SKKN Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong trường THCS

1. Hầu hết các học sinh học yếu Toán là do các em mất căn bản ở các lớp dưới. Nhiều học sinh chưa nhận thấy được tính kế thừa của bộ môn Toán nên khi học ở các lớp dưới các em học giỏi đều các môn nhưng thiếu ôn luyện thường xuyên; qua năm học mới các em quên tất cả.

2. Nguyên nhân thứ hai có thể kể đó là yếu tố gia đình. Có không ít phụ huynh cho con học nhưng không cần biết đến con mình học ra sao ( vì mãi lo kinh tế gia đình). Cũng có những bậc phụ huynh không thích con mình học nhiều, với quan niệm là “ học được bao nhiêu thì học, không được thì nối nghiệp cha, mẹ cũng khá giả rồi”. Có những phụ huynh vì quá cưng con nên thấy con không thích học thì cũng không ép bên cạnh đó cũng có những phụ huynh rất mong muốn con mình học giỏi nhưng không có điều kiện ( trình độ, kinh tế hạn hẹp ) không giúp gì được cho con mình.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung SKKN Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
A – MỞ ĐẦU 
 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
-Toán học là một môn học chính trong các môn học trong nhà trường phổ thông, việc tiếp thu kiến thức Toán đối với một số học sinh không phải là chuyện đơn giản. Hơn nữa, kiến thức Toán học có tính chất kế thừa từ các năm học trước. Do đó, nếu học sinh có sự lơ là thì việc học yếu toán là không thể tránh khỏi. 
-Là giáo viên dạy Toán thì lúc nào cũng phải đối mặt số học sinh yếu toán ngày càng tăng. 
-Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy chung của nhà trường?  Việc KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN là việc làm thường xuyên của giáo viên. Để làm được điều này tôi đã xem xét các thuận lợi và khó khăn, để phát huy hơn nữa các mặt thuận lợi và khắc phục các mặt khó khăn.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
-Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đưa ra những kinh nghiệm và những bài học thực tiễn qua quá trình dạy học tôi tích lũy được. Trong quá trình thực hiện hòan thành sáng kiến chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong sự ủng hộ nhiệt tình, sự động viên đóng góp ý kiến tích cực của các bạn đồng nghiệp cho tôi rút kinh nghiệm khắc phục các thiếu sót còn lại.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Phân tích các thuận lợi và khó khăn của ngôi trường mới, nắm bắt tình hình.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu Toán.
- Từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
- Xem xét các kết quả đạt được của giải pháp thông qua bài kiểm tra, trao đổi trực tiếp với học sinh, thông ý kiến của đồng nghiệp.
- Tổng kết rút kinh nghiệm.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Thời gian: Năm học 2015 – 2016.
Địa điểm thực hiện: Học sinh 3 lớp 8 và học sinh lớp 73. Tổng số 119 học sinh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu tài liệu: “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong trường THCS”.
- Qua các lần tập huấn thay sách.
- Phương pháp hỏi đáp trực tiếp đối với học sinh, đối với giáo viên trong cùng bộ môn trong trường.
- Phương pháp luyện tập, thực hành và qua các bài kiểm tra.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
B- NỘI DUNG
NỘI DUNG:
 1- Cơ sở lí luận :
Do tôi mới chuyển công tác về trường tôi căn cứ vào bài kiểm tra chất lượng đầu năm của năm học này.
2- Đặc điểm tình hình: 
Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH và tổ trưởng chuyên môn. 
Được dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm với đồng nghiệp trong tổ, nhất là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, GV đạt giỏi nhiều năm.
Chương trình sách giáo khoa mới được giảm tải cho phù hợp hơn.
Khó khăn:
-Học sinh:
Trình độ HS trong một lớp không đồng đều; không đúng thực tế theo xếp loại học lực từ lớp dưới lên(qua kiểm tra đầu năm, thực tế học sinh yếu kém nhiều. )
Loại 
Lớp 
Giỏi 
Khá 
Trung bình
Yếu 
Kém 
81
2
6
7
10
1
82
3
5
7
12
3
83
3
7
7
10
2
73
7
8
8
10
2

Nhiều năm HS bị hỏng rất nhiều kiến thức cơ bản quan trọng ở các lớp dưới nên khó có thể tìm tòi, tiếp thu kiến thức mới; GV cũng khó mà áp dụng giảng dạy theo phương pháp mới. 
