SKKN Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và giải Toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Thanh Tâm

4) Phương pháp dạy:

 Giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự nắm các bước tìm tỉ số phần trăm của một số: tìm 1% của số đó; tìm giá trị phần trăm phải tìm của số đó. Có thể tổ chức như sau:

 - Từ ý nghĩa của tỉ số phần trăm ( học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh toàn trường ( là 800 ) ).

 + Giáo viên giao việc cho học sinh tìm cách tìm tỉ số phần trăm của một số ( tìm 52,5 % của 800 ) từ đó xuất hiện vấn đề cần giải quyết.

 + Học sinh thảo luận nhóm, hoặc thực hiện cá nhân tự tìm cách giải quyết ( với đối tượng là học sinh tiếp thu chưa nhanh giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tìm 1% của số đó ( 1% của 800 và từ đó suy ra tìm 52,5 % của 800 ).

 + Hướng dẫn để học sinh thấy được : Muốn tìm tỉ số phần trăm của một số thì phải chia số đó cho 100 ( để tìm giá trị 1% của nó) rồi nhân giá trị 1% tìm được đó với số phần trăm.

 

doc42 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và giải Toán về tỉ số phần trăm cho học sinh Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Lê Thị Thanh Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ộng, 
- Hình thành phương pháp giải từng dạng bài toán cơ bản của bài toán về “tỉ số phần trăm”.
 2.2. Cách tiến hành:
BÀI TOÁN 1:Tìm tỉ số phần trăm của hai số ( hay :Cho a và b. Tìm tỉ số phần trăm của a và b ).
1. Cách nhận dạng bài toán:
 Cấu trúc của bài toán gồm:
 - Biết ( hoặc tính được ) hai giá trị của một đại lượng cùng loại và cùng đơn vị đo a;b
 - Tìm tỉ số phần trăm của a và b.
Ví dụ 1: Một trường tiểu học có 245 học sinh trai và 255 học sinh gái. Tính tỉ số phần trăm của số học sinh trai so với số học sinh của toàn trường? 
* Cấu trúc:
 + Biết số học sinh trai là: a = 245, ( Tính được số học sinh toàn
 trường là: b = 245 + 255 =500 )
 + Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh trai so với số học sinh của toàn trường. ( Tỉ số phần trăm của 245 và 500 ).
2. Cách giải:
 Bước Một: Xác định dạng của bài toán: Thường thể hiện ở câu hỏi ( Tìm tỉ số phần trăm của a và b? Hoặc là hỏi a chiếm bao nhiêu phần trăm của b? hỏi đã đạt bao nhiêu phần trăm?).
Bước Hai: Xác định các giá trị cần so sánh để tìm tỉ số phần trăm. a = ?, b = ?, lập tỉ số a:b.
 Bước Ba: Trình bày bài giải ( Tính tỉ số phần trăm ) để trả lời câu hỏi bài toán, trong bước này chú ý hai việc:
+ Tìm thương ( a:b ) dưới dạng số thập phân ( có không quá 4 chữ số thập phân)
+ Nhân nhẩm thương với 100 và thêm ký hiệu phần trăm vào bên phải kết quả nhân.( Trong khi trình bày bài giải có thể tách thành hai dòng như SGK đã hướng dẫn hoặc viết gộp : ( a : b ) x 100% = ; nhưng nên cho học sinh tách thành hai dòng như hướng dẫn ở SGK ).
 Bước Bốn: Kiểm tra đánh giá
 	 - Kiểm tra : So sánh ( hoặc thay) các giá trị tìm được khi thực hiện các bước giải với ( vào) bài toán đã cho. Rồi kiểm tra xem có đúng với yêu cầu của bài không.
 	 - Đánh giá: Đánh giá các bước giải (cả lời giải và phép tính giải) đã phù hợp với đặc trưng của dạng bài toán chưa.
* Ví dụ: Các bước giải của ví dụ 1 như sau:
 - Bước Một: Đây là bài toán tìm tỉ số phần trăm của hai số (Tính tỉ số phần trăm của số học sinh trai so với số học sinh của toàn trường?)
