Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học chương trình ngữ văn 11

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể kí sự: ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh.

 - Lưu ý cách quan sát tỉ mỉ, kể chuyện chi tiết và ghi lại cảm nghĩ chân thực của tác giả trước sự việc.

 

ppt46 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học chương trình ngữ văn 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
g 1.1. Về cấu trúc - Thống nhất với SGK Ngữ văn 10: Kết hợp + Kiểu văn bản, cụm thể loại + Tiến trình lịch sử văn học 1.2. Về nội dung - Tiếp nối giai đoạn TK XVIII - nửa đầu XIX ở lớp 10 - Học tiếp các văn bản văn học nửa cuối TK XIX: + Cĩ những kiểu văn bản, những thể loại đã học ở lớp 10 + Cĩ thêm những kiểu văn bản, những thể loại mới + Bên cạnh nội dung tiếp nối là những nội dung mới 2- Về văn bản tác phẩm văn học 2.1. Những văn bản mới đưa vào chương trình 2.2. Những văn bản văn học chuyển từ chính thức sang đọc thêm hoặc ngược lại từ đọc thêm sang học chính thức 2.1 Những văn bản mới đưa vào chương trình 2.1.1. Thơ trữ tình - Tự tình (Bài II) - Trước đây học ở lớp 10 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát * Đọc thêm Vịnh khoa thi hương - Chạy giặc (trước đây học ở lớp 9) 2.1.2. Văn xuơi tự sự chữ Hán - Vào phủ chúa Trịnh (trước đây học ở lớp 9) 2.1.3. Văn chính luận - Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) * Đọc thêm: Xin lập khoa luật (Trích Tế cấp bát điều) 2.2. Những văn bản chuyển từ học chính thức sang đọc thêm - Từ học chính thức sang đọc thêm 	+ Khĩc Dương Khuê 	+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn 3. Về tác giả - SGK Văn học 11 học hai tác gia + Nguyễn Đình Chiểu + Nguyễn Khuyến - SGK Ngữ Văn 11: + Khơng học tác gia thành bài riêng + Tác gia Nguyễn Đình Chiểu là một phần của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc II- NHỮNG ĐIỂM KHĨ CẦN LƯU Ý 1- Những nội dung mới 2- Những lưu ý mới về phương pháp 1- Những nội dung mới - Những nội dung đã học ở lớp 10: Thương người, Lên án tố cáo hiện thực xã hội, khẳng định đề cao con người (về tài năng, về nhân phẩm...), ca ngợi đạo lí v.v... 1.1. Nội dung nhân đạo - Nội dung mới: con người cá nhân, con người trần thế + Bi kịch duyên phận, khát vọng hạnh phúc mang dấu ấn cá nhân (Tự tình - bài II) + Ý thức tài năng, bản lĩnh, sở thích cá nhân (Bài ca ngất ngưởng) + Tình bạn cá nhân đời thường (Khĩc Dương Khuê) 1.2. Nội dung yêu nước - Những nội dung đã học ở lớp 10: Tự hào trước truyền thống dân tộc, căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu... - Những nội dung mới: + Cảm hứng bi tráng (ảnh hưởng của hồn cảnh lịch sử: Khởi nghĩa quật khởi nhưng thất bại, đất nước mất vào tay giặc) + Tư tưởng canh tân đất nước (ảnh hưởng của hồn cảnh lịch sử: Tư tưởng Nho giáo rạn nứt, tiếp xúc với phương Tây) 1.3. Nội dung cảm hứng thế sự - Những biển hiện mới về quan điểm văn học ảnh hưởng tới sáng tác + Trước đây: “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngơn chí” + Giai đoạn này: thêm quan điểm viết từ “những điều trơng thấy” (sở kiến) - Hướng ngịi bút tới ghi chép hiện thực lịch sử, hiện thực xã hội của chính thời đại mình 2- Những lưu ý mới về phương pháp 2.1. Dạy học theo hướng tích hợp - Dạy và học phần Văn phải củng cố hoặc chuẩn bị kiến thức cho phần Tiếng Việt, Làm Văn + Ví dụ 1: Dạy và học bài Tự tình (bài II), bài Câu cá mùa thu chuẩn bị kiến thức cho bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng ở phần Tiếng Việt + Ví dụ 2: Dạy và học bài Thương vợ, bài Khĩc Dương Khuê chuẩn bị kiến thức cho bài Thực hành về thành ngữ, điển cố ở phần Tiếng Việt Tích hợp dọc phần văn: Bài đang học tích hợp kiến thức bài đã giảng hoặc sẽ giảng + Ví dụ dạy tác phẩm văn chính luận Chiếu cầu hiền (lớp 11), tích hợp với Bàn về phép học (lớp 8), Hiền tài là nguyên khí quốc gia (lớp 10) 2.2. Dạy học theo hướng gợi mở, phát huy năng lực tự học, chủ động, tích cực của học sinh 2.2.1. Dạy văn là dạy cách đọc hiểu văn bản - Nắm vững kiến thức văn bản để cĩ cách dạy và học thích hợp + Kiểu văn bản thơ trữ tình: cảm xúc nhân vật trữ tình, từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu, các thủ pháp nghệ thuật tu từ. + Kiểu văn bản tự sự: các sự kiện, nhân vật, tính cách, ngơn ngữ tự sự + Kiểu văn bản chính luận: trình tự lập luận, mối quan hệ giữa các lập luận Ví dụ: Ở Tự tình ( bài II) - Câu 1 có tác dụng gợi mở HS phát hiện những yếu tố ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, biết liên kết cá yếu tố để tìm hiểu hoàn cảnh, tâm trạng nhân vật trữ tình trong 4 câu đầu. - Câu 2, 3 hướng dẫn HS trên cơ sở phát hiện những yếu tố NT như hình tượng thiên nhiên, từ ngữ để tìm hiểu thái độ, tâm trạng của tác giả 4 câu còn lại. - Câu 4 đòi hỏi khả năng khái quát tổng hợp. 2.2.2. Đi từ những phát hiện cụ thể đến khái quát tổng hợp ; kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận - Hạn chế những câu hỏi mang tính áp đặt đối với HS. - Hệ thống câu hỏi mang tính chất gợi mở, đi từ những phát hiện cụ thể đến tổng hợp, khái quát. - Hình thức trắc nghiệm khách quan thường kết hợp với tự luận. III- Về một số bài mới đưa vào SGK Ngữ văn 11 Bài Vào phủ chúa Trịnh - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể kí sự: ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh. - Lưu ý cách quan sát tỉ mỉ, kể chuyện chi tiết và ghi lại cảm nghĩ chân thực của tác giả trước sự việc. + Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa cho thấy sự xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa, đó cũng là cuộc sống ốm yếu, bệnh tật. +Thái độ của Lê Hữu Trác: không đồng tình với cuộc sống xa hoa của nhà chúa và dửng dưng với cuộc sống nơi phủ chúa + Từ tâm trạng khi chữa bệnh cho thế tử, cho thấy ông là người thầy thuốc giỏi, có y đức cao, xem thường danh lợi, quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm giản dị. - Ngòi bút kí sự đặc sắc: quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, cách kể lôi cuốn, chọn chi tiết tiêu biểu. Bài Bài ca ngắn đi trên cát - Cách phân tích bài thơ cĩ sự kết hợp giữa nghĩa thực và nghĩa tượng trưng trong một hình tượng nghệ thuật + Nghĩa tượng trưng tốt lên từ văn bản, tránh áp đặt + Đặt bài thơ trong hệ thống chủ đề thơ Cao Bá Quát - Từ việc thấy được ý nghĩa thực để hiểu ý nghĩa tượng trưng + Hình ảnh thực của bãi cát, con đường thăm thẳm, người lữ hành đi không được, lùi cũng không được, đứng trên bãi cát hát bài cùng đường. + Hình ảnh đường cùng biểu tượng cho sự bế tắc trên con đường khoa cử, danh lợi, con đường đời của một trí thức; khái quát hơn là con đường bế tắc của xã hội trong hoàn cảnh CBQ viết bài thơ này. - Tầm nhìn và nhân cách của CBQ + Thấy được sự lạc hậu của học thuật đương thời, sự trì trệ bảo thủ của chế độ nhà Nguyễn. + Phê phán những kẻ tất tả trên con đường danh lợi, tự cảnh tỉnh mình trước bả công danh. - Tính chất hàm súc ý tại ngôn ngoại của bài thơ, tính chất đa nghĩa của hình tượng. Bài Chiếu cầu hiền - Hiểu thêm về đặc điểm của thể chiếu, một thể văn nghị luận chính trị – xã hội trung đại. - Nắm được hoàn cảnh ra đời của Chiếu cầu hiền: + Hoàn cảnh loạn lạc nhiều kẻ sĩ thường lúng túng, bi quan; tâm lí trốn tránh không muốn ra làm quan; một số nho sĩ có tâm lí bất hợp tác, chống lại nhà Tây Sơn. + Vì lợi ích chung cuả đất nước cần sự hợp tác của nhiều hiền tài. - Nội dung chính của bài chiếu thể hiện ở trình tự lập luận, cũng là kết cấu của bài chiếu. + Thiên tính của người hiền tài để dùng cho đời. + Thực trạng người hiền Bắc hà khi Quang Trung ra Bắc. Từ thực trạng đó, chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước, trong buổi đầu mới đại định thiên hạ. + Con đường để người hiền tài cống hiến cho đất nước rõ ràng, dễ làm và ai cũng làm được. - Nghệ thuật: + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục khéo léo. + Sử dụng văn chương hình tượng trong văn chính luận. - So sánh tích hợp: Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp (Lớp 8), Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung (Lớp 10) Bài Tự tình (Bài II) - HS cần hiểu được thơ HXH là một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam. Thơ bà đậm phong vị dân gian, vừa dân tộc vừa hiện đại. - Về nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng đau buồn, phẫn uất trước duyên phận éo le, và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ. - Về nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh táo bạo, giàu sức biểu cảm. Bài Câu cá mùa thu Cần đặt bài thơ trong chùm bài thơ thu : Thu vịnh, Thu ẩm, và Thu điếu để thấy được nét độc đáo và đặc sắc của bài thơ. Về nội dung : Bài thơ vẽ lên bức tranh làng quê với vẻ đẹp nên thơ, có phần hiu hắt rất điển hình của cảnh sắc mùa thu vùng đồng bằng Bắc bộ; đồng thời thể hiện tâm trạng thời thế, tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước của nhà thơ. Về nghệ thuật: Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm NK với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, gieo vần, sử dụng từ ngữ. Bài Thương vợ - Cần chú ý nhấn mạnh sự kết hợp chất trữ tình và trào phúng trong thơ Tú Xương. Với Tú Xương, cũng là với văn học Việt Nam, lần đầu tiên hình ảnh người vợ xuất hiện và in đậm nét trong thơ ca. -Về nội dung: Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của TTX dành cho người vợ thể hiện qua việc khắc họa hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con. - Về nghệ thuật: Bài thơ sử dụng nghệ thuật trào phúng kết hợp vớí trữ tình, từ ngữ giản dị,vận dụng thành công hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. Bài ca ngất ngưởng - Nắm được những nét cơ bản trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ: Có tài năng, nhiệt huyết, con đường làm quan không bằng phẳng, thăng giáng thất thường. - Bài ca ngất ngưởng thể hiện bản lĩnh cá nhân tự do, phóng túng của NCT trong cuộc sống bị ràng buộc ở xã hội PK. - Thể hát nói có hình thức tự do,viết theo lối tự thuật, tự nhìn nhận và đánh giá bản thân; nghệ thuật điệp ngữ, chọn lọc chi tiết, hình ảnh làm nổi bật tư tưởng chủ đề. PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI So sánh cơ cấu chương trình Sách Cơ bản Sách Nâng cao Lưu biệt khi xuất dương Lưu biệt khi xuất dương Hầu trời Hầu trời Vội vàng Vội vàng Tác gia Xuân Diệu Đây mùa thu tới Thơ duyên Tràng giang Tràng giang Đây thôn Vĩ Dạ Đây thôn Vĩ Dạ Sách cơ bản Sách nâng cao - Tương tư – Chiều xuân - Tống biệt hành - Nhật kí trong tù - Chiều tối - Lai tân - Giải đi sớm - Từ ấy - Nhớ đồng - Về luân lí xã hội ở nước ta - Một thời đại trong thi ca -Tiếng mẹ đẻ nguồn giải… - Tương tư - Chiều xuân - Chiều tối - Lai tân - Từ ấy - Nhớ đồng - Về luân lí xã hội ở nước ta - Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các DT bị áp bức Bài Một số thể loại văn học : Thơ, truyện - Đây là loại bài lí luận văn học. Cần nắm được những nét khái lược về thơ, về truyện. Quan trọng nhất là phải nắm được những yêu cầu của việc đọc thơ, đọc truyện. Bài Vĩnh biệt Cửu Trùng đài - Đây là vở bi kịch có 5 hồi của Nguyễn Huy Tưởng. Vị trí đoạn trích là toàn bộ hồi V, hồi kết thúc vở kịch. - Qua bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô, tác giả đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa vĩnh cửu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa lí tưởng nghệ thuật với lợi ích thiết thân và trực tiếp của quần chúng. - Về nghệ thuật kịch của NHT trong đoạn trích, cần khẳng định nghệ thuật dẫn dắt, đẩy xung đột đến cao trào Cần vận dụng những tri thức về: Kịch