Trong các lớp tôi đảm trách có hai học sinh lưu ban.
-Giáo viên: Do tôi vừa chuyển từ huyện Bình Tân về công tác tại trường nên không khởi bỡ ngỡ và có những khó khăn.
3- Nguyên nhân:
	Việc tìm hiểu nguyên nhân học yếu Toán của từng đối tượng học sinh là rất cần thiết cho việc khắc phục tình trạng học sinh học yếu Toán.
Hầu hết các học sinh học yếu Toán là do các em mất căn bản ở các lớp dưới. Nhiều học sinh chưa nhận thấy được tính kế thừa của bộ môn Toán nên khi học ở các lớp dưới các em học giỏi đều các môn nhưng thiếu ôn luyện thường xuyên; qua năm học mới các em quên tất cả.
Nguyên nhân thứ hai có thể kể đó là yếu tố gia đình. Có không ít phụ huynh cho con học nhưng không cần biết đến con mình học ra sao ( vì mãi lo kinh tế gia đình). Cũng có những bậc phụ huynh không thích con mình học nhiều, với quan niệm là “ học được bao nhiêu thì học, không được thì nối nghiệp cha, mẹ cũng khá giả rồi”. Có những phụ huynh vì quá cưng con nên thấy con không thích học thì cũng không ép bên cạnh đó cũng có những phụ huynh rất mong muốn con mình học giỏi nhưng không có điều kiện ( trình độ, kinh tế hạn hẹp) không giúp gì được cho con mình.
Nguyên nhân thứ ba là sự lãng phí thời gian học tập của học sinh. Do sự lôi cuốn của bạn bè ngoài trường, sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại, mới mẽ, cùng những chương trình phim ảnh, giải trí, game show .vô cùng phong phú của vô số đài phát thanh truyền hình. Bên cạnh đó không thể không nhắc đến là sự phát triển như vũ bão của điện thoại cảm ứng lướt web cực nhanh. Làm cho học sinh dù có cố gắng đến đâu cũng khó mà thoát khỏi những cám dỗ trên. Từ đó việc chuẩn bị bài ở nhà của các em thường là dở dang hoặc không thực hiện.
Ơ lứa tuổi đang phát triển, một số học sinh không tránh khỏi hiện tượng mơ mộng viễn vông, các em ngồi học chứ tư tưởng ở nơi khác. Ngoài ra cũng có học sinh kém phát triển trí não bẩm sinh.làm cho việc dẫn dắt vào các thao tác tư duy khó mà thực hiện được.
Nguyên nhân không thể thiếu mà mỗi giáo viên đứng lớp đều tự biết đó là chính bản thân mình. Bởi vì mỗi hoạt động của người thầy đều có tác động trực tiếp đến học sinh, kết quả học tập của học sinh là sản phẩm của người thầy. Chính vì điều đó nên nhiều người cho rằng: “ Trò dở là tại Thầy”. Qua nắm bắt tình hình, xem xét kỹ các nguyên nhân, tôi đề ra các biện pháp KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN như sau: 
CÁC GIẢI PHÁP: 
Khi có biện pháp phù hợp với nguyên nhân thì việc khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh mới có hiệu quả. Muốn vậy, ngay từ đầu năm, giáo viên phải xác định đối tượng yếu kém và không ngừng tìm hiểu nguyên nhân yếu kém của từng em qua việc tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm, với cán bộ lớp và với chính em đó. Sau đó thực hiện tuần tự hoặc kết hợp các biện pháp sau:
Đối với trường hợp học sinh bị mất căn bản ( nguyên nhân 1 ):
Khi giảng dạy bài mới, hoặc giải bài tập có liên quan đến kiến thức cũ nào thì cũng cần cho học sinh nhắc lại trước khi áp dụng. Giáo viên có thể tóm tắt ghi vào góc bảng hoặc ghi vào bảng phụ ( để tránh mất thời gian ), kết hợp dạy mới – ôn cũ. 
Ví dụ : Để dạy bài “Nhân đơn thức với đa thức” ( tiết 1 đại số 8), tôi chuẩn bị bảng phụ để kiểm tra bài cũ như sau:
Hoàn chỉnh các công thức sau:
xm.xn =  xm:xn = .
 m 
 =.. ( x.y)m = .
