Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Âm nhạc

2.2.4.4. Điều kiện sử dụng

Để sử dụng hiệu quả các công cụ dạy học trong PP Kodály, cần tham khảo một số

điều kiện sau đây:

Đối với GV:

Cần rèn luyện thƣờng xuyên để thành thạo sử dụng các công cụ dạy học; trao dồi và tự

nghiên cứu để nâng cao các kĩ năng âm nhạc nhằm phục vụ việc dạy học nhƣ hát, đọc

nhạc, đàn,.

Tìm tòi, tổ chức các hoạt động dạy học thông bằng hình thức trò chơi vận động, mô

phỏng, hỏi đáp bằng âm nhạc,. để tăng thêm phần hứng khởi cho HS trong hoạt động

dạy học.

Cần vận dụng các công cụ dạy học một cách phù hợp với từng nội dung bài học âm nhạc

cụ thể.

Đối với HS:

Cần tích cực, chủ động trong học tập.

Phát huy sự sáng tạo trong các hoạt động đòi hỏi khả năng phản ứng nhanh với âm nhạc

nhƣ ứng tấu (improvisation) trong các vận động âm nhạc.

Có trách nhiệm trong các hoạt động nhóm, tƣơng tác và hỗ trợ lẫn nhau

Điều kiện cơ sở vật chất

Sử dụng trong những không gian lớp học vừa và nhỏ.

pdf122 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
iệc cần 
làm, kinh phí, thời gian và phƣơng pháp thực hiện. Ở giai đoạn này, đòi hỏi ở HS tính tự 
lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch của nhóm. Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là 
bản kế hoạch dự án. 
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án 
Giai đoạn này, với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ 
đƣợc giao với các hoạt động: nhƣ đề xuất các phƣơng án giải quyết và kiểm tra, nghiên 
cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi và hợp tác với các thành viên trong nhóm. 
Trong dự án, GV cần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho 
HS trao đổi, thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin. Các nhóm thƣờng xuyên cùng nhau 
đánh giá công việc, chỉnh sửa để đạt đƣợc mục tiêu. GV cũng cần tạo điều kiện cho việc 
làm chủ hoạt động học tập của HS và nhóm HS, quan tâm đến phƣơng pháp học của 
HS và khuyến khích HS tạo ra một sản phẩm cụ thể, có chất lƣợng. 
Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án 
HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trƣớc lớp. Sau đó, GV và HS tiến hành 
đánh giá. HS có thể tự nhận xét quá trình thực hiện dự án và tự đánh giá sản phẩm nhóm 
mình và đánh giá nhóm khác. GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS, 
đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo. 
c. Điều kiện sử dụng 
Để có thể áp dụng dạy học dựa trên dự án, GV cần lƣu ý một số điểm nhƣ sau: 
- Dạy học dựa trên dự án chỉ phù hợp để dạy học những nội dung gần gũi với thực 
tiễn cuộc sống, có nhiều nội dung thực hành. Các nội dung mang tính khoa học, lí thuyết 
thuần túy sẽ khó triển khai bằng dạy học dựa trên dự án. 
- Dạy học dựa trên dự án đòi hỏi thời gian phù hợp. Tùy quy mô dự án, thời gian có 
thể kéo dài trong khoảng vài tiết học, tuần học Vì thế, GV cần khéo léo sắp xếp khi xây 
dựng kế hoạch năm học trong bộ môn và nhà trƣờng. 
Dạy học dựa trên dự án có ƣu thế hình thành các PC chủ yếu và các NL chung nhƣ 
sau: 
50 
Bảng 1.7. Bảng mô tả ưu thế của dạy học dựa trên dự án với việc hình thành các phẩm chất 
chủ yếu và năng lực chung của học sinh 
 Chăm chỉ 
Phẩm chất Trung thực 
 Trách nhiệm 
 Tự chủ và tự 
 học 
Năng lực 
Giao tiếp và 
chung hợp tác 
 Giải quyết vấn 
 đề và sáng tạo 
Thƣờng xuyên thực hiện và theo dõi việc thực hiện các 
nhiệm vụ đƣợc phân công trong dự án. 
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả dự án đã 
thực hiện đƣợc. 
Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân đƣợc phân công, 
phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án. 
Tự lựa chọn đề tài dự án, tự phân công nhiệm vụ cho các 
thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện dự 
án, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện dự án. 
Tăng cƣờng sự tƣơng tác tích cực giữa các thành viên trong 
nhóm khi thực hiện dự án. 
Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện dự án, cách 
thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt 
đƣợc kết quả tốt nhất. 
1.2.3.5. Kĩ thuật dạy học 
KTDH là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống cụ 
thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chƣa phải là các PPDH 
độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong dạy học hợp tác có các KTDH 
nhƣ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh 
ghép,... 
Các KTDH tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc khuyến khích sự tham gia của HS vào 
quá trình dạy học, kích thích tƣ duy, sáng tạo và cộng tác làm việc của HS. Đây cũng chính là 
“công cụ” quan trọng góp phần phát triển PC, NL của HS. Một số KTDH tích cực có thể 
đƣợc áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm, tuy nhiên chúng cũng có thể đƣợc kết hợp thực 
hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp. Có những KTDH sử dụng đƣợc ở các môn học, 
HĐGD khác nhau nhƣng cũng có những KTDH sử dụng nhƣ KTDH đặc thù của môn học cụ 
thể. Điều này cho thấy, ngoài việc đầu tƣ lựa chọn PPDH, GV cũng cần quan tâm đến việc 
lựa chọn KTDH với các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, nhƣ đã nói, giữa PPDH và KTDH có 
mối quan hệ mật thiết, do đó việc lựa chọn PPDH hay KTDH không thể tách rời, có thể bắt 
đầu từ việc lựa chọn PPDH với hàng loạt KTDH có thể thực hiện trong PPDH đó rồi tiếp tục 
với việc lựa chọn các KTDH phù hợp trong từng tình huống nhất định. 
Các mô tả và gợi ý về các KTDH sẽ đƣợc trình bày cụ thể và chi tiết trong phần phụ 
lục. Một số KTDH đã đƣợc chọn lọc và trình bày kèm theo các ví dụ minh họa thƣờng sử 
dụng trong môn học sẽ đƣợc tình bày cụ thể ở Nội dung 2. 
51 
CÂU HỎI, BÀI TẬP 
1. Phân biệt sự khác nhau giữa dạy học, giáo dục tiếp cận nội dung và dạy học, giáo 
dục phát triển PC, NL. 
2. Trình bày một số nguyên tắc dạy học phát triển PC, NL. 
3. Trình bày ƣu thế phát triển về PC chủ yếu, NL chung cụ thể của một trong các 
PPDH đã đƣợc thể hiện trong nội dung 1. 
4. Phân tích các YCCĐ của nội dung 1: Những vấn đề chung về dạy học và giáo dục 
phát triển PC, NL khi hỗ trợ đồng nghiệp. 
52 
NỘI DUNG 2. CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, 
NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG MÔN ÂM NHẠC 
2.1. Môn Âm nhạc trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 
2.1.1. Đặc điểm của môn Âm nhạc
1 
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận 
thức và tƣ tƣởng của con ngƣời. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn 
bó và ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh 
thần của nhân loại, là phƣơng tiện giúp con ngƣời khám phá thế giới, góp phần nâng cao 
chất lƣợng cuộc sống. 
Trong nhà trƣờng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho HS đƣợc trải nghiệm và phát triển NL 
âm nhạc – biểu hiện của NL thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và 
hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp phần phát hiện, bồi dƣỡng những HS 
có năng khiếu âm nhạc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và 
phƣơng pháp giáo dục của nhà sƣ phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển 
ở HS các PC yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các NL tự chủ và 
tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân 
phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. 
Trong CT GDPT, nội dung môn Âm nhạc đƣợc phân chia theo hai giai đoạn. 
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm 
những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm 
nhạc, thƣờng thức âm nhạc. CT giáo dục âm nhạc giúp HS trải nghiệm, khám phá và thể 
hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển NL thẩm mĩ, nhận thức 
đƣợc sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử 
cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các 
giá trị âm nhạc truyền thống. 
Giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp: Âm nhạc là môn học đƣợc lựa chọn theo 
nguyện vọng và định hƣớng nghề nghiệp của HS. Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ 
năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thƣờng thức 
âm nhạc. Những HS có sở thích, năng khiếu hoặc định hƣớng nghề nghiệp liên quan còn 
đƣợc chọn thêm các chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục âm nhạc ở giai đoạn này giúp HS 
tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tƣơng quan 
với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích 
cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc. 
2.1.2. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn Âm nhạc 
2.1.2.1. Mục tiêu của môn Âm nhạc 
Trong CTMAN đã nêu: “Chƣơng trình môn Âm nhạc giúp HS hình thành, phát triển 
1 Chƣơng trình Giáo dục Phổ thông – Môn Âm nhạc 
53 
NL âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa 
dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dƣỡng cảm xúc thẩm mĩ và 
tình yêu âm nhạc, nhận thức đƣợc sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm 
nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức 
bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; có đời sống tinh thần phong phú với 
những PC cao đẹp, có định hƣớng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm 
nhạc và phát triển các NL chung của HS.” 
CTMAN cũng quy định: “Chƣơng trình môn Âm nhạc cấp THCS giúp HS phát triển 
NL âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động trải nghiệm, 
khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dƣỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; tiếp tục 
hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc; nhận 
thức đƣợc sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch 
sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các 
giá trị âm nhạc truyền thống; góp phần phát triển những PC chủ yếu và NL chung đã đƣợc 
hình thành từ cấp TH.” 
2.1.2.2. Yêu cầu cần đạt của môn Âm nhạc 
Trong CTMAN đã nêu: “Chƣơng trình môn Âm nhạc góp phần hình thành và phát triển 
ở HS các PC chủ yếu và NL chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã 
đƣợc quy định tại CTTT.” 
CTMAN tập trung hình thành và phát triển ở HS NL âm nhạc, bao gồm các thành phần 
NL sau: 
Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các 
hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách. 
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thƣởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, 
những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc đƣợc thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ 
phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; biết 
nhận xét và đánh giá về các phƣơng tiện diễn tả của âm nhạc. 
Vận dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm 
nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đƣa ra những ý tƣởng hoặc sản phẩm âm nhạc 
hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các 
loại hình nghệ thuật khác. 
Bảng 2.1. Mô tả các biểu hiện cụ thể của năng lực âm nhạc cấp trung học cơ sở 
Thành phần 
năng lực 
Thể hiện âm nhạc 
Biểu hiện 
– Biết hát một mình và hát cùng ngƣời khác, thể hiện đúng giai điệu và lời 
ca, diễn tả đƣợc sắc thái và tình cảm của bài hát, biết hát bè đơn giản. 
– Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trƣờng độ, thể hiện đƣợc tính chất 
âm nhạc; biết đánh nhịp một số loại nhịp. 
– Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng ngƣời khác, thể hiện đúng tiết 
tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản. 
54 
Thành phần 
năng lực 
Cảm thụ và hiểu 
biết âm nhạc 
Ứng dụng và sáng 
tạo âm nhạc 
Biểu hiện 
– Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận và phân biệt 
đƣợc các phƣơng tiện diễn tả của âm nhạc; nhận thức đƣợc sự đa dạng 
của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, 
xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác. 
– Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc; biết chia 
sẻ cảm xúc âm nhạc với ngƣời khác. 
– Nhận biết đƣợc câu, đoạn trong bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng. 
– Biết nhận xét và đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc. 
– Mô phỏng, tái hiện đƣợc một số âm thanh quen thuộc trong cuộc 
sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu hoặc giai điệu theo hƣớng dẫn 
của GV. 
– Biết làm dụng cụ học tập đơn giản; biết tƣởng tƣợng khi nghe nhạc 
không lời. 
– Có ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; biết 
chia sẻ kiến thức âm nhạc với ngƣời khác, nhận ra khả năng âm nhạc 
của bản thân, bƣớc đầu định hình thị hiếu âm nhạc; biết dàn dựng và 
biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. 
2.1.3. Định hướng về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng 
lực cho học sinh trong môn Âm nhạc 
Một trong những thay đổi của CTMAN so với CT 2006 đó là sự đổi mới về định 
hƣớng trong PPDH âm nhạc. Cơ sở của việc xác định PPDH âm nhạc nhằm phát huy hiệu 
quả của quá trình sƣ phạm là nhận thức về các hoạt động dạy học âm nhạc đặc thù. Những 
nghiên cứu về khoa học giáo dục âm nhạc hiện đại đã đƣa ra hệ thống các quá trình tiếp 
