Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

- Lựa chọn chủ đề và đặt tên cho hội thảo: Căn cứ vào bốn mạch nội dung chính trong HĐTN, HN với các nội dung HĐ cụ thể, GV chọn các chủ đề hay vấn đề nổi bật, thu hút được sự quan tâm của HS hoặc gắn liền với các sự kiện xã hội tại thời điểm tổ chức hội thảo. Chẳng hạn: Hội thảo về khám phá bản thân; định hướng nghề nghiệp; vững bước vào đời; phương pháp học tập hiệu quả; phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, GD giới tính cho I IS. Tên hội thảo cần tạo được ấn tượng, thu hút HS; đảm bảo phản ánh đúng mục tiêu, nội dung HĐTN, HN.

- Xác định mục tiêu hội thảo: Nêu rõ mục tiêu của hội thảo, người thiết kế trả lời câu hỏi: Muốn HS đạt được gì với hội thảo? Các thông điệp và sự kiện liên quan nào mà HS sẽ thu hoạch được khi tham gia hội thảo?

- Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thảo: Khi tổ chức hội thảo, cần xác định phạm vi hay quy mô tổ chức: cấp lớp/khối/trường; hội thảo có thể được tổ chức trong một tiết học trong lớp hoặc dài hơn (nhiều buổi) tùy vào mục đích của hội thảo (cung cấp thông tin, thảo luận vấn đề, tập huấn kĩ năng.) do ban tổ chức xác định thời gian hợp lí. Cần xác định rõ các mốc thời gian cụ thể theo từng giai đoạn tổ chức một hội thảo, như: Lập kế hoạch - Trình duyệt kế hoạch - Công tác chuẩn bị -Tổ chức thực hiện - Đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Dự kiến các nguồn lực cần huy động (nhân lực, vật lực, tài lực): Thành viên nào sẽ tham gia ban tổ chức, hội thảo? Ai là người điều phối chính? Ai là người chuẩn bị nội dung? Ai phụ trách hậu cần? Cơ sở vật chất để tổ chức hội thảo ra sao? Cần có thiết bị, phương tiện kĩ thuật nào? Dự trù kinh phí tổ chức hội thảo, bao gồm các chi phí cho mời báo cáo viên (nếu có), in ấn, trang trí, quà tặng khi tương tác với HS tham gia hội thảo.

 

docx128 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ã thực hiện được.
Trách nhiệm
Có ý thức hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án.
Năng lực chung
Tự chủ và tự học
Tự lựa chọn đề tài dự án, tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện dự án, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện dự án.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thực hiện dự án, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Giao tiếp và hợp tác
Tăng cường sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án.
1.2.3.5. Kĩ thuật tổ chức hoạt động giáo dục
Kĩ thuật tổ chức là những cách thức hành động, thủ thuật, thao tác của nhà giáo dục trong các tình huống cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển HĐGD. Các kĩ thuật tổ chức HĐGD chưa phải là các phương pháp GD độc lập mà là những thành phần của phương pháp. Ví dụ, trong GD hợp tác có các kĩ thuật GD như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép.
Các kĩ thuật GD tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc khuyến khích sự tham gia của HS vào quá trình GD, kích thích tư duy, sáng tạo và cộng tác làm việc của HS. Đây cũng chính là “công cụ” quan trọng góp phần phát triển PC, NL của HS. Một số kĩ thuật tổ chức HĐGD tích cực có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm, tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức GD toàn lớp. Có những kĩ thuật tổ chức HĐGD sử dụng được ở các môn học, HĐGD khác nhau nhưng cũng có những kĩ thuật tổ chức HĐGD sử dụng như kĩ thuật tổ chức HĐGD đặc thù của môn học cụ thể. Điều này cho thấy, ngoài việc đầu tư lựa chọn phương pháp GD, nhà giáo dục cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn kĩ thuật tổ chức HĐGD với các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, như đã phân tích, giữa phương pháp GD và kĩ thuật tổ chức HĐGD có mối quan hệ mật thiết, do đó việc lựa chọn phương pháp hay kĩ thuật không thể tách rời, có thể bắt đầu từ việc lựa chọn phương pháp GD với hàng loạt kĩ thuật tổ chức HĐGD có thể thực hiện trong phương pháp GD đó rồi tiếp tục với việc lựa chọn các kĩ thuật tổ chức HĐGD phù hợp trong từng tình huống nhất định.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
Phân biệt sự khác nhau giữa GD tiếp cận nội dung và GD phát triển PC, NL.
