SKKN Sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt CGD ở buổi hai” môn Tiếng Việt Lớp 1 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Lanh
4.3.1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ, câu trên bảng lớp
- Khi tổ chức cho học sinh luyện đọc bài trên bảng lớp, giáo viên tiến hành cho học sinh luyện đọc với các cấp độ: to - nhỏ - nhẩm - thầm dưới các hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp. Với những học sinh có năng lực sở trường cần tập trung đọc trơn các từ ngữ và câu văn, còn với những em học sinh chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng cho các em phân tích tiếng khi đọc còn ấp úng, lúng túng.
- Chỉnh sửa ngay về lỗi phát âm của học sinh trong quá trình các em phát âm chưa chuẩn nhất là các tiếng có âm đầu l/ n; d/ r/ gi.
- Thường xuyên đặt các câu hỏi như: tiếng em vừa đọc có thanh gì? (vần gì? âm đầu là âm nào?.)
chữ và khắc sâu hoạt động ngữ âm, cách phân tích cấu trúc ngữ âm, phương pháp học này giúp học sinh nhanh xác định được vị trí các âm trong một tiếng, như: âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Kết quả, các em có thể đọc thông viết thạo, khi viết chính tả không nhìn chép và ít viết sai chính tả vì khi dạy đều có đưa luật chính tả. Ví dụ: Âm "cờ" đứng trước âm e, ê, i phải viết bằng con chữ "ca" (k), khi dạy bài nguyên âm đôi iê thì có luật chính tả "Khi vần không có âm cuối thì viết là ia, khi vần có âm cuối thì viết là iê". 3.2. Khó khăn 3.2.1. Đối với giáo viên - Cái khó của chương trình đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu, không dạy chữ trước mà dạy ngữ âm trước. - Đối với giáo viên lớp 1 nhất là giáo viên dạy lâu năm chưa xóa bỏ ngay được cách dạy Tiếng Việt theo chương trình cải cách, vì cách dạy cũ đã ăn sâu vào lối mòn vào suy nghĩ và cách làm của giáo viên. - Giáo viên còn lúng túng nhiều về việc nắm bắt nội dung và phương pháp dạy học, bởi vì dạy các tiết ôn tập ít có sự hỗ trợ của sách hướng dẫn, sách thiết kế. Chủ yếu giáo viên phải tự xây dựng hế hoạch ôn tập, tự định hướng nội dung và phương pháp rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong tiết dạy. - Thực tế rất nhiều giáo viên ngại dạy tiết ôn tập. Trong các tiết ôn tập giáo viên ít sáng tạo, bài giảng chưa sinh động, hệ thống bài ôn tập còn đơn điệu, việc đầu tư kiến thức trong tiết ôn dành cho các đối tượng học sinh còn hạn chế, có những phần dạy như kiến thức mới. 3.2.2. Đối với học sinh Theo tôi và ý kiến của nhiều giáo viên dạy lớp 1, chương trình Tiếng Việt CGD còn nhiều bất cập, quá sức với học sinh lớp 1. Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết chính tả. Trong quá trình học, các em còn phải phân biệt được các mẫu bài, dạng bài, biết tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, âm cuối Trước đây, học hết 8 tuần các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép vần thành âm, tiếng. Nay hết 6 tuần học sinh đã phải đọc những bài dài tới 50 tiếng. Cụ thể: Khi dạy bài "Âm /tr/ sách Tiếng Việt CGD tập 1 trang 60, 61 học sinh phải đọc tới 50 tiếng chưa