ứng trong môi trƣờng dạy - học âm nhạc (musical enhancement progressions) - theo mô 
hình dƣới đây: 
Mô hình hệ thống các quá trình tiếp ứng trong môi trường dạy - học âm nhạc 
55 
Để hiểu và vận dụng các mối quan hệ giữa các NL đặc thù và các quá trình tiếp ứng - 
hoạt động âm nhạc đặc thù đòi hỏi ngƣời GV âm nhạc rất nhiều trong nhận thức, trải 
nghiệm và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp một cách liên tục, cũng 
nhƣ sự tự học và trau dồi về khoa học giáo dục. Có thể mô tả các quá trình tiếp ứng âm 
nhạc nhƣ sau: 
Bảng 2.2. Quá trình tiếp ứng âm nhạc 
Qui trình âm nhạc 
 Nghe (Listening) 
Đọc (Reading) 
Tái hiện (Imitating, re-
creating) 
Phản ứng (Responding) 
Mô tả 
 Nghe các mẫu âm, nét nhạc, bài hát, bản nhạc,... 
Đọc văn bản ghi chép nhạc. (đọc thành tiếng - thị tấu, không thành 
tiếng - đọc thầm) 
Sử dụng giọng ngƣời, nhạc cụ thể hiện các mẫu âm, nét nhạc, bài hát, 
bản nhạc,... đã nghe hoặc đã đọc. 
Biểu lộ thái độ, ngữ cơ thể, thái độ, cảm xúc khi tiếp xúc với 
âm nhạc; vận động phù hợp với nhịp điệu, tính chất âm nhạc. 
 Sáng tạo (Creating) 
Trình diễn (Performing) 
Đánh giá (Evaluating) 
Phân tích (Analyzing) 
 Đƣa ra ý tƣởng hoặc tạo ra sản phẩm âm nhạc mới, cụ thể, phù hợp. 
Trình bày kết quả học tập, sản phẩm âm nhạc trƣớc ngƣời khác (hát, 
chơi nhạc cụ, vận động âm nhạc,) 
Đánh giá về kĩ năng âm nhạc của bản thân và ngƣời khác. 
Đƣa ra các nhận định về sản phẩm âm nhạc. 
Sử dụng kiến thức và kĩ năng đã học phân tích đặc điểm các sản 
phẩm âm nhạc. 
 Vận dụng (Applying) Vận dụng kiến thức và kĩ năng âm nhạc vào thực tiễn cuộc sống. 
Định hƣớng chung về PPDH âm nhạc đối với các cấp THCS đƣợc khẳng định trong 
CTMAN nhƣ sau: Tập trung phát triển các kĩ năng âm nhạc cơ bản; lựa chọn các hoạt 
động học tập phù hợp với hứng thú và nhận thức của HS: nghe nhạc, vận động, đánh giá, 
phân tích, vận dụng, sáng tạo,...; thƣờng xuyên củng cố và vận dụng những kiến thức, kĩ 
năng đã học; tiếp tục vận dụng PPDH lí thuyết âm nhạc nhƣ ở cấp TH. 
Từ các định hƣớng chung của CT về PP có thể nhận thấy tính giáo dục âm nhạc phổ 
thông (general music education) vẫn bao quát tất cả các nội dung và hoạt động âm nhạc ở 
cấp THCS. Hầu hết các định hƣớng về nội dung và PPDH/giáo dục âm nhạc ở cấp TH 
tiếp tục đƣợc phát triển ở cấp THCS. Tuy nhiên, việc vận dụng các PP, KTDH chung và 
dạy học âm nhạc đặc thù cần phải linh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của 
HS. Ví dụ: hoạt động vận động âm nhạc nhƣ phụ hoạ cho bài hát, gõ đệm cần khơi gợi và 
khai thác khả năng phản ứng, sáng tạo của HS nhiều hơn thay vì những bài tập có tính mô 
phỏng hay tái hiện theo mẫu của GV. Bên cạnh đó cũng cần tạo điều kiện để HS đánh giá 
sự thể hiện, chất lƣợng nghệ thuật của các bài hát, bản nhạc, cách thể hiện âm nhạc của 
ngƣời khác nhiều hơn. Chính qua việc tham gia các quá trình đánh giá âm nhạc, HS đƣợc 
phát triển NL cảm thụ và các cảm xúc các giá trị thẩm mĩ nghệ thuật.Trong môn Âm 
nhạc, các thành phần NL không thể tách rời, chúng có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau: 
56 
Bảng 2.3. Định hướng về phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học phù hợp để triển khai dạy môn 
Âm nhạc theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 
Biểu hiện của 
năng lực Âm 
nhạc
2 
Thể hiện âm 
nhạc; Cảm thụ 
và hiểu biết âm 
nhạc; Ứng 
dụng và sáng 
tạo âm nhạc. 
Định hƣớng sử dụng PP, KTDH 
 Đối với các hoạt động khám phá kiến thức mới
PPDH: 
+ Đàm thoại gợi mở/ tìm tòi/ phát hiện. 
+ Trực quan: tranh (tác giả, tác phẩm), dữ liệu âm nhạc (hát, đọc 
nhạc, nhạc mẫu), bài tập âm nhạc (lí thuyết âm nhạc; nhạc cụ tiết tấu, giai 
điệu; minh họa vận động). 
Ngoài ra có thể áp dụng các PPDH khác nhƣ: Dạy học dựa trên dự 
án; dạy học khám phá, 
KTDH: các mảnh ghép, khăn trải bàn. 
Lƣu ý: Để đạt đƣợc biểu hiện về NL Thể hiện âm nhạc ở mức độ cao, cần 
sử dụng hiệu quả dạy học dựa trên hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề. 
 Đối với các hoạt động ôn tập, luyện tập, tổng kết