(xm)n = ..
2)Tính các tích sau:
 a) (-2x3). (x2) = ? b) (6xy2).(xy) = ?
Như vậy sau khi kiểm tra bài cũ GV nhắc lại cho các em các phép tính về lũy thừa, nhân đơn thức với đơn thức sẽ sử dụng trong bài mới ( Gv treo các công thức này vào góc bảng).
Cho các em lập bảng treo tường ( trang trí lớp) những công thức đáng nhớ, những kiến thức quan trọng là: các hằng đẳng thức đáng nhớ, sơ đồ tóm tắt các loại tứ giác ( ở lớp 8); công thức các phép tính về căn bậc hai, công thức về các tỉ số lượng giác, về hệ thức lượng trong tam giác vuông ( ở lớp 9 ) . nhằm tạo điều kiện cho các em ghi nhớ hơn.
Hệ thống bài tập ở lớp từ dễ đến khó, chú ý tính vừa sức với đối tượng học sinh của mình. Bài tập cho về nhà,giáo viên nên soạn tương tự với bài tập vừa được giải ở lớp.
Phân công học sinh giỏi (khá ) kèm cho học sinh kém ( yếu ) là việc làm rất cần thiết vì nó có lợi cho cả người được kèm lẫn người kèm. Trong thực tế, muốn giảng giải cho bạn điều gì đó thì bản thân phải nắm rất vững bài học; cần phải chuẩn bị để trả lời các câu hỏi có thể có; cần suy nghĩ nhiều về cách thức giảng giải cho bạn hiểu và phải làm cho bạn hiểu. Tất cả những công việc trên làm cho người kèm lại thông hiểu, chính xác sinh động hơn và nhìn thấy thêm những đều mà trước đây mình không chú ý tới. Học được kèm cần được ngồi cạnh người kèm,để các em có thể được giúp đỡ bất cứ lúc nào cần, thậm chí được nhắc nhở khi thiếu tập trung, phân tán tư tưởng trong giờ học. Tuy nhiên, Gv cũng cần nhắc nhở các em rằng chỉ được giúp đỡ trong lúc học tập còn trong kiểm tra thì không.
Ở nguyên nhân thứ hai: Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, giải thích với các bậc phụ huynh để họ thấy được tầm quan trọng của năm học, từ đó tạo điều kiện cho các em học tốt ( qua phiên họp đầu năm). Thường xuyên liên hệ, báo cáo kết quả học tập với phụ huynh những học sinh đặc biệt yếu kém để gia đình nắm bắt được tình hình học tập của con em mình. Từ đó ,họ có thể động viên, nhắc nhở các em học tốt.
Với nguyên nhân thứ ba : Để tránh sự lãng phí thời gian học tập, giáo viên cần yêu cầu mỗi học sinh có một thời gian biểu ở nhà và áp dụng dưới sự kiểm tra của gia đình. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh học tập ở nhà của mình ( việc làm này phải có sự phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và gia đình). Bên cạnh đó, giáo viên cần thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các em; nhắc nhở, phê phán khi các em thực hiện chưa tốt. Kết hợp GVCN thông báo về gia đình nếu các em nhiều lần sai phạm.
 Điều quan trọng là ở giáo viên. Người giáo viên dạy Toán cần phải có nhiều thủ thuật sao cho có thể biến những giờ học khô khan thành những giờ học sinh động, kích thích lòng sai mê tìm tòi, ham học của học sinh. Để làm được điều đó, giáo viên cần chuẩn bị thật tốt bài giảng; giáo án phải thể hiện rõ nội dung, hoạt động Thầy, Trò. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp giữa hoạt động nhóm, với hình ảnh, đồ dùng trực quan sinh động nhằm gây hứng thú cho học sinh.
Các ví dụ , bài tập cần phải chọc lọc sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh lớp mình. Trường hợp bài tập có nội dung tương đối khó, giáo viên cần phân tích nhiều câu hỏi nhỏ để các em có thể từng bước giải được bài toán. Chẳng hạn :
Với bài toán: “ giải phương trình x2- 2+2 = 0” ( lớp 9 ) ta có thể viết lại nội dung như sau:
Cho phương trình x2- 2+2 = 0
 a)Xác định hệ số a,b,c ?
b)Tính biệt số ?
c)Tính các nghiệm x1,x2 của phương trình (nếu có) ?
