SKKN Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 đọc, viết tốt ở các mẫu trong môn Tiếng Việt công nghệ - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Cúc

4.12. Dạy luật chính tả

- Cùng với cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt, luật chính tả là một thành phần không

thể tách rời của Tiếng Việt 1- CGD. Nội dung luật chính tả Tiếng Việt 1. CGD:

- Luật chính tả viết hoa.

- Luật chính tả, e, ê, i.

 Luật chính tả ghi âm đệm

- Âm /cờ/ trước âm đệm ghi bằng chữ q, âm đệm ghi bằng chữ u.

Ví dụ: quả, que, quê.

- Âm /i/ đứng sau âm đệm viết bằng chữ y.

Ví dụ: quý, luỹ.

 Luật chính tả nguyên âm đôi.

Quy tắc chính tả Nguyên âm đôi / iê /:

+ Khi vần không có âm cuối thì viết là : ia ( mía, chia )

+ Khi vần có âm cuối thì viết là : iê ( tiến, biển).

+ Vần có âm đệm, không có âm cuối thì viết là : ya (khuya)

 

docx27 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 1 đọc, viết tốt ở các mẫu trong môn Tiếng Việt công nghệ - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Cúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 pháp làm việc:
 - Tổ chức việc học HS thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy.
3.2. Thuận lợi và khó khăn của GV và HS khi dạy và học chương trình.
3.2.1.Thuận lợi
3.2.1.1. Giáo viên
- Dạy học theo chương trình Tiếng Việt CGD, giáo viên phát huy được tính tích cực của học sinh (HS), HS nắm được cách phân tích cấu trúc ngữ âm, xác định được một âm trong một tiếng như: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối.
- GV không phải soạn bài, có thời gian để quan tâm đến HS nhiều hơn, nghiên cứu tài liệu để nắm được quy trình dạy, cách tổ chức thực hiện lên lớp.
3.2.1.2. Học sinh
- HS rất hứng thú với chương trình, các em nghe và hiểu được hiệu lệnh, hiểu được lời nói của GV. 
- HS nắm chắc được về ngữ âm, luật chính tả.
3.2.2.Khó khăn
3.2.2.1. Giáo viên
- Cái khó của chương trình đòi hỏi GV phải có kiến thức sâu, không dạy chữ trước mà dạy âm trước.
- Còn sự tác động khác là tâm lí của phụ huynh cũng rất hoang mang khi những tháng đầu kết quả học tập của con em chưa đạt trình như chương trình cũ.
3.2.2.2. Học sinh
- Trong quá trình học HS phải phân biệt, phải nhớ nhiều mẫu bài, dạng bài, luật chính tả, biết tiếng có âm đầu, tiếng có âm đệm, tiếng có âm chính, tiếng có âm cuối.
- Những bài đầu tiên, nhiều HS chưa nhớ hết mặt chữ cái nhưng đã phải viết chính tả từ sớm. Mới học hết tuần 6, HS đã phải đọc những bài dài tới 50 tiếng.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Tạo môi trường giao tiếp cho các em thông qua các hoạt động học tập phát triển vốn từ
- HS từ trường mầm non bước vào lớp 1, các em còn bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn. Thông qua việc học tuần 0 sẽ giúp các em làm quen với thầy cô, cũng như các bạn trong lớp.Từ đó phát triển vốn từ và khả năng giao tiếp một cách tự nhiên ở các em, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, cũng như khi nhận và hoàn thành nhiệm vụ.