kể đọc 7 phụ âm ở cuối trang. Bài đầu tiên của phần vần có âm đệm và âm chính sách Tiếng Việt CGD tập 2 trang 8, 9 học sinh phải đọc tới 65 tiếng. Chưa nói đến những bài tập đọc ở phần sau tập 3 quá dài, dài hơn những bài tập đọc lớp 2 chương trình hiện hành. Ở tuần 10 trở đi, học sinh chưa được học chữ hoa mà trong sách giáo khoa đưa chữ hoa và bài đọc vì thế học sinh không đọc được. Khi đọc, một số em biết tiếng luôn nhưng chỉ là đọc vẹt theo nên không viết được chữ. Với những lớp có học sinh đông và yếu, giáo viên rất vất vả và nguy cơ các em “mù chữ” nếu chẳng may bị ốm phải nghỉ một vài buổi học. Chưa kể đến việc khi giáo viên giao việc luyện đọc thêm ngoài giờ, học sinh thấy bài quá dài nên “ngại” không muốn đọc, do đó ngày càng yếu kém, dễ nảy sinh cảm giác sợ học. Trong quá trình học Tiếng Việt, học sinh phải phân biệt, phải nhớ nhiều mẫu vần, dạng bài, biết cấu trúc và phân biệt tiếng có âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối... Những bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa nhớ hết mặt chữ cái nhưng đã phải viết chính tả sớm. Một thực tế cho thấy các em lớp 1 ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng với cách đánh vần theo chương trình cải cách do ở gia đình các em được bố mẹ, anh chị hướng dẫn. Đại đa số các em gặp khó khăn khi viết các tiếng có luật chính tả e, ê, i, luật chính tả về âm đệm dẫn đến các em viết sai chính tả rất nhiều nhất là giai đoạn đầu năm học. Các em đọc nhỏ, ngọng nhất là những tiếng có chứa âm đầu l/ n, tiếng có thanh ngã với tiếng có thanh sắc. Có nhiều bài đọc dài như bài: Sư Tử, Cáo và các loài thú Tiếng Việt tập 2 trang 65 dài 90 tiếng; Bài: Quả bứa Tiếng Việt tập 2 trang 87 dài 113 tiếng hay bài: Trí khôn Tiếng Việt tập 2 trang 107 dài 122 tiếng. Với các bài đọc, bài viết dài các em khó hoàn thành nội dung kiến thức trong buổi một. Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều gây khó khăn trong việc cung cấp kiến thức cũng như các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên và tiếp thu của học sinh. 3.2.3. Khảo sát thực tế : Học sinh lớp 1 cuối kì I năm học 2016 - 2017 Đề bài: Bài 1: Kiểm tra kĩ năng đọc: ( 4 điểm) Cạnh sân nhà Lan là cây xoài cát. Tháng ba, hoa nở trắng cành. Đầu hè, cây xoài ra quả. Bài 2: Kiểm tra kĩ năng viết và năng lực phân tích ngữ âm. ( 5 điểm) * Nghe - Viết: Quang là anh bé Linh. Quang gầy, cao lênh khênh, Linh bụ bẫm. Quang hát hay, Linh thích làm trò ngộ nghĩnh. * Đưa các tiếng sau vào mô hình phân tích tiếng (1 điểm) nhà, hoa, bạn, khoan + Kết quả: Sĩ số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 SL % SL % SL % SL % 35 14 40% 18 51,4% 2 5,7% 1 2,9% Nhìn vào số liệu khảo sát ta thấy vẫn còn tỉ lệ học sinh dưới điểm 5. + Nguyên nhân: Do học sinh còn hạn chế về luật chính tả, nhiều em xác định vị trí âm chính còn nhầm lẫn dẫn đến đưa tiếng vào mô hình còn viết sai vị trí dấu thanh. Nhiều em đọc còn nhỏ, đọc ngọng các tiếng có thanh ngã. Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng học tập cho học sinh, giáo viên chưa chuyên sâu trong việc thường xuyên ra các đề bài ôn tập kiểm tra cho học sinh nên nhiều em còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với các bài khảo sát. Chương trình Tiếng Việt CGD lớp 1 rất ưu việt, phù hợp với những em học sinh tiếp thu nhanh nhưng rất khó khăn với những em học sinh tiếp thu chậm. Với đối tượng học sinh chậm tiếp thu nếu chỉ học buổi một việc đọc và viết thành thạo, hoàn thành bài tập về ngữ âm còn rất hạn chế. Xuất phát tự điều kiện thực tiễn trên tôi đã đề xuất các biện pháp thực hiện như sau: 4. Các giải pháp thực hiện Phương pháp dạy tiết ôn tập ở buổi hai khác với phương pháp dạy tiết dạy chính khóa. Ở tiết Tiếng Việt chính khóa trong việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm giáo viên đi sâu vào giới thiệu vật liệu mới, phân tích ngữ âm, vẽ mô hình; việc 2: Viết (Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường, viết thường, học sinh viết tiếng có vần vừa học); Việc 3: Đọc (Đọc bài trên bảng lớp, sách giáo khoa); Việc 4: Viết chính tả. Song tiết ôn tập ở buổi hai ngoài việc củng cố cho học sinh những kiến thức đã học, đi sâu rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh giáo viên còn nâng cao kiến thức cho các em như: tìm thêm tiếng (từ, ngữ) có âm (vần) đang ôn hoặc đã học, nói câu có âm (vần) đang ôn tập, cùng với tích hợp nội dung giáo dục. Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học tiết Tiếng Việt (tăng) thì người giáo viên cần linh hoạt các phương pháp dạy học. Song cần chú ý sâu đến người học, giáo viên cần tập trung vào các nội dung sau: 4.1. Xây dựng kế hoạch các tiết Tiếng Việt (tăng) Một tuần có 10 tiết Tiếng Việt chính khóa chỉ có 3 tiết Tiếng Việt (tăng) nên không thể ôn hết tất cả các bài học buổi chính khóa, phải lựa chọn ôn những bài ôn có kiến thức tổng hợp, kiến thức nhiều và dài mà dự kiến trong tiết chính khóa học sinh không hoàn thiện được. Giáo viên phải nghiên cứu nội dung chương trình để lựa chọn sắp xếp sao cho phù hợp. Ngoài nội dung ôn các bài trong chương trình chính khóa thì việc thiết kế, sưu tầm những bài chọn ngoài vào chương trình ôn cũng rất quan trọng giúp học sinh củng cố kiến thức bài đọc, khắc sâu kiến thức, rèn được kĩ năng đọc thành thạo cho các em tránh đọc đi đọc lại các bài trong sách giáo khoa, khắc phục được tình trạng đọc “vẹt”. Việc xây dựng mục tiêu cho tiết học buổi hai phải dựa trên mục tiêu của tiết học buổi một hoặc của các tiết học trước. Nội dung tiết học gắn liền với bài đã học, thuộc phạm vi kiến thức bài học. Nội dung này có thể là nội dung đã học ở buổi một, song cũng có thể là nội dung của các tiết học, tuần học trước mà giáo viên cho rằng đến thời điểm hiện tại học sinh đã quên hoặc không còn thành thạo như trước. Giáo viên phải dựa trên kết quả thu thập được từ kết quả học tập của học sinh và tổng hợp kiến thức đã học sau mỗi bài học, tuần, tháng để xây dựng nội dung ôn tập củng cố buổi hai cho phù hợp, đạt hiệu quả. Ví dụ: Đăng kí giảng dạy như sau: Tiết chính Tiết tăng Tuần 8 Tiết 1, 2: Âm /u/, /ư/ Tiết 3, 4: Âm /v/ Tiết 5, 6: Âm /x/ Tiết 7, 