SKKN Xây dựng bài giảng E-learning vào giảng dạy cho học sinh Tiểu học

Trong thời gian qua, để có một tiết dạy có hiệu quả trên lớp, giáo viên đã tập trung sử dụng các công cụ hỗ trợ máy projector để trình chiếu các bài giảng đã soạn trên powerpoint. Tuy nhiên, hiện nay những công việc trên đã dần được thay thế bằng hình thức dạy học tiên tiến khác hỗ trợ rất nhiều cho cả người học và người dạy - đó là hình thức dạy học E-learning. Đã có rất nhiều phần mềm thiết kế bài giảng E-learning như: Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring. Tôi xin đưa ra một số thao tác tạo bài giảng E-learning thiết kế dựa trên phần mềm Adobe presenter mà vẫn kế thừa được các bài giảng điện tử đã tạo trước đó trên powerpoint một cách nhanh chóng, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn quốc tế về E-learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004 với phần mềm Adobe Presenter.

docx34 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Xây dựng bài giảng E-learning vào giảng dạy cho học sinh Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ọc tập.
Như vậy, một trong những ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến nhất là giáo viên lên lớp bằng giáo án điện tử, thay vì bảng đen phấn trắng với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ click chuột vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung kiến thức cần truyền đạt dưới nhiều hình thức. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang phát triển ở các lớp học phổ thông. 
Nhiều giáo án điện tử ra đời, tuy nhiên giáo án điện tử không chỉ đơn thuần là biểu diễn các đoạn văn bản thuần tuý, hình ảnh đơn điệu của các slide trình chiếu mà điều quan trọng nhất là phải thể hiện được những gì mà dạy học bằng phương pháp truyền thống không thể đáp ứng được. Hơn nữa, nhằm thiết kế một bài giảng điện tử không chỉ cho chính giáo viên giảng dạy mà còn cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng được. Trong thời gian qua, ngoài việc sử dụng giáo án điện tử thiết kế trên Powepoint đã được sử dụng rộng rãi thì giáo án điện tử E-learning đã và đang dần được ứng dụng trong các trường Đại học, Cao đẳng, đặc biệt là ứng dụng cho các chương trình đào tạo từ xa. Các trường Tiểu học cũng đang lập các trang Website không ngoài mục đích đưa ra các bài giảng E-learning để giúp cho các em học sinh học tập trực tuyến của trường.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là “Bài giảng E-learning”.
- Phạm vi nghiên cứu: 
Xây dựng bài giảng E-learning ở một số môn học Tiểu học
Mục đích nghiên cứu:
- Làm nổi bật vai trò của bài giảng E-learning trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học.
- Các phương pháp thiết kế bài giảng E-learning thông qua các phần mềm MS PowerPoint, Adobe Presenter,  nhằm để bài giảng đạt chuẩn quốc tế SCORM. 
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Xây dựng phương pháp dạy học mới phù hợp với yêu cầu xã hội;
- Triển khai lên internet hỗ trợ mô hình dạy học từ xa;
 - Các hiện tượng tác động vào giác quan như film ảnh, âm thanh, đến người học thì cảm giác của học sẽ được hình thành.
- Đảm bảo một người thiết kế có thể cho nhiều người sử dụng.
- Cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học.
- Lấy người học là trung tâm.
- Mang lại lợi ích thực tế, đào tạo hiệu quả
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm giáo án điện tử:
Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ dạy học đó đã được Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
2. Khái niệm bài giảng điện tử:
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy-học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy vi tính tạo ra.
- Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường này, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), phim video (video clip)
- Đặc trưng của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học được số hoá (để lưu vào máy tính) dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, đồng thời kịch bản của quá trình dạy học (trình tự logic và phương pháp truyền thụ kiến thức) cũng được cài đặt vào quá trình trình diễn trong môi trường Multimedia thông qua một phần mềm. Nhờ đó mà kiến thức truyền tải tới học sinh theo các kênh và các kiến thức khác nhau.
Như vậy cùng với máy tính bài giảng điện tử thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực trên nhiều phương diện do hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
3. Khái niệm bài giảng E-learning:
Bài giảng E-learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC
- Bài giảng E-learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi.
- Bài giảng E-learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp.
Hình 0-1: Mô hình E-Learning
Trong đó:
- Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng được tạo bởi các phần mềm như Reload, eXe 
- Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học sinh bằng e-mail, học sinh học trên website, học qua đĩa CD - Rom multimedia 
- Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet... 
- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng, 
4. Một số hình thức E-learning:
1) Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
2) Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.
3) Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): Là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.
4) Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên...
5) Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.
II. Thực trạng vấn đề
	Để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay phương pháp dạy học cần phải đổi mới mạnh mẽ, mạnh dạn sử dụng các công cụ như internet, giáo dục trực tuyến. với phương pháp dạy học này sẽ linh hoạt về thời gian cũng như tạo ra một không gian phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người học. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v.v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-learning là SCORM, AICC.
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tương tác (quizze), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation). Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến  một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
Từ nhận thức trên tôi nhận ra được vai trò quan trọng của việc ứng dụng phần mềm Adobe presenter đã tạo ra được một bài giảng sinh động trong quá trình dạy học và đặc biệt là kích thích được tối đa hứng thú học tập, khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức của học sinh. Và từ đây, các em tự nhìn nhận lại mình để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp theo kiến thức mà mình đã tiếp thu được từ đơn vị kiến thức mà giáo viên định hướng trong bài giảng trực tuyến.
Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm phù hợp. Đặc biệt môn Tin học, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, vị trí, vai trò của môn tin học có nhiều thay đổi, đối với học sinh tiểu học môn tin học là môn bắt buộc có phân hóa, học sinh chủ yếu học sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ học tập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số tuân theo các nguyên tắc giữ gìn sức khoẻ, đồng thời bước đầu được hình thành tư duy giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ của máy tính. giúp học sinh thích ứng, hoà nhập được với xã hội hiện đại; hình thành, phát triển cho học sinh năng lực tin học để học tập, làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Chính vì tầm quan trọng trên và để nâng cao chất lượng bộ môn tin học, trong quá trình dạy học, nghiên cứu phương pháp mới cùng với những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu, soạn giảng một số bài học trong chương trình Tin học lớp 3 quyển 1 dựa trên phần mềm Adobe presenter để tạo bài giảng E-learning từ Powerpoint. 
III. Giải pháp thực hiện
1.Các bước tạo bài giảng E-learning từ Powerpoint.
 Chuẩn bị thiết bị :
	+ Máy tính xách tay có webcam và micro hoặc máy tính để bàn
thì có thể mua webcam rời (hiện nay có thiết bị webcam gắn sẵn micro).
	+ Phần mềm Presenter cài đặt cùng với chương trình PowerPoint.
	+ Soạn bài trình chiếu bằng PowerPoint (nên sử dụng bài có sẵn để biên tập lại).
	+ Ảnh của giáo viên trực tiếp giảng.
	+ Các clip, tranh ảnh và âm thanh cần thiết cho việc thiết kế bài giảng.
 Chuẩn bị dữ liệu:
 	- Tạo thư mục ban đầu cho việc chứa thiết kế bài giảng 
	- Cần phải thực hiện thao tác này để có thể chỉnh sửa, di chuyển dữ liệu dễ dàng không bị lỗi.
	- Tiếp đó đưa tất cả những gì cần thiết cho việc biên tập giáo án vào thư mục vừa tạo 
	- Tên thư mục không nên gõ có dấu. 
	- Khi copy sang máy khác nên để đúng ổ để không bi sai đường dẫn
 	* Những điều cần lưu ý:
	- Khi thiết kế bài giảng dùng phần mềm PowerPoint cần chú ý những kinh nghiệm sau đây: 
	+ Chỉ thiết kế với các kênh chữ và kênh hình (dạng tranh và ảnh), còn clip và audio thì dùng phần mềm Present để đưa vào sau. 
	+ Nên dùng nền trắng chữ xanh hoặc đen, phông chữ nên dùng Arial hoặc Time New Roman (mã nguồn Unicode); cỡ chữ 24 hoặc to hơn. 
	+ Các hiệu ứng click chuột vào nút như phần trò chơi không thực hiện được khi đóng gói, cho nên cần tư duy tạo phương án khác. 
	+ Khi thiết kế bài giảng nên đặt tên cho các slide để khi người học dễ quan sát 
- Cách để đặt tên cho slide trong PowerPoint
	Ở khung bên trái của giao diện thiết kế chương trình PowerPoint chọn Outline 
- Một số chú ý khi cài đặt phần mềm
+Tắt mạng
+ Tắt PowerPoint
+ Win 7 cài bản Adobe Presenter 7.0
+ Không update phần mềm sau khi cài đặt
1.3.Cài đặt phần mềm Adobe Presenter 7
	 Sau khi tải phần mềm về máy tính, nháy đúp chuột vào File cài đặt Presenter 7 sau đó một cửa sổ hiện lên theo hình dưới đây:


Hình 0-2 Cài đặt Adobe Presenter:Khởi động chương trình 
 Chọn Next, Sau đó xuất hiện cửa sổ mới, nhập Key.
Tiếp tục chọn Next


Hình 0-3. Cài đặt Adobe Presenter: Nhập Key
 Hình 0-4 xuất hiện có thể chọn đường dẫn nơi ổ cứng muốn cài đặt lên bằng cách chọn Change và chỉ vào thư mục hay ổ cứng mình muốn. Trong trường hợp này để mặc định phần mềm chạy trên ổ C thì không chọn gì và click Next

Hình 0-4. Cài đặt Adobe Presenter:Chọn đường dẫn cài đặt
 Hình 0-5 - Chương trình chuẩn bị bắt đầu cho việc cài đặt, click Install


Hình 0-5. Cài đặt Adobe Presenter:Chương trình bắt đầu cài đặt
 Hình 0-6 Chương trình bắt đầu tiến hành cài đặt lên máy tính, quá trình cài đặt này mất ít phút đến khi hình 0-7 xuất hiện ra và chọn Finish
	Hình 0-6 Cài đặt Adobe Presenter: Tiến hành cài đặt

Hình 0-7.Cài đặt Adobe Presenter: Kết thúc cài đặt

Đến đây đã cài đặt xong phần mềm Adobe Presenter 7 tích hợp chạy trên nền PowerPoint. Chúng ta hãy kiểm tra xem bằng cách mở PowerPoint, nếu đúng như hình 0-8 là đã cài đặt thành công

Hình 0-8.Cài đặt Adobe Presenter:Kiểm tra cài đặt thành công

1.4 Cài đặt Quick time
 Bắt đầu tiến hành cài đặt QuickTime, click đúp chuột vào file cài đặt sau đó sẽ được như hình

Hình 0-9.Cài đặt Quick time:
 Chọn Next và xuất hiện một cửa sổ mới

Hình 0-10.Cài đặt Quick time:
 Chọn Yes và xuất hiện một cửa sổ mới

Hình 0-11.Cài đặt Quick time:
Chọn Install và xuất hiện một cửa sổ mới

Hình 0-12.Cài đặt Adobe Presenter:
 Chờ đợi chương trình cài đặt khoảng 10 giây và xuất hiện hình 0-13 click vào Finish là đã cài đặt xong

Hình 0-13.Cài đặt Quick time:
 Như vậy trên đây tôi đã hướng dẫn cài đặt xong bộ phần mềm phục vụ cho việc thiết kế bài giảng điện tử E - learning. 
1.5 Cấu trúc một bài giảng: 
- Trang mở đầu: Ghi tên bài học và tên tác giả, thông báo copyright (bản quyền) nếu thấy cần.
- Tạo trang mục tiêu bài dạy.
- Tạo các trang thể hiện nội dung bài giảng: Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng (câu hỏi không nhất thiết cứ phải cho điểm). Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh, bài tập giao về nhà
- Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.
- Trang kết thúc: Cám ơn.
1.6 Khai báo và thiết lập ban đầu
1) Tạo thông tin về người giảng
Adobe Presenter / Prefernces / Add / Khai báo / OK
Nếu muốn chỉnh sửa thông tin thì nháy nút Edit ở hộp thoại đầu, hoặc muốn xóa thông tin thì chọn Delete.
2) Thiết lập ban đầu cho trình chiếu.
Adobe Presenter / Presenter Settings / Appearance 
Cách đặt tên bài giảng và chọn giao diện bài giảng 
Adobe Presenter / Presenter Settings / Playback 
Thiết lập chế độ trình chiếu 
1.7 Biên tập âm thanh ( Audio)
-Thiết kế trên PowerPoint thật hoàn thiện với kênh hình và kênh chữ.
-Viết lời giảng ra giấy thật cẩn thận chi tiết, chuẩn về ngôn ngữ, chuẩn về kiến thức, trọng tâm tránh dài dòng. Viết theo hình thức sau: slide 1: nói gì ghi ra; slide 2: nói gì ghi ra để sau này có thể nhờ người bấm ghi hộ còn giáo viên giảng dạy thì đọc cho chuẩn.
- Để điều chỉnh để ghi được âm thanh 
 vào chọn Adobe Presenter / Preferences / Audio Sourece / Chọn chế độ Microphone hoặc Line in 
- Ghi lời giảng như thế nào?
Vào chọn Adobe Presenter / Record Audio / hộp thoại ghi âm xuất hiện
- Chèn file audio có sẵn vào bài giảng. 
Vào chọn Adobe Presenter / Import audio / sẽ xuất hiện một hộp thoại 
- Đồng bộ âm thanh đã chèn với từng hiệu ứng . 
Adobe Presenter / Sync audio / sẽ xuất hiện một hộp thoại 
- Chỉnh sửa âm thanh lời giảng . 
Vào chọnAdobe Presenter / Edit Audio / sẽ xuất hiện một hộp thoại 
1.8 Làm việc với clip 
1) Quay hình và ghi âm trực tiếp
Adobe Presenter / Capture Video 
2) Chèn video (clip) vào bài giảng 
Adobe Presenter / Impor Video 
Chỉ hỗ trợ các định dạng: asf; wmv; mpg; mp4; dv; dvi; mov; 3g; flv 
3) Chỉnh sửa clip
Adobe Presenter / Edit Video 
1.9 Chèn câu hỏi tương tác:
1. Adobe Presenter / Quiz Manager / Default Labels 
 Nên Việt hóa nhãn, phần thông báo khi học sinh chọn làm bài tập trắc nghiệm
2. Adobe Presenter / Quiz Manager / Edit / Quiz Settings
* Bấm nút Question Review Massage để bật hộp thoại,bạn cần việt hóa trong hộp thoại này như sau:
- Việt hóa nhãn, phần thông báo khi học sinh chọn làm bài tập trắc nghiệm
3. Cài đặt hành động xảy ra khi HS trả lời câu hỏi 
Chọn Adobe Presenter / Quiz Manager / Edit / Pass or Options 
4. Tạo câu hỏi cho mỗi bộ câu hỏi.
Chọn Adobe Presenter / Quiz Manager / Chọn bộ câu hỏi / Add Questions 
* Thông tin phản hồi cho người học
1.Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice) 
2.Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False)
3.Câu hỏi dạng điền khuyết 
4.Câu hỏi có trả lời ngắn với ý kiến của mình 
5.Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching)
6. Loại câu hỏi điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu 
1.10 Đóng gói bài giảng
- Chuẩn S-CORM
Adobe Presenter / Quiz Manager / Reporting
- Đồng bộ tất cả các slide
Adobe Presenter / Slide Manager / Select All / None
Làm gì trước khi đóng gói ?
* Đóng gói
Adobe Presenter / Publish
IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến
Sau một thời gian tiến hành giảng dạy giáo án điện tử theo phương pháp cải tiến về cách trình bày bố cục bài giảng theo cấu trúc logic nội dung trên PowerPoint, và áp dụng thử nghiệm vào các bài giảng trực tuyến E-Learning tôi nhận thấy có tác dụng rất lớn đến người dạy và người học.
Đối với giáo viên: 
+ Chủ động trong mọi tình huống dạy học, tiết kiệm thời gian, chí phí. Thực hiện dạy học ở mọi nơi, mọi lúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng Internet.
+ Với môi trường bài giảng thân thiện và có tính hướng đạo, giáo viên dễ dàng thao tác, chỉnh sửa, cập nhật bài giảng của mình hoặc của bất kỳ một đồng nghiệp nào mà không cần ý kiến tham gia của người đồng nghiệp đó.
+ Thuận lợi trong quá trình giảng dạy, kiểm soát được nội dung, thể hiện tiến trình giảng dạy một cách khoa học và logic.
Đối với học sinh:
+ Tích cực tham gia học tập, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo, học tập của học sinh. Học sinh vừa học, vừa kết hợp tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học qua Internet. 
+ Tạo ra môi trường học tập công bằng, lành mạnh. Gây hứng thú trong học tập và khơi gợi tư duy, trí nhớ bền bỉ
+ Học sinh có thể sử dụng bài giảng của thầy cô trong quá trình tự học ở nhà, vì khi thiết kế bài giảng tuân theo các quy tắc trên thì bài giảng đó coi như là một phần mềm dạy học.
+ Học sinh chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc. Các em thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng điện tử E-learning
V. khả năng ứng dụng và triển khai
Trong thời gian qua, để có một tiết dạy có hiệu quả trên lớp, giáo viên đã tập trung sử dụng các công cụ hỗ trợ máy projector để trình chiếu các bài giảng đã soạn trên powerpoint. Tuy nhiên, hiện nay những công việc trên đã dần được thay thế bằng hình thức dạy học tiên tiến khác hỗ trợ rất nhiều cho cả người học và người dạy - đó là hình thức dạy học E-learning. Đã có rất nhiều phần mềm thiết kế bài giảng E-learning như: Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring... Tôi xin đưa ra một số thao tác tạo bài giảng E-learning thiết kế dựa trên phần mềm Adobe presenter mà vẫn kế thừa được các bài giảng điện tử đã tạo trước đó trên powerpoint một cách nhanh chóng, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn quốc tế về E-learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004 với phần mềm Adobe Presenter.
Trước khi xây dựng bài giảng E-learning, bước đầu tiên thiết bài giảng điện tử “Thông tin xung quanh ta”” SGK – Lớp 3 trên Powerpoint .
1. quy trình thiết kế bài giảng E-learning cho bài học “ Thông tin xung quanh ta ( tiết 1) ” Sách giáo khoa – Lớp 3. 
Xây dựng bài học trên bài giảng điện tử Thông tin xung quanh ta ( tiết 1) trên nền Powerpoint theo 6 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học:
- Học sinh phân biệt được các dạng thô

File đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_bai_giang_e_learning_vao_giang_day_cho_hoc_sin.docx