SKKN “Tổ chức trò chơi trong dạy học Toán cho học sinh Lớp 1” - Năm học 2016-2017 - Lê Thị Thu Hà
4.1.4. Về cấu trúc của trò chơi học tập:
Một trò chơi học tập, dù được tổ chức trong bất kỳ môn học nào cũng đều có cấu trúc như sau:
+ Tên trò chơi.
+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
+ Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
+ Nêu lên cách chơi
hực để góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí. Từ đó, hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Để đạt được các mục tiêu trên, người giáo viên phải có phương pháp dạy học Toán phù hợp để học sinh có thể học tốt được môn toán. Chính vì thế, để học sinh Tiểu học học tốt môn Toán thì mỗi người giáo viên không chỉ truyền thụ, giảng giải một cách rập khuôn máy móc theo các tài liệu có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng. Bởi điều đó sẽ dẫn đến việc học tập của học sinh một cách thụ động, đơn điệu, tẻ nhạt dẫn đến kết quả học tập môn Toán không cao. Đồng thời không rèn được cho học sinh sự năng động, linh hoạt, sáng tạo, tích cực và chủ động trong học Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, người giáo viên phải nắm chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Toán, đảm bảo phù hợp tâm lí lứa tuổi và khả năng học tập của từng học sinh, từ đó giáo viên đưa ra các biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh, lôi cuốn các em hăng hái tích cực tham gia các hoạt động học tập. Chơi là một nhu cầu không thể thiếu được của trẻ em, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Vì vậy việc sử dụng các trò chơi học tập trong giờ học Toán là hết sức cần thiết và bổ ích. Trò chơi học tập có nội dung Toán học thường gây hứng thú cho học sinh nhiều nhất. Thông qua các trò chơi học tập học sinh sẽ lĩnh hội được các tri thức toán học một các dễ dàng hơn, đồng thời củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi người giáo viên biết đưa các trò chơi học tập một cách khoa học, đúng lúc và thường xuyên chắc chắn chất lượng dạy học Toán sẽ được nâng cao. Trong thực tiễn dạy học ở trường Tiểu học, giáo viên chưa khai thác hết được vai trò, tác dụng của việc tổ chức các trò chơi học tập. Việc tổ chức các trò chơi chỉ được xem như là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh vừa được học trong tiết học hoặc để đưa vào phần thư giãn giữa tiết học. Giáo viên chưa dám mạnh dạn tổ chức trò chơi học tập ở tất cả các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một số bài học, khi học sinh đã có những kiến thức tổng hợp hơn. Với mong muốn các giờ học Toán của học sinh lớp 1 trở nên sinh động, hấp dẫn, thoải mái, tự nhiên hơn, tạo cho các em hứng thú, niềm tin và sự say mê trong việc học tập môn Toán, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức trò chơi trong dạy học Toán cho học sinh lớp 1” Thông qua đề tài, tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giúp cho giáo viên có được phương pháp và kĩ năng tổ chức các trò chơi học tập trong các tiết học Toán. Biết vận dụng để tổ chức các trò chơi học tập một cách khoa học và hiệu quả, biến các giờ học Toán hàng ngày thành các giờ học thật thoải mái, nhẹ nhàng tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, chủ động cho học sinh, từ đó giảm bớt áp lực nặng nề khi học môn Toán. 2. Cở sở lí luận của việc tổ chức trò chơi trong dạy học Toán cho học sinh lớp 1. Việc tổ chức trò chơi trong dạy học Toán góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Góp phần tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc đưa ra các trò chơi Toán học nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. - Với học lớp 1 ,không khí học tập vui tươi thoải mái không chỉ tạo ra sự say mê mà còn kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo trong học tập . 3 .Thực trạng của việc tổ chức trò chơi trong dạy học Toán cho học sinh lớp 1. 3.1.Với giáo viên: - Qua việc tìm hiểu thực tế như trò chuyện, giao lưu và dự giờ giáo viên lớp 1 trong các tiết dạy Toán, tôi thấy thực trạng của việc tổ chức các trò chơi toán học trong các tiết dạy Toán còn một số điểm còn tồn tại như sau: - Một số giáo viên còn “ngại” tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy học Toán, chỉ tập trung vào việc hoàn thành kiến thức và giải quyết các bài tập trên lớp, dẫn đến tiết học Toán còn nặng nề, khô khan chưa gây được hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức bài học. - Một số giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học môn Toán thông qua việc tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy học Toán, song chưa thường xuyên và hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi chưa cao. - Một số giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế một số trò chơi học tập, nhất là các giáo viên mới vào nghề, chưa nắm vững khái niệm, mục đích ý nghĩa, tác dụng của trò chơi Toán học, dẫn đến nhiều khi tổ chức trò chơi đem lại hiệu quả ngược lại, nghĩa là càng chơi càng khó, càng chơi càng mệt. - Một số giáo viên khi thiết kế các trò chơi toán học chưa bám sát nội dung chương trình của môn học cũng như bài học, nên việc lựa chọn các trò chơi chưa vừa sức với trình độ học sinh và chưa phù hợp với nội dung bài học. - Trong quá trình tổ chức trò chơi học Toán, một số giáo viên chưa nắm vững tiến trình các bước thực hiện một trò chơi Toán học. Cụ thể, khi hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi, giáo viên còn bỏ sót một vài bước, hoặc lẫn lộn giữa bước nọ với bước kia, phát lệnh chưa rõ ràng mạch lạc dẫn đến việc học sinh không nắm được cách chơi và luật chơi vì thế học sinh thực hiện sai yêu cầu dẫn đến kết quả trò chơi không được như mong muốn. - Một số giáo viên quản lý học sinh trong thời gian học sinh thực hiện trò chơi chưa tốt, dẫn đến việc một số học sinh tham gia trò chơi chưa tích cực, còn lộn xộn, chen lấn xô đẩy, nhất là trong các trò chơi thi tiếp sức. Các em học sinh còn lại không được trực tiếp tham gia trò chơi mà chỉ đóng vai khán giả cổ vũ thì còn nhắc bạn ở trên hoặc reo hò thái quá làm ảnh hưởng đến kết quả của trò chơi đồng thời gây mất trật tự trong lớp học. 3 .2 .Với học sinh: - Vì giáo viên ít tổ chức các trò chơi trong các tiết học toán nên khi tham gia trò chơi học sinh còn nhút nhát, chưa tự nhiên, kĩ năng tham gia trò chơi chưa thành thục, chưa biết vận dụng kiến thức bài học vào trò chơi. - Một số học sinh hiếu động rất thích tham gia các trò chơi, song lại quá nôn nóng được chơi nên đôi khi không chú ý nghe cô giáo hướng dẫn cách chơi, không nắm được cách chơi dẫn đến kết quả chơi không được như mong đợi của giáo viên. - Ý thức tham gia trò chơi của một số học sinh chưa nghiêm túc, trong khi chơi còn chạy nhảy lộn xộn, chen lấn xô đẩy ảnh hưởng đến kết quả chung của cả đội. - Một số học sinh có thái độ biểu lộ cảm xúc còn thái quá như: quá vui mừng khi chiến thắng dẫn đến có những hành động quá khích hoặc quá buồn bã khi kết quả trò chơi không được như mong muốn dẫn đến cay cú. Từ đó gây ra sự ganh đua dẫn đến ghen ghét nhau gây ra hiện tượng chia bè phái, làm mất tinh thần đoàn kết bạn bè trong lớp học. 3.3. Về tài liệu: - Hầu hết các nhà trường đã chú ý đầu tư các sách hướng dẫn, các tài liệu tham khảo song các tài liệu hướng dẫn kĩ năng thực hiện các trò chơi học tập ở trường Tiểu học còn hạn chế, chưa phong phú. Việc sử dụng các sách tham khảo, tài liệu của giáo viên và học sinh còn hạn chế, chưa triệt để và thường xuyên. 3.4 Nguyên nhân -Một số giáo viên chưa có ý thức về đổi mới phương pháp dạy học. - Giáo viên chưa đầu tư, nghiên cứu sưu tầm tài liệu hướng dẫn kĩ năng tổ chức trò chơi trong dạy học toán nên chưa nắm vững quy trình các bước thực hiện các trò chơi học Toán. Vì vậy kĩ năng tổ chức các trò chơi của giáo viên còn nhiều hạn chế. - Học sinh chưa được thực hiện các trò chơi thường xuyên nên kĩ năng thực hiện các trò chơi chưa tốt, nhiều em còn lúng túng, hoặc nhút nhát vụng về trong khi tham gia các trò chơi học Toán - Việc rèn ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh trong khi tham gia trò chơi còn chưa được chú trọng nên hiệu quả của trò chơi chưa cao. 3.5 Khảo sát đối tượng thực nghiệm Khảo sát về tâm lý: Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành quan sát về thái độ học tập của học sinh trong các tiết học Toán cùng với việc tiến hành khảo sát về tâm lý của học sinh khi học tập môn toán bằng các câu hỏi như: + Em thích học môn nào nhất? + Em có thích học Toán không? + Em học toán có tốt không? + Vì sao em thích học Toán? + Vì sao em không thích học Toán? + Khi học Toán, em gặp những khó khăn gì? + .............................. Qua khảo sát tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh Rất hứng thú học Toán Bình thường Chưa hứng thú học Toán SL % SL % SL % 36 13 36,1 7 19,4 16 44,5 Khảo sát về chất lượng học môn Toán: Tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra sau: Đề kiểm tra khảo sát thực nghiệm Bài 1: Số? ¨¨¨ ¨¨¨ ¨¨¨¨ ¨¨¨ ¨ ¨¨ ¨¨¨ ¨¨¨ ¨ Bài 2: Số? 2 1 3 4 8 3 6 9 5 10 7 Bài 3: ; = ? 5 7 6 4 5 5 9 6 10 8 5 8 2 0 4 . 4 9 7 Bài 4. Viết các số: 4; 7; 2; 9; 1; 10 theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 5: Số? hình tam giác hình vuông. Kết quả thu được như sau: Tổng số học sinh Đạt loại Giỏi Đạt loại Khá Đạt loại TB Chưa ĐYC SL % SL % SL % SL % 36 10 27,8 12 33,3 10 27,8 4 11,1 4. Các giải pháp ,biện pháp thực hiện 4.1 Biện pháp tổ chức trò chơi Toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh . Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng của việc tổ chức các trò chơi toán học ở trường Tiểu học. Tôi xin đưa ra một số biện pháp để giúp giáo viên thực tổ chức tốt các trò chơi Toán học trong các giờ học Toán như sau: 4.1.1 Cách thiết kế một trò chơi Toán học. Để thiết kế được một trò chơi toán học phù hợp, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau: 4.1.2. Về nội dung của trò chơi Toán học: Nội dung của trò chơi toán học phải đảm bảo những yêu cầu sau: + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học + Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo. + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh. + Đảm bảo yêu cầu vừa sức, đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn, đồng thời nội dung phải có nhiều bài tập để nhiều học sinh được tham gia. + Đảm bảo tính an toàn cho học sinh, thiết kế trò chơi dưới dạng tiếp sức hoặc theo nhóm, khi thực hiện không để học sinh xô đẩy. + Có yếu tố sáng tạo để học sinh phải vận dụng kiến thức một cách có hệ thống hơn, linh hoạt và sáng tạo hơn. + Nội dung trò chơi phải được phân cách thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức, những bài học rõ ràng để gắn việc giải quyết mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài tập đó với từng cá nhân học sinh. + Nội dung trò chơi nên thể hiện nhiều dạng bài tập, nhiều hình thức thể hiện khác nhau (tuỳ theo từng bài dạy). Vì vậy, khi thiết kế nội dung của một trò chơi , giáo viên có thể lấy nội dung bài học hoặc bài tập thuộc trọng tâm của bài, chương, mạch kiến thức toán học nào đó trong nội dung chương trình sách giáo khoa để thiết kế trò chơi với các bài tập, kiến thức tương tự ở mức phổ cập, sau đó thiết kế thêm các trò chơi đối với các bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. + Ngôn ngữ diễn đạt, trong trò chơi phải đầy đủ, ngắn gọn, mạch lạc và dễ hiểu, tránh hiểu lầm. 4.1.3. Về đồ dùng, thiết bị phục vụ trò chơi: Các đồ dùng thiết bị phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Tiện dụng (dễ sử dụng). + Dễ làm (ai cũng có thể làm được, làm nhanh). + Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi. + Có phần thể hiện diễn đạt được của từng yêu cầu (đúng, nhanh, đẹp) và tổng điểm). + Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng các vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền). 4.1.4. Về cấu trúc của trò chơi học tập: Một trò chơi học tập, dù được tổ chức trong bất kỳ môn học nào cũng đều có cấu trúc như sau: + Tên trò chơi. + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập. + Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. + Nêu lên cách chơi 4.1.5. Các bước tiến hành tổ chức một trò chơi : Bước 1: Chuẩn bị - chia nhóm. - Đặt tên nhóm và ấn định số lượng thành viên tham gia trò chơi cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm cử số thành viên tham gia theo yêu cầu do giáo viên nêu ra. Bước 2: Nêu tên trò chơi. - Nêu tên trò chơi và giải thích ý nghĩa của trò chơi. Bước 3: Phổ biến luật chơi. - Nêu rõ cách chơi: Hiệu lệnh, phần việc và cách thức làm việc của mỗi thành viên tham gia trò chơi. - Nêu rõ cách cho điểm, đánh giá (thường 3 yêu cầu): Đúng, nhanh, đẹp). - Công bố trọng tài. Bước 4: Tiến hành trò chơi. - Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. - Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên và cách chơi (nên cho lần lượt các em tiến hành dưới dạng: “Tiếp sức”). Bước 5: Tổng kết trò chơi. - Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá cho điểm. - Nên cho điểm theo từng yêu cầu: Đúng, nhanh, đẹp. - Có thể đặt thêm một số câu hỏi phụ để rút ra một kết luận nào đó từ hệ thống các bài tập trò chơi đã được thể hiện. - Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả. - Tuyên dương học sinh, đặc biệt là nhóm có cố gắng hơn, giành giải nhất, nhì (không nên chê học sinh trong khi tiến hành trò chơi). - Trao phần thưởng hoặc danh hiệu (nếu có). Lưu ý: Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh giá cuộc chơi và phân loại thắng thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên phải hết sức lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả lại đại khái không chính xác hoặc không công bằng. Vì vậy đã làm cho học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của giáo viên. 4.1.6.Phản ứng tâm lý chung của học sinh khi tham gia trò chơi toán học: Phản ứng tích cực Phản ứng tiêu cực + Học sinh hăng say chơi hết mình. + Người mạnh lấn át người yếu. + Ý thức trách nhiệm cá nhân cao. + Sẵn sàng trừng phạt phái thua trong cuộc đời. + Dễ bỏ qua sai phạm của người khác. + Cố tình chơi gian lận để thắng cuộc. + Tôn trọng kỷ thuật. + Dễ ganh tị dẫn đến ghét nhau. + Giúp đỡ nâng đỡ đồng đội. + Chơi quá đà không giới hạn. + Gắn bó với đồng đội nhóm mình. + Chia bè, nhóm riêng lẻ. + Tích cực hoạt động sẵn sàng hi sinh về danh dự đội. + Phục tùng “thủ lĩnh”. + Kích thích tính độc lập suy nghĩ. + Chờ vào đồng đội của mình. + Kích thích tính hiếu thắng. + Bi quan chán nản khi thua cuộc. Muốn tránh được phản ứng tiêu cực của học sinh khi giáo viên thiết kế trò chơi và tổ chức trò chơi phải lưu ý tránh nội dung của trò chơi có đối tượng học sinh phản ánh không tích cực. Nếu có tình huống xảy ra ngoài mong muốn của giáo viên thì phải kịp thời sửa chữa những biểu hiện tiêu cực của học sinh bằng cách khuyến kích, động viên, khen thưởng. Có như vậy, học sinh mới có những phản ứng tích cực dẫn đến hiệu quả của việc thiết kế trò chơi, tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 1 mới cao. Như vậy, có thể nói việc tổ chức một cuộc chơi (nhất là với học sinh Tiểu học, các em hiếu động và mức độ hiểu biết còn có hạn) sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn được học sinh tham gia chơi một cách thích thú đó là nghệ thuật của nhà sư phạm. Có lẽ chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, sự ham học hỏi nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm thực sự thì nghệ thuật đó mới ngày càng phong phú và hoàn thiện được. 4.2. Cách phát triển trò chơi: Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể phát triển tất cả các trò chơi toán học nêu trên thành những trò chơi mới, áp dụng được ở nhiều bài. Thậm chí có thể áp dụng cả ở các lớp học 2,3. Ngoài việc thiết kế các trò chơi theo hướng dẫn nêu ở trên thì giáo viên còn có thể ứng dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học để thiết kế các trò chơi Toán học trên máy tính. Ví dụ: - Phần mềm Microsoft Powerpoint: Giáo viên có thể thay thế các bức tranh vẽ trên giấy bằng các bức tranh với các hình ảnh động được tạo hiệu ứng trên phần mềm Microsoft Powerpoint để tạo hứng thú cho học sinh và tiết kiệm thời gian. - Phần mềm Violet: Đây là phần mềm cho phép giáo viên soạn bài, tạo hiệu ứng hoạt hình trên máy tính. Phần mềm Violet cũng có các tính năng tương tự như Microsoft Powerpoint mà giáo viên cũng có thể ứng dụng để tạo trò chơi một cách linh hoạt trong các tiết dạy học Toán. - Phần mềm hỗ trợ dạy học của Công ty phần mềm tin học School.net. Phần mềm được viết và được sao nén thành đĩa CD. Ngoài việc, lập trình sẵn các dạng bài tập thực hành, trong phần mềm còn lập trình các trò chơi học Toán rất tiện lợi theo từng bài học, lớp học. Giáo viên có thể đặt mua và sử dụng hợp lý trong các tiết học. - Tổ chức các trò chơi Toán học Online qua mạng Internet: Đối với những trường có mạng Internet (phủ sóng Wifi), và được trang bị máy tính, màn hình có thể cho các em học sinh tham gia chơi trò chơi giải toán Online trên một số trang mạng như: Violympic, Giải Toán Online, Vui học Toán,. sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học Toán. Tuy nhiên, việc thiết kế các trò chơi trên máy tính, hoặc tổ chức cho học sinh thi giải toán Online qua mạng có hạn chế chung là số người tham gia chơi một lần không được nhiều nếu như nhà trường không trang bị phòng máy vi tính riêng. Chính vì vậy, giáo viên không nên quá lạm dụng việc tổ chức trò chơi qua các phần mềm dạy học, hoặc qua mạng Internet mà bỏ qua những trò chơi mang tính truyền thống tuy đơn giản, dễ tổ chức, dễ tham gia mà hiệu quả mang lại cũng không hề nhỏ. 4.3. Một số vấn đề giáo viên và học sinh thường mắc khi tổ chức các trò chơi học Toán trong môn Toán Lớp 1 và hướng khắc phục: Qua kinh nghiệm tổ chức các trò chơi trong các tiết học Toán, tôi thấy có một số vấn đề mà giáo viên và học sinh thường hay mắc phải. Sau đây tôi xin trình bày các vấn đề và hướng khắc phục như sau: - Học sinh thường hay quá nôn nóng được tham gia chơi nên không chú ý đến cách chơi và luật chơi, nên nhiều khi kết quả chơi không được như mong muốn. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý, hướng dẫn kỹ cách chơi và luật chơi để học sinh nắm được và tham gia chơi đạt kết quả tốt hơn. - Nhiều giáo viên nhầm lẫn giữa cách chơi và luật chơi, nên thường bỏ qua bước nêu luật chơi, nên khi chơi, học sinh thường hay bị phạm luật. Để khắc phục điều này, giáo viên cần lưu ý không được bỏ sót phần nêu luật chơi. - Một số trò chơi khó và mới (ví dụ như trò chơi “bingo”), giáo viên cần chơi mẫu để học sinh hiểu rõ cách chơi và luật chơi cùng với cách để có được kết quả đúng. Như vậy, giáo viên mới tiết kiệm được thời gian và đạt được kết quả như mong muốn. - Nhiều giáo viên khi công bố kết quả chơi chưa chú ý đến tính công bằng nên dẫn đến học sinh không thoải mái. Chính vì vậy, giáo viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu khi tổ chức trò chơi, mà điều đặc biệt quan trọng đó là phải đảm bảo sự công bằng. Như vậy nếu học sinh có kết quả ko bằng đội bạn cũng sẽ thấy thoải mái và có ý chí phấn đấu trong những lần chơi tiếp theo. 5. Kết quả đạt được Sau khi tiến hành áp dụng các giải pháp như đã trình bày ở trên bản thân tôi đã nắm vững hơn phương pháp tổ chức các trò chơi học tập cho các em học sinh trong giờ học Toán. Từ đó, tôi tiến hành áp dụng thường xuyên, liên tục trong hầu hết các giờ học Toán đối với học sinh lớp chủ nhiệm. Kết quả thu được sau khi tiến hành áp dụng đề tài là đáng khích lệ. Dưới đây là bảng số liệu thống kê kết quả khảo sát tại thời điểm sau khi áp dụng các giải pháp trên: * Về tâm lý học sinh sau thực nghiệm: Tổng số học sinh Rất hứng thú học Toán Bình thường Chưa hứng thú học Toán SL % SL % SL
File đính kèm:
- skkn_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_toan_cho_hoc_sinh_lop_1.doc