SóngThiết kế bài giảng Ngữ văn 12 -

 c. Hình tượng sóng:

 

- Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài thơ.

 + Nghĩa thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn trái ngược nhau.

 + Nghĩa biểu tượng: sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

- >là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”

- Sóng và em: song hành, khi tách rời, khi hoà nhập

 nét độc đáo trong cấu trúc hình tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung SóngThiết kế bài giảng Ngữ văn 12 -, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SóngXuân QuỳnhNhóm 4Vợ chồng Lưu Quang Vũ – Xuân QuỳnhI. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Xuân Quỳnh (1942 - 1988).- Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây - Mẹ mất sớm, ở với bà nội.- Từng là diễn viên múa Đoàn văn công trung ương, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá III.- Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương. 2. Tác phẩm chính: - Tơ tằm - chồi biếc (1963).- Hoa dọc chiến hào (1968).- Hoa cỏ may (1989).Phong cách: Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều âu lo và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.3. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác:- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). - Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). b. Bố cục: + Đoạn 1: 2 khổ đầu - Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu.+ Đoạn 2: 2 khổ 3, 4 - Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa.+ Đoạn 3: 3 khổ 5, 6, 7 - Nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thuỷ của người con gái.yêu.+ Đoạn 4: 2 khổ cuối - Nghĩ về sóng và khát vọng tình c. Hình tượng sóng:- Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài thơ. + Nghĩa thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn trái ngược nhau. + Nghĩa biểu tượng: sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.- >là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”- Sóng và em: song hành, khi tách rời, khi hoà nhập nét độc đáo trong cấu trúc hình tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.II. Đọc - hiểu văn bản:1. Sóng trước cái nhìn và cảm nhận của “em”:-+ Phép nhân hoá:Sông - không hiểu mìnhSóng - tìm ra bể Con sóng mang khát vọng lớn lao: Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để “tìm ra tận bể”, tìm đến nơi cao rộng, bao dung.=> Ẩn dụ sóng và tình yêu: không chấp nhận sự hẹp hòi ,nhỏ nhen. ích kỉ trong tình yêu,tình yêu phải cao thượng, thánh thiện.Tình yêu cũng không chấp nhận được sự giới hạn,tình yêu là vô bờ bến,không cân đo đong đếm được.Sóng tượng trưng cho bản lĩnh và tính khí của người phụ nữ khi yêu=> Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cúng chính là quá trình tự khám phá, tự nhận thức, chính bản thân, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu..và sự chủ động của người con gái trong tình yêuKhổ 1 + Tiểu đối: Dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ  Mở đầu bằng 4 tính từ: Miêu tả trạng thái đối cực của sóng và liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu (khi sôi nổi, mãnh liệt khi dịu dàng, sâu lắng).Khổ 2 Ôi con sóng ngày xưa“Ôi”:thán từ thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc bởi những quy luật diệu kì :+ Quy luật của sóng:Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế sự trường tồn của sóng trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi. + Quy luật của tình cảm:Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ“bồi hồi”: trạng thái day dứt không yên, tâm trạng thương nhớ khôn nguôi “ Nhớ ai bổi hổi bồi hồiNhư đứng đống lửa như ngồi đống than” Tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu tuổi trẻ với con sóng đại dương. Cũng như sóng, con người đã đến và mãi mãi đến với tình yêu. Đó là quy luật muôn đời. “Làm sao sống được mà không yêuKhông nhớ không thương một kẻ nào”	(Xuân Diệu) Sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa: Khổ 3Trước muôn ngàn sóng bể Đứng trước biển cả mênh mông, bao la, ta thường nghĩ về cuộc đời và những con người .Tác giả cũng thế. Điệp từ: “em nghĩ”:sự băn khoăn trăn trở của tác giả về anh, về em, về chúng ta ,về biển lớn và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” Quay về lòng mình,tự đặt ra câu hỏi để tìm cội nguồn của sóng - Tìm về cội nguồn của tình yêu =>nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu Khổ 4: Đi tìm câu hỏi tu từ cho câu hỏi ở khổ 3Sóng bắt đầu từ gióGió bắt đầu từ đâu?Em cũng không biết nữaKhi nào ta yêu nhauCâu hỏi tu từ: Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?  Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải.Đây là cách cắt nghĩa tình yêu mạnh mẽ,trực cảm ,chân thành và đầy nữ tính.Khổ 5: Nỗi nhớGiọng thơ nhẹ nhàng,tha thiết ,rất nữ tính ,rất dễ thươngĐiệp từ con sóng dồn dập -> nỗi nhớ được thể hiện sinh động và gián tiếp + Bao trùm cả không gian :  Sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước  + Thao thức trong mọi thời gian :  Ngày đêm không ngủ được  Phép đối, giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt : diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên.Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ được+ Dù là con sóng nào , ở dưới lòng sâu hay mặt nước thì sóng vẫn nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần : Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Cách nói cường điệu nhưng hợp lí : nhằm tô đậm nỗi nhớ (choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức ,xuyên thấu cả cõi thực và cõi mộng).Nỗi nhớ trong tình yêu rất khó giải thích , để cảm nhận nó duy nhất chỉ có thể dùng đến tâm hồn.Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai 2. Sóng đồng hành cùng em, cùng cất lên nỗi nhớ và hành trình đi tìm hạnh phúc.Khổ 6: Lòng chung thuỷ+ Cách nói khẳng định : em : dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương nam, em : vẫn Hướng về anh một phương→ Lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu: dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ.+ Các điệp ngữ : dẫu xuôi về, dẫu ngược về + điệp từ phương + các từ em cũng nghĩ, hướng về anh. Khẳng định niềm tin đợi chờ trong tình yêu, dù cho đất trời có chuyển vần thì tình yêu của em với anh vẫn không thay đổi.Khổ 7 : Bến bờ hạnh phúcỞ ngoài kia đại dươngTrăm ngàn con sóng vỗCon nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trở  Đại dương: biển đời mênh mông Mượn hình ảnh của sóng :- ’’chẳng ’’: sự khẳng định tuyệt đối- ’’muôn vời ’’; khoảng cách rất xa quy luật tất yếu.+ Sóng tới bờ dù cách trở:   cách trở :những khó khăn,trở ngại trong tình yêu Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc.=> Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.3. Sóng hoà nhập với em, hóa thân trong nhau, khát khao tình yêu vĩnh cửu:Khổ 8 : Những từ ngữ diễn tả quan hệ đối lập  Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi quaNhư biển kia dẫu rộngMây vẫn bay về xaCuộc đời - dài > Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt.III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:- Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em.- Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt.- Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị. Hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ Xuân Quỳnh.2. Nội dung:- Là một bài thơ hay, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêuCảm ơn các nhà tài trợViolet.vnGoogle.comMicrosoft Corp.Adobe Inc.Và hơn hết là sự chú ý của các bạnĐã giúp chúng tôi hoàn thành bài thuyết trình này

File đính kèm:

  • pptSong Xuan Quynh 2.ppt