Trình bày một số nguyên tắc GD phát triển PC, NL.
Giải thích các xu hướng hiện đại về phương pháp GD phát triển PC, NL.
Phân tích các yêu cầu cần đạt của nội dung 1: Những vấn đề chung về phương pháp GD phát triển PC, NL khi hỗ trợ đồng nghiệp.
NỘI DUNG 2. CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Đặc điểm của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
Mục tiêu/yêu cầu cần đạt của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
HĐTN, HN là HĐGD do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện. HĐ tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. HĐTN, HN góp phần hình thành, phát triển các PC chủ yếu, năng lực chung và các NL đặc thù cho HS.
Theo CT HĐTN, HN (2018), mục tiêu chung của HĐTN, HN là giúp hình thành và phát triển ở HS các PC chủ yếu và NL chung quy định trong CT tổng thể, được biểu hiện qua các NL đặc thù gồm NL thích ứng với cuộc sống, NL thiết kế và tổ chức HĐ, NL định hướng nghề nghiệp.
Mục tiêu HĐTN, HN cấp THCS giúp HS củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển NL giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những PC cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn GD cơ bản.
Yêu cầu cần đạt về PC chủ yếu của HS: HĐTN, HN góp phần hình thành và phát triển các PC chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong CT tổng thể.
Yêu cầu cần đạt về NL HS trung học: HĐTN, HN giúp hình thành và phát triển ở HS các NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các NL đặc thù: NL thích ứng với cuộc sống, NL thiết kế và tổ chức HĐ, NL định hướng nghề nghiệp.
+ NL thích ứng với cuộc sống: đáp ứng được các yêu cầu trong đời sống hằng ngày và điều chỉnh bản thân để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm cá nhân và môi trường sống, dựa trên sự sẵn sàng thay đổi và chuẩn bị các điều kiện, các kĩ năng khác nhau cho hoàn cảnh mới.
+ NL thiết kế và tổ chức HĐ: lập được kế hoạch HĐ; thực hiện được các nhiệm vụ HĐ: tạo động lực cho bản thân, thu hút người khác, hỗ trợ và tìm kiếm sự hỗ trợ, tư duy độc lập, linh hoạt điều chỉnh HĐ, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; đánh giá được kết quả HĐ một cách khách quan.
+ NL định hướng nghề nghiệp: lựa chọn được hướng học tập hoặc nghề nghiệp phù hợp với sở thích, hứng thú, PC và NL của bản thân dựa trên những hiểu biết về nghề hoặc nhóm nghề và có kế hoạch hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
Toàn bộ 5 PC chủ yếu, 3 NL đặc thù của HĐTN, HN được mô tả chi tiết thành các yêu cầu cần đạt ứng với từng cấp học nói trên là định hướng căn bản cho GV khi tổ chức các HĐTN, HN ở trường THCS nhằm đạt được các PC chủ yếu và các NL chung. Việc tổ chức HĐTN, HN ứng với từng HĐGD cụ thể sẽ bám sát vào các yêu cầu cần đạt này. Tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt trong CT HĐTN, HN nói trên mà nhà giáo dục lựa chọn nội dung, vận dụng phương thức tổ chức HĐGD tương ứng. Và ngược lại khi lựa chọn nội dung, vận dụng một phương thức GD tích cực, nhà giáo dục sẽ góp phần tạo cơ hội để HS có thể đạt được các yêu cầu cần đạt về PC và NL đã quy định trong CT HĐTN, HN.
Quan hệ giữa yêu cầu cần đạt - chỉ số với nội dung giáo dục, hình thức và phương pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Theo CT GDPT tổng thể (2018), các khái niệm về PC và NL được xác định như sau:
PC: “là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với NL tạo nên nhân cách con người”.
NL: “là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại HĐ nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. NL cốt lõi là NL cơ bản, thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Từ đó, có thể xác định những đặc điểm chính của NL:
+ NL là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học;
+ NL là kết quả huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí.;
+ NL được hình thành, phát triển thông qua HĐ và thể hiện sự thành công trong HĐ thực tiễn.
Yêu cầu cần đạt: là kết quả mà HS cần đạt được về PC, NL sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và HĐGD”.
Chỉ số - chỉ báo (indicators) đánh giá PC, NL HS sau mỗi HĐGD là các yêu cầu, chỉ tiêu mang tính mô tả và báo trước đối với PC, NL HS trong một nội dung cụ thể của mỗi HĐGD.
