôi còn lồng vào hoạt động thiết thực mà các em rất thích, đó là tổ chức sinh nhật cho các em có cùng tháng sinh vào một ngày.
Ví dụ 1: 
Hoạt động tập thể
 I.Mục tiêu :
 - HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần 12
 - Có kế hoạch cho tuần 13
 - Rèn kỹ năng nói, lắng nghe, nhận xét, chia sẽ ý kiến. 
 - Có ý thức xây dựng nề nếp lớp 
II: Chuẩn bị: - Phương hướng tuần 13
 - Nội dung sinh nhật
 III Các HĐ dạy và học 
T.G
 HĐ GIÁO VIÊN 
 HĐ HỌC SINH 
2’
10’
10’
16’
1’
 1 Ổn định :
2:Nhận xét :
Hoạt động tuần qua 
GV nhận xét chung 
3 Kế hoạch tuần:13
- Truy bài đầu giờ 
- Giúp các bạn còn chậm tiến.
-Chăm sóc bồn hoa cây cảnh và góc thiên nhiên của lớp 
- Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp 
-Xây dựng nền nếp lớp học thân thiện, học sinh tích cực
-Tham gia các hoạt động tập thể.
- Chơi các trò chơi dân gian như nhảy sạp, rồng rắn lên mây, ô ăn quan...
-Trực nhật :Tổ 1
4 Tổ chức sinh nhật cho học sinh có ngày sinh nhật trong tháng 11
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- CTHĐTQ tuyên bố lí do
- Trưởng ban quyền lợi học sinh điều hành buổi sinh nhật 
- Các cá nhân nói lời chúc mừng, hát chúc mừng sinh nhật
- Các bạn tặng quà chúc mừng sinh nhật
Giáo viên tặng quà, phát biểu, chúc mừng
- Cả lớp liên hoan mừng sinh nhật bạn.
C. Dặn dò 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Ban văn nghệ điều hành lớp hát một bài 
-CTHĐTQ nhận xét
-Báo cáo tình hình chung của lóp trong tuần qua 
- Các trưởng ban báo cáo hoạt động của các nhóm và các cá nhân
- Các tổ trưởng và cá nhân khác bổ sung ý kiến
-Tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tổ có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ 
-Lắng nghe bổ sung ý kiến
- học sinh trang trí không gian sinh nhật cho các bạn
- HS tham gia hát, chúc mừng, tặng quà
 Ngoài ra, trong tôi còn tổ chức cho các em đọc sách báo ở thư viện xanh của trường, tổ chức và hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi dân gian, tổ chức sinh nhật cho các em ngay tại lớp, giáo viên và học sinh cùng hát, chúc mừng sinh nhật, tặng quà và liên hoan tại lớp, hướng dẫn học sinh thực hiện có hiệu quả hộp thư vui, chăm sóc bồn hoa cây cảnh của lớp được phân công. Nhằm tạo cho các em tâm thế thoải mái, thực sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui, các em mạnh dạn, tự hào và cũng cảm thấy hạnh phúc bên tập thể lớp, qua đó giáo dục kỹ năng sống cho các em.
Ví dụ 2: 
Hoạt động tập thể
 I.Mục tiêu :
 - HS nắm được ưu khuyết diểm trong tuần 15
 - Có kế hoạch cho tuần 16
 - Rèn kỹ năng đọc, nhận xét, thảo luận, chia sẻ. 
 - Có ý thức xây dựng nề nếp lớp 
II: Chuẩn bị: Phương hướng tuần 16
 III Các HĐ dạy và học 
tg
 HĐ GIÁO VIÊN 
 HĐ HỌC SINH 
4’
10’
7’
15’
1’
 1 khởi động :
2:Nhận xét : Hoạt động tuần qua 
GV nhận xét chung 
3 Kế hoạch tuần:16
- Truy bài đầu giờ 
- Giúp các bạn còn chậm 
-Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp 
-Xây dưng nền nếp lớp học thân thiện
-Tham gia các hoạt động tập thể: múa hát sân trường, thể dục đầu giờ, chơi các trò chơi dân gian.
-Trực nhật :Tổ 3
4 Tổ chức đọc sách ở thư viện xanh
-Giáo viên chia HS làm 6 nhóm
- Phân công nhóm trưởng.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- GV hướng dẫn HS ra ở thư viện xanh, ngồi theo nhóm.
-Yêu cầu nhóm trưởng quản lí các nhóm.
- Trưởng ban thư viện phát sách, truyện cho các bạn đọc
-Yêu cầu HS nghiêm túc đọc sách,không ồn ào làm ảnh hưởng đến các nhóm khác.
C. Dặn dò 
- GV nhận xét, tuyên dương
-Ban văn nghệ điều hành lớp chơi 1 trò chơi 
-CTHĐTQ nhận xét
-Báo cáo tình hình chung của lóp trong tuần qua 
- Các Trưởng ban báo cáo 
-Các thành viên khác bổ sung 
-Tuyên dương cá nhân tổ có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ 
-Lắng nghe ý kiến bổ sung 
- HS tham gia đọc sách.
- Học sinh thảo luận, chia sẻ về nội dung, ý nghĩa của truyện vừa đọc
Giờ đọc sách của học sinh lớp 4A tại thư viện xanh của trường
Giải pháp 4:  Xây dựng môi trường học tập thân thiện
 Môi trường học tập thân thiện là tạo môi trường học tập an toàn, gần gủi với học sinh, làm cho học sinh thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
4.1 Tạo cảnh quan lớp xanh-sạch-đẹp:
Lớp học thân thiện là lớp học luôn luôn sạch sẽ,ngăn nắp, có cây xanh và trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau: 
 - Luôn luôn nhắc nhở học sinh giữ gìn tài sản chung của trường, lớp từ chỗ ngồi, cửa sổ lớp học, 
 - Luôn nhắc nhở học sinh nhẹ nhàng bằng cách dán dòng chữ ở phần thân của sọt rác “ cho tôi xin rác”, “ tắt quạt, tắt điện bạn nhé”.từ những việc làm nhẹ nhàng đó các em có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết tiết kiệm điện.
 - Lớp học luôn có đủ ánh sáng, quạt mát, có lọ hoa, góc thiên nhiên. Tôi yêu cầu các em thường xuyên chăm sóc, tưới nước cho cây thường xuyên vào cuối mỗi buổi học để các em thân thiện, gần gủi hơn với thiên nhiên.
 - Góc học tập của lớp: lưu các bài văn hay, chữ viết đẹp, những bài toán hay, những sản phẩm đẹp của các emNhằm kích thích các em tích cực học tập đạt kết quả cao, giúp các em cố gắng viết chữ đẹp hơn, làm văn hay hơn, yêu thích các môn học hơn.
 - Góc truyền thống - Diễn Yên mến yêu: các em sưu tầm tranh ảnh, những tác phẩm về các danh nhân, về cảnh đẹp, di tích lịch sử giúp các em hiểu thêm về con người, về quê hương mình.
 - Nhịp cầu bè bạn: Tôi hướng dẫn các em cách viết thư, viết tin nhắn gửi vào hộp thư cho bạn dưới nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Các em biết chúc mừng bạn khi được nhiều lời khen, biết động viên bạn khi bạn buồn, vui cùng bạn khi sinh nhật tới. Từ đó mối quan hệ bạn bè của các em ngày càng gần gủi hơn.
4.2 Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện
 Để học sinh có mối quan hệ thân thiện với bạn bè trong lớp nhiệm vụ của giáo viên là vô cùng quan trọng.Tôi đã thường hướng dẫn học sinh như sau: 
- Sử dụng lời nói với bạn thể hiện tôn trọng, tế nhị, lịch sự trong giao tiếp.
- Trong từng tiết dạy, tôi cố gắng uốn nắn, sữa chữa lời nói cho học sinh 
Ví dụ: Trong tiết kể chuyện, khi trao đổi nội dung với vạn kể, tôi thường hướng dẫn các em sử dụng các từ xưng hô bằng bạn, bằng mình.” Xin mời bạn”, “Bạn hãy cho mình biết”, “cảm ơn bạn”,
 Hay trong tiết Sinh hoạt tập thể, tôi hướng các em nhận xét bạn bằng từ ngữ tế nhị, lịch sự
Ví dụ: “Bạn chưa mang khăn quàng, bạn cố gắng mang thường xuyên để lớp không bị trừ điểm”
- Sử dụng thường xuyên, hàng ngày “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm ngẫu nhiên”, “nhóm năng khiếu”, “nhóm cùng sở thích”
 Thông qua các đội, nhóm, các em có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Từ đó, các em trở nên thân thiết, gắn bó với nhau hơn, hạn chế được sự gây gỗ, cãi nhau trong lớp.
- Khuyến khích các em tự viết ra những điều mình chưa đồng ý về việc làm, các ứng xử của HĐTQ hoặc của bạn nào đó chứ không nói xấu bạn, không xa lánh bạn.
- Khi có chuyện xích mích giữa học sinh, tôi kịp thời can thiệp, không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ, trao đổi riêng với từng học sinh để có cách giải quyết hợp lí.
4.3 Xây dựng mối quan hệ thầy- trò
 Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học được coi là người mẹ thứ 2 của các em, là người bạn thân tình để các em có thể gửi gắm những tâm sự, những tình cảm, những suy nghĩ của bản thân.
 - Tôi thường thực hiện các buổi trao đổi về tình bạn, về học tập, về các phong trào thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, lồng ghép các tiết sinh hoạt,HĐNGLL, nhằm khuyến khích các em tham gia nhiệt tình, các em gần gủi nhau hơn, gần gủi với cô giáo hơn.
Khi giao tiếp với các em, tôi động viên các em nói chuyện cởi mở, tự nhiên, chân thành. với cách làm này, tự nhiên tôi sẽ giả

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_4_nguye.doc