8: Âm /y/ Tiết 9, 10: Luyện tập Tiết 1: Ôn: Âm /u/, /ư/, /v/. Tiết 2: Ôn: Âm /x/, /y/ Tiết 3: Ôn: Âm /y/ (i, y) Tuần 23 Tiết 1,2: Vần /iêm/, /iêp/, /ươm/, /ươp/ Tiết 3,4: Vần /eng/, /ec/, /ong/, /oc/, /ông/, /ôc/ Tiết 5,6: Vần /ung/, /uc/, /ưng/, /ưc/ Tiết 7,8: Vần /iêng/, /iêc/ Tiết 9,10: Vần /uông/, /uôc/, /ương/, /ươc/ Tiết 1: Ôn vần /iêm/, /iêp/, /ươm/, /ươp/ Tiết 2: Ôn vần /eng/, /ec/, /ông/, /ôc/ Tiết 3: Ôn vần: /iêng/, /iêc/ uông/, /uôc/ 4.2. Phương pháp soạn các tiết Tiếng Việt (Tăng) - Giáo viên cần nắm chắc mục đích ý nghĩa, cơ sở xây dựng và nội dung của bài; xác định rõ và đủ các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của một bài học cụ thể. - Trong quá trình soạn bài, giáo viên cần nghiên cứu các tài liệu dạy học có liên quan để thấy được những điểm hợp lý và chưa học lý để có thể điều chỉnh, vận dụng cho linh hoạt phù hợp với đặc điểm và trình độ của học sinh lớp mình. - Phải dự kiến được trình tự thời gian giảng dạy và những nội dung cụ thể. - Đối với bài ôn có sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học, cần phải cân nhắc lựa chọn sao cho có hiệu quả, góp phần đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giờ dạy. - Khi soạn bài mỗi giáo viên cần tập trung vào 2 việc: Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm, việc 2: Viết (giai đoạn học kì I); Thời điểm từ học kì II đến hết năm học, học sinh nắm chắc chắn cách phân tích ngữ âm do đó tập trung vào 2 việc: Việc 1: Đọc; Việc 2: Viết các tiếng, từ, đoạn chứa vần ôn tập và các kiến thức đã học cùng với tích hợp nội dung giáo dục. 4.2.1.Giai đoạn học kì I Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm - Với những bài học âm: Cho học sinh phát âm lại, nhận xét âm đó là nguyên âm hay phụ âm. Yêu cầu học sinh tìm tiếng, từ, câu có chứa những âm đó, giáo viên chọn lọc ghi bảng. Học sinh vẽ mô hình một số tiếng có chứa âm trong bài ôn tập. - Với những bài học vần: cho học sinh đọc, phân tích các âm (vần) thuộc bài ôn tập. Sau đó hỏi học sinh vần đó thuộc kiểu vần gì? theo mẫu nào? Cho học sinh vẽ mô hình một số tiếng thuộc kiểu vần đó. Với những bài có luật chính tả, cho học sinh nhắc lại luật chính tả, nhất là với những học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng cho các em nhắc lại nhiều hơn. Ví dụ: Ôn âm /x/ - Giáo viên giới thiệu âm hôm nay học qua việc thay thế âm đầu tiếng /tu/ bằng âm mới được thiếng /xu/. - Học sinh phát âm lại tiếng /xu/, phân tích tiếng /xu/ - Giáo viên cho học sinh nhắc lại âm /x/ là phụ âm bằng cách phát âm luồng hơi đi ra bị cản. - Giáo viên yêu cầu học sinh thay thế nguyên âm trong tiếng /xu/ được nhiều tiếng mới và luyện đọc: xa, xơ, xư, xi.... vẽ mô hình tiếng có âm /x/. - Giáo viên mở rộng kiến thức: tìm từ có âm /x/: xe bò, lì xì,... Học sinh năng khiếu nói câu với từ vừa tìm: “Tết em được nhận lì xì” Việc 2: Viết - Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con một số tiếng, từ khó theo quy trình: nhắc lại - phân tích - viết ra - đọc lại. - Giáo viên đọc cho học sinh viết vở luyện. Trong quá trình viết, giáo