 - Bước Hai:
 + Số học sinh trai ( a = 245 ) Số học sinh toàn trường 
( b = 245 + 255 = 500)
 + Thực chất phải trìm tỉ số phần trăm của 245 và 500
 - Bước Ba:
Bài giải
Số học sinh của toàn trường là.
245 + 255 = 500 ( học sinh )
Tỉ số phần trăm của số học sinh trai so với số học sinh của toàn trường là.
245 : 500 = 0,49
0,49 = 49%
 Hoặc 245 : 500 x 100% = 49%
 Đáp số : 49%
 - Bước Bốn: Kiểm tra đánh giá:
 + Kiểm tra: Thử lại: 500 – 245 = 255 (Đúng)
 Tính xem 245 xem có bằng 49% của 500 hay không 
 Bằng cách: Lấy 500 : 100 x 49 = 245
Vậy kết quả là đúng
 + Đánh giá: Cách bước giải phù hợp:
 Muốn tìm tỉ số học sinh nam so với học sinh cả lớp thì phải tìm số học sinh của cả lớp.
 Muốn tìm tỉ số phần trăm giữa số học sinh nam so với số học sinh cả lớp thì đi tìm tỉ số phần trăm của 245 và 500.
 Chú ý: Trong bốn bước đã nêu thì bước Một, bước Hai và bước Bốn chỉ có ý nghĩa chuẩn bị, ta viết ra nháp hoặc khi đã thạo thì chỉ nhẩm trong đầu. Chỉ có bước Ba phải trình bày cụ thể, chính xác vào trong vở.
 3.Rút ra công thức và quy tắc tính:
3.1. Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta tìm thương của hai số đó rồi viết thương dưới dạng số thập phân. Nhân thương đó với 100 rồi viết thêm ký hiệu phần trăm (%) vào bên phải kết quả vừa tìm được.
TØ sè phÇn tr¨m cña a vµ b
a : b = mn,pq
mn,pq = mnpq% ( mn,pq x 100 = mnpq )
3.2. Công thức:
3.3. Phương pháp dạy học: Ở bài toán cơ bản Một này, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tự nắm được các bước để tìm tỉ số phần trăm của hai số: lập tỉ số của hai số; đổi thành phân số thập phân; viết thành tỉ số phần trăm: Có thể tổ chức như sau:
 	 - Giao việc cho học sinh tìm cách đưa tỉ số ( 315 : 600 ) về tỉ số phần trăm, từ đó xuất hiiện vấn đề cần giải quyết.
 	 - Học sinh thảo luận nhóm hoặc thực hiện cá nhân tự tìm cách giải quyết là thực hiện phép chia ( với đối tượng học sinh tiếp thu chậm hoặc ở vùng khó khăn có thể yêu cầu học sinh thực hiện phép chia 315 : 600 = 0,525 ).
 	- Hướng dẫn để học sinh thấy được là muốn đưa về tỉ số phần trăm thì phải nhân kết quả đó với 100 và chia cho 100:
0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
 - Học sinh tự nêu quy tắc, tự rút ra nhận xét: 100% số học sinh toàn trường là tất cả số học sinh của trường, ở đây 100% số học sinh toàn trường là 600 học sinh.
 	* Khi học sinh trình bày bài giải, lưu ý học sinh cách viết tỉ số phần trăm của hai số, chẳng hạn, tỉ số phần trăm của 2,8 và 80 là:
2,8 :80 = 0,035
0,035 = 3,5%
BÀI TOÁN HAI: Tìm giá trị phần trăm của một số cho trước. ( Hay: Cho b và tỉ số phần trăm của a và b. Tìm b.)
1. Cách nhận dạng bài toán:
 Cấu trúc bài toán là:
 + Biết ( hoặc tính được ) giá trị b của một đại lượng.
 + Tìm giá trị phần trăm của đại lượng đã biết( hoặc tính được) (tìm a% của * Ví dụ 1: Một xí nghiệp theo kế hoạch trong một tháng phải sản xuất 750 sản phẩm. Khi thực hiện xí nghiệp đã sản xuất vượt mức 12,4% kế hoạch. Hỏi xí nghiệp sản xuất vượt mức bao nhiêu sản phẩm?
Cấu trúc: + Biết số sản phẩm là 750
 + Tìm 12,4% của 750?
2.Cách giải:
2.1. Bước Một: Xác định dạng bài toán: 
2.2. Bước Hai: Xác định số đã cho (b) và số phần trăm phải tìm giá trị ( a% ).
2.3 Bước Ba: Trình bày cách tìm để trả lời câu hỏi của bài toán.
 Trong bước này chú ý hai việc:
 + Tìm 1% của số đã cho ( tìm 1% của b) là: số đã cho chia cho 100 (b : 100)
 + Vậy a% của số b là: ( b : 100 ) x a ( Lấy giá trị 1% gấp lên a lần )
 Trình bày gộp là: b : 100 x a hoặc b x a : 100
2.4. Bước Bốn: Kiểm tra đánh giá
 - Kiểm tra : So sánh ( hoặc thay) các giá trị tìm được khi thực hiện các bước giải với (vào) bài toán đã cho. Rồi kiểm tra xem có đúng với yêu cầu của bài không.
 - Đánh giá: Đánh giá các bước giải ( cả lời giải và phép tính giải) đã phù hợp với đặc trưng của dạng bài toán chưa.
* Ví dụ: Các bước giải của bài toán ở ví dụ 1 (ở trên).
Bước Một: Đây là bà toán tìm giá trị phần trăm của một số cho trước ( Bài toán cơ bản Hai ). ( Bài toán hỏi xí nghiệp sản xuất vượt mức bao nhiêu sản phẩm? )
Bước Hai: +Số đã cho là 750 sản phẩm.
 + Số phần trăm phải tìm giá trị là 12,4%
 Tìm số sản phẩm vượt mức kế hoạch của tháng ( thực chất là tìm 12,4% của 750) 
Bước Ba: 
Bài giải
Số sản phẩm mà xí nghiệp đã sản xuất vượt mức là
750 : 100 x 12,4 = 93 ( sản phẩm )
Hoặc : 750 x 12,4 : 100 = 93 ( sản phẩm )
Đáp số: 93 sản phẩm
Bước Bốn: Kiểm tra đánh giá
+ Kiểm tra: Tính được, ta so sánh 93 sản phẩm với 750 sản phẩm xem 93 có chiếm 12,4% của 750
Thử lại : Tìm tỉ số phần trăm của 93 và 750
93: 750 = 0,124
0,124 = 12,4%
Vậy kết quả là đúng
+ Đánh giá: Các bước giải phù hợp
 * Trong khi trình bày bài giải của bài toán trên, chúng ta cũng chỉ cần trình bày bước Ba vào vở; bước Một, bước Hai và bước Bốn có thể chỉ ghi ra nháp hoặc suy nghĩ trong đầu ( khi đã thông thạo ).
3. Rút ra quy tắc và công thức tính:
3.1. Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của một số, ta lấy số đó chia cho 100 rồi nhân với số phần trăm ( Hoặc lấy số đó nhân với số phần trăm rồi chia cho 100),
3.2. Công thức tính: 
Cho b và tỉ số phần trăm của a và b là m%. Tìm a.
a = b : 100 x m
Hoặc a = b x m : 100
( a, b, m là số tự nhiên, số thập phân, phân số khác 0 )
4) Phương pháp dạy: 
 	 Giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự nắm các bước tìm tỉ số phần trăm của một số: tìm 1% của số đó; tìm giá trị phần trăm phải tìm của số đó. Có thể tổ chức như sau:
 - Từ ý nghĩa của tỉ số phần trăm ( học sinh nữ chiếm 52,5% số học sinh toàn trường ( là 800 ) ).
 	+ Giáo viên giao việc cho học sinh tìm cách tìm tỉ số phần trăm của một số ( tìm 52,5 % của 800 ) từ đó xuất hiện vấn đề cần giải quyết.
 	+ Học sinh thảo luận nhóm, hoặc thực hiện cá nhân tự tìm cách giải quyết ( với đối tượng là học sinh tiếp thu chưa nhanh giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tìm 1% của số đó ( 1% của 800 và từ đó suy ra tìm 52,5 % của 800 ).
 	+ Hướng dẫn để học sinh thấy được : Muốn tìm tỉ số phần trăm của một số thì phải chia số đó cho 100 ( để tìm giá trị 1% của nó) rồi nhân giá trị 1% tìm được đó với số phần trăm.
 + Cho học sinh nêu với bài toán cụ thể: Tìm 52,5% của 800 (như SGK)
 + Học sinh tự rút ra quy tắc, tự rút ra nhận xét: 100% số học sinh toàn trường là 800; 52.5% số học sinh nữ là tìm 52,5% của 800.
BÀI TOÁN 3: Tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó. ( Hay : Cho a và tỉ số phần trăm của a và b. Tìm b.)
1. Cấu trúc bài toán là:
 - Biết giá trị phần trăm của một số (biết m% của một số b có giá trị là a.).
 - Tìm số đó? (Tìm b?)
* Ví dụ 1: ( Bài 1 trang 78 SGK – Toán 5 )
 “ Số học sinh giỏi của trường Vạn Thịnh là 552 em, chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏi trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh?”
 * Cấu trúc bài toán là:
 + Biết 92% số học sinh của trường Vạn Thịnh là 552 em ( Biết 92% của b là 552)
 + Tìm số học sinh trường Vạn Thịnh? ( Tìm b = ? )
2. Cách giải:
2.1. Bước Một: Xác định dạng toán ( thông qua câu hỏi )
2.2. Bước Hai: + Xác định giá trị của số a đã cho và tỉ số phần trăm của a và b ( xác định a và m% của a và b).
 + Xác định giá trị số đã cho bằng bao nhiêu phần trăm của số phải tìm. ( Xác định số a đã cho ứng với bao nhiêu % của b )
 + Xác định số phải tìm (b).
2.3. Bước Ba: Trình bày cách giải để trả lời câu hỏi của bài toán. Bước này thực chất là tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó. ( Tìm b biết biết giá trị phần trăm của a và b là m% ).
 Trong bước này chú ý có hai việc:
 + Tìm 1% của số phải tìm ( tìm 1% của b ) là: giá trị phần trăm của số đã cho và số phải tìm chia cho số phần trăm ( a : m ).
 + Tìm 100% của số phải tìm ( tìm b ): Lấy giá trị 1% (vừa tìm được) nhân với 100
 Gộp hai bước trên ta có thể viết gọn cách tìm đó là:
a : m x 100
hoặc a x 100 : m
2.4. Bước Bốn: Kiểm tra đánh giá:
a) Kiểm tra: So sánh ( hoặc thay) các giá trị tìm được khi thực hiện các bước giải với ( vào) bài toán đã cho. Rồi kiểm tra xem có đúng với yêu cầu của bài không.
b) Đánh giá: Đánh giá các bước giải (cả lời giải và phép tính giải) đã phù hợp với đặc trưng của dạng bài toán chư
*Ví dụ: Các bước giải ví dụ 1 (ở trên) như sau.
 - Bước Một: Đó là bài toán “ Tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó” ( Bài toán hỏi “ Trường Vạn Thịnh có bao nhiêu học sinh?) ( Bài toán cơ bản Ba)
 - Bước Hai: + Biết 552 học sinh, ứng với 92% học sinh toàn trường.
 + Tìm số học sinh của toàn trường? ( thực chất tìm b biết 92% của b là 552 )
 - Bước Ba: Bài giải
Số học sinh của trường Vạn Thịnh là:
552 : 92 x 100 = 600 ( học sinh )
( Hoặc 552 x 100 : 92 = 600 ( học sinh )
 Đáp số: 600 học sinh
Ví dụ: Kiểm tra đánh giá (ví dụ 1 ở trên):
 + Kiểm tra: Tính được số học sinh của trường Vạn Thịnh là 600 học sinh.Ta so sánh 552 với 600 xem 552 có đúng là chiếm 92% của 600 hay không:
 Tỉ số phần trăm của 552 và 600 là:
552 : 600 = 0,92
0,92 = 92%
 Vậy bài toán đã giải đúng
 + Đánh giá: các bước giả của bài toán đã phù hợp.
* Lưu ý : Khi giải học sinh cần chú ý xác định số đã biết ứng với bao nhiêu phần trăm của số phải tìm.
 Cũng như hai bài toán cơ bản trên trong bốn bước đã nêu ở cách giải bài toán cơ bản Ba. Thì bước Một, bước Hai và bước Bốn cũng chỉ có ý nghĩa chuẩn bị, ta viết ra nháp hoặc khi đã thạo thì chỉ nhẩm trong đầu. Chỉ có bước thứ Ba mới phải trình bày cụ thể, chính xác vào trong vở.
3. Quy tắc và công thức tính:
3.1. Quy tắc: Muốn tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó. Ta có thể lấy giá trị phần trăm đã cho chia cho số phần trăm rồi nhân với 100 hoặc lấy giá trị phần trăm đã cho nhân với 100 rồi chia cho số phần trăm.
Công thức tính:
 Cho a và tỉ số phần trăm của avà b là m%. Tìm b?
b = a : m x 100
Hoặc b x 100 : m
( a, b, x là số tự nhiên, số thập phân, phân số khác 0 )
4. Phương pháp dạy:
 	Với bài toán cơ bản3, giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh tự nắm được các bước để tìm một số khi biết một số phần trăm của nó: tìm giá trị 1% của số đó; tìm số đó. Có thể tiến hành như sau:
Từ ý nghĩa của tỉ số phần trăm ( biết 52,5% của số phải tìm là là 420 ).
+ Giáo viên giao việc cho học sinh tìm cách: Tìm một số biết giá trị phần trăm của nó ( Tìm một số biết 52,5% của nó là 420 ). Từ đó xuất hiện vấn đề cần giải quyết.
 + Học sinh thảo luận nhóm hoặc thực hiện cá nhân tự tìm cách giải quyết là phải thực hiện phép chia để tìm giá trị 1% của số phải tìm và thực hiện phép nhân giá trị 1% tìm được nhân với 100. ( vì số phải tìm là 100% ). (Với đối tượng học sinh tiếp thu chưa nhanh, giáo viên có thể chỉ cho học sinh hiểu bài toán dựa vào bài toán tỉ lệ, hoặc vẽ sơ đồ minh hoạ ).
 + Hướng dẫn học sinh thấy được: Muốn tìm một số khi biết một số phần trăm của nó thì phải chia giá trị phần trăm đã biết của số phải tìm cho số phần trăm đã cho rồi nhân với 100. 
420 : 52,5 x 100
Hoặc 420 x 100 : 52,5
 + Học sinh tự nêu quy tắc, rút ra nhận xét: 52,5% số học sinh toàn trường là 420; 100% số học sinh toàn trường là tất cả số học sinh toàn trường.
3. Rèn kĩ năng giải bài toán về tỉ sô phần trăm 
3.1. Mục tiêu: 
 	- Xây dựng một hệ thống bài tập về giải toán “ tỉ số phần trăm” ( bài tập từ dễ đến khó, từ bài toán trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản về tỉ số phần trăm đến giải các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm và sau cùng là các bài toán khó, bài toán nâng cao và bài toán vận dụng về giải bài toán về “ tỉ số phần trăm”) để giúp học sinh rèn kỹ năng giải toán về “ tỉ số phần trăm”.
 	- Đưa ra các đề toán cho học sinh thực hành giải để rèn kỹ năng giải, sau đó giáo viên chữa bài cho học sinh đồng thời qua bài làm của học sinh giáo viên nắm được mức độ hiểu bài của học để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh.
3.2. Cách tiến hành:
 Dạng 1: Các bài toán về trang bị kiến thức cơ bản về toán “tỉ số phần trăm”.
ĐỀ I
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(4đ)
 Chọn câu trả lời đúng:
 1. Viết phân số thành tỉ số phần trăm là:
 A. 80% B. 12,5% C. 45% D. 54%
 2. Viết 35% thành phân số tối giản là:
 A. B. C. D. 
 3. Viết dấu x vào ô trống thích hợp:
	Câu
Đúng
Sai
a) = = 60%
b) = = 12%
c) 54% = = 
d) 60% = = 6
3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) = = ... c) 40% = . . . : 100 = = 
b) = = = ... d) 65% = ... : 100 = = 
4. Nối mỗi phép tính ở dòng trên A với một số phần trăm ở dòng dưới B để được khẳng định đúng:
A. 56% + 14,2% ; 14% x5 ; 42,02% - 35% ; 84% : 12
B. 7% 70% 7,2% 70,2% 7,02%
II. PHẦN TỰ LUẬN (6đ) 
1. Viết thành tỉ số phần trăm:
 ; ; ; 
2. Một vườn cây trong đó có 35,5% số cây nhãn, 45,5% số cây mận, còn lại là số cây cam. Hỏi số cây cam của vườn đó chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số cây trong vườn?
 Dạng 2: Dạng bài tập xác định dạng toán cơ bản ( 1,2,3 hoặc vận dụng) về tỉ số phần trăm ( không yêu cầu giải):
ĐỀ 2
 Hãy xác định mỗi bài toán sau thuộc dạng bài toán nào (trong 3 bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm hay toán vận dụng) mà em đã học.
 Bài 1: Biết rằng trường Hòa Bình có 210 học sinh nữ trong tổng 
số 840 học sinh. Hỏi số học sinh nữ của trường Hòa Bình là bao nhiêu phần 
trăm?
 Bài 2: Người ta mua 520 000 đồng tiền bánh kẹo. Sau khi bán hết số bánh kẹo đó người ta thu được 630 000 đồng. Hỏi số tiền lãi bằng bao nhiêu phần trăm số tiền vốn?
 Bài 3: Theo kế hoạch trong dịp Tết trồng cây xã A phải trồng 1520 cây. Nhưng xã A đã trồng được 5052 cây. Hỏi xã A đã vượt mức bao nhiêu phần trăm kế hoạch?
 Bài 4: Một gia đình gửi tiền vào ngân hàng 3 000 000 000 đồng. Sau ba tháng gia đình đó rút về ( cả tiền gửi và tiền lãi) được tất cả 305 850 000 đồng. Hỏi lãi suất tiết kiệm một tháng của ngân hàng là bao nhiêu?
 ( Bài toán cơ bản 1: Tìm tỉ số phần trăm của hai số).
 Bài 5: Biết diện tích trông lúa của một xã là 416 ha; sau khi kiểm tra thì thấy có 71% diện tích được cấy lúa đúng thời vụ. hỏi diện tích cấy lúa đúng thờin vụ là bao nhiêu héc-ta?
 Bài 6: Sáng nay số học sinh có mặt chỉ bằng 88 % sĩ số của lớp. Như vậy là vắng 6 bạn. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh?
 ( Bài toán cơ bản 2: Tìm giá trị phần trăm của một số cho trước ).
 Bài 7: Kiểm tra sản phẩm của một xí nghiệp có 482 sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chiếm 96,4% tổng số sản phẩm của xí nghiệp sản xuất. Hỏi tổng sản phẩm xí nghiệp đã sản xuất là bao nhiêu?
 Bài 8: Một trại nuôi ong vừa mới thu hoạch mật ong. Sau khi bán đi 135 lít nật ong thì lượng mật ong còn lại bằng 62,5% lượng mật ong vừa thu hoạch. hỏi trại đó còn lại bao nhiêu lít mật ong vừa thu hoạch?
 ( Bài toán cơ bản 3 : Tìm một số biết giấ trị phần trăm của số đó.)
Bài 9: Một thửa ruộng hìmh tam giác vuông có số đo một cạnh góc vuông là 8,4 m, số đo cạnh góc vuông còn lại bằng 75% số đo cạnh đã biết. Hỏi diện tích của thửa ruộng bằng bao nhiêu mét vuông? Bằng bao nhiêu héc-ta?
Bài 10: Một cửa hàng bán ti-vi, lần đầu hạ giá 5% giá định bán, nên giá chiếc ti-vi lúc này là 2 707 500 đồng, tuy nhiên cửa hàng vẫn còn lãi 10% so với giá mua. Hỏi giá chiếc ti-vi định bán lúc đầu là bao nhiêu?
 ( Bài toán vận dụng giải bài toán về tỉ số phần trăm).
 Dạng 3: Thực hành giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
ĐỀ 3
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:
 1. Viết tiếp vào chỗ chấm trong cách thực hành tính dưới đây:
 a) Muốn tìm tỉ số phần trăm giữa hai số 756 và 3600 ta tính thương của ... và ... dưói dạng ... và viết thêm ...
 b) Muốn tìm 27,5% của 3200 ta lấy ... với ... rồi chia cho ...
 c) Muốn tìm một số biết 29,6% của số đó bằng 1036 ta lấy .... với .... rồi ...
 2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước cách tính đúng:
 a) Tính tỉ số phần trăm của 15 và 40 như sau:
 A. ( 40 : 15 x 100)% B. ( 15 : 100 x 40)% C. ( 15 : 40 x100)%
 b) Tính 32% của 48 như sau:
 A. 32 : 48 : 100 B. 48 x32 : 100 C. 48 : 32 x 100
 c) Tìm một số biết 32% của số đó là:
 A. 40 x32 : 100 = 12,8 B. 32: 40 x 100 = 80 C. 40 x100 : 32 = 125
 3. Chọn câu trả lời đúng:
 a) Tỉ số phần trăm của hai số 56 và 89 là:
 A. 62,94% B. 62,92% C. 62,93% D. 62,91% 
b) Một lớp học có 40 học sinh, trong đó số học sinh nam chiếm 75%. Số học sinh nam của lớp học đó là:
A. 10 học sinh C. 30 học sinh
B. 25 học sinh D. 15 học sinh
II. PHẦN TỰ LUẬN:
 1. Trong một vườn ươm cây giống có 1 500 cây con. Trong đó có 25% số cây con là cây bưởi giống, 605 trong số cây còn lại là cam. Tính số cây cam giống ở trong vườn.( giải bằng 2 cách)
 2. Một xưởng sản xuất trong 6 tháng đầu đã làm được 80% kế hoạch trong năm. Tính ra còn phải làm tiếp 2400 sản phẩm nữa thì sẽ hoàn thành kế hoạch của cả năm. Hỏi theo kế hoạch thì cả năm xưởng đó phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm? Nếu cứ làm đều như sáu tháng đầu năm thì cả năm sẽ vượt bao nhiêu sản phẩm? ( giải bằng 2 cách)
Dạng 4: Trình bày bài giải các bài toán dạng cơ bản. 
Trình bày lại bài giải đúng của các bài toán ở dạng 3:
4.Rèn kĩ năng vận dụng giải bài toán về tỉ sô phần trăm
41. Mục tiêu: 
 	 - Đưa ra cách giải một số bài toán vận dụng dạng điển hình của bài toán về “ tỉ số phần trăm”, như: Bài toán về tính lãi, tính vốn; bài toán liên quan đến dạng toán điển hình khác; ....
 	- Hướng dẫn học sinh giải các bài toán khó và bài toán vận dụng nâng cao hay bài toán có nhiều cách giải hoặc các bài tập vận dụng bài toán về tỉ số phần trăm để giúp học sinh biết cách giải và có kỹ năng giải.
 	- Xây dựng một hệ thống các bài toán vận dụng nâng cao, các bài toán có nhiều cách giải hoặc các bài toán vận dụng giải bài toán về “tỉ số phần trăm”.
4.2. Cách tiến hành:
 	Ngoài ra còn có một số bài toán dạng vận dụng tính tỉ số phần trăm của 1 trong 3 bài toán cơ bản nêu trên. Trong các bài toán dạng vận dụng, khi muốn trả lời câu hỏi bài toán ta buộc phải quy về giải một trong ba dạng bài toán cơ bản nêu trên.
Đưa ra một số dạng bài cách giải để tham khảo như sau:
Ví dụ 1:( Bài 1 trang 77)
“ Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh 10 tuổi chiếm 75 %, còn lại là số học sinh 11 tuổi. Tính số học sinh 11 tuổi của lớp đó.”
 * Cấu trúc của bài toán này là:
 + Biết số học sinh của lớp là 32 em.
 + Biết 75% là học sinh 10 tuổi.
+ Tìm số học sinh 11 tuổi.
Nhận xét:
- Để trả lời câu hỏi của bài toán ta phải quy về hai bài toán sau:
* Bài toán 1: ( Tìm giá trị % của một số)
+ Biết cả lớp có 32 học sinh.
+ Tìm số học sinh 10 tuổi ( tức là tìm 75% của 32 )
Tính được 24 học sinh.
* Bài toán 2:
+ Biết

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc