Sử dụng các phơng pháp trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh

 Để phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay là: phát triển tính năng động, sáng tạo tích cực của học sinh, tạo cho các em khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy Tiếng Anh trong các trường trung học cơ sở đã có rất nhiều đổi mới. Theo chỉ đạo của viện khoa học giáo dục trong cuốn “ Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở” do PGS PTS Trần Kiều chủ biên, xuất bản năm 1997. Việc dạy Tiếng Anh bây giờ đã tiến theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, giúp các em lĩnh hội tri thức bằng hoạt động của chính mình và điều quan trọng nhất là tạo cho các em phương pháp và ý chí tự học.

 Với quan điểm này, việc dạy Tiếng Anh đã chọn “giao tiếp” làm phương hướng chủ đạo. Các bài học trong chương trình Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 9 đều sử dụng hành động lời nói làm đơn vị dạy học cơ bản. Trong hai năm đầu của chương trình THCS ( lớp 6+7) các kỹ năng nghe, nói được chú trọng nhiều hơn, nhằm phát triển khẩu ngữ cho các em. Hai năm tiếp theo ( lớp 8+9) kỹ năng đọc, viết được cân bằng với kỹ năng, nghe nói. Việc phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng này là rất quan trọng.

 

doc13 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Sử dụng các phơng pháp trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
phòng giáo dục thị xã cẩm phả
sáng kiến kinh nghiệm
tên đề tài:
sử dụng các phơng pháp trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh
 ngời thực hiện: xuân thị cẩm vân
 giáo viên: tiếng anh 
 trờng: thcs cẩm sơn
 năm học: 2006 - 2007
A- phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
 Để phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay là: phát triển tính năng động, sáng tạo tích cực của học sinh, tạo cho các em khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy Tiếng Anh trong các trường trung học cơ sở đã có rất nhiều đổi mới. Theo chỉ đạo của viện khoa học giáo dục trong cuốn “ Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở” do PGS PTS Trần Kiều chủ biên, xuất bản năm 1997. Việc dạy Tiếng Anh bây giờ đã tiến theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, giúp các em lĩnh hội tri thức bằng hoạt động của chính mình và điều quan trọng nhất là tạo cho các em phương pháp và ý chí tự học.
 Với quan điểm này, việc dạy Tiếng Anh đã chọn “giao tiếp” làm phương hướng chủ đạo. Các bài học trong chương trình Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 9 đều sử dụng hành động lời nói làm đơn vị dạy học cơ bản. Trong hai năm đầu của chương trình THCS ( lớp 6+7) các kỹ năng nghe, nói được chú trọng nhiều hơn, nhằm phát triển khẩu ngữ cho các em. Hai năm tiếp theo ( lớp 8+9) kỹ năng đọc, viết được cân bằng với kỹ năng, nghe nói. Việc phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng này là rất quan trọng.
 Đối với học sinh, Tiếng Anh là một môn học tương đối khó. Điều đặc biệt là lại càng khó hơn đối với học sinh chưa chăm chỉ. Là người Việt Nam nói tiếng nước ngoài, các em thường sợ khi cầm một quyển sách chỉ toàn tiếng nước ngoài, không hề có Tiếng Việt. Vậy làm thế nào để học sinh yêu thích môn học. Tôi nghĩ rằng điều đầu tiên là phải gây hứng thú học tập bằng cách sử dụng các phương pháp trò chơi giúp học sinh “ Học mà chơi, chơi mà học”.
b. Cơ sở thực tiễn
Môn Tiếng Anh là môn học về xã hội, thực tế, sinh động và cuốn hút học sinh, giúp học sinh tìm hiểu và khám phá những tinh hoa của thế giới, nhân loại. Đặc biệt, Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, là nhịp cầu tình bạn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Tiếng Anh được coi như là ngôn ngữ giao tiếp của thế giới và rất nhiều quốc gia sử dụng, Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình.
 Đối với trường THCS Cẩm Sơn, phần lớn các em là con em thợ mỏ, điều kiện kinh tế gia đình các em còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho các em học còn khiêm tốn. Ngoài ra, có em hoàn cảnh gia đình éo le do tệ nạn xã hội, các em phải phụ giúp gia đình nên động cơ học tập hầu như không có, nhiều em học còn rất chống đối.
 Đối với học sinh khối 9, nhìn chung các em ngoan ngoãn, tuy nhiên trong giờ Tiếng Anh các em còn nhút nhát , chưa mạnh dạn nói Tiếng Anh. Vì vậy xây dựng những tiết học gây hứng thú cho các em bằng những trò chơi giữa các đôi, tổ, nhóm là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp các em nhớ bài lâu hơn, giúp các em hiểu bài ngay tại lớp, ngoài ra nó còn giúp các em thêm tự tin khi tham gia vào các hoạt động cụ thể. Từ đó có hướng bồi dưỡng và rèn luyện cho học sinh ngày càng tiến bộ, có hứng thú với môn học và có ý thức học tập bộ môn thật tốt.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Qua nghiên cứu mục tiêu, mục đích của mỗi tiết dạy, tôi thấy mình cần phải lựa chọn, tìm tòi những kỹ thuật thích hợp nhất cho đối tượng học sinh của mình, giúp các em từng bước tiếp cận với phương pháp mới nhằm phát huy tính năng động, tích cực của các em và đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9a4, 9a5 , 9a6.
4. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu:
Thông thường các em thường chỉ có hứng thú khi mới bắt đầu học vì mẫu câu và cấu trúc đơn giản. Nhưng khi học cao hơn các em lại tỏ ra chán nản, không còn say mê với bộ môn này nữa. Do vậy kết quả không được cao. Ngay từ đầu năm học khi được phân công dạy môn Tiếng Anh 9, tôi đã bắt tay ngay vào xây dựng đề tài này để giúp các em phát triển tốt cả 4 kĩ năng.
5.Phương pháp nghiên cứu:
 	Thực hành
 	Phân tích
 Tổng hợp
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn đi đúng nhiệm vụ cơ bản của bộ môn là giúp các em bước đầu làm quen với ngoại ngữ, hình thành một số kĩ năng cơ bản, qua đó các em có thể áp dụng vào giao tiếp. Trên cơ sở đó việc giảng dạy phải đảm bảo tính cơ bản, tính hiện đại, tính thiết thực và đặc thù của bộ môn. Tính cơ bản được thể hiện ở hệ thống kiến thức được giới thiệu trong chương trình sách giáo khoa. Tính hiện đại là phải phù hợp với tình hình thực tế đang trong quá trình mở cửa hội nhập với các nước, trong việc chọn lựa và áp dụng một cách khoa học phương pháp dạy và học ngoại ngữ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Về đặc thù của bộ môn là giúp các em rèn luyện kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết và có thể áp dụng thành thạo trong giao tiếp. Luôn khuyến khích các em mạnh dạn khi nói.
Muốn có kết quả cao hơn trong việc dạy và học thì việc chuẩn bị của thầy và trò là rất cần thiết. Thầy chuẩn bị các giáo cụ trực quan như: tranh, ảnh , biểu đồ, vật thật. Những hình vẽ đơn giản trên bảng, giấy, bìa. Các đồ vật dùng trực quan phải đảm bảo kích thước để cả lớp có thể quan sát rõ, nội dung thật đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, sát với tình hình thực tế bài học của các em. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một loạt các câu hỏi để vấn đáp các em trong giờ và đặt ra tình huống để các em phản xạ nhanh, luyện tập kỹ năng.
Công việc chuẩn bị của trò là phải ôn lại những gì đã học thông qua các trò chơi, hoặc có thể sưu tầm để chuẩn bị cho bài mới. Trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng dùng mọi phương pháp để tạo điều kiện cho các em giao tiếp và vận dụng ngữ liệu đã học thoả mãn các nhu cầu giao tiếp, song không có tính gò bó, bắt ép, mà phải làm thế nào để các em tự giác, chủ động, tích cực. Từ đó các em coi việc học thực sự trở lên hứng thú, nhẹ nhàng, dễ dàng.
Nghĩa là việc dạy và học phải dược tiến hành sao cho thoả mãn đến mức tối đa các nhu cầu và mục đích giao tiếp của các em trong và ngoài lớp. Song việc áp dụng các phương pháp còn phải tuỳ thuộc vào từng đối tượng học sinh, khả năng tiếp thu của các em mà áp dụng các phương pháp từ dễ đến khó. 
B- Nội dung và kết quả nghiên cứu
1. Khảo sát tình hình học sinh:
 Qua điều tra tôi đã có một số nét đặc trưng về ưu, nhược điểm của 3 lớp 9 mà tôi đảm nhận.
*Ưu điểm: Hầu hết các em ở lứa tuổi cùng nhau, ngoan. Nhiều em tỏ ra có năng khiếu về môn Anh. Lực học khá nhất là lớp 9a6, các em có ý thức học tập và không khí học tập khá sôi nổi.
 * Nhược điểm: Lực học trong lớp có sự cách biệt giữa các em học khá và học yếu. Nhiều em thực sự trầm, vốn từ mỏng, phát âm kém nên không tự tin nói Tiếng Anh, vì vậy giúp các em sôi nổi trong giờ Tiếng Anh là tương đối khó.
Từ những điều tra này, tôi đã tìm ra những biện pháp thích hợp cho mỗi tiết dạy. Có thể có những phần nâng cao chỉ áp dụng được ở lớp chọn, nhưng mấu chốt nhất là làm sao để giờ dạy của mình cuốn hút được tất cả học sinh, đặc biệt là các em học chưa tốt môn Anh, để phát huy tính tích cực của các em và nhất là giúp các em có được không khí hào hứng, sôi nổi để tiếp thu bài.
 2. Một số giải pháp:
* Đối với giáo viên:
 Giáo viên luôn nghiên cứu, tìm tòi những giải pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và áp dụng triệt để trong các bài học.
Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, bài dạy để hiểu được ý đồ của tác giả, kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm bắt và phương pháp rèn luyện phù hợp.
Thường xuyên trao đổi cùng đồng nghiệp để cùng tháo gỡ những vướng mắc, quá trình giảng dạy và rút kinh nghiệm cho các giờ dạy sau.
Quan tâm giúp đỡ học sinh học ở nhà cũng như ở trường.
Phân loại học sinh để có phương pháp rèn luyện cho phù hợp.
Giáo viên sử dụng những đồ dùng dạy học cần thiết có chất lượng và rèn luyện cho mình cách sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả.
 * Đối với học sinh:
Phát huy tính tích cực, năng động, nhanh nhẹn và sáng tạo, tạo cho học sinh niềm say mê và hứng thú học bộ môn Tiếng Anh. Lôi cuốn học sinh tham gia và hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả.
* Học sinh khá giỏi:
Bồi dưỡng các bài tập nâng cao, rèn luyện 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết một cách nhuần nhuyễn.
Sưu tầm và vận dụng tốt các dạng bài tập, bài thi, các tình huống giao tiếp.
 * Học sinh yếu, kém:
Kiểm tra thường xuyên việc học trên lớp cũng như ở nhà.
Thông báo hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh về tình hình học tập để cùng đôn đốc kiểm tra.
Khuyến khích, động viên và quan tâm đến hoàn cảnh và điều kiện học sinh ở nhà để có biện pháp tích cực trong việc rèn luyện ý thức học tập và giúp các em hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh.
3. Kinh nghiệm sử dụng các phương pháp trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh:
Việc phát hiện và khắc phục các nguyên nhân dẫn đến một bộ phận học sinh chưa có hứng thú học Tiếng Anh cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học. Công việc này phải được tiến hành liên tục và thực hiện thông qua các bài cụ thể.
Giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh để hình thành và phát triển hứng thú học bộ môn.
Hướng dẫn học sinh phương thức học tập ở nhà cũng như ở lớp.
Ghi chép bài đầy đủ, tích cực phát biểu ý kiến, mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn, chú ý nghe cách đọc, cách phát âm của giáo viên, thực hành theo nhóm, cặp, đọc và tra cứu từ mới chuẩn bị cho bài sau.
Học sinh được trang bị các kiến thức cơ bản, sẽ phát huy hết khả năng của mình trong các tiết học, say mê tìm tòi, khám phá những điều mà các em chưa hiểu và tích cực hơn trong các hoạt động trên lớp.
*Tiến hành thực hiện:
1. Những trò chơi để kiểm tra bài cũ và tạo không khí sôi nổi ngay từ đầu tiết học gồm: matching, hangman, bingo, shack attack, kim game, jumble words, net words, simon say, brain storm, wordsquare, chatting, noughts and crosses, pelmanism.
Tôi đã lựa chọn từng phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh và thay đổi thường xuyên các phương pháp để tránh sự nhàm chán mà vẫn tạo cho học sinh thói quen và kĩ năng vận dụng từng trò chơi. Tạo được sự hào hứng thi đua và phù hợp đối với học sinh đại trà mà vẫn tiết kiệm dược khoảng thời gian luyện tập đó là: hangman, bingo, shark attack, jumble words...
2.Tôi đã áp dụng phương pháp mới vào dạy từ. Ngay từ bước đầu, tôi đã thấy giờ học sôi nổi hẳn lên, các em chủ động, tham gia tích cực vào giờ học. Không chỉ có em học khá giỏi mà cả em học yếu, kém cũng đã chú ý đến. Trong mỗi bài tôi chỉ giới thiệu tối đa là 8 từ và là những từ chủ động. Từ chủ động là những từ xuất hiện trong bài rèn luyện kĩ năng nói và viết.
Những từ này tôi đã chú trọng trong bài dạy để giúp các em không những nắm dược nghĩa của từ mà còn có thể sử dụng lại được nói và viết trong ngữ cảnh có tình huống giao tiếp tương tự. Trước khi giới thiệu từ, tôi thường đưa ra gợi ý để các em đoán từ, có thể bằng tiếng anh đối với các từ đơn giản hoặc cụ thể.
Ví dụ:
 T: Where can I buy a lot of petrol ?
 SS: At the gas station.
Hoặc có thể dùng tiếng việt để gợi ý cho các em đoán từ mà giải thích cho các em bằng tiếng anh thì các em khó hiểu.
 T: Các em có biết nước ta thuộc vành đai khí hậu nào không?
 SS: “ Khí hậu nhiệt đới”
 T: All right. “ tropical climate”
 SS: Repeat: “tropical climate”
Ta có thể cho các em đoán từ qua tranh ảnh
 T: Cho các em xem bức tranh về Hà nội và hỏi “ What is it?”
 SS: It is Hanoi
 T: What is Hanoi?
 SS: It is the capital of Vietnam.
Một cách đoán từ nhanh nhất là dùng vật thật
 T: Giơ cho các em xem một cái áo ngắn tay và hỏi: “ What is this?”
 SS: It is a short-sleeved blouse.
Ngoài ra ta có thể dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa cho các em đoán từ
 T: This exercise is difficult.
 SS: No, it is easy.
Khi giới thiệu từ, tôi giới thiệu từng từ một, trước hết tôi phát âm cho các em nghe sau đó yêu cầu cả lớp nhắc lại rồi mới ghi lên bảng để các em nhận biết từ, đồng thời cho biết thể loại của từ đó là gì, danh từ, động từ, tính từ, lấy ví dụ với từ cần dạy ở trong bài tôi giới thiệu lần lượt và thực hiện đầy đủ các bước đã nêu trên. Sau khi đã giới thiệu đủ số lượng từ tôi cho cả lớp đọc lại đồng thanh.
Để kiểm tra việc nhớ từ của các em, tôi đã dùng thủ thuật “Rub out and remember” là lần lượt xoá từ mà các em đã học, khi xoá từ nào thì cho các em nhắc lại ngay từ đó, tiếp tục như vậy cho đến khi số từ mới trên bảng đã được xoá hết, nghĩa là trong khi đó các em phải tư duy để nhớ từ mà mình vừa đã được học. Sau đó gọi một số em lên bảng viết lại và yêu cầu cả lớp cùng sửa lỗi cho bạn hoặc tôi ra câu đố. Như vậy với khoảng thời gian từ 7 đến 10 phút, các em có thể nhớ ngay dược lượng từ mà tôi giới thiệu, nhưng tuỳ theo từng đối tượng và ở các lớp khác nhau thì yêu cầu này đặt ra sao cho phù hợp.
Sau khi áp dụng thủ thuật này qua nhiều bài và ở nhiều lớp khác nhau, tôi thấy việc nắm từ của các em có kết quả hơn, không những thế mà các em yếu kém cũng có thể nhớ được một số từ, các giờ học trở lên sôi nổi, các em hứng thú vào bài học.
Ngoài ra tôi còn áp dụng một số thủ thuật khác như “What and where”, “Noughts and crosses”, “Bingo”, “Slap the board”, “Guess the picture words”, “Word squares”... và nhiều trò chơi khác nữa. Các thủ thuật này đều gây được hứng thú cho các em, giờ học không căng thẳng, nó tạo được không khí môi trường cho các em học.
Để kiểm tra mức độ tiếp thu của các em tôi đã đặt câu hỏi, dùng hình thức điền khuyết, bổ sung trong câu nói:
T: It is the result of an abrupt shift in the underwater movement of the Earth. We call it a....
SS: We call it a tidal wave.
Or 
 T: A person who comes from other planet is an....
 SS: An alien.
Vì cách kiểm tra này các em có thể lần lượt nhắc lại các từ mà mình vừa được học. 
3.Sau khi áp dụng phương pháp mới vào dạy từ vựng có kết quả, tôi áp dụng những trò chơi vào giới thiệu bài mới và luyện tập khắc sâu kiến thức của bài gồm: presentation dialogue, picture story, wordcues, matching, T/F prediction, comprehention questions, ordering statements, answers given, open prediction, picturedrill, substitution, repeatation drill, listen and draw, ordering pictures, T/F statements.... 
 Ví dụ như khi tôi dạy mẫu câu ước, tôi đưa ra một câu thực tế “Nam doesn’t have a computer”. Vậy Nam sẽ ước gì? Học sinh sẽ nói được Nam ước có máy vi tính. Tôi sẽ đưa ra câu “ Nam wishes he had a computer”. Từ đó cùng học sinh đưa ra mẫu câu. Như vậy khi luyện tập tôi chỉ cần đưa ra các câu thực tế để học sinh chuyển sang câu ước.
Theo phương pháp mới dạy ngữ pháp là rèn luyện mẫu câu, thể hiện một chủ điểm ngữ pháp nào đó. Việc rèn luyện này được thực hiện theo nguyên tắc thực hành có ý thức, phải theo trình tự nghe - nói - đọc - viết. Nghĩa là trong khi rèn luyện, các em không được mở sách vì mục đích bài tập và thực hành thói quen và giúp các em thực hành một cách trôi chảy, chính xác theo những câu nói có kiểm soát.
Để cho việc rèn luyện được dễ dàng, ta phải chuẩn bị trước cho các em bằng cách thông báo ý nghĩa và nội dung giao tiếp của câu nói. Các từ mới cần được dạy trước ngữ pháp và cách phát âm qua một số cấu trúc cũ, để khi đưa ra câu mới làm giảm tối thiểu mức độ khó của việc rèn luyện. Việc làm này nhằm thể hiện nguyên tắc thực hành có ý thức và dạy từ trong câu theo như quy định.
Nhịp điệu rèn luyện mẫu câu cần được liên tục và sinh động. Nếu không bài luyện tập sẽ trở lên buồn tẻ, gây không khí uể oải cho các em.
Trong lúc điều động lớp, ta phải ở vị trí bao quát lớp, hướng được sự chú ý của các em. Việc thực hiện nên tiến hành đều cho các em, không nên chỉ chú ý vào em học khá mà ta phải đưa ra các câu thật đơn giản, dễ hơn để các em học yếu hơn có thể làm được. Để tạo được môi trường ngoại ngữ trong giờ học, tôi đã dùng ngoại ngữ để chỉ đạo việc thực hành, ta có thể dùng các câu nói đơn giản thông dụng để giúp giao tiếp như “Read after me, please!”, “Look at the board!” “Open your books!” “Close your books!”, “Repeat, please!” và body language. Chỉ bằng các câu nói đơn giản này thôi nhưng nó sẽ khuyến khích các em thực hành nói bằng Tiếng Anh trong giờ học.
Song việc dùng ngoại ngữ trong quá trình dạy học sao cho cân bằng, phù hợp với từng đối tượng, tránh lạm dụng quá nhiều, thầy nói mà học sinh không hiểu. Cụ thể khi dạy thời hiện tại hoàn thành với trạng từ “ already, yet ”, tôi cho các em xây dựng hội thoại: 
 A: Have you seen Giac Lam pagoda yet?
 B: Yes, I have already seen it.
 A: Have you eaten Vietnamese food yet?
 B: No, I haven’t.
Từ việc xây dựng hội thoại, các em sẽ nắm được cách dùng của trạng từ “ already, yet” trong thời hiện tại hoàn thành. Sau đó tôi cho các em làm bài tập thay thế để luyện mẫu câu. Muốn thay thế phần nào tôi gạch chân phần đó để các em nắm được phần cần thay thế. Cho tiến hành thay lần lượt. Cứ tiếp tục như vậy tôi cho các em luyện các câu còn lại.
4. Để kiểm tra việc nắm ngữ liệu mới và sử dụng mẫu câu hay củng cố nội dung bài học, tôi đã sử dụng một số trò chơi như: discussion, write it up, find someone who, lucky numbers, lucky stars, mapped dialogue, noughts and crosses, tranformation, writing, chain game, role play, survey, question and answer, guessing games, exhibition. 
Ví dụ: Tôi đã sử dụng “ Noughts and crosses” vào củng cố bài dạy thời hiện tại hoàn thành.
T: Các em hãy tìm 9 động từ mà các em đã học, yêu cầu mỗi em tìm một động từ và ghi lên bảng.
write
see
drive
take
clean
visit
buy
go
leave
 Sau khi các em đã tìm đủ số lượng, tôi phổ biến thể lệ trò chơi là các em phải đặt câu ở thì hiện tại hoàn thành với trạng từ “ already” hoặc “ yet” và chia lớp thành 2 đội, nếu đội nào đặt được 3 câu đúng theo hàng ngang, dọc, chéo là đội đó thắng. Một đội sẽ được kí hiệu bằng ( 0) và đội kia được kí hiệu bằng (X).
Như vậy các em phải thi với nhau để dành phần thắng. Sau khi áp dụng vào dạy ở các lớp, tôi thấy các em rất hào hứng, tham gia nhiệt tình vào giờ học, đồng thời nó khuyến khích các em học yếu cũng tham gia. Ngoài ra tôi cũng dùng một số thủ thuật khác để kiểm tra và có thể cho một số bài tập nâng cao cho các em luyện tập thông qua các trò chơi, từng nhóm, từng đội.
Ví dụ như dạng bài sửa lại lỗi sai:
 I have already meet Nga.
 Have you saw this movie yet?
 They has not finished their work yet.
Với bài này các em học trung bình và yếu cũng có thể làm được. Để dành cho các em học khá hơn, tôi đưa ra bài tập cao hơn là dùng từ gợi ý để viết thành câu hoàn chỉnh qua các trò chơi tiếp sức, đội nào mà xong trước thời gian quy định và có nhiều câu đúng nhất đội đó sẽ chiến thắng.
Ví dụ:
 The students/ already leave/ classroom.
 You/ do/ your homework/ yet?
 Nam / not have / breakfast / yet.
Hoặc có thể cho các em làm bài tập sắp xếp lại trật tự từ trong câu để trở thành câu đúng và có nghĩa.
Ví dụ:
 Already / visited / we / Halong Bay / have.
 You / have / yet / HCM city / been to ?
Với các thủ thuật đã áp dụng và phối kết hợp với phương pháp thì tôi thấy hiệu quả dạy và học có kết quả cao hơn trước và đặc biệt là giờ học rất sôi nổi. Học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Điều này khuyến khích học sinh chủ động và tích cực học tập.
C- Kết quả thực hiện
Tuy đề tài này được áp dụng chưa dài nhưng tôi đã thu được những kết quả rõ rệt. Điều đáng nói là những trò chơi đã đem lại cho các em những giờ học bổ ích và lý thú. Các em thực sự học tập trong không khí hào hứng, sôi nổi và các em có cơ hội để phát huy tính tích cực của mình. Các em thực sự làm việc dưới sự hướng dẫn của tôi chứ không tiếp thu một cách thụ động, máy móc như trước đây và kết quả học tập của các em cũng chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên. Đặc biệt trong năm học qua đã có 2 em học sinh đạt giải học sinh giỏi tỉnh. Tuy rằng phải đầu tư không ít thời gian, trí tuệ nhưng học sinh của tôi đã yêu thích môn học, giờ học Tiếng Anh. Qua đó tôi thấy được việc đưa các trò chơi vào giờ học, giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học” đã đem lại hiệu quả cho học sinh.

File đính kèm:

  • docSKKN_6.doc