viên kiểm soát với những tiếng chứa luật chính tả cho học sinh nhắc lại luật chính tả; với những em hay nhầm lẫn dấu thanh, giáo viên cho học sinh phân tích lại tiếng đó. Ví dụ: Ôn âm /x/ - Giáo viên đọc cho học sinh viết một số tiếng, từ mở rộng ở việc 1: xa, xơ, xe ca, xù xì. - Học sinh phân tích viết bảng con. - Với học sinh viết chậm giáo viên cho viết số lượng tiếng từ ít hơn học sinh viết nhanh. - Giáo viên củng cố luật chính tả âm c, k trong từ ‘xe ca” - Giáo viên đọc chính tả đoạn 2 của bài “ Thư cho bé” vì đoạn 1 đã viết ở tiết Tiếng Việt chính. 4.2.2. Giai đoạn từ học kì II đến hết năm học Việc 1: Đọc - Sau khi cho học sinh tìm hiểu kiểu vần, học sinh tự tìm tiếng, từ, câu chứa vần ôn tập, cho học sinh luyện đọc bài trong sách Tiếng Việt 1 - CGD. Giáo viên đưa bảng phụ ghi thêm một số từ, câu hoặc đoạn văn ngoài cho học sinh luyện đọc. Ví dụ: Ôn vần /eo/, /êu/ - Giáo viên cho học sinh đọc lại nội dung sách giáo khoa trang 126. - Mở rộng vốn từ ngoài bài bằng cách học sinh tìm tiếng từ có vần /eo/, /êu/: mếu, chú tễu, lêu nghêu, heo, kéo, bé tẻo teo, ... - Giáo viên ghi lại các tiếng từ và cho học sinh luyện đọc. - Giáo viên mở rộng luyện đọc đoạn 2 bài “ Mùa thu câu cá” - Học sinh giỏi đọc cả bài, học sinh chậm hơn luyện đọc 2, 3 dòng thơ đầu. Việc 2: Viết chính tả - Giáo viên đọc cho học sinh viết những tiếng, từ, câu chứa luật chính tả cho học sinh viết hoặc những đoạn văn soạn ngoài cho học sinh luyện đọc. - Một số đoạn văn soạn ngoài cho học sinh luyện đọc, viết chính tả như sau: + Tuần 5: Khi bà bé đã già. Bé đi đã kha khá. Hoặc: Li, mẹ bế Chi à! A! Bé Nga, bé Nghi. + Tuần 8: "Thứ là vệ sĩ. Bà Thứ cho Thứ đi chợ vi vu. Ở chợ có: giò, có chả, có na, có ví có đủ thứ." + Tuần 12: "Ngát rất chăm chỉ. Ngát làm đỡ mẹ. Ngát sắp đặt bàn ghế ngăn nắp. Ngát gấp chăm màn. Ngát tắm cho bé Ngân. Ngát giặt khăn mặt. Ngát cho gà ăn...." + Tuần 14: "Hè về gió mát trăng thanh. Lũ trẻ tụ tập ở sân ca hát ngộ nghĩnh. Ánh trăng chênh chếch. Âm thanh lanh lảnh như đàn tranh thật thích." + Tuần 16: "Cạnh sân nhà Lan là cây xoài cát. Tháng ba hoa nở trắng cành. Đầu hè, cây xoài ra quả. Quả xoài chín vàng, ăn ngọt mát." Hoặc "Bé Mai xinh xắn, ngoan ngoãn và rất chăm chỉ. Mai tự tắm, tự làm bài khi mẹ vắng nhà. Bố mẹ, thầy cô và các bạn rất quý Mai." + Tuần 17: "Hoài gặp bài khó, bạn loay hoay mãi mà chẳng làm ra. Thắng đã tận tình giảng cho Hoài nghe cách giải bài toán đó." + Tuần 20: "Mùa xuân tới, từng đàn cò trắng bay trên bầu trời rồi hạ cánh trên những lũy tre xanh thẫm. Cò tha cành khô nhỏ đem về làm thành tổ." + Tuần 21: Đồng dao Con cò đậu đỉnh cây tre Con chim chích chòe kéo cày khư khư Hòn đá ninh mật cho nhừ Khoai lang, củ từ thì bắc cầu ao.... 4.3. Giảng dạy trên lớp - Bản thân giáo viên cần bổ sung về kĩ năng sư phạm, kĩ năng của giáo viên có tốt thì mới có khả năng chủ động chuyển tải phương pháp dạy hữu hiệu tới học sinh, cần tìm hiểu chương trình, mục tiêu học sinh cần đạt khi học các nội dung kiến thức, giúp học sinh nắm chắc kiến thức của từng bài dạy, áp dụng tốt vào