- Bài tập 64 sgk ( trang 100 ): Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác của các góc A , B ,C ,D cắt nhau như trên hình 91. Chứng minh rằng EFGH là hình chữ nhật.
 Hình 91
Ta có thể viết lại như sau: 
Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác của các góc A,B,C,D cắt nhau như trên hình 91 
a)Chứng minh AHD vuông ( tại H ) 
b)Xét các tam giác GAE,FBC,EDC ?
c)Chứng minh rằng EFGH là hình chữ nhật .
 Hình 91
Ngoài quan hệ Thầy – Trò là một yếu tố quan trọng làm cho học sinh có ham thích học bộ môn hay không. Thật dễ hiểu rằng học sinh sẽ không thích học môn nào mà các em cảm thấy giáo viên phụ trách bộ môn đó quá khó tính. Để tránh điều đó , người giáo viên phải thật cởi mở, gần gủi và sẵn sàng giúp đỡ khi các em cần. Việc quan tâm, gần gủi đặc biệt của giáo viên đối với học sinh yếu kém còn là một nguồn động viên lớn lao giúp các em càng cố gắng hơn trong học tập.
 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
-Những việc mà tôi thực hiện như đã nêu ở trên đã mang lại những hiệu quả trong những năm học qua. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa được như mong muốn, ở rải rác các lớp vẫn còn học sinh yếu. Vì vậy, việc khắc phục tình trạng học sinh học yếu là việc làm thường xuyên lâu dài 
-Qua hơn 3 tháng nghiêm cứu thực hiện ở khối 8 và lớp 7 tôi đảm trách kết quả kiểm tra 1 tiết chương II đại số của bốn lớp có tiến triển theo chiều hướng tích cực.
Loại
Lớp
Giỏi 
Khá 
Trung bình
Yếu 
Kém 
81
5
9
7
4
1
82
5
7
12
4
2
83
5
8
12
4

73
8
9
8
5
3
KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:
Có thể nhân rộng trong cùng khối lớp, giáo viên trong tổ chuyên môn. Nhân rộng sang các môn lý, hóa. Trong phần kiểm tra bài cũ, ngoài việc kiểm tra kiến thức chuyên môn ta có thể kiểm tra lại kiến thức cũ như: qui tắc chuyển vế, các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, các bước giải phương trình, hệ phương trình.
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT: 
Kết luận: 
-Tóm lại việc tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp như đã nêu giúp cho giáo viên phần nào “KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH HỌC YẾU TOÁN”. Qua đó đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn trong khâu soạn – giảng theo phương pháp mới và cũ cần đi sâu sát, gần gũi trong quan hệ với học sinh, giúp các em không phải căng thẳng khi tiếp xúc với kiến thức mới hay bài toán khó Từ đó kích thích được lòng say mê, hứng thú học tập của học sinh, kết quả học tập các em sẽ được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của trường.
-Chắc chắn rằng việc tổng kết kinh nghiệm này vẫn còn nhiều thiếu sót cần được bổ sung,góp ý. Rất mong những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và quí đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
Đề xuất: 
* Đối với BGH :
 - Thường xuyên tổ chức, triển khai các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cụ thể, sát thực. 
 -Tạo điều kiện thuận lợi tối đa về thời gian để cho giáo viên trao đổi chuyên môn nâng cao tay nghề.
* Đối với giáo viên : Tận tâm hơn nữa với nghề dạy học (Đi sâu vào việc tìm tòi biện pháp để truyền thụ kiến thức đến học sinh đạt hiệu quả hơn, quan tâm thực sự đến chất lượng học tập của học sinh, đồng nghĩa với chăm lo cho thành quả dạy học của mình. Tôn trọng thành quả đạt được của học sinh dù đó là nhỏ nhất).
* Bên đội : Nên thường xuyên phát động phong trào thi đua học tốt, tổ chức các hội thi kiến thức liên môn như: hái hoa dân chủ tạo sân chơi học tập cho các em.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_van_de_ve_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_mon_toan_t.doc