và bi kịch vào phân tích ( mâu thuẫn, xung đột kịch, nhân vật bi kịch- hành động, ngôn ngữ đối thoại). Bài Hầu trời - Cần thấy được vai trò của Tản Đà với tư cách là người dạo những bản đàn cho cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa. Ông là người của hai thời, là gạch nối giữa thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại. Tản Đà là người phong tình và có cá tính ngông. - Bài thơ Hầu trời biểu hiện cái tôi cá nhân, cái tôi ngông, phóng túng, ý thức được tài năng và giá trị của mình, muốn được khẳng định mình giữa cuộc đời. - Thể thơ thất ngôn kể chuyện với giọng điệu thoải mái, trí tưởng tượng phong phú, ngộ nghĩnh. Bài Từ ấy - Về tác giả Tố Hữu cần nắm được: Thơ ông gắn liền với những chặng đường cách mạng của đất nước. Bài thơ Từ ấy ghi lại những kỉ niệm lần đầu tiên tiếp xúc, giác ngộ lí tưởng của một thanh niên yêu nước. - Bài thơ thể hiện trạng thái hưng phấn, sung sướng khi tiếp thu ánh sáng “mặt trời chân lí”; là lời tâm nguyện của một thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng gắn bó với quần chúng, đấu tranh cho những người lao khổ. - Bài thơ gần gũi với hình thức thơ mới. Sự vận động của tâm trạng được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ gợi cảm, ngôn ngữ giàu nhạc điệu. Bài Về luân lí xã hội ở nước ta - Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của bài diễn thuyết Đạo đức và Luân lí Đông Tây của Phan Châu Trinh, một bài văn chính luận viết vào đầu thế kỉ XX. - Đoạn trích thể hiện dũng khí của một người yêu nước: vạch trần thực trạng lạc hậu của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về ngày mai tươi sáng của đất nước. - Phong cách chính luận độc đáo: trên cơ sở lòng nhiệt thành yêu nước, gịong văn lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép, khi nhẹ nhàng, khi mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục. Bài Một thời đại trong thơ ca - Đây là một bài nghị luận văn học, cụ thể là một bài nghiên cứu phê bình văn học. Cần chú ý cả tính văn chương và tính khoa học của bài tiểu luận. + Về tính khoa học: chú ý đến hệ thống luận điểm khoa học chính xác, mói mẻ, cách kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng như nghệ thuật lập luận lôgic, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. + Về tính nghệ thuật: Biểu lộ qua thái độ cảm xúc, những biện pháp nghệ thuật được sử dụng có khả năng khơi gợi và truyền đạt những cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc. Hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 Nâng cao 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình 2. Hướng dẫn thực hiện sách giáo khoa Hướng dẫn thực hiện chương trình - Thứ nhất, về mục tiêu: Thỏa mãn nhu cầu học sinh có nguyện vọng và thiên hướng học các ngành khoa học xã hội và nhân văn, tạo nguồn thí sinh cho các khối C, D sau này. Do vậy chương trình không chỉ cung cấp thêm một lượng kiến thức nhiều hơn so với các chương trình cơ bản, mà còn chú trọng hơn trong việc đào tạo kĩ năng đọc văn, làm văn và sử dụng tiếng Việt. Trong phần đọc văn chú trọng phương pháp đọc, cung cấp thêm tư liệu tham khảo dưới dạng tri thức đọc - hiểu. - Thứ hai, về tính chất nâng cao: + Xét về thời lượng, chương trình nâng cao chỉ hơn chương trình cơ bản mỗi tuần nửa tiết, cả năm 15 tiết, tăng 13% so với chương trình cơ bản. + Tuy nâng cao không nhiều, nhưng là sự nâng cao có ý nghĩa quan trọng, giúp HS hiểu đầy đủ hơn nội dung chương trình. + Về văn học dân tộc, các thể loại văn học được học đầy đủ hơn, như đọc thêm về văn tự thuật (Cha tôi - Đặng Huy Trứ), điều trần (Xin lập khoa luật- Nguyễn Trường Tộ), tuồng (Sơn Hậu), phóng sự (Nghệ thuật băm thịt gà - Ngô Tất Tố), văn chính luận (Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh). + Tác giả cũng được học đầy đủ hơn. Phần chính thức học thêm như Đời thừa, Tiến sĩ giấy, Nhật kí trong tù, Lai tân, Tương tư hay đọc thêm như Chạy Tây, Đây mùa thu tới, Giải đi sớm có tác dụng giúp học các tác gia trong chương trình như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Xuân Diệu được trọn vẹn hơn. - Thứ ba, về tính tư tưởng mới mẻ của chương trình: + Toàn bộ chương trình có 51 văn bản học chính thức và đọc thêm, trong đó có 17 văn bản hoàn toàn mới, chiếm 33,33%, tức là 1/3 tổng số các văn bản. + Các văn bản mới đem lại cho HS một nguồn tư tưởng mới khai thác từ trong di sản văn hóa dân tộc. Cha tôi thể hiện tư tưởng cao thượng về công danh. Chiếu cầu hiền nói về tư tưởng quý trọng người tài. Về luân lí xã hội ở nước ta và Xin lập khoa luật nói về đạo đức mới, tinh thần dân chủ, trọng pháp luật, chống tư tưởng quân chủ, phong kiến. Vũ như Tô nói về bi kịch của một người có hoài bão sáng tạo văn hóa dân tộc. Người trong bao lên án, chế nhạo một quái thai của chế độ chuyên chế. * Các văn bản trên vừa cung cấp những giá trị tinh thần mới, vừa góp phần giáo dục đạo đức mới cho HS. Cùng với các TP đã học tạo cho HS một thế giới tinh thần mới. + Một số văn bản mới do chọn lại bài: Về Tản Đà trước đây học Thề non nước, nay chọn bài Hầu trời. Bài thơ thể hiện một khuynh hướng đổi mới của thơ ca đương thời. Lai tân được chọn vì tiêu biểu cho tiếng thơ trào phúng rất đậm đặc trong NKTT Từ ấy thể hiện lí tưởng cao cả của tác giả. Bài phát biểu đọc trước mộ Mác là áng văn chính luận hay, giúp hiểu về một nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại. - Thứ tư, về tính toàn diện của chương trình: + Về văn học, số bài đọc thêm chiếm 23/51( 45%) tổng số bài học. Theo tinh thần mới, bài đọc thêm cũng có thể sử dụng trong kiểm tra và thi như các ngữ liệu. Hs phải đọc thêm mới có đủ lượng kiến thức tối thiểu và điều kiện để rèn năng lực đọc. + Về văn bản văn học, đọc thêm các thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, đặc biệt văn nghị luận tăng hơn trước. + Về văn nghị luận, được đưa vào chương trình với ba mục đích : Một là giúp HS gắn với các vấn đề của đời sống và văn học, hai là biết cách đọc và thưởng thức văn nghị luận, ba là tích hợp với việc làm văn về đề tài xã hội. + Về làm văn, có nhiều nội dung: ngoài các bài làm văn và trả bài còn có các bài tóm tắt, các bài luyện tập, các bài văn thông dụng như bản tin, phỏng vấn, viết tiểu sử tóm tắt, thảo luận. + Về tiếng Việt, có các bài luyện tập về nghĩa của câu, tách từ, tách câu, từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, các bài phong cách ngôn ngữ, đặc điểm tiếng Việt, giao tiếp. + Về lí luận văn học, có các bài học về đọc thơ, đọc kịch, đọc truyện ngắn và tiểu thuyết, đọc văn nghị luận… - Thứ năm, về cách xắp xếp chương trình. Giống như lớp 10, xoay quanh hai trục đọc văn và làm văn, theo tinh thần tích hợp. Cách xếp bài theo cụm thể loại, dạy tác gia sau các bài đọc văn cũng nhằm phát huy cách dạy tích hợp. - Thứ sáu, chuẩn chương trình. Điểm mới của chương trình là có thêm chuẩn chương trình về các bài học. Phải nghiên cứu kĩ các chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng được nêu lên. - Thứ bảy, về phương pháp dạy học. (trọng tâm quan trọng) Tinh thần của phương pháp mới là tác động vào HS với tư cách là người đọc, phát huy tính tích cực của HS trong quá trình đọc – hiểu, nắm bắt ý nghĩa của văn bản. Bắt đầu từ đọc – hiểu từ ngữ, câu, đoạn, bố cục, cốt truyện, nhân vật, đến nắm bắt tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Các hoạt động của HS bao gồm đọc diễn cảm, đọc thầm, đọc nhanh, đối thoại, thảo luận, tập khái quát, nêu vấn đề và dưới sự hướng dẫn của GV mà đọc – hiểu, đánh giá văn bản. - Thứ tám, về đổi mới kiểm tra và đánh giá. 2. Hướng dẫn thực hiện sách giáo khoa a/ Phần hướng dẫn chung * Về sách giáo khoa - Về cấu trúc SGK: như l

File đính kèm:

  • ppttoan 6.ppt