Sử dụng bản đồ tư duy trong ứng dụng công nghệ thông tin đối với các tiết dạy chương tứ giác, hình học lớp 8
Hoạt động 1: GV đưa ra chủ đề chính với vai trò là trung tâm của BĐTD
Hoạt động 2::Bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành BĐTD.
Hoạt động 3 : GV củng cố lại kiến thức cần ôn tập thông qua hệ thống BĐTD vừa lập xong.
BĐTD sẽ phát huy có hiệu quả trong việc ôn tập hệ thống kiến thức, trong hoạt động nhóm.Thông qua BĐTD học sinh có được cái nhìn tổng thể và dễ dàng so sánh được các đơn vị kiến thức đã họcBĐTD còn phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong học tâp.Ngoài ra, chúng ta còn có thể dễ dàng áp dụng BĐTD dạng đơn giản dưới dạng sơ đồ phân tích đi lên (Thường được áp dụng trong việc giải bài tập ở các môn học tự nhiên).
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TIÊN PHƯỚC - TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Tổ Tự Nhiên: Báo cáo chuyên đề môn Toán “ƯDCNTT đối với sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy chương tứ giác, hình học lớp 8” NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ THAM DỰ HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN CẤP TỔ Tháng 10 - Năm học 2014-2015 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN “Sử dụng bản đồ tư duy trong ƯDCNTT đối với các tiết dạy chương tứ giác, hình học lớp 8” Thời gian: 13h30 ngày 23 tháng 10 năm 2014 Địa điểm: Phòng học số 2 Trường THCS Nguyễn Du Khai mạc (13h30) 2. Dạy minh họa chuyên đề (13h35) 3. Báo cáo chuyên đề (14h30) 4. Góp ý thảo luận chuyên đề (15h00) 5. Bế mạc (16h30) Báo cáo chuyên đề: Thầy giáo Nguyễn Thế Hùng Tiết dạy minh họa: Cô giáo Nguyễn Thị Kim Diệu PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TIÊN PHƯỚC - TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Tổ Tự Nhiên: Báo cáo chuyên đề môn Toán “Sử dụng bản đồ tư duy trong ƯDCN TT đối với các tiết dạy chương tứ giác, hình học lớp 8” Chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy trong ƯDCNTT đối với các tiết dạy chương tứ giác, hình học lớp 8” I.Cơ sở lí luận: - Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì. II.Giải quyết vấn đề: Để tiến hành lập BĐTD ta tiến hành: + Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm. + Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. + Từ mỗi nhánh vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Có nhiều cách ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy : Các bước dạy học nhóm với BĐTD: Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV. Hoạt động 2:HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Hoạt động 4:củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 2 Ứng dụng BĐTD trong dạy kiến thức mới. Theo kinh nghiệm, nếu GV giới thiệu bài giảng bằng quá trình lập BĐTD và sau đó kết thúc bài học bằng chính BĐTD đó sẽ giúp học sinh nhanh chóng nắm ngay được ý chính của bài học, nhớ nhanh hơn và lâu hơn @ Mô hình triển khai: Hoạt động 1: GV đưa ra kiến thức trọng tâm của bài với vai trò là trung tâm của BĐTD Hoạt động 2:Trong quá trình triển khai bài, hệ thống BĐTD dần hoàn thiện. Hoạt động 3 Kết thúc bài học, GV sử dụng chính BĐTD đã được thiết lập trong quá trình lên lớp để củng cố bài học. 3. TRONG DẠY ÔN TẬP, LUYỆN TẬP,TỔNG KẾT BÀI HỌC. Hoạt động 1: GV đưa ra chủ đề chính với vai trò là trung tâm của BĐTD Hoạt động 2::Bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành BĐTD. Hoạt động 3 : GV củng cố lại kiến thức cần ôn tập thông qua hệ thống BĐTD vừa lập xong. BĐTD sẽ phát huy có hiệu quả trong việc ôn tập hệ thống kiến thức, trong hoạt động nhóm.Thông qua BĐTD học sinh có được cái nhìn tổng thể và dễ dàng so sánh được các đơn vị kiến thức đã họcBĐTD còn phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong học tâp.Ngoài ra, chúng ta còn có thể dễ dàng áp dụng BĐTD dạng đơn giản dưới dạng sơ đồ phân tích đi lên (Thường được áp dụng trong việc giải bài tập ở các môn học tự nhiên). Một số lưu ý khi sử dụng BĐTD*BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).*Cách ghi chép BĐTD:-Chữ thuộc nhánh nào thì cùng màu với nét vẽ của nhánh đó-Suy nghĩ kỹ trước khi viết.-Nội dung viết cần ngắn gọn.-Viết phải có tổ chức (Tư duy mang tính tổng thể).-Nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (Nếu sau này cần) *Những điều cần tránh khi lập BĐTD:-Không ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.-Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.-Không dành quá nhiều thời gian đê ghi chép. - Sử dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra miệng : Gíao viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ SĐTD thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ SĐTD theo yêu cầu. Nêu bài học có nhiều kiến thức,giáo viên có thể yêu cầu 2 hoặc 3 học sinh vẽ SĐTD( mỗi em vẽ một số nhánh). MINH HỌA BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CHUYÊN ĐỀ NÀY Ví dụ 1: Trong hoạt động 1(Định nghĩa) giáo viên cho học sinh vẽ hình theo sơ đồ sau: Ví dụ 2: Ngoài ra việc sử dụng bản đồ tư duy còn áp dụng cho các tiết học lí thuyết, bài tập ở bộ môn Toán của tất cả các khối lớp, sau đây là một số BĐTD minh họa Bài Hình chữ nhật, Toán hình 8 Hình học 6 Hình học 7-Tam giác ĐSố 7: Đại lượng tỉ lệ thuận Kết luận: - Qua các ví dụ minh họa kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng bản đồ tư duy không chỉ được áp dụng đối với tiết dạy kiến thức mới, tiết luyện tập, ôn tập chương cho bộ môn Toán mà còn có thể áp dụng được cho các tiết học ở tất cả các bộ môn có kiến thức tổng hợp. B ĐTD, giúp học sinh có trí tưởng tượng cao, nắm vững kiến thức một cách có hệ thống, đi từ khái quát đến cụ thể, chi tiết, có sự liên hệ mang tính logic, biện chứng, khoa học. - Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề giáo viên và học sinh quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả việc sử dụng BĐTD nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đạt hiệu quả là một công việc khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, ngoài sự phấn đấu của đội ngũ giáo viên, không có gì khác hơn, là nhà trường cần tăng cường tham mưu để nhà nước các cấp quan tâm đầu tư, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học.(đó là máy chiếu hoặc ti vi màn hình lớn trên lớp, trang bị máy tính xách tay phục vụ giảng dạy ) ; Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời từ phía nhà trường để GV, tổ CM hoạt động một cách có phương hướng , góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ THEO DÕI CHUYÊN ĐỀ NÀY!
File đính kèm:
- Cong hai phan thuc hoi giang huyen hay.ppt