PPDH: 
+ Trực quan: tranh (tác giả, tác phẩm), dữ liệu âm nhạc (hát, đọc 
nhạc, nhạc mẫu), bài tập âm nhạc (lí thuyết âm nhạc; nhạc cụ tiết tấu, giai 
điệu; minh họa vận động). 
+ Kodály, Dalcroze, Carl Orff, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết 
vấn đề. 
+ Sử dụng bài tập âm nhạc; Bài tập gắn với thực tiễn và các dạng 
bài tập mở. 
Ngoài ra có thể áp dụng các PPDH hợp tác, trò chơi, đóng vai 
KTDH: các mảnh ghép, đóng vai. 
Có thể tổ chức hoạt động dạy học ở lớp, sân trường, tham quan thực tế, 
dưới dạng hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ, dự án, 
2.1.4. Quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, phương pháp, kĩ thuật 
dạy học trong môn Âm nhạc 
CT GDPT 2018 đƣợc xây dựng theo định hƣớng phát triển PC, NL của HS. Trong đó, 
các YCCĐ chính là những kì vọng mà ngƣời học cần đạt đƣợc khi tham gia quá trình sƣ 
phạm một cách chủ động và hợp tác. Khái niệm YCCĐ đƣợc định nghĩa trong CTTT nhƣ 
sau: “YCCĐ: là kết quả mà HS cần đạt đƣợc về PC, NL sau mỗi cấp học, lớp học ở từng 
môn học và HĐGD; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao 
hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trƣớc đó.” (CTTT, 
trang 37). 
2 Xem YCCĐ của từng thành phần NL ở Bảng 2.1. 
57 
Nghiên cứu CTTT và CTMAN chính là nghiên cứu các YCCĐ trong những mối quan 
hệ khoa học và hệ thống. CTTT quy định các YCCĐ về PC, NL chung đối với HS ở từng 
cấp học; trong khi, CT các môn học/HĐGD thì bao hàm toàn bộ các YCCĐ đặc thù về 
chuyên môn. Nhƣ vậy, để triển khai hiệu quả và thành công CTGDPT 2018, ngƣời GV 
cần nắm vững cả CTTT và chƣơng trình môn học/HĐGD. Quá trình sƣ phạm chính là quá 
trình thực hiện việc dạy và học để ngƣời học lĩnh hội, tiến bộ, và phát triển nhằm đạt đến 
các YCCĐ một cách tốt nhất có thể. 
YCCĐ về PC, NL chung, và NL chuyên môn trong chƣơng trình giáo dục không phải 
là hệ thống các tiêu chuẩn riêng rẻ thuộc các phạm trù hay tập hợp kiến thức, kĩ năng của 
các ngành khoa học riêng biệt mà là một chỉnh thể của các thành phần có tính liên kết và 
tƣơng tác lẫn nhau. Kết quả học tập của ngƣời học đƣợc đánh giá qua mức độ đạt đến các 
YCCĐ ở từng môn học, trong hệ thống môn học của lớp học, cấp học. Tuy nhiên, mỗi 
YCCĐ bao gồm các tiểu thành phần đƣợc gọi là các biểu hiện hoặc chỉ số. Nhƣ vậy, quá 
trình giáo dục/dạy học qua mỗi đơn vị bài học cần đƣợc đặt trên nền tảng các biểu hiện và 
chỉ số này. Đánh giá quá trình giáo dục chính là sự tổ hợp các chỉ số đánh giá việc thực 
hiện thành công các biểu hiện YCCĐ của HS. 
Ví dụ: Phân tích một YCCĐ của phần nội dung HÁT thuộc CTMAN lớp 6: Hát rõ lời 
và thuộc lời; biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định. Cấu trúc cụ thể của 
YCCĐ này nhƣ sau: 
Hát 
(Động từ chỉ hành động) 
Rõ lời 
Thuộc lời 
Chủ động lấy hơi 
Duy trì đƣợc tốc 
 độ ổn định 
(BH1) (BH2) (BH3) (BH4) 
Vậy, YCCĐ này chỉ hành động học tập đó là hát, 4 mức độ biểu hiện (BH) có tính 
nâng dần từ thấp đến cao về mặt kĩ năng từ BH1 đến BH4. Tuy nhiên, các biểu hiện này 
có tính liên kết ngang. Nghĩa là mức độ cơ bản mà HS lớp 6 cần đạt đƣợc khi học hát phải 
bao hàm đồng thời cả 4 biểu hiện này. 
Cách phân tích trên chỉ thiên về phạm trù kĩ năng – hát. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu dƣới 
một góc độ khác thì YCCĐ này còn có những mối quan hệ đặc trƣng về nội dung, PP và sâu 
xa hơn là đánh giá việc lĩnh hội kĩ năng và phát triển NL của HS. Quy trình thiết kế và xây 
dựng Chƣơng trình giáo dục theo PP Sơ đồ ngƣợc (Back-Maping) đã chỉ ra điều đó: 
58 
(Trích: Nguyễn Minh Thuyết (2018), Giới thiệu CT GDPT 2018. File trình chiếu tại Hội 
thảo khoa học về Đổi mới CT GDPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 1 – 2017) 
Làm thế nào để các biểu hiện của một YCCĐ dẫn đến các mối quan hệ với nội dung, 
PP, KTDH và đánh giá giáo dục? Câu hỏi này đƣợc phân tích dƣới góc nhìn của quan 
điểm dạy học phát t

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_boi_duong_giao_vien_pho_thong_cot_can_mo.pdf