- Ở tuần 0, GV giúp các em làm quen với các đồ dùng hoc tập, tư thế viết bảng con, xóa bảng, cách cầm bút viết, sách giáo khoaTuy đó là những điều đơn giản, nhưng các em cần nắm được những điều đó, thì khi GV giao việc HS sẽ thực hiện được tốt.
4.2. Các thủ thuật ghi nhớ âm, vần trong Tiếng Việt lớp 1- CGD
* Về âm
- GV phải phát âm chuẩn, rõ ràng. Quan tâm nhiều đến các em phát âm chưa đúng, giúp các em sửa chữa, nắm chắc các âm đó.
- Cần nắm được đó là nguyên âm hay phụ âm ( thông qua việc phát âm), để đưa vào mô hình phân tích tiếng cho đúng.
+ Âm nào khi phát âm luồng hơi đi ra tự do và kéo dài đến .hết hơi nghe vẫn rõ là âm đó, thì âm đó là nguyên âm.Ví dụ: a, e, u, o, ô, ơ.
+ Âm nào khi phát âm mà ta kéo dài ra nghe thành: “ờ”, thì âm đó là phụ âm.
l, m, b, t, th, d, đ, kh
*Về Vần
- Để học tốt phần vần của Tiếng Việt lớp 1 – CGD, trước hết các em cần nắm chắc các âm đã học.
- Phải nắm chắc việc phân tích tiếng, vị trí các âm trong mô hình. Nắm được đối tượng chiếm lĩnh là ngữ âm, cấu trúc ngữ âm của tiếng.
- Khi dạy phát âm mỗi vần: GV phát âm mẫu - lần lượt HS phát âm vần đó, sau đó GV cần mô tả cách phát âm như: Nêu rõ vị trí đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môiNhư vậy HS sẽ rất nhớ cách phát âm vần đó.
4.3. Dạy mẫu âm trong chương trình môn Tiếng Việt - CGD 
 Để dạy tốt mẫu Âm trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1- CGD giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt 1- CGD nói chung cũng như mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học của từng bài dạy, đặc biệt là thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1- CGD.
4.3.1. Mục tiêu
- HS nắm chắc 37 âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này.
- Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do.
- Biết ghép phụ âm với nguyên âm tạo thành tiếng. Sau đó thêm thanh để được tiếng mới.
- Biết phân tích tiếng thanh ngang làm 2 phần: phần đầu và phần vần; phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh(cơ chế tách đôi).
- Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng/phút.
- Nghe viết được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ thường cỡ vừa. Tốc độ tối thiểu là 3 phút/ tiếng.
- Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu, vần(chỉ có âm chính).
- Nắm chắc luật chính tả e, ê, i.
4.3.2. Quy trình: Bài Âm ( gồm 2 công đoạn)
4.3.2.1 Công đoạn 1 : Lập mẫu (Mẫu /ba/ - Phân biệt nguyên âm/phụ âm)
- Mục đích yêu cầu: Làm theo đúng quy trình 4 việc, thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩm chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài.
4.3.2.2. Công đoạn 2: Dùng mẫu (Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của mẫu Âm).Quy trình giống tiết lập mẫu, tuy nhiên cần chú ý:
Mục đích của tiết dùng mẫu là:
- Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu.
- Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu.
+ Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu:
- Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu.
- Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với học sinh lớp mình.