kĩ năng giao tiếp, vận dụng thực hành. - Khi dạy trên lớp giáo viên cần tổ chức cho học sinh ôn tập theo các hình thức khác nhau, tránh lặp đi lặp lại một cách máy móc theo một quy trình. - Cần cho học sinh nắm chắc ngữ âm của bài ôn tập. Cần kết hợp nhiều hình thức luyện đọc trong mỗi tiết học. Tăng cường rèn đọc cá nhân và sửa cách phát âm trực tiếp khi học sinh luyện đọc. Giáo viên không nóng vội mà cần kiên trì nghe học sinh đọc, kiên trì sửa chữa lỗi sai cho học sinh. Giáo viên phải biết cách gợi ý để học sinh nhận thức rõ chỗ “được” chỗ “chưa được” của bạn hoặc của bản thân, để từ đó học sinh tự đọc và tự đúc rút kinh nghiệm và đọc tốt hơn. - Để giúp học sinh có kiến thức kĩ năng về đọc và nói vận dụng vào cuộc sống được tốt, giáo viên cần chú ý đến tính đa dạng của các tiếng, từ ngữ, văn bản trong sách Tiếng Việt. Hiện tượng đa hóa các loại văn bản vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn luyện tư duy trách đọc “vẹt” của học sinh, tạo phong cách sống tươi vui, lạc quan cho học sinh, cung cấp cho học sinh vốn kiến thức và kĩ năng cần thiết trong đời sống. Bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội. - Song song với việc rèn đọc cho học sinh là việc rèn kĩ năng viết cho học sinh. Rèn cho học sinh viết đúng chính tả bằng cách học sinh đọc lại tiếng, từ cần viết. Phân tích từng tiếng - viết ra - đọc lại chữ vừa viết. Thường xuyên nhắc lại luật chính tả để học sinh ghi nhớ trong quá trình viết bài: Luật chính tả i, e, ê; luật chính tả về âm đệm, luật chính tả về nguyên âm đôi, luật chính tả về phiên âm, luật chính tả viết hoa, luật chính tả về nghĩa. Giáo viên cần tập trung soạn giảng các nội dung sau: 4.3.1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ, câu trên bảng lớp - Khi tổ chức cho học sinh luyện đọc bài trên bảng lớp, giáo viên tiến hành cho học sinh luyện đọc với các cấp độ: to - nhỏ - nhẩm - thầm dưới các hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp. Với những học sinh có năng lực sở trường cần tập trung đọc trơn các từ ngữ và câu văn, còn với những em học sinh chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng cho các em phân tích tiếng khi đọc còn ấp úng, lúng túng. - Chỉnh sửa ngay về lỗi phát âm của học sinh trong quá trình các em phát âm chưa chuẩn nhất là các tiếng có âm đầu l/ n; d/ r/ gi. - Thường xuyên đặt các câu hỏi như: tiếng em vừa đọc có thanh gì? (vần gì? âm đầu là âm nào?...) 4.3.2. Luyện đọc bài trong sách giáo khoa - Với những em học sinh chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng các em luyện đọc ở trang chẵn ( tập 1 sách tiếng Việt ), trang lẻ ( tập 2, 3 sách Tiếng Việt ). Các em thường đọc các từ ngữ đi kèm hình ảnh thì rất thành thạo còn các từ ngữ không có hình ảnh rất lúng túng. Do đó để tránh đọc “vẹt”, giáo viên nêu yêu cầu học sinh chỉ một tiếng bất kì, hỏi tiếng vừa đọc có vần gì, thanh nào? Thuộc kiểu vần gì? ... cần phải đọc thành thạo để viết chính tả. - Những học sinh có năng lực sở trường thì tập trung rèn đọc ở trang lẻ ( tập 1 sách Tiếng Việt ), trang chẵn ( tập 2, 3 sách Tiếng Việt). Với những bài đọc dài tập trung vào rèn đọc câu, đoạn, bài. Trong quá trình học sinh đọc cần định hướng cách đọc như nghỉ hơi sau dấu phẩy, ngắt hơi sau dấu chấm, thay đổi giọng đọc với những bài văn có lời đối thoại, cách ngắt hơi, nghỉ hơi, cách nhấn giọng dưới các tiếng, từ ngữ khi đọc các bài thơ. Ví dụ: Ôn vần: /iêm/, /iêp/, /ươm/, /ươp/ - Yêu cầu đối với học sinh hoàn thành kiến thức tiết chính: Học sinh luyện đọc những từ trong sách trang 110 với các mức độ sau: + Mức độ 1: Học sinh đọc các từ theo thứ tự trên xuống dưới trái sang phải. Giáo viên chỉ bất kì một số từ để học sinh đọc. + Mức độ 2: Giáo viên che hình ảnh minh họa của từ xem học sinh có đọc vẹt không. - Giáo viên kiểm tra cấu trúc ngữ âm bằng cách hỏi từ “ quả mướp” có chứa nguyên âm đôi nào? - Yêu cầu đối với học sinh có năng lực sở trường luyện đọc nâng cao bài ‘Thử diêm” như sau: + Mức độ 1: Học sinh đọc ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy. + Mức độ 2: Học sinh luyện đọc diễn cảm: lời cậu bé đi mua diêm với giọng vui nhí nhảnh thích thú “ Bố ạ, lần này, diêm tốt lắm, rất đượm, thật tuyệt!”; lời của người bố tỏ vẻ ngạc nhiên cao giọng vì là câu hỏi “ Diêm rất đượm, sao con biết? “ Thế diêm đâu?” + Mức độ 3: Nếu có học sinh xuất sắc giáo viên cho học sinh đọc phân vai cả bài đọc. 4.3.3. Luyện viết chính tả - Lựa chọn một đoạn văn hoặc khổ thơ có nhiều tiếng, từ ngữ chứa âm (vần) đang ôn ở trong sách Tiếng Việt 1 CGD hoặc chọn bài ở ngoài đọc cho học sinh viết. - Thường xuyên nhắc lại luật chính tả cho học sinh nhớ mỗi khi các em đọc, viết đến các tiếng có chứa luật chính tả. Ví dụ hỏi học sinh: Tiếng em vừa đọc (viết) chứa luật chính tả gì nào? Ví dụ: Ôn Luật chính tả Luật chính tả được dạy cho học sinh bắt đầu từ tuần 4, cụ thể: Tuần 4 Tiết 1, 2 Luật chính tả e, ê đối với âm /c/ Tiết 3, 4 Luật chính tả e, ê đối với âm /g/ Tiết 9, 10 Luật chính tả ghi chữ /gi/ Tuần 5 Tiết 9, 10 Luật chính tả e, ê, i đối với âm /ng/, /g/ Tuần 6 Tiếng Việt* 1 tiết Luật chính tả Giáo viên có thể xây dựng ôn buổi hai như sau: - Khắc sâu luật chính tả (học sinh không nắm được cho nhắc lại nhiều lần Ví dụ: Ôn vần: /iêm/, /iêp/, /ươm/, /ươp/ - Giáo viên luyện viết chính tả kèm theo ôn luật chính tả với bài này như sau: + Ôn về phụ âm đầu dễ lẫn l/n: Học sinh viết bảng con từ “lần này” ? Khi nghe cô phát âm hai tiếng có gì khác nhau? ( tiếng “lần” lưỡi cong, tiếng “này” lưỡi đè xuống) + Ôn luật chính tả về nguyên âm đôi: Học sinh nghe viết bảng con tiếng “ tuyệt” ? Vì sao em viết nguyên âm đôi trong tiếng “ tuyệt” là “yê” ? ( Vì trước “ yê” có âm đệm “u”) - Luyện đọc tiếng, từ chứa âm: g, gh, ngh, ng, . - Bài tập củng cố: Bài 1: Điền ngh hay ng? ...........ỉ hè lá ...........ô bé .........a tre .........à ............é ọ ngô .........ê đề ............ị nhà .......ỉ Bài 2: Điền gh hay g? gà ...........ô nhà .........a dễ .........ê chị ............i Bài 3: Điền c hay k? da.......á ......ể cả chả .........á ........ả ba ........ ẻ vở chả .
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc