SKKN Tự chủ trong thực hiện nội dung và Phương pháp dạy học chương trình Lớp 4 - Trần Thị Hoài Nam

Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS chữa bài ( 17 – 18 phút).

a, Hướng dẫn từng HS chữa lỗi. ( 10 phút).

- GV yêu cầu từng HS đọc bài của mình, đọc lời phê của GV; đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.

- HS viết vào vở bài tập các lỗi và sửa lỗi bằng cách viết lại từ, câu cho đúng.

- Sau đó đổi bài và vở bài tập cho bạn bên cạnh soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi của bạn.

Ở hoạt động này tôi thường để cho HS khá, giỏi giúp đỡ HS trung bình.Ngoài việc sửa lỗí về dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, tôi lưu ý cho các em giúp bạn nhận xét thêm về bố cục bài văn; mỗi đoạn văn trình bày đã nêu được ý rõ ràng chưa.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Tự chủ trong thực hiện nội dung và Phương pháp dạy học chương trình Lớp 4 - Trần Thị Hoài Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ày rất nhạy bén với cả cộng đồng dân cư...
Ví dụ 5: Khi dạy bài Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối - Tập làm văn - Tuần 22 – Tôi đã thay đoạn văn tả thân cây sồi già bằng đoạn văn tả thân cây tre để HS dễ khai thác tìm hiểu hơn vì cây tre nó gần gũi hơn với HS nông thôn chúng tôi.
b, Tự chủ trong việc chọn nội dung phù hợp để giao cho từng đối tượng HS:
Theo chuẩn KT – KN thì có một số nội dung, một số bài tập trong SGK HS không phải thực hiện hết. Nhưng làm sao để cho những HS trung bình đạt được chuẩn và HS khá giỏi không lãng phí thời gian thì mỗi GV cần phải suy nghĩ, lựa chọn. 
Ví dụ 1: Ở tiết Toán thứ tư - Tuần 6, yêu cầu cần đạt là HS làm được các bài tập: BT1; BT2(a,c); BT3(a,b,c); BT4( a,b).
Tôi đã thiết kế cho tiết học này với thời lượng khoảng 42 -43 phút. Cụ thể như sau:
Bài tập1: (7 phút)
a, Viết số tự nhiên liền sau của số 2 835 917.
b, Viết số tự nhi ên li ền tr ư ớc c ủa s ố 2 835 917.
c, Đọc số rồi nêu giá trị của chữ s ố 2 trong mỗi số sau: 82 360 945; 
7 283 096; 1 547 238. 
Ở vế a, vế b tôi cho HS sử dụng bảng con để viết số theo yêu cầu. Vế c, tôi cho HS lần lượt đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 2 trong mỗi số (số được viết sẵn trên bảng)- phần này tôi dành cho HS trung bình nêu trước lớp. Còn HS khá, giỏi tôi đặt thêm câu hỏi: Tại sao chữ số 2 trong số đó lại có giá trị 2 triệu, 2 trăm,... hay 2 nghìn? 
Bài tập2: Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm hỏi(?)
a, 475 ?36 > 475 836; b, 9? 3 876 < 913 000.
c, 5 tấn 175 kg > 5 ?75 kg; d, ? tấn 750 kg = 2750 kg.
Bài tập này theo chuẩn chỉ yêu cầu HS làm 2 vế, tôi giao cho cả lớp cùng làm cả 4 vế, nhưng khi quan sát thấy HS trung bình đã làm được 2 -3 vế (lúc đó HS khá, giỏi đã làm xong cả 4 vế) tôi cho cả lớp nhận xét bài của bạn và cùng chữa bài. Với cách làm như thế thì BT2 hết khoảng 8 phút.
Bài tập3: ( Biểu đồ được tôi chuẩn bị sẵn)
HS đọc yêu cầu BT, trao đổi nhóm đôi để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Sau đó lần lượt đại diện từng nhóm trả lời trước lớp. Làm như thế thì số HS khá, giỏi có thể giúp đỡ HS trung bình hoàn thành hết cả 4 yêu cầu bài tập. Với yêu cầu 4 – yêu cầu khó hơn- tôi cho HS khá (giỏi) nêu kết quả và giải thích cách làm trước lớp. Bài tập này chiếm khoảng 10 phút.
Bài tập4: ( khoảng 8 phút)
Bài tập này tôi thực hiện tương tự Bài tập2 - vế c không bắt buộc cả lớp làm nên tôi dành cho HS khá, giỏi. Ngoài ra tôi còn nêu thêm một số câu hỏi để HS nhận biết thêm: 
+ Năm 2000 là năm thứ mấy của thế kỷ XX?
+ Năm 2005 là năm thứ mấy của thế kỷ XXI?
+ Các em đang sống ở năm thứ mấy của thế kỷ XXI?
Bài tập5: Tìm số tròn trăm x, biết: 540 < x < 870.
Theo yêu cầu cần đạt thì HS không phải làm bài tập này nhưng ở lớp tôi có nhiều HS giỏi nên tôi yêu cầu tất cả HS cùng làm. Bài tập này tôi dễ hoá cho HS trung bình bằng cách cho cả lớp cùng tìm hiểu rồi nêu một số câu hỏi gợi mở cho HS tring bình sau đó cả lớp cùng làm. Trong thời gian 5 - 6 phút tôi đặt thêm cho HS khá, giỏi một yêu cầu nữa: 
Nếu x là số tròn chục thì 540 < x < 870 sẽ có bao nhiêu giá trị?
HS sẽ vận dụng cách tính số hạng trong dãy số để tính: số số hạng = (số cuối - số đầu) : khoảng cách + 1 để tính luôn vế GV ra thêm 
(860 – 550) : 10 + 1 = 32. Vậy x có 32 giá trị.
Thời gian Củng cố bài tôi cho lấn sang tiết Khoa học khoảng 2 -3 phút.
Như vậy trong thời gian khoảng 42 - 43 phút bằng một số cách điều chỉnh về nội dung và thời lượng tôi đã tạo điều kiện cho tất cả HS đều đạt chuẩn và HS khá giỏi có điều kiện phát triển khả năng của mình.
Ví dụ 2: Ở tiết Toán - thứ năm Tuần 6 - Bài tập cần làm BT1;BT2.
Nghiên cứu SGK tôi thấy BT1 là bài tập trắc nghiệm (khoanh vào đáp án đúng). Bài tập này tôi thiết kế cho HS làm và chữa bài trong thời gian khoảng 10 phút và tôi đã điều chỉnh nội dung như sau: 
HS trung bình tôi cho các em làm theo kiểu trắc nghiệm (dạng phiếu bài tập) như trong SGK.
HS khá, giỏi tôi yêu cầu các em làm theo kiểu tự luận; Tôi ghi đề lên bảng lớp, các em làm vào vở bài tập:
a, Số năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là: .....
b, Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là : ....
c, Số lớn nhất trong các số 684 257; 684 275; 684 752; 684 725 là: ....
d, 8 tấn 45 kg = ... kg.
e, 2 phút 10 giây = ... giây.
 	Với cách làm như thế thì HS cả lớp làm xong bài trong cùng một thời gian. Trong khi chữa bài tôi nêu thêm một số câu hỏi phụ nhằm khắc sâu, nâng cao thêm cho HS khá, giỏi.
Bài tập2: Dựa vào biểu đồ cho sẵn để HS trả lời các câu hỏi sau:
a, Hiền đã đọc được bao nhiêu quyển sách ?
b, Hòa đã đọc được bao nhiêu quyển sách?
c, Hòa đã đọc nhiều hơn Thực bao nhiêu quyển sách?
d, Ai đọc ít hơn Thực 3 quyển sách?
e, Ai đọc nhiều sách nhất?
g, Ai đọc ít sách nhất?
h, Trung bình mỗi bạn đọc được bao nhiêu quyển sách?
Tôi chuẩn bị biểu đồ sẵn- Thiết kế cho bài tập này khoảng 18 phút.
	Sau khi HS đọc kỹ yêu cầu đề bài, tôi cho nhóm đôi chất vấn lẫn nhau, riêng câu hỏi cuối cùng của bài tập thì yêu cầu nhóm đôi cùng tính. Khi chữa bài, tôi nêu thêm một số câu hỏi khác để HS có thể khai thác hết trên biểu đồ đồng thời giúp các nắm bắt được hết thông tin trên biểu đồ.
Ví dụ: ? Hoà đọc được nhiều hơn trung bình của bốn bạn bao nhiêu quyển sách?
? Trung đọc được ít hơn trung bình của bốn bạn bao nhiêu quyển sách?
Bài tập3: (Bài tập không bắt buộc)
Một cửa hàng ngày đầu bán được 120 m vải, ngày thứ hai bán được bằng ½ số mét vải bán trong ngày đầu, ngày thứ ba bán gấp đôi ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải?
Tôi vẫn yêu cầu cả lớp cùng làm, trong quá trình làm tôi thấy số HS khá, giỏi chỉ làm hết khoảng 5 – 6 phút còn HS trung bình làm tới 9- 10 phút. Bài tập này, ở năm trước, sau khi HS khá, giỏi làm xong tôi cho cả lớp chữa bài làm như thế thì số HS làm bài chưa xong không thoả mãn với mình. Nên ở năm học này, tôi chờ cho cả lớp làm xong rồi mới chữa bài. Thời gian dư ra của số HS làm xong trước tôi khuyến khích các em làm thêm một bài trong vở bài tập nâng cao. Làm như thế tôi thấy tất cả các em đều hứng khởi hơn.
 Như vậy trong tiết học này, HS ở tất cả các đối tượng đều được học theo nhu cầu của mình vừa đáp ứng được yêu cầu chuẩn bắt buộc. Thời lượng còn thiếu cho tiết học khoảng 2 – 3 phút tôi cho lấn sang tiết Khoa học.
Ví dụ 3: Ở một số tiết Khoa học như Phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng, Phòng bệnh béo phì, .. Với đặc điểm HS trường tôi và đặc biệt là HS lớp tôi, gia đình các em đều có điều kiện nên có nhiều em mập hơn mức bình thường, tôi chú trọng hơn về Phòng bệnh béo phì.
Ví dụ 4: Tiết Tập đọc Thứ năm Tuần 6 – Bài: Chị em tôi.
Mục tiêu: + Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
+ Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
	Tiết học này tôi thiết kế 42- 43 phút. Tôi tăng thêm phần luyện đọc diễn cảm 2-3 phút để các em có thời gian luyện đọc nhiều hơn. Như vậy tôi phải cho lấn sang tiết Lịch sử khoảng 2 -3 phút để các em có thể đáp ứng được yêu cầu đọc diễn cảm của bài.
Ví dụ 5: Tiết 4 Lịch sử Tuần 6- Bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40).
Bài này tôi thiết kế thời lượng 35 phút.
Để thực hiện được với thời lượng đó và đáp ứng được yêu cầu của bài thì GV phải chuẩn bị sẵn lược đồ về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
Với nội dung bài này hai năm gần đây tôi thiết kế bài giảng theo kiểu “Kể chuyện lịch sử”; Sau khi học xong bài này tôi thấy HS nhớ được nội dung bài lâu hơn, có nhiều em kể lại được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kể đầy đủ, mạch lạc hơn.
Như vậy, trong một buổi học thời lượng cũng vừa đủ cho GV và HS thực hiện hết yêu cầu 4 tiết học.
Những tiết học như trả bài viết Tập làm văn cho HS là những tiết học từ xưa đến nay quyền tự chủ được giao hẳn cho GV nhưng làm thế nào để một giờ trả bài có hiệu quả không phải là dễ. Sau đây là một thiết kế cho một tiết trả bài:
Tập làm văn – Bài: Trả bài văn viết thư. (Tuần 6)
Mục tiêu: + Biết rút kinh nghiệm về bài văn viết thư (đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...) tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
+ HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
	Với mục tiêu trên tôi đã thiết kế cho tiết học này khoảng 40 phút.
Hoạt động 1: GV nhận xét chung về kết quả làm bài của HS cả lớp: (13 phút)
Bao gồm: + Viết đề lên bảng.
	+ Nhận xét ưu điểm trong bài làm của HS.
	+ Nhận xét những thiếu sót, hạn chế của HS.
	+ Thông báo số điểm cho HS ( Số điểm yếu, trung bình, khá, giỏi)
+ Trả bài cho HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS chữa bài ( 17 – 18 phút).
a, Hướng dẫn từng HS chữa lỗi. ( 10 phút).
- GV yêu cầu từng HS đọc bài của mình, đọc lời phê của GV; đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài.
- HS viết vào vở bài tập các lỗi và sửa lỗi bằng cách viết lại từ, câu cho đúng.
- Sau đó đổi bài và vở bài tập cho bạn bên cạnh soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi của bạn.
Ở hoạt động này tôi thường để cho HS khá, giỏi giúp đỡ HS trung bình.Ngoài việc sửa lỗí về dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, tôi lưu ý cho các em giúp bạn nhận xét thêm về bố cục bài văn; mỗi đoạn văn trình bày đã nêu được ý rõ ràng chưa.
b, Hướng dẫn HS sửa lỗi chung (7 – 8 phút).
- Phần này tôi chọn một số lỗi chung của cả lớp viết sẵn vào bảng phụ cho cả lớp cùng tập trung chữa lỗi.
Ở phần này tôi chỉ yêu cầu HS trung bình chữa được câu đúng ý rõ ràng, còn HS khá giỏi phải có câu văn sửa được ở mức độ hay (có hình ảnh) và biết nhận xét bạn đã biết sử dụng nghệ thuật dùng từ, đặt câu hay chưa.
c, Học tập cách viết đoạn văn hay: (9 -10 phút).
- Tôi cho những em có bài viết tốt lần lượt đọc một đoạn văn hoặc cả bài trước lớp, lớp nhận xét bài của bạn. HS khá giỏi nhận xét, sửa lỗi để có đoạn văn hay hơn hoặc cảm nhận được đoạn văn hay, câu văn hay. Nên lấy những câu văn, đoạn văn của HS trong lớp nếu HS trong lớp không thể có bài văn, đoạn văn viết tốt thì mới lấy đoạn văn tham khảo ở ngoài.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: ( 2 phút).
Để thực hiện được yêu cầu tiết trả bài trên GV phải chuẩn bị trước tất cả những câu văn, đoạn văn cần chữa cho HS lên bảng phụ hoặc soạn sẵn vào giáo án điện tử thì mới tiết kiệm được thời lượng dạy học đảm bảo cho những tiết học khác.
Sau đây là bài soạn cụ thể của sáng thứ sáu.
Tiết1: Toán: Phép trừ.
Mục tiêu: + Biết đặt tính và biết thực hiên phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
Bài tập cần làm: Bài tập1; Bài tập2 (dòng 1); Bài tập3.
Đồ dùng dạy học: 
Bảng con cho HS cả lớp.
Hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:( 4 phút).
- Cho 2 HS lên bảng (mỗi em thực hiện một phép cộng). Cả lớp cùng đồng thời làm vào bảng con ( có đặt tính)
18 367 + 2 974 ; 34 805 + 26 398;
- HS nhận xét kết quả và nêu thứ tự thực hiện phép cộng.
B, Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu bài mới: (13 phút)
- GV cho HS thực hiện 2 phép trừ (đặt tính và tính)
865 279 – 450 237; 647 253 – 285 749;
Tất cả HS cùng thực hiện trên giấy nháp. Sau đó cho một số em nêu cách
làm và kết quả của mình = > lớp rút ra cách thực hiện.
HS nhận xét sự giống và khác nhau giữa hai phép trừ trên = > Rút ra cách thực hiện phép trừ có nhớ.
Cho 2 -3 em nêu lại cách thực hiện phép trừ.
Hoạt động 2: Luyện tập ( 20 phút).
Bài tập 1: ( 6 phút). Tôi yêu cầu HS thực hiện lần lượt từng phép trừ trên bảng con. Đặt tính rồi tính:
987 864 – 783 251; 839 084 – 246 937; 969 696 - 656 565; 628 450 – 35 813;
- Sau mỗi phép tính HS thực hiện được tôi cho HS nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: (4 phút).Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
Tính: 48 600 – 9 455; 80 000 – 48 756;
2 em lên bảng làm bài rồi chữa bài. GV cho HS củng cố về phép trừ có nhớ.
Bài tập 3: ( 6 phút). Quảng đường xe lửa từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài 1 730 km. Quảng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang dài 1 315 km. Tính quảng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh. – HS đọc yêu cầu đề bài rồi giải bài vào vở.
Ở bài tập này để tránh HSG phải chờ HS trung bình, tôi cho HS khá giỏi làm thêm một bài tập trong vở nâng cao. Sau đó tôi cho 2 HS đồng thời lên chữa bài ( cả BT trong SGK và BT trong vở nâng cao).
Còn lại Bài tập 4 và dòng dưới của BT2 (không bắt buộc). Tôi thấy kỹ năng tính của HS đã thành thạo nên cho HS làm thêm Bài tập 4 (5 phút).
Bài tập này tôi phân ra 2 yêu cầu:
Với HS trung bình: Tính xem năm ngoái tỉnh trồng được bao nhiêu cây?
Với HS khá, giỏi: Tính xem cả hai năm tỉnh đó trồng được bao nhiêu cây?
Hoạt động 3: Củng cố bài ( 2 phút)
? Nêu cách thực hiện phép trừ hai số có nhiều chữ số?
Như vậy trong tiết học này HS trung bình đáp ứng được nội dung yêu cầu bài học và luyện tập thêm cách thực hiện phép trừ vận dụng vào giải toán mà HS khá giỏi cũng phát triển được khả năng của mình.
Tiết 2: Thể dục.
( GV bộ môn dạy – 40 phút- kể cả thời gian ra sân bãi và thời gian vào lớp)
Tiết 3: Tập làm văn – Bài: 
Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
Mục tiêu: 
+ Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện “Ba lưỡi rìu” và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện ( BT1).
+ Biết phát triển ý nêu dưới 2 -3 tranh để tạo thành 2 -3 đoạn văn kể chuyện (BT2).
Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện.
Bảng phụ cho HS viết đoạn văn; GV viết sẵn hai đoạn văn lên bảng phụ trước.
Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài ( 1 phút).
Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Kể lại cốt truyện “ Ba lưỡi rìu” (15 – 17 phút).
GV cho cả lớp quan sát tranh trong SGK và đọc phần chú giải ở dưới mỗi tranh.
GV gắn 6 tranh (chuẩn bị sẵn) lên bảng và giới thiệu về câu chuyện.
GV nêu câu hỏi gợi ý: ? Câu chuyện gồm mấy sự việc?
? Câu chuyện gồm những nhân vật nào? (giải nghĩa từ: tiều phu).
- HS đọc lại lời dưới mỗi tranh.
? Nội dung của câu chuyện này nói lên điều gì?
? Hãy dựa vào các sự việc để kể lại câu chuyện.
Một số HS lên bảng chỉ vào tranh và kể.
Lớp nhận xét bạn kể: + Nội dung cốt truyện ( bạn đã biết miêu tả hình dáng nhân vật; tả lưỡi rìu; thêm vào lời nói của nhân vật trong truyện,...).
 + Giọng kể chuyện của bạn.
Hoạt động 2: Phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện ( 22 -23 phút).
HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
GV hướng dẫn HS cả lớp xây dựng đoạn 1.
1 HS đọc lại lời dưới tranh 1, GV nêu câu hỏi:
? Nhân vật trong đoạn 1 làm gì?
? Theo em nhân vật trong đoạn kể này sẽ nói gì?
? Em nào có thể miêu tả được hình dáng của chàng tiều phu ở đoạn này?
GV ghi nhanh một số câu trả lời của HS lên bảng.
 1-2 em kể lại đoạn 1 = > lớp nhận xét bổ sung.
GV chia cho từng nhóm học tập mỗi em trong nhóm viết 3 đoạn văn.
1 HS nhắc lại cách trình bày đoạn văn trong vở bài tập của mình.
HS làm bài – Sau đó cho HS lần lượt đọc đoạn văn của mình đã viết được, lớp nhận xét, bổ sung, chữa bài cho bạn. ( Lưu ý những đoạn HS viết chưa tốt nhận xét kỹ hơn).
GV chuẩn bị 2 đoạn văn viết săn lên hai bảng phụ:
 Đoạn 1
 Cụ già nói xong bèn lội xuống sông. Sau một hồi, cụ giơ một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu xem có phải lưỡi rìu của chàng không. Sau khi xem xong, chàng tiều phu nói với cụ đó không phải rìu của anh ta.
Đoạn 2
 Cụ già nói xong bèn lội xuống sông. Sau một hồi ngụp lặn, cụ giơ lên một lưỡi rìu bằng vàng sáng loá và hỏi chàng tiều phu:
Có phải lưỡi rìu này của cháu không?
 Với vẻ mặt thật thà, chàng tiều phu đáp: 
- Lưỡi rìu này không phải của cháu đâu cụ a!
2 HS đọc mỗi em một đoạn văn trước lớp; lớp đọc thầm và nhận xét theo các câu hỏi sau:
? Nội dung hai đoạn văn này có khác nhau không?
? Đây là đoạn văn thứ mấy theo nội dung câu chuyện?
? Cách trình bày hai đoạn văn này có gì khác nhau?
HS nhận biết được: Đoạn 1 kể bằng lời của người kể chuyện (lời dẫn gián tiếp).
 Đoạn 2 kể nguyên văn ( lời dẫn trực tiếp) – Trong quá trình kể có cả miêu tả lưỡi rìu, miêu tả vẻ mặt của anh tiều phu,...
? Khi kể trình bày theo cách nào hay hơn? = > HS rút ra được cách trình bày theo kiểu dùng lời dẫn trực tiếp hay hơn từ đó các em biết lựa chọn cách viết, cách trình bày đoạn văn có lời dẫn gián tiếp để có đoạn văn hay hơn, khi kể cũng hấp dẫn hơn.
Hoạt động 3: Củng cố bài ( 4 -5 phút)
Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
 * GV nhận xét tiết học. 
Như vậy việc vượt quá thời gian ở tiết Tập làm văn tôi cho lấn sang tiết Sinh hoạt lớp nên thời lượng dạy – học trong buổi sáng thứ sáu vừa đủ để thực hiện 4 tiết học.Với cách lựa chọn nội dung và thời lượng như trên tôi thấy HS lớp tôi đều viết được đoạn văn đúng về nội dung và phù hợp với trình tự của câu chuyện. Ngoài ra có nhiều em có đoạn văn hay, sau này các em đã biết viết đoạn văn có lời dẫn gián tiếp và biết trình bày đúng đoạn văn hội thoại, đặc biệt có nhiều em biết kể chuyện sáng tạo.
Các buổi chiều trong tuần, nhờ tự điều chỉnh về thời khóa biểu nên các tiết học được xen kẽ giữa các môn học Tự chọn, Ôn tập và một số tiết chính khóa nên nếu có tiết nào cần điều chỉnh về thời lượng thì GV tự điều chỉnh sang tiết Ôn tập. Vì thế GV dạy buổi hai ở lớp tôi cũng dễ dàng trong việc điều chỉnh về thời lượng dạy học.
c, Tự chủ trong việc chọn nội dung cho buổi hai:
Một số GV đã hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ ngày” (Công văn số 7632/ BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu khai thác kiến thức đã có trong SGK, củng cố và rèn luyện các kỹ năng đã học. Nên chưa mạnh dạn trong việc nâng cao kiến thức theo nhu cầu học của HS. Ở lớp tôi ngoài những tiết học được cơ cấu cứng ở buổi 2 như Ngoại ngữ, Tin học (4 tiết/ tuần) tôi đã tự chủ hoàn toàn trong việc lựa chọn nội dung cũng như sắp xếp thời khóa biểu (có thể thay đổi thời khóa biểu trong từng ngày, từng tuần cho phù hợp với nội dung dạy học buổi 1) cho hợp lý, không cắt bỏ chương trình. Trong thực tế ở lớp tôi có rất nhiều em HS giỏi và cũng không ít HS đạt chuẩn nhưng chưa chắc chắn. Việc chọn nội dung cho những HS trung bình và HS yếu dễ dàng hơn vì những em này chỉ cần tự giác ôn luyện để đạt chuẩn vững chắc là đã thành công rồi. Còn những em HS khá, giỏi thì GV phải tạo cơ hội để các em phát triển khả năng của mình đồng thời tránh tạo áp lực nặng nề cho các em.
Ví dụ về một tiết Luyện Tiếng Việt (Tuần 20)
Chuẩn kiến thức của tiết ôn luyện này là: Luyện về viết đúng chính tả những tiếng có âm s,x; Rèn kỹ năng xác định hai bộ phận chính của câu kể Ai làm gì? và nhận biết các phần trong bài văn miêu tả. Ngoài những yêu cầu trên HS khá giỏi còn có yêu cầu cao hơn : Vận dụng để viết được đoạn văn có câu kể Ai làm gì?
Nội dung tôi đã lựa chọn cho tiết học này là:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: 
Bài 1: Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng x hoặc s để hoàn chỉnh đoạn thơ: Mảng cầu ta ... ruột
Mắt cứ mở chong chong
Dưa hấu đang ... mặt
Cũng chờ tới đỏ lòng.
Ba anh nhanh cẳng ...
Vươn thẳng cái cổ cò
Khói đỏ mắt đoán mò
 Tết vẫn còn ... tít.
( Các nhóm đôi thảo luận chọn phương án đúng rồi điền từ vào bài – bài này tôi ưu tiên cho HS trung bình được trả lời trước lớp)
Bài 2: Những tiếng nào là từ những tiếng nào là bộ phận của từ?
a. xung 	b, sung 	c, xưng 	d, sưng
e, sẵn	g, xẵn 	h, xứng	i, sứng
k, sáng 	l, xáng 	m, xua 	n, sua.
( Bài này yêu cầu cao hơn nên cho HS nhóm lớn cùng thảo luận nhằm tạo điều kiện cho HS khá giỏi giúp HS trung bình và ưu tiên cho HS khá giỏi giải thích trước lớp) 
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân:
Bài 1: + Điền chủ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu văn sau:
a, Trên sân trường, .... đang say sưa đá cầu.
b, Dưới gốc phượng vĩ, ... đang ríu rít chuyện trò sôi nổi.
c, Trước cửa phòng hội đồng, ... cùng xem chung một tờ báo thiếu niên.
d, ... hót líu lo như cũng muốn tham gia vào cuộc vui cùng chúng em.
	+ Yêu cầu thêm cho HS khá giỏi: 
Hãy viết một đoạn văn kể về việc làm của em trong ngày nghỉ. (trong đó có dùng câu kể Ai làm gì?)	
Bài 2: Các đoạn văn trong bài tập 4 (vở Tập làm văn – trang 16), đoạn nào là đoạn mở bài? đoạn nào là đoạn kết bài? Hãy sắp xếp lại đoạn mở bài và đoạn kết bài cho phù hợp.
* Với HS khá giỏi tôi yêu cầu thêm: ? Vì sao em biết đó là đoạn mở bài và kết bài?
Ngoài những tiết ôn tập tổng hợp kiến thức như trên GV có thể chọn nội dung ôn tập cho từng tiết học ngay sau tiết dạy bài mới nhằm giúp các em củng cố ngay kiến thức vừa học vừa tạ

File đính kèm:

  • docskkn_tu_chu_trong_thuc_hien_noi_dung_va_phuong_phap_day_hoc.doc