4.4. Vẽ mô hình cấu trúc ngữ âm của Tiếng
- Bước đầu tiên và cần làm thật chắc là hướng dẫn HS vẽ được, vẽ đúng mô hình tiếng nguyên.
-Tiếp theo là yêu cầu tách mô hình ra hai phần: hướng dẫn HS nắm chắc tiếng bao giờ cũng gồm 3 phần ( phần đầu, phần vần và thanh điệu). HS có thể chỉ vào mô hình, đánh vần, phân tích tiếng. Có thể thay phần đầu và thanh, phần đầu bao giờ cũng là các phụ âm ( dựa vào cách phát âm). Phát hiện được tiếng giống nhau toàn phần hoặc tiếng có một phần khác nhau... vv...
- Khi dạy tới các kiểu vần, cần hướng dẫn HS cách vẽ thêm vị trí cho từng âm theo các kiểu vần, đưa âm vào đúng vị trí, kĩ năng đọc mô hình xác định ngay đó là kiểu vần gì...
+ Thêm hai vạch dọc ngăn cách hai phần của tiếng.
+ Thêm vạch dọc chia phần vần trong mô hình thành hai ô.
+ Thêm vạch dọc để có vị trí cho âm cuối.
 âm đầu âm chính
 âm đệm âm cuối
4.5. Nắm được cách tạo vần mới
Cách 1:
- Làm tròn môi âm các nguyên âm không tròn môi ( Mẫu oa)
- Làm tròn môi vần ( Mẫu 4 : oan – oat).
* Làm tròn môi là một đặc trưng của cách phát âm Tiếng Việt công nghệ.
Cách 2:
- Thay âm ( Mẫu ba , Mẫu an)
4.6. Dạy mẫu 2: Vần có âm đệm và âm chính
- Cho HS nêu các nguyên âm đã học. Chọn ra các nguyên âm tròn môi( o, ô, u).
HS nhận xét độ mở tròn môi :
+ Độ mở tròn môi hẹp dần(nhỏ dần) : /o/ - độ mở rộng nhất. /u/ - độ mở hẹp nhất.
- Bằng cách phát âm, biến âm không tròn môi thành vần tròn môi. 
Mẫu: /a/ 	/oa/.
- HS sẽ lần lượt phát âm : 
 /e / 	 /oe/.
 /ê / 	 /uê /.
 /i / 	 /uy/.
 /ơ / 	 /ươ/.
- Không thể làm tròn môi /ư/.
- Ta đã biến âm /a/ không tròn môi thành vần tròn môi / oa/ . Theo cách đó , ta cũng làm tròn môi các âm: /e/, /ê/,/i/,/ơ/.
- Giới thiệu vần có âm đệm và âm chính. Mẫu 2 : oa . Thực hiện công đoạn lập mẫu và dùng mẫu theo quy trình 4 việc như sách thiết kế.
4.7. Nắm chắc cơ chế đánh vần
+ Các em còn nhầm lẫn với cách đánh vần ở mẫu giáo hoặc do ảnh hưởng của phụ huynh. Vì vậy cần giúp các em nắm chắc cơ chế đánh vần với các bước :
 Bước 1 : Tạm thời tách thanh ra để lại tiếng thanh ngang
 Bước 2 : Đọc tiếng thanh ngang 
          Bước 3 : Trả lại thanh
 Đối với HS chậm, nếu các em không đọc được, cần chia nhỏ ra nữa. Ví dụ : Tiếng “bà” :
+ Cho các em phân tích : / bà / - / ba / - / huyền / - / bà /.
+ Nếu vẫn chưa đọc được, cho HS phân tích tiếng / ba / : / bờ / - / a / - / ba /.
+ Nếu HS vẫn chưa đọc được, GV gợi nhớ lại các nét cơ bản tạo nên / b /, / a/.
* Dùng cơ chế “phân đôi” để phân tích tiếng. Nắm được cơ chế đó, các em sẽ đọc được dù bất kể tiếng nào.
4.8. Dạy vần có âm chính và âm cuối ( Mẫu 3: an)
- Ngoài việc dạy kĩ ở bài lập mẫu để HS nắm được mô hình của tiếng có âm đầu, âm chính và âm cuối. Ở mẫu an này, vần chỉ có âm chính và âm cuối, không có âm đệm nên ta bỏ trống ô ấy. Mỗi lần dùng mẫu an để học vần mới, ta chỉ thay một thành phần: giữ lại âm chính thì thay âm cuối, giữ lại âm cuối thì thay âm chính.Với một âm chính /a/, thêm các âm cuối thì có nhiều cặp vần:
an / at, am / ap, ang / ac, anh / ach, ai / ay, ao / au.
- Các bài vần ở mẫu 3 này, vần được sắp xếp theo :Vần có âm cuối n/ t, m/ p, ng/ nh/ ch, i/y, o/ u. Khi dạy, GV thật chú ý : Cho HS thay âm để được vần mới và cách đọc vần đó. Ví dụ: Khi phát âm vần “am” thì miệng, hai môi như thế nào để bật ra thành vần, khi đọc các vần có âm cuối t, để đọc ra thành vần lưỡi cần đặt ở dưới chân răng hàm trên
- Khi viết vần hoặc tiếng chứa vần thuộc mẫu 3 trên cơ sở HS đã biết viết đúng các âm đã học. GV chú ý nét nối giữa các chữ cái để viết đúng vần.
4.9. Dạy vần có âm đệm, âm chính và âm cuối ( Mẫu 4: oan)
- Khi dạy xong mẫu 3: an, GV yêu cầu HS bằng cách phát âm hãy làm tròn môi các vần có âm cuối. GV viết bảng các vần có âm chính và âm cuối. HS căn cứ vào đó mà phát âm, làm tròn môi các vần có âm cuối.
 an - oan, at – oat, am – oam, ap – oap, ang – oang, ac – oac, anh – oanh,
 ach – oach, ai – oai, ay – oay, ao – oao, au – oau.
- Vậy là bằng cách làm tròn môi vần, tự HS đã lập ra các vần thuộc mẫu 4 : oan. Dựa vào cách lập ra vần yêu cầu HS tìm cách đánh vần:
 (1) oan /oa/ - / n / - / oan /
 (2) oan /o/ - /an / - / oan /.
- GV hướng dẫn HS chọn cách 2 để đánh vần. 
- Viết vần, từ chứa vần thuộc mẫu 4 cũng đơn giản vì từ chữ ghi âm đệm nối sang chữ ghi âm chính các em đã biết viết ở vần thuộc mẫu 2 : oa, từ chữ ghi âm chính nối sang âm cuối HS đã biết viết ở mẫu 3 : an.
4.10. Dạy kĩ mối quan hệ giữa các vần
- Sau khi HS học xong mẫu 4 : oan ( Vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối) Cho HS so sánh các vần đã học, xét về cấu trúc ngữ âm :
- HS sẽ vẽ mô hình các vần đã học :
 a
3.
a
n
 1.
 o
 a
 4.
 o
a
n
 2.
 – HS chỉ vào từng mô hình nói :
+ Mô hình 1 : Vần chỉ có âm chính.
+ Mô hình 2 : Vần có âm đệm và âm chính.
+ Mô hình 3 : Vần có âm chính và âm cuối.
+ Mô hình 4 : Vần có âm đệm, âm chính, âm cuối.
- GV hỏi: Từ mô hình 1 sang mô hình 2, làm thế nào ?
- Từ mô hình 1 sang mô hình 2 : Làm tròn môi âm chính / a /.
- Từ mô hình 1 sang mô hình 3, làm thế nào ?
- Từ mô hình 1 sang mô hình 3 : Thêm âm cuối vào âm chính / a /.
- Từ mô hình 3 sang mô hình 4, làm thế nào ?
- Từ mô hình 3 sang mô hình 4 : Làm tròn môi vần /an/.
 * GV dạy kĩ được mối quan hệ giữa các vần giúp HS tự thiết lập được ra các mẫu vần sẽ giúp các em nhớ lâu, nhớ kĩ các vần đó. Chính các em tạo ra vần, rồi tự phân tích vần đó. Ví dụ: Sau khi học xong bài thiết lập mẫu: Vần / oan /, 
/ oat/, HS biết được là làm tròn môi vần / an / được vần / oan /, làm tròn môi vần / at / được vần / oat /. Vậy HS sẽ tự lập ra một loạt các vần tương tự ( oang, oac, oanh, oach, oai ). Điều này sẽ giúp các em đọc, viết được tốt hơn.
4.11. Cách viết chính tả
- HS thường viết sai chính tả do các em có vốn từ ít và chưa nhớ hết các chữ cái. Cần cho các em nắm chắc các nét cơ bản ( tuần 0), từ đó các em sẽ nhớ cấu tạo các âm tạo thành chữ, chữ tạo thành tiếngKhi hướng dẫn viết các nét cơ bản cần cho HS xác định chấm điểm tọa độ,đường kẻ li. Khi viết chính tả, HS cần làm 4 thao tác theo trật tự : 
+ Nhắc lại tiếng.
+ Phân tích tiếng.
+ Viết ( theo luật chính tả).
+ Đọc lại
Ví dụ : Bài 2 : Âm( Phụ âm, nguyên âm) của tuần 2, các em bắt đầu viết chính tả. Từ việc nắm vững các nét cơ bản ( tuần 0 ), biết con chữ b viết thường gồm một nét khuyết trên kết hợp với nét móc ngược và 1 nét xoắn; con chữ a viết thường gồm 1 nét cong kín và một nét móc ngược. Nắm được điều đó, các em sẽ viết tốt chính tả của bài này. 
 - Rèn kĩ năng viết cho HS cần theo 4 mức độ : 1.Viết được ( viết ra chữ ),
2.Viết đúng ( đúng kiểu, đúng cỡ ), 3. Viết đẹp , 4. Viết nhanh (không vội đưa ra yêu cầu viết nhanh. Quan trọng là viết đúng : Viết đúng con chữ, đúng kiểu chữ, viết đúng chính tả.
4.12. Dạy luật chính tả
- Cùng với cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt, luật chính tả là một thành phần không
thể tách rời của Tiếng Việt 1- CGD. Nội dung luật chính tả Tiếng Việt 1. CGD:
- Luật chính tả viết hoa.
- Luật chính tả, e, ê, i.
 Luật chính tả ghi âm đệm 
- Âm /cờ/ trước âm đệm ghi bằng chữ q, âm đệm ghi bằng chữ u. 
Ví dụ: quả, que, quê...
- Âm /i/ đứng sau âm đệm viết bằng chữ y.
Ví dụ: quý, luỹ... 
 Luật chính tả nguyên âm đôi. 
Quy tắc chính tả Nguyên âm đôi / iê /: 
+ Khi vần không có âm cuối thì viết là : ia ( mía, chia)
+ Khi vần có âm cuối thì viết là : iê ( tiến, biển). 
+ Vần có âm đệm, không có âm cuối thì viết là : ya (khuya)
+ Vần có âm đệm, có âm cuối hoặc không có âm đầu, có âm cuối thì viết là: yê (tuyên, yến)
Quy tắc chính tả Nguyên âm đôi / uô /: 
+ Nếu vần không có âm cuối thì nguyên âm / uô/ viết là : ua ( mua, vua)
+ Nếu vần có âm cuối thì viết là : uô ( muốn, chuột.)
Quy tắc chính tả Nguyên âm đôi / ươ /: 
+ Theo luật chính tả, âm / ươ/ trong vần có âm cuối viết là : ươ ( mượn ) ; ở vần không có âm cuối viết là : ưa ( trưa, cửa )
Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài.
Luật chính tả ghi dấu thanh
- Những vần có âm cuối là âm t, âm c và âm p... thì chỉ có thể kết hợp được với 2 dấu thanh là thanh sắc và thanh nặng.
VD: bắt, bặt; bắc, chặc; cắp, lặp,... 
- Dấu thanh luôn đặt ở âm chính (với nguyên âm đôi có luật riêng).
 Luật chính tả theo nghĩa
- Ở các vùng miền trên đất nước ta, có khác biệt ít nhiều về âm khi nói thì phải dùng chữ để ghi đúng nghĩa muốn nói
- Âm đầu: 
	+ tr/ch: tre/che	+ gi/d/r: gia/da/ra
	+ s/x: su/ xu	 + l/n: lo/no
	+ d/v: dô/vô
- Âm cuối:
	+ n/ng: tan/ tang	+ t/c: mắt/mắc
- Dấu thanh: hỏi/ngã: nghỉ/nghĩ
- Các tiếng có âm cuối là t, c, ch, p chỉ kết hợp được với 2 thanh ( thanh sắc và thanh nặng)
 - Các tiếng có âm cuối là m, n, ng, nh, o, u, i/y kết hợp được với 6 thanh.
* Cần giúp HS nắm chắc các luật chính tả. Học tới đâu cho HS nhắc lại tới đó, nhằm khắc sâu kiến thức; có như vậy các em sẽ viết đúng chính tả.
 Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1 – CGD phần Luật chính tả, giáo viên cần vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả. Đồng thời sử dụng một số phương pháp dạy học như : Phương pháp làm mẫu, phương pháp phân tích mẫu, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: Học theo lớp, nhóm, cá nhân.