Trong CT HĐTN, HN (2018), mục tiêu về mỗi PC, NL đặc thù được xác định thành các NL thành phần, mục tiêu mỗi NL thành phần được mô tả thành các yêu cầu cần đạt cụ thể. Như vậy, có thể hiểu yêu cầu cần đạt của mỗi PC, NL thành phần chính là các chỉ số
chỉ báo của từng PC, NL thành phần đó trong từng HĐ trải nghiệm, hướng nghiệp cụ thể. Việc xác định các yêu cầu cần đạt như là các chỉ số - chỉ báo cụ thể của NL thành phần trước khi tổ chức HĐ trải nghiệm, hướng nghiệp cụ thể sẽ định hướng cho việc xây dựng các nội dung HĐ, hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN, HN cụ thể, đồng thời là căn cứ để quan sát, kiểm tra, đánh giá cá nhân từng HS đạt kết quả như thế nào phù hợp với yêu cầu cần đạt.
Trong CT HĐTN, HN, các yêu cầu cần đạt hay các chỉ số - chỉ báo về NL được diễn đạt bằng các động từ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về NL của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong quá trình thiết kế và tổ chức HĐ, đặc biệt là khi đánh giá sự tiến bộ của HS, GV có thể dùng những động từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với nội dung, nhiệm vụ, HĐ cụ thể giao cho HS.
Có thể sơ đồ hóa cấu trúc biểu hiện mối quan hệ giữa các NL đặc thù - NL thành phần
yêu cầu cần đạt (chỉ số) và nội dung chủ đề HĐ, hình thức, phương pháp trong HĐTN, HN như bảng sau:
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt - chỉ số với nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Năng lực đặc thù
Năng lực thành phần
-w 7^	A	A
Yêu cầu cần đạt - chỉ số
Nội dung chủ đề hoạt động
Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động
Năng lực thích ứng với cuộc sống
Hiểu biết về bản thân và môi trường sống
Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi
Năng lực thiết kế và tổ chức
HĐ
Kĩ năng lập kế hoạch
Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh HĐ
Kĩ năng đánh giá HĐ
Năng lực định hướng nghề nghiệp
Hiểu biết về nghề nghiệp
Hiểu biết và rèn luyện PC, năng lực liên quan đến nghề nghiệp
Kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp
Mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt - chỉ số với nội dung chủ đề HĐ, hình thức và phương pháp trong HĐTN, HN trong bảng trên sẽ được thể hiện cụ thể trong tiến trình thiết kế và tổ chức HĐTN, HN theo chủ đề.
Định hướng chung về hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học cơ sở
Trong CT GDPT (2018), HĐTN, HN là HĐGD do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực GD để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Bản chất HĐ trải nghiệm là nhà giáo dục là người định hướng, tổ chức, hướng dẫn các loại hình HĐ, các mối quan hệ đa dạng, phong phú của HS, HS trực tiếp tham gia vào các HĐ và giao lưu này nhằm chuyển hóa một cách tích cực các chuẩn mực giá trị thành niềm tin, thái độ, hành động, hành vi ứng xử đúng đắn trong cuộc sống thực tiễn. HĐTN là HĐ của HS, do HS, vì HS dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục.
CT HĐTN, HN (2018) đã định hướng chung phương thức tổ chức HĐTN là:
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, làm cho mỗi HS đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.
Tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, sáng tạo thông qua các HĐ tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống, hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.
Tạo cơ hội cho HS suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.
Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp GD phù hợp: hình thức khám phá, tương tác, cống hiến, nghiên cứu; phương pháp tổ chức giải quyết vấn đề, tình huống, phương pháp thực hành, luyện tập, HĐ nhóm, đóng vai, trò chơi, khích lệ, động viên; phương pháp tạo sản phẩm và các phương pháp GD khác.
Các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học cơ sở
Thực chất tổ chức HĐTN, HN là HĐGD tổ chức theo phương thức trải nghiệm của HS. Hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN, HN là cách thức nhà giáo dục tổ chức HS tham gia vào các HĐ trải nghiệm nhằm thực hiện mục tiêu của HĐTN, HN. Mục tiêu cơ bản nhất của HĐTN, HN là phát triển NL, PC của HS, đặc biệt là NL giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Vì vậy, trong quá trình tổ chức HĐTN, HN cần kết hợp các hình thức và phương pháp tổ chức theo các loại hình HĐ nhằm phát triển NL thực tiễn của HS. Các hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN, HN được lồng ghép và tích hợp với nhau phù hợp với nội dung và mục tiêu HĐTN, HN. CT HĐTN, HN (2018) quy định bốn hình thức tổ chức HĐTN, HN phổ biến như sau:
Hình thức thể nghiệm, tương tác
Hình thức thể nghiệm, tương tác là cách tổ chức HĐ tạo cơ hội cho HS giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như sân khấu tương tác (sân khấu hóa), diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các hình thức tương tự khác.
