Sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành trong bài “Sự hút nước và muối khoáng ở rễ”
Việc sử dụng thí nghiệm thực hành trong môn sinh học nói chung và trong môn sinh học lớp 6 nói riêng là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên dạy học môn sinh học. Song để đạt được điều đó không hề đơn giản chút nào. Nó đòi hỏi người học phải nỗ lực hết mình để có một trình độ kiến thức nhất định nào đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu của việc học trong giai đoạn hiện nay.
Như chúng ta đã biết, sinh học là môn học bao gồm nhiều nội dung như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục phòng chống ma tuý, HIV - AIDS.
Sinh học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của sinh học là thế giới sống. Nhiệm vụ của sinh học là tìm hiểu cấu trúc, cơ chế và bản chất của các hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống và môi trường sống
c bao gồm nhiều nội dung như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục phòng chống ma tuý, HIV - AIDS... Sinh học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của sinh học là thế giới sống. Nhiệm vụ của sinh học là tìm hiểu cấu trúc, cơ chế và bản chất của các hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống và môi trường sống. Hiện nay, tôi là một giáo viên đang giảng dạy tại trường THCS Cao Bá Quát. Trong quá trình dạy học, bản thân tôi thấy có những ưu nhược điểm như sau : * Ưu điểm : Tôi được phân công giảng dạy đúng chuyên môn được đào tạo, nhà trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ như: sách giáo khoa, sách tham khảo, tranh ảnh, đồ dùng học tập cần thiết cho học sinh, trang thiết bị dạy học như mô hình, dụng cụ thực hành, hoá chất .... cho giáo viên. Đặc biệt ở trường đã có phòng học thực hành riêng cho bộ môn. Ngoài ra đối tượng học sinh chăm ngoan, vâng lời, tích cực học tập. * Tồn tại : Bên cạnh những thuận lợi, bản thân tôi nhận thấy có rất nhiều khó khăn như: Phân công dạy ngày hai buổi, đi nhiều buổi, đối tượng học sinh lớp 6 còn nhỏ mới bắt đầu làm quen với môi trường mới, phương pháp dạy học mới, tiếp cận với môn học mới và đây cũng là môn học đặc thù cần phải có mẫu vật, tranh vẽ hoặc một số dụng cụ học tập khác tuỳ vào mục tiêu của bài học mới giúp cho học sinh tiếp cận với phương pháp học tập mới tốt hơn vì vậy mà học sinh chưa có khả năng thu thập mẫu vật, dẫn đến hiệu quả và chất lượng chưa cao nên trong tiết học chưa được sinh động gây hứng thú cho học sinh. Phần ít thì một số tranh ảnh, mô hình vẫn còn thiếu, nếu có thì độ chính xác chưa cao .... Chính vì những khó khăn trên trong thực tế vẫn còn tồn tại một nghịch lí là không ít học sinh chán học môn sinh học. Đặc biệt là lúc lấy mẫu vật, làm các thí nghiệm hoặc tự thiết kế một thí nghiệm nào đó, số học sinh thực tế ham mê học tập tiết học thực hành còn ít. Đây chính là một bài toán khó giải, khiến cho những giáo viên tâm huyết với nghề rất lo lắng và chưa có câu trả lời. 2/ Lí do khách quan: Xuất phát từ tình hình thực tế trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học lớp 6 bậc THCS. Trong phạm vi bài viết này, tôi không có tham vọng và cũng không đủ sức, đủ tài để làm một cuộc cách mạng trong cách dạy học môn sinh học nhằm giải quyết tất cả những nghịch lí trên để đạt được mục tiêu cuả bài học. Trong việc sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành tôi tìm hiểu đề tài “ Sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành trong bài sự hút nước và muối khoáng ở rễ”(tiết 1, bài 11 sinh học 6). Đồng thời giúp đồng nghiệp tham khảo, hi vọng đáp ứng được phần nào nhu cầu thực tế của dạy - học hiện nay và áp dụng vào kĩ thuật trồng trọt trong ngành nông nghiệp. 3/ Đối tượng của đề tài: Giúp học sinh THCS biết cách và rèn kĩ năng học thí nghiệm thực hành môn sinh học. 4/ Phạm vi thực hiện: Lớp 6A1 và 6A6 trường THCS Cao Bá Quát từ đầu năm học 2008 - 2009 đến tháng 1 năm 2009. 5/ Mục đích nghiên cứu: Từ việc phân tích thực trạng nói trên, học sinh lớp 6A1 và 6A6 trường THCS Cao Bá Quát nói riêng về việc học tập của học sinh từ đó có những biện pháp cụ thể. 6/ Phương pháp nghiên cứu: - Đọc sách, nghiên cứu tài liệu. - Thống kê, phân tích, so sánh. - Tổng kết kinh nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, TỔNG KẾT KINH NGHIỆM Trong dạy học vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất là người giáo viên phải luôn thay đổi phương pháp và cần có trang thiết bị dạy học thì mới gây hứng thú trong giờ học cho học sinh, chính vì vây mà tiết học có thể đạt được kết quả cao hơn. Việc lựa chọn trang thiết bị dạy học phải căn cứ vào mục tiêu bài học, nội dung, kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào điều kiện, thời gian cho phép hay điều kiện mẫu vật có ở địa phương, cơ sở vật chất, đặc biệt là căn cứ vào chính loại trang thiết bị định chọn. Trong các loại trang thiết bị môn sinh học lớp 6 có nhiều loại như mô hình, tranh.... nhưng trong bài “Sự hút nước và muối khoáng ở rễ” phải dùng thí nghiệm thực hành. Qua đó, tôi nhận thấy phương pháp thí nghiệm thực hành có ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm: Giúp học sinh nghiên cứu, củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học. - Nhược điểm: Là đòi hỏi sự công phu tìm tòi, đôi khi mất nhiều thời gian mới có kết quả. Việc lựa chọn trang thiết bị dạy học là nguồn cung cấp tri thức mới, trang thiết bị đóng vai trò minh hoạ nội dung kiến thức mới, phương pháp giải thích dùng lời. Trang thiết bị nhằm kiểm tra kết quả đã học, giải thích tranh câm, mô tả hay sử dụng mô hình. * Việc dạy thực hành thí nghiệm cần tiến hành như sau: - Làm thực hành thí nghiệm: + Chuẩn bị thí nghiệm: Giáo viên phải có kế hoạch chi tiết, chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm thành công. Có thể giao cho học sinh chuẩn bị nhưng giáo viên phải kiểm tra. + Tiến hành thí nghiệm gồm các bước sau: Bước 1: Giáo viên nêu mục tiêu thí nghiệm, phải đảm bảo cho học sinh nhận thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm gì? Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm, phải đảm bảo mỗi học sinh nhận thức rõ, làm thí nghiệm như thế nào? Bằng cách nào? Bước 3: Mô tả kết quả thí nghiệm, học sinh nói ra hoặc viết ra các kết quả mà học sinh quan sát được trong quá trình làm thí nghiệm. + Giải thích được các hiện tượng quan sát được: Đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi để tổ chức học sinh theo phương pháp tích cực. Giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo kiểu nêu vấn đề giúp học sinh tự giải thích các kết quả. + Rút ra kết luận cần thiết: Giáo viên yêu cầu học sinh căn cứ vào mục tiêu ban đầu trước khi làm thí nghiệm để đánh giá công việc đã làm. * Chú ý: Các thí nghiệm sinh học có thể là thí nghiệm định tính hay định lượng: Các thí nghiệm định tính thì không nên tiết kiệm nguyên liệu, sẽ khó quan sát kết quả. Các thí nghiệm định lượng thì cần chính xác hàm lượng các chất làm thí nghiệm mới có kết quả. Để có kết quả thí nghiệm rõ, trong quá trình tiến hành thí nghiệm cần chú trọng đến từng thao tác, nhiều khi chỉ sai sót trong một khâu là kết quả thí nghiệm sẽ không như mong muốn. Khi dạy học có sử dụng phương pháp thực hành trong bài “Sự hút nước và muối khoáng của rễ” giáo viên cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sau: - Kĩ năng quan sát: + Xác định đúng mục tiêu bài học. + Quan sát các mẫu vật ngoài thiên nhiên: Giáo viên hướng dẫn học sinh nên chọn đối tượng là những cây trồng ngắn ngày, không nên làm thí nghiệm với cây gỗ lâu năm: Những cây có thể chọn làm thí nghiệm như cây đậu ve, cà chua, lúa, cải.... + Nội dung của thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm trên những đối tượng với điều kiện sống như nhau: Cùng một loại cây được gieo trồng trong cùng một ngày, có độ lớn như nhau, có số lá mầm bằng nhau, điều kiện đất đai, phân bón, nhiệt độ, độ ẩm hoàn toàn giống nhau. - Kĩ năng làm thí nghiệm: + Khi làm thí nghiệm giáo viên phải tiến hành đúng kĩ thuật, đúng thao tác, đúng các loại hoá chất và không làm cho cây dập nát. ChươngII: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1/ Các bước cần lưu ý trong quá trình tổ chức giờ lên lớp, dẫn dắt cho học sinh tự rút ra kiến thức cần thiết cho bài học: - Cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ cần sưu tầm ở địa phương trước khi tực hành. - Khi thực hành cần hướng dẫn cho học sinh quan sát các hiện tượng và giải thích được các hiện tượng đã làm. - Cần chuẩn bị trước các câu hỏi dẫn dắt hay các gợi ý cho học sinh suy nghĩ. - Phải thực hiện đầy đủ các bài thực hành đã quy định trong chương trình. - Giáo viên chuẩn bị trước và làm thành thạo các thí nghiệm thực hành có trong chương trình. - Phải hướng dẫn học sinh thực hiện đúng nội dung thực hành, an toàn trong phòng thực hành. Đặc biệt khi sử dụng hoá chất hay các loại trang thiết bị dễ vỡ. - Cần đánh giá và cho điểm kết quả thực hành, kĩ năng làm thí nghiệm của mỗi học sinh. 2/ Cơ sở giáo dục: Để có cơ sở khoa học cho việc dạy học trong thực tiễn, khi dạy bài “Sự hút nước và muối khoáng ở rễ ” tôi xin nêu ra một số vấn đề có liên quan được trình bày trong tài liệu “Lí luận dạy học sinh học” NXB Đại học Huế của GS - TS Đinh Quang Bảo ấn hành. - Đặc điểm sinh học của rễ thích nghi với sự hút nước và muối khoáng: + Rễ có khả năng đâm sâu: ví dụ rễ ngô 1, 2-2, 6m; nhiều cây gai ở sa mạc hơn 10m. + Rễ có khả năng phân nhánh rộng trên bề mặt và có độ dài lớn hơn gấp bội. Ví dụ: Rễ cây ngô không kể lông hút 50 - 70m. + Sự phát triển cuả lông hút làm bề mặt tiếp xúc của rễ với đất tăng lên gấp bội. Ví dụ: Cây lúa mạch (trong điều kiện đặc biệt) khi trổ bông có 143 rễ cấp 1; 35 nghìn rễ cấp 2; 2 triệu rễ cấp 3... + Nhờ khả năng hướng nước, hướng hoá, rễ cây có thể chủ động tìm nguồn nước và chất dinh dưỡng trong đất. - Hoạt động hút và bơm nước của rễ: Nước thẩm Tế bào thẩm Tế bào thẩm Tế bào Tế bào lên cao nhờ lực kéo trong lông biểu vỏ mạch đất thấu hút thấu bì thấu rễ gỗ của sự thoát hơi nước Nhìn chung rễ cây có hoạt động hút nước nhưng tuỳ thuộc vào loại cây mà khả năng hút nước khác nhau. Trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 để phù hợp với đối tượng học sinh đầu cấp THCS nên tôi chỉ nêu một con đường chủ yếu hút nước và muối khoáng hoà tan: “Rễ hút nước và muối khoáng hoà tan nhờ lông hút. Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ đến mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây” Nhưng sự hấp thụ nước và các Ion trong đất qua hai con đường: con đường hợp bào và con đường vô bào. Lượng nước chứa trong từng bộ phận của cây cũng khác nhau: Ví dụ: Các loại cây thuỷ sinh và nấm chứa 80% nước; rễ và củ 75 - 80%; lá cây cỏ 83 - 86%; lá cây gỗ 79 - 82%; thân cây gỗ tươi 40 - 50%; lá bắp cải, quả dưa 92 - 93%; lá rau xà lách, quả cà chua, quả dưa chuột 94 - 95%; hạt ngô 12 - 14%; đại y, rêu 5 - 7%. Lượng nước chứa trong cây tỉ lệ thuận với qúa trình sinh lí. Chẳng hạn cây lúa vào thời kì đẻ nhánh và lúc làm đòng hút nước và các chất dinh dưỡng hơn thời kì khác. Vì vậy trong thời gian này, ta nên bón phân thích hợp và đầy đủ cho cây. Chương III: CÁC GIẢI PHÁP Để dạy môn sinh học 6 cần áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học đạt hiệu quả cao. Trong bài “Sự hút nước và muối khoáng” ta sẽ tiến hành như sau: Bài11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ (Tiết 1) I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Qua bài học giúp học sinh: - Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây. - Tập thiết kế một vài thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu mà nội dung bài học đã đề ra. 2/Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm theo nhóm trước ở nhà hay làm thí nghiệm trên giấy hoặc tự thiết kế một thí nghiệm. 3/ Thái độ: Ý thức học tập tốt, yêu thích bộ môn, bảo vệ các loại thực vật quý hiếm, cải tạo thiên nhiên, cải tạo môi trường sống. II/ Phương tiện: Như đã trình bày với bài học dùng phương pháp thí nghiệm thực hành thì khâu chuẩn bị mẫu vật hết sức quan trọng. GV: Thí nghiệm 1 làm mẫu; bảng báo kết quả thí nghiệm 2; một thí nghiệm tự thiết kế (Thí nghiệm 3). HS: Thí nghiệm 1; báo cáo thí nghiệm 2, học bài cũ, soạn bài mới. III/ Tiến trình dạy - học: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: H: Có mấy loại rễ? Kể tên 3 loại cây rễ cọc và 3 loại cây rễ chùm? H: Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của các phần của rễ? HS trả lời: GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm. 3/ Bài mới : GV giới thiệu bài: Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất. Vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào? Nếu thiếu nước và muối khoáng thì đời sống và năng suất của cây trồng ra sao? Đó là lí do để nghiên cứu bài học này. 4/ Các hoạt động : HĐ 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây. MT: Qua các thí nghiệm học sinh nắm được nước rất cần cho đời sống của cây. Thí nghiệm1: * GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thí nghiệm 1: Thí nghiệm của Minh. Thí nghiệm này học sinh đã làm trước ở nhà, yêu cầu các nhóm đặt thí nghiệm của nhóm mình lên bàn để giáo viên kiểm tra. GV cho học sinh thảo luận trong 2 phút. GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách thao tác tiến hành thí nghiệm (Chọn giống như thế nào? Công đoạn làm ra sao? Chăm sóc như thế nào...) và trả lời các câu hỏi sau: H: Theo em bạn Minh đã làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? H: So sánh kết quả 2 chậu và giải thích? Các nhóm khác lắng nghe câu trả lời của nhóm bạn mình và nhận xét bổ sung ý kiến. GV: Nhận xét kết quả các nhóm và rút ra kết luận cho thí nghiệm 1. GV: Đưa mẫu thí nghiệm của giáo viên tự làm ở nhà (Thí nghiệm 2 chậu cà chua) cho học sinh quan sát và đối chứng với kết quả các em đã làm. GV: Yêu cầu học sinh mang thí nghiệm về nhà tiếp tục theo dõi trong thời gian dài hơn. H: Các em có nhận xét gì về thí nghiệm 1? Học sinh sẽ trả lời: Nếu thiếu nước thì cây không thể phát triển tốt và khả năng chết sẽ cao hơn. Thí nghiệm 2: Đây là một thí nghiệm đòi hỏi các em phải chuẩn bị trước ở nhà và cách tiến hành công phu mà học sinh phải ghi lại bằng báo cáo với nhiều loại cây và nhiều bộ phận khác nhau (Các bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng thân, lá, rễ và cơ quan sinh sản, hoa, quả, hạt) GV: Yêu cầu các nhóm chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo để giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. GV: Mời đại diện học sinh lên bảng hoàn thành vào bảng phụ các kết quả đã làm như sau:(bảng 1) Đại diện nhóm lên ghi kết quả làm được vào bảng. Nhóm khác nhận xét kết quả và bổ sung. GV nhận xét và sửa chữa. Bảng 1: Tên cây Chủng loại Sắn (Kg) Lúa (kg) Đậu đen (kg) Rau muống (kg) Hạt 3 1,5 Củ 3 1 Thân 3 1,5 3 0,8 3 0,7 Quả 3 1,3 Lá 3 0,5 3 0,8 3 0,5 Dựa vào bảng trên, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. H: Em có nhận xét gì về kết quả trên? H: Lượng nước trong tất cả các loại cây và trong các bộ phận cuả cây có giống nhau không? H: Hãy kể tên những cây cần nhiều nước và ít nước? Học sinh điền vào bảng 2: Cây cần nhiều nước ............................................ ............................................ ............................................ ............................................ ........................................... Cây cần ít nước ........................................... ............................................ ............................................ ............................................ ............................................ GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh. H: Qua thí nghiệm 1 và 2 em có nhận xét gì về nhu cầu cần nước của cây? HS: Trả lời cây rất cần đến nước, nhưng các loại cây cần nước khác nhau, các bộ phận không giống nhau thì nhu cầu cần nước khác nhau. HĐ 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây. MT: Học sinh nắm được ngoài nước thì cây cần các loại muối khoáng để phát triển tốt. Thí nghiệm 3: Ở thí nghiệm của bạn Tuấn, giáo viên không cần cho học sinh làm trước ở nhà mà chỉ cần dựa vào hình vẽ thì các em sẽ dự đoán, giải thích được kết quả thí nghiệm. Ở thí nghiệm này, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung sau: H: So sánh sự phát triển của 2 chậu A và B? H: Theo em bạn Tuấn làm thí nghiệm trên nói lên điều gì? Các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trên. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận: Bạn Tuấn làm thí nghiệm trên đã chứng minh được sự phát triển của cây thì cần có muối khoáng (Đạm, lân, kali....) GV: Yêu cầu học sinh tự thiết kế thí nghiệm để giải thích về tác dụng của muối lân và muối kali. GV: Có thể gợi ý cho các em thiết kế thí nghiệm trên 2 chậu cây. Nhưng điều kiện về muối khoáng phải khác nhau. HS: Các em sẽ tự thiết kế một thí nghiệm trên giấy như sau: Trồng chậu cây khoai lang (Chậu A, chậu B) khi 2 chậu cây trên đã phát triển ta tiến hành bón phân cho cây như sau: Chậu A: Bón phân kali. Chậu B: Không bón gì cả. Sau một thời gian, ta chăm sóc cho cây trồng đến thời kì thu hoạch đã có củ. Rồi lấy củ của cây trong 2 chậu đối chứng và so sánh kết quả như sau: Chậu A: Củ to, chắc, mẩy, chất lượng củ tốt hơn. Chậu B: Củ nhỏ, chất lượng kém. GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: H: Qua thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về vai trò của muối khoáng đối với cây trồng? H: Các loại cây trồng khác nhau thì nhu cầu muối khoáng có giống nhau không? H: Giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng? H: Hãy giải thích câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” trong ngành trồng trọt? HS: Trả lời các câu hỏi trên. GV nhận xét bổ sung: trong quá trình sống và lớn lên của cây mặc dù cây hút được muối khoáng trong đất nhưng chưa đủ .Vì vậy ta cần bổ sung lượng muối khoáng cho cây mà cây bị thiếu hụt. Từ những cơ sở khoa học và cách lập luận trên, nếu chúng ta làm như vậy có nghĩa là ta đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học hiện nay (dạy học theo phương pháp tích cực và tích hợp). Qua đó phát huy được tính tích cực của học sinh, đồng thời cung cấp cho học sinh tự thiết kế những thí nghiệm đơn giản và cũng tạo cho các em thói quen để trang bị cho việc học tập sau này tốt hơn. 5/ Kết quả thử nghiệm: Từ phương pháp dạy học trên để chứng minh kết quả học tập của các em, tôi thử nghiệm trên 2 lớp. Lớp 6A6 chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Lớp 6A1 ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản trong SGK, giáo viên còn chuẩn bị nhiều thí nghiệm đã làm trước và trang bị thêm phương pháp dạy thí nghiệm thực hành thì các em học tốt hơn. Để đánh giá kết quả học tập thì giáo viên tiến hành làm phiếu học tập cho học sinh như sau: PHIẾU HỌC TẬP Hãy chọn câu trả lời đúng: 1/ Trong đời sống của cây giai đoạn nào cây cần nhiều nước nhất? a/ Giai đoạn đẻ nhánh, đâm chồi. b/ Giai đoạn chuẩn bị ra hoa. c/ Giai đoạn sắp thu hoạch. d/ cả a và b. 2/ Trong đời sống của cây giai đoạn nào cây cần nhiều muối khoáng nhất? a/ Khi mọc cành, đẻ nhánh. b/ Khi sắp ra hoa. c/ Khi quả bắt đầu chín . d/ Cả a và b. 3/ Em hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh cây cần muối lân? Qua bài tập trên thì kết quả đạt như sau: Lớp 6A6 (không sử dụng phương pháp dạy học thí nghiệm thực hành) các em chỉ làm được bài tập 1 và 2, còn bài tập 3 các em chưa thiết kế được thí nghiệm. Lớp 6A1 (có sử dụng phương pháp dạy học thí nghiệm thực hành) các em đã làm được bài tập 1, 2 và 3 các em tự thiết kế được thí nghiệm. Kết quả cho thấy 95% học sinh hiểu được phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả cao. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1: Kết luận: Như đã nói trên đây sử dụng phương pháp dạy học trong bài dạy là một đặc thù của bộ môn. Song đây là việc hết sức cần thiết để giúp học sinh có phương pháp học tập tốt hơn, nhưng để có hiệu quả học tập cao cũng nhờ vào lòng kiên trì, tự nghiên cứu, tìm tòi của các em. Điều đó đồng nghĩa với việc lấy học sinh làm trung tâm để giảng dạy. Trên đây là toàn bộ kiến thức mà tôi tích luỹ được qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu để dạy học. Tất nhiên vì kinh nghiệm giảng dạy còn ít để đạt được hiệu quả, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp để những biện pháp của tôi đưa ra đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn cho việc dạy học sau này. 2: Kiến nghị: Để thực hiện việc dạy - học có chất lượng trong công tác giáo dục, tôi có một số kiến nghị như sau: Hàng năm phòng giáo dục mời đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm lâu năm về trường để dạy mẫu các bài thực hành hoặc các bài có sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành để những giáo viên ít kinh nghiệm được học hỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Phương pháp dạy học môn sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục. 2/ Lí luận dạy học môn sinh học, GS-Tiến sĩ Đinh Quang Bảo, NXB Đạ
File đính kèm:
- SKKN Sinh 6.doc