- GV luôn yêu cầu HS thực hành và rèn luyện kĩ năng đọc, viết, lưu ý trang bị cho HS kiến thức từ thấp đến cao.
5.12.1. Cách dạy Luật chính tả của TV 1. CGD
- Gặp đâu dạy đó.
- Dạy đâu chắc đó.
- Dạy Luật chính tả đi liền với dạy cấu trúc ngữ âm của Tiếng.
* Quy trình dạy học các bài Luật chính tả của TV1- CGD. Thống nhất quy trình 4 việc :
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
Việc 2: Viết(học viết chữ ghi âm).
Việc 3: Đọc(đọc bảng, đọc sách)
Việc 4: Viết chính tả
- Gặp tình huống chính tả ở đâu GV cần giúp HS xử lí triệt để ở đấy để làm rõ mối quan hệ âm và chữ.
- Lưu ý HS một số trường hợp đặc biệt.
- Liên tục nhắc lại luật chính tả cho HS khi đọc và viết chứa luật.
5.12.2. Bảng ghi nhớ về Luật chính tả được đặt ở gần bảng lớp để hàng ngày nhắc nhở các em.
Ví dụ : 	e
 k	 ê
	 i
4.13. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức phát huy tính tích cực của HS.
 Làm cho lớp học sôi nổi, học sinh thoải mái trong học tập là tạo ra những trò chơi học tập đồng thời củng cố kĩ năng. Ví dụ ở bước thay âm đầu hoặc thêm thanh vào tiếng ở việc 2 của mỗi bài học, GV tổ chức thành các trò chơi : “Bắn tên” hoặc “Chèo thuyền” để HS tìm tiếng mới, sẽ giúp các em hứng thú học tập hơn.
- Luôn quan tâm chú ý đến những HS tiếp thu chậm. 
4.14. Quy trình: ( theo quy trình 4 việc)
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
	1a. Giới thiệu tiếng mới, phát âm/Nhắc lại vần vừa học, thay một thành phần. 
	1b. Phân tích tiếng/vần
	1c. Vẽ mô hình.
Việc 2: Viết.
	2a. Viết bảng con.
	2b. Viết vở Em tập viết.
Việc 3: Đọc.
	3a. Đọc chữ trên bảng lớp.
	3b. Đọc sách Tiếng Việt - CGD lớp 1.
Việc 4: Viết chính tả.
	4a. Viết các tiếng khó vào bảng con.
	4b. Viết vào vở chính tả.
	4c. Thu vở, chữa, nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
 * Đặc biệt đối với những GV lần đầu tiên dạy chương trình Tiếng Việt- CGD lớp 1 thì cảm thấy “ngại ” và thấy rất khó khăn với cả GV và HS, nhiều chỗ còn thắc mắc là tại sao nội dung chương trình lại như vậy. Nhưng sau khi đọc: Một số giải thích về môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD thì sẽ hiểu được bản chất của chương trình hơn, và thấy rõ được các việc lần lượt cần phải dạy ở từng bài cho HS như thế nào:
1. Đối tượng chiếm lĩnh của môn Tiếng Việt lớp 1 là cấu trúc ngữ âm của Tiếng, chưa vội vàng quan tâm đến nghĩa.
2. Tại sao không gọi học Tiếng Việt là học chữ Việt là vì nguồn gốc của tiếng Việt là Tiếng, không phải là chữ. Tiếng là VẬT THẬT, còn Chữ chỉ là một VẬT THAY THẾ. Và đối tượng lĩnh hội của môn Tiếng Việt 1 CGD là Tiếng, cụ thể là Cấu trúc ngữ âm của Tiếng. Chữ Việt là sản phẩm phải được hình thành, làm ra khi học Tiếng Việt.
3. Phương pháp chiếm lĩnh Tiếng Việt lớp Một : Phương pháp làm việc trí óc.
Việc 1: Chiếm lĩnh đối tượng
 Chữ Việt là chữ ghi âm, nghe thế nào, viết thế ấy. Cách chiếm lĩnh đối tượng là phân giải Tiếng ( phân tích, đập vỡ, tách ra) thành các đơn vị nhỏ nhất là âm vị. Mỗi âm vị ghi bằng một chữ cái.
Việc 2 : Viết
 Về nguyên tắc, mỗi âm vị thay bằng một chữ cái, nhưng trong thực tiễn, quan hệ âm / chữ không đơn giản như vậy. Mỗi âm vị có thể ghi bằng 1, 2, 3, 4 chữ cái. Quy ước này đã có từ lâu, ta nên vui vẻ tuân theo. Ví dụ :
- Một âm / a/ tương ứng với một chữ cái : a.
- Một âm / gờ / tương ứng với 2 chữ cái : g , gh.
- Một âm / cờ / tương ứng với 3 chữ cái : c , k, q.
- Một âm / iê / tương ứng với 4 chữ cái : iê , yê, ia, ya.
 Toàn bộ hàng ngàn vạn Tiếng Việt chỉ có một số hữu hạn các âm vị. Tiếng Việt có 37 âm vị, được ghi thành 47 chữ cái : 
+ 14 nguyên âm, ghi bằng 20 chữ cái : a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư, iê ( yê, ia, ya), uô ( ua), ươ ( ưa) .
+ 23 phụ âm, ghi bằn 27 chữ cái : b, c ( k, q ), ch, d, đ, g (gh), .gi, h, kh,l, m, n, ng(ngh), nh, p, ph, r, s, t, th, tr, v, x .
Việc 3 : Đọc.
 Đọc là thao tác “ngược” với thao tác viết : từ chữ trở về âm.
- Đọc trơn chữ ghi tiếng thanh ngang là cơ sở để đọc trơn chữ có thanh khác.
- Việc đọc ngay từ đầu phải đi qua 4 mức độ âm thanh: To, nhỏ, nhẩm, thầm.
- Mỗi việc làm sau đều sử dụng sản phẩm của việc làm trước, bằng CÁCH đó mà ôn tập, củng cố, kiểm tra, đánh giá những việc đã làm. Ví dụ :Muốn đánh vần chữ “huyến”, trước hết phải đánh vần chữ “huyên” rồi sau đó thêm vào dấu sắc ( / huyên / - / sắc/ - /huyến/). CÁCH làm này huấn luyện cho HS tư duy theo lôgic nội tại của sự vật.
Việc 4 : Viết chính tả.
 Viết chính tả là cơ hội để tổng luyện và kiểm tra, đánh giá các việc 1, việc 2, việc 3. 
Tóm lại :
Thiết kế theo Quy trình bốn việc :
Việc 1: Chiếm lĩnh Đối tượng ( VẬT THẬT).
Việc 2: Tìm cho nó VẬT THAY THẾ.
Việc 3 : Trở về VẬT THẬT ( đọc).
Việc 4: Tổng kiểm tra cả ba việc trên, để chắc chắn có sản phẩm đích đáng, tức là có thêm giá trị mới, tạo ra năng lực mới.
4. Hình thành khái niệm Cấu trúc ngữ âm của Tiếng thì phải tạm thời tách khỏi Nghĩa.
 Đối tượng của Tiếng Việt 1 CGD là Cấu trúc ngữ âm của Tiếng. CGD không dùng phương pháp Liên tưởng để dạy HS. CGD sử dụng phương pháp Hình thành khái niệm. Để hình thành khái niệm, các từ ( vật liệu) được chọn vẫn có nghĩa, nhưng trước mắt, tạm thời loại nghĩa ra để không cản trở tới việc hình thành Khái niệm Tiếng.
5. Học một biết mười. 
 Mỗi Mẫu được gọi là CHẤT LIỆU được hình thành trên một VẬT LIỆU. Ví dụ Mẫu có âm đầu và âm chính được hình thành trên vật liệu : “ba”.
Không được nhầm lẫn giữa Vật liệu và Chất liệu.
Tất cả có 5 mẫu ( 5 Chất liệu) : ba – oa - an – oan – iê.
Để củng cố chất liệu thì thay vật liệu : 
Ví dụ, với mô hình mẫu : 
 b
 a
 HS học các âm vị còn lại, mỗi lần chỉ thay một thành phần của Mẫu.
- Thay âm b bằng các phụ âm như : /c/, /ch/, / d/, /đ/
- Thay âm a bằng các nguyên âm khác. Gặp nguyên âm e (ê, i) thì gặp luật chính tả: Ví dụ : Âm/cờ/ đứng trước nguyên âm / e/ phải viết bằng con chữ ca/ (k). Một âm /cờ/ ghi bằng hai chữ c/k: ca / ke. Tiết nào có luật chính tả thì chú ý đến sự xuất hiện của nó.
 Với CÁCH học này, Học sinh thực hiện ước mơ : Học một biết mười.Học một Mẫu ba thì sẽ biết thêm 35 âm vị.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_doc_viet.docx