Phương pháp tổ chức hội thảo chuyên đề
Khái niệm
Phương pháp tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề là cách thức nhà giáo dục tổ chức HĐ trải nghiệm cho HS bằng cách tổ chức, hướng dẫn HS cùng nhau trao đổi, thảo luận, tranh luận và chia sẻ các vấn đề xoay quanh một chủ đề GD nhất định, từ đó giúp HS đạt được một nhận thức chung và có được những thái độ phù hợp với những vấn đề đó. Các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề phù hợp với HS trung học thường là các vấn đề mang tính giá trị, chuẩn mực hoặc khoa học và thực tiễn HS quan tâm.
Hội thảo, hội nghị chuyên đề có một số đặc trưng như: có những vấn đề hay chủ đề phù hợp với hứng thú và trình độ nhận thức chung của HS; có môi trường thuận lợi, an toàn để tất cả HS đều có cơ hội bày tỏ những ý kiến, quan điểm và chính kiến của mình; có sự tương tác giữa các cá nhân HS trong nhóm để cùng nhau giải quyết vấn đề một cách thiện chí và dân chủ; mọi ý kiến của cá nhân đều được chấp nhận và tôn trọng; có người điều hành.
Cách tiến hành
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo
Lựa chọn chủ đề và đặt tên cho hội thảo: Căn cứ vào bốn mạch nội dung chính trong HĐTN, HN với các nội dung HĐ cụ thể, GV chọn các chủ đề hay vấn đề nổi bật, thu hút được sự quan tâm của HS hoặc gắn liền với các sự kiện xã hội tại thời điểm tổ chức hội thảo. Chẳng hạn: Hội thảo về khám phá bản thân; định hướng nghề nghiệp; vững bước vào đời; phương pháp học tập hiệu quả; phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả, GD giới tính cho I IS... Tên hội thảo cần tạo được ấn tượng, thu hút HS; đảm bảo phản ánh đúng mục tiêu, nội dung HĐTN, HN.
Xác định mục tiêu hội thảo: Nêu rõ mục tiêu của hội thảo, người thiết kế trả lời câu hỏi: Muốn HS đạt được gì với hội thảo? Các thông điệp và sự kiện liên quan nào mà HS sẽ thu hoạch được khi tham gia hội thảo?
Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thảo: Khi tổ chức hội thảo, cần xác định phạm vi hay quy mô tổ chức: cấp lớp/khối/trường; hội thảo có thể được tổ chức trong một tiết học trong lớp hoặc dài hơn (nhiều buổi) tùy vào mục đích của hội thảo (cung cấp thông tin, thảo luận vấn đề, tập huấn kĩ năng.) do ban tổ chức xác định thời gian hợp lí. Cần xác định rõ các mốc thời gian cụ thể theo từng giai đoạn tổ chức một hội thảo, như: Lập kế hoạch - Trình duyệt kế hoạch - Công tác chuẩn bị -Tổ chức thực hiện - Đánh giá, rút kinh nghiệm.
Dự kiến các nguồn lực cần huy động (nhân lực, vật lực, tài lực): Thành viên nào sẽ tham gia ban tổ chức, hội thảo? Ai là người điều phối chính? Ai là người chuẩn bị nội dung? Ai phụ trách hậu cần? Cơ sở vật chất để tổ chức hội thảo ra sao? Cần có thiết bị, phương tiện kĩ thuật nào? Dự trù kinh phí tổ chức hội thảo, bao gồm các chi phí cho mời báo cáo viên (nếu có), in ấn, trang trí, quà tặng khi tương tác với HS tham gia hội thảo.
Bước 2: Chuẩn bị hội thảo chuyên đề
GV thông báo những nội dung của chuyên đề đến HS.
Gợi ý những tài liệu cần thiết cho HS nghiên cứu, tham khảo để HS chuẩn bị cho thảo luận.
Thông báo về thời gian, kế hoạch tổ chức HĐ.
Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp chuẩn bị và triển khai tổ chức thảo luận.
Họp với cán bộ lớp kiểm tra, rà soát các nội dung công tác, giải quyết những vấn đề khó khăn.
Phân công các nhiệm vụ khác như trang trí, dẫn CT, chuẩn bị về cơ sở vật chất, văn nghệ, mời đại biểu...
Cử người điều khiển thảo luận, cần chú trọng đến những người có khả năng ứng xử tốt.
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, các video, đoạn phim, phóng sự. về chủ đề để xen kẽ trong hội thảo.
Họp báo cáo kết quả chuẩn bị với GV trước ngày tổ chức thảo luận, kịp thời giải quyết những vướng mắc (nếu có).
Bước 3: Tiến hành thảo luận nhóm
Người dẫn CT tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
Người điều khiển thông báo CT hội thảo, nêu các vấn đề cần thảo luận.
Tiến hành thảo luận theo các vấn đề đã nêu. Người điều khiển khéo dẫn dắt, kêu gọi sự mạnh dạn, tích cực của mọi người tham gia để thảo luận sôi nổi và có kết quả. Kết hợp sự tự nguyện của mỗi HS và mời các đại biểu của các tổ, nhóm đã chuẩn bị.
Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm, các đoạn phim, phóng sự. liên quan đến chủ đề để tạo không khí sôi nổi, vui nhộn và đỡ nhàm chán cho thảo luận.
Khi gặp khó khăn, có thể có sự tham gia của các cố vấn hay GV chủ nhiệm: gợi ý, nêu lên các vấn đề hay hướng dẫn để giúp HS thảo luận sôi nổi và đúng hướng.
Bước 4: Kết thúc hội thảo chuyên đề
Người điều khiển tổng kết những kết quả.
Người điều khiển mời GV lên nhận xét, đánh giá và định hướng cho các HĐ sắp tới.
Kết thúc hội thảo.
Định hướng sử dụng
Mục đích tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm tạo tạo cơ hội cho HS được bày tỏ những ý kiến, những quan điểm của mình một cách dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay để tự khẳng định và tự điều chỉnh. HS được cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác để giải quyết các vấn đề, thông qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắn về những vấn đề được thảo luận; đặc biệt đây là hình thức phát triển cho HS các NL ngôn ngữ, biết thuyết phục người khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, biết hợp tác.
Nội dung và cách thức tổ chức của hội thảo chuyên đề khá đa dạng và phong phú do đó hình thành được nhiều PC, NL của HS như trách nhiệm, nhân ái, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thiết kế và tổ chức HĐ, định hướng nghề nghiệp, thích ứng với cuộc sống... Hội thảo chuyên đề được sử dụng rất linh hoạt cho nhiều chủ đề ở mọi thời gian và không gian khác nhau, không đòi hỏi phải tốn kém nhiều thời gian và công sức cho việc chuẩn bị cũng như tổ chức thảo luận. Vì vậy, nhà giáo dục có thể tổ chức hội thảo chuyên đề trong tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp chủ nhiệm lớp hàng tuần, trong loại hình HĐGD thường xuyên theo các chủ đề GD và thích hợp để tổ chức theo lớp HS với thời gian ngắn khoảng 1 tiết.
Trong HĐ hội thảo chuyên đề, phương pháp thảo luận theo nhóm được sử dụng phổ biến. Nhà giáo dục chia HS thành nhóm nhỏ, nêu vấn đề và chuyển giao nhiệm vụ giải quyết cho các nhóm HS, hướng dẫn nhóm HS thảo luận, giải quyết các vấn đề trong chuyên đề nhằm thực hiện mục tiêu HĐ trải nghiệm về nhận thức, về luyện tập, vận dụng. Ngoài ra, nhà giáo dục kết hợp tổ chức trò chơi nhận thức, trò chơi ô chữ, thi văn nghệ, kể chuyện để tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho HS trong tiến trình hội thảo chuyên đề.
Điều kiện sử dụng
Thành lập nhóm chuyên môn để xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các nội dung vấn đề hội thảo, hội nghị.
Liên hệ và mời chuyên gia về nội dung vấn đề hội thảo, hội nghị để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp các việc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Có kinh phí hỗ trợ cho các chuyên gia tham gia hội thảo, hội nghị.
Phương pháp tổ chức diễn đàn, giao lưu
Khái niệm
Diễn đàn trong trường học là cách thức nhà giáo dục tổ chức HĐ trải nghiệm cho HS, trong đó HS được tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi, công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình về một chủ đề GD nhất định bằng cách tham luận, thảo luận, tương tác v

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_huong_dan_boi_duong_giao_vien_pho_